Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam

Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, hiện có khoảng hơn 500 ngàn doanh

nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng hơn 90%.

Ngoài ra, với sự ra đời của thị trường chứng khoán (Việt Nam hiện tại có 2

sàn chứng khoán với tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết đến cuối tháng

9/2011 là khoảng 695 và khoảng 1 ngàn công ty đại chúng chưa niêm yết trên

thị trường chứng khoán) là một điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng

cổ phần dễ dàng đối với các cổ đông của công ty. Do có số lượng doanh

nghiệp vừa và nhỏ lớn, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, do

đó hoạt động M&A sẽ là một hình thức rất quan trọng qua đó giúp các doanh

nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn thông qua việc bán

cổ phần cho các doanh nghiệp lớn hơn (hình thức M&A). Ngoài ra, hoạt động

M&A còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh

vực kinh tế khác nhau và hình thành nên các công ty lớn đủ sức cạnh tranh

với các công ty nước ngoài.

pdf54 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế. Với sự không thống nhất, không rỏ ràng trong việc định nghĩa M&A, ngoài ra Luật doanh nghiệp 2005 không xem M&A là một hàng hóa điều điều này có thể gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khi chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư khác. 1.2 Thủ tục M&A chưa hoàn chỉnh Xuất phát từ quan điểm của Luật doanh nghiệp 2005 không xem hoạt động M&A là một hàng hóa có thể kinh doanh, nên quy định về M&A của Luật doanh nghiệp 2005 chưa cụ thể và hoàn chỉnh. Luật doanh nghiệp 2005, không phân chia các loại công ty mà chỉ đề cập đến công ty cổ phần nói chung. Mà công ty cổ phần thì được chia thành 2 nhóm: Công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần chưa đại chúng, trong công ty cổ phần đại chúng thì lại phân thành hai loại đó là công ty cổ phần đại chúng niêm yết và công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết. Mặc dù Luật chứng khoán 2006 điều chỉnh công ty cổ phần đại chúng, nhưng phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khoán 2006 chỉ là quy định về hoạt động 38 chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán20 chứ Luật chứng khoán 2006 không điều chỉnh việc tổ chức hoạt động doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp 2005. Như phân tích ở chương 2, trong trường hợp các công ty hợp nhất, sáp nhập, mua lại giữa lại các công ty niêm yết thì sẽ bị vướng thủ tục hợp nhất về vốn, điều này chính là hệ quả của việc Luật doanh nghiệp 2005 chưa theo dự báo được những vấn đề phát sinh và điều chỉnh21, hoặc có thể do cách hiểu của cơ quan đăng ký kinh doanh chưa nhất quán. 1.3 Chưa quy định cụ thể hình thức thanh toán trong M&A Phân tích của chương hai cho thấy rằng, Luật doanh nghiệp 2005 chỉ mới quy định việc góp vốn bằng tài sản hoặc tiền mặt. Còn đối với quy định về sáp nhập, hợp nhất thì không quy định cụ thể hình thức thanh toán. Chẳng hạn như trường hợp, một công ty phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông của công ty khác để đối lấy số cổ phiếu của cổ đông của công ty đó, hay nói cách khác đây là hình thức sáp nhập kiểu hoán đổi cổ phiếu. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 vẫn chưa có khung pháp lý quy định vấn đề này. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các công ty, đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi tiếp hành M&A. 1.4 Việt Nam chưa có khung pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Hiện tại khung pháp Luật Việt Nam, cụ thể là Luật đầu tư 2005, chỉ mới dừng lại ở việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chứ chưa quy định đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Điều 76, khoản 2 Luật đầu tư 2004 có đề cập đến đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nhưng chỉ đề cập mà không định nghĩa hay quy định cụ thể. Thật vậy, theo điều luật này thì “Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu 20 Điều 1, Luật chứng khoán 2006 21 Xem mục 4.3 Hợp nhất vốn thực góp của chủ sở hữu của chương 2 nghiên cứu này. 39 tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật về NGÂN hàng, chứng khoán và các văn bản pháp luật khác vẫn chưa quy định hay điều chỉnh về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Về nghị định hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài thì nghị định 78 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư 2006 thì chỉ quy định về đầu tư trực tiếp. Như vậy, có thể nói rằng, khung pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đang còn bỏ ngỏ. Trong những năm gần đầy, có rất nhiều công ty Việt Nam muốn mua cổ phần của các công ty nước ngoài, nhưng đều gặp rất nhiều khó khăn do Việt Nam chưa có khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này. Điều này đã cản trở rất nhiều của nhiều công ty Việt Nam muốn mua cổ phần các công ty ở nước ngoài cũng như việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Về nguyên tắc, không thể dựa vào chưa có khung pháp lý thì không cấp phép đầu tư cho trường hợp này. Vì công ty có thể làm những gì, trong trường hợp này đầu tư là mang lại giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam, mà pháp luật không cấm. Một ví dụ điển hình là tháng 09/2011, công ty ô tô Trường Hải có ý định mua lại 50% công ty công nghệ ô tô Soo Sung tại Hàn Quốc, nhưng có lẽ ý định này sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì Trường Hải đang làm thủ tục để trình lên các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư. Vì chưa có mẫu biểu cho việc hoàn thành hồ sơ nên Trường Hải phải sử dụng mẫu biểu kèm theo quyết đinh 1175 về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Và quá trình chấp thuận đầu tư đối với Trường Hải vẫn còn ở phía trước, nhưng vấn đề đặt ra là chính sự phiếu quy phạm pháp luật đã ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của Trường Hải. 40 2. Kiến nghị 2.1 Hoàn thiện quy định về M&A hiện tại Do khung pháp lý về M&A của Việt Nam nằm rải rác ở các văn bản Luật khác nhau, trên một phương diện nào đó, điều này là hoàn toàn hợp lý vì các luật khác nhau điều chỉnh M&A ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn Luật cạnh tranh điều chỉnh ở khía cạnh tập trung kinh tế, hay nói cách khác là hạn chế sự độc quyền khi có hoạt độtn M&A xãy ra, Luật doanh nghiệp 2005 điều chỉnh liên quan đến tổ chức hoạt động doanh nghiệp và thủ tục M&A, cũng như việc chuyển nhượng công ty, Luật đầu tư 2005 điều chỉnh M&A liên quan đến dự án và khi công ty nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam bằng cách mua lại cổ phần cũng được điều chỉnh bởi Luật đầu tư 2005, Luật kế toán điều chỉnh liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính, Luật chứng khoán 2006 điều chỉnh M&A liên quan đến giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy hoạt động M&A được điều chỉnh dưới nhiều văn bản luật khác nhau khung pháp lý về M&A vẫn chưa hoàn thiện. Nghiên cứu này cho thấy rằng cần phải sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005 theo hướng xem hoạt động M&A là một hàng hóa22 thay vì là sự tái cấu trúc hay tổ chức lại công ty như quy định của Luật doanh nghiệp 2005. Thật vậy, nếu xem M&A là một hàng hóa thì mới có thể hình thành một thị trường M&A qua đó phần vốn góp của công ty có thể chuyển nhượng một cách dễ dàng hơn, điều này sẽ rất có lợi cho hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam vì hơn 90% tổng số lượng doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này rất cần vốn để mở rộng sản xuất và phát triển trong dài hạn. Hơn nữa, một thị trường M&A hình thành sẽ có thể giảm số lượng doanh nghiệp phá sản bằng cách bán công ty cho nhà đầu tư khác qua đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. 22 M&A được xem là hàng hóa, hàng hóa ở đây được hiểu là mua lại một tỷ lệ cổ phần đủ để kiểm soát công ty 41 Ngoài ra, thị trường M&A còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh và hình thành nên các tập đoàn kinh tế mạnh để nâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài và con đường M&A là cách thức phù hợp để thực hiện điều này. Kết quả nghiên cứu của luận văn này cho thấy rằng, do M&A bị chi phối bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nên không cần thiết phải ban hành một pháp luật riêng về M&A. Mặt khác, nếu ban hành một luật riêng về M&A có thể dẫn đến sự thay đổi khi các Luật khác thay đổi. Có ý kiến cho rằng, không cần phải ban hành một luận riêng về M&A, thay vào đó, là sửa đổi các văn bản pháp luật hiện tại như Luật doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, Luật đầu tư 2005, Luật canh tranh 2006 để tạo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về M&A, qua đó giúp thị M&A phát triển và tạo điều kiện cho các thương vụ M&A diễn ra nhanh chóng để bảo vệ quyền lợi của cổ đông của các công ty, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Ngoài ra, nên cần thiết phải ban hành một văn bản dưới luật, dưới dạng một nghị định, để hướng dẫn chi tiết về hoạt động M&A. Nghị định M&A ra đời sẽ tháo gở những khó khăn của các công ty muốn M&A hiện tại và trong tương lai. Nghị định về M&A nên theo hướng xem M&A là một hàng hóa chứ không phải là sự tái cấu trúc hay tổ chức lại công ty. Hộp 8: Pháp luật M&A của Việt Nam chưa hoàn chỉnh Hiện có 3 văn bản pháp lý chính điều chỉnh việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Đó là Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, đánh giá chung thì thấy cơ sở pháp lý cho M&A còn sơ sài. Việc thâu tóm thông qua hình thức chào mua công khai còn thiếu các quy định liên quan. Pháp luật chưa hướng dẫn đầy đủ về chào mua công khai, như chưa đưa ra căn cứ để Ủy ban Chứng khoán nhà nước đồng ý hay từ chối việc chào mua, chưa thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi của công ty chứng khoán được chỉ định làm đại lý chào mua, không nêu rõ nguồn vốn Về hình thức, thâu tóm cổ phần bao gồm thâu tóm trực tiếp (thâu tóm cổ phiếu có quyền biểu quyết), thâu tóm phái sinh, thâu tóm thông qua thừa kế, cho, tặng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp luật quy định về thâu tóm phái sinh và thâu tóm thông qua thừa kế, cho, tặng. 42 2.2 Ban hành nghị định về M&A ra nước ngoài (các công ty Việt Nam mua lại công ty ở nước ngoài) Hiện tại, khung pháp lý của Việt Nam, cụ thể là Luật đầu tư 2005, chỉ mới quy định việc các công ty nước ngoài mua lại các công ty trong nước. Tuy nhiên, việc công ty trong nước mua cổ phần của công ty nước ngoài thì pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Do vậy, cần thiết phải xây dựng một nghị định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Hiện tại, việc các công ty Việt Nam mua có ý định mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chưa nhiều, nhưng thời gian qua, cũng ghi nhận một vài công ty trong nước như công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Ngân hàng TPCP Hàng Hải, Tập Đoàn viễn thông quân đội, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Trong thời gian tới, việc các công ty trong nước mở rộng đầu tư ra nước ngoài bằng cách mua cổ phần được dự báo sẽ gia tăng, đặc biệt là mua lại các công ty trong các nước đang phát triển. Trong thời gian chưa có nghị định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, các công ty trong nước muốn mua cổ phần các công ty nước ngoài thì nên có phép, chứ không nên viện cớ là chưa có khung pháp lý, do vậy không cấp giấp phép đầu tư ra nước ngoài. Trong trường hợp này nên tạm thời sử dụng mẫu biểu của quyết định 1175 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và khung pháp lý được quy định tại nghị định 78 hướng dẫn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoặc thủ tướng chính phủ cũng có thể ra một quyết định việc các công ty trong nước mua cổ phần ở nước ngoài là một hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, như vậy khi các công ty trong nước mua cổ phần ở nước ngoài sẽ không bị vướng là chưa có thủ tục pháp lý điều chỉnh. Điều này sẽ giúp các công ty Việt Nam có một cơ sở pháp lý tạm thời cho việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong thời gian chờ đợi một nghị định hướng dẫn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. 43 2.3 Định nghĩa rỏ ràng thế nào là nhà đầu tư nước ngoài Cần phải định nghĩa một cách rỏ ràng thế nào là một nhà đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư 2005. Chú ý rằng, cần phần biệt nhà đầu tư bỏ vốn ra thành lập công ty và công ty được thành lập. Bởi vì hai chủ thể này hoàn toàn khác nhau. Luật đầu tư 2006 chưa quy định cụ thể vấn đề này. Bởi vì, nếu không định nghĩa rỏ ràng thế nào là nhà đầu tư nước ngoài sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các công ty. Bởi vì khi các công ty nước ngoài mua cổ phần của các công ty trong nước, thì thủ tục của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước là hoàn toàn khác nhau, thông thường thủ tục của nhà đầu tư nước ngoài sẽ phức tạp hơn. Để định nghĩa thế nào là nhà đầu tư nước ngoài cần quy định rỏ, một công ty cổ phần có tỷ lệ góp vốn, mua lại cổ phần trên thị trường chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu. Nghiên cứu này đề xuất tỷ lệ 49%, có nghĩa là một nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của một công ty nào đó mà dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% thì công ty đó được xem là nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này sẽ phù hợp với Quyết định 55/2009 của Thủ tướng chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo quy định này thì tỷ lệ sở hữu tối đa là 49%. Nhưng nếu như, một công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thì nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại với tỷ lệ lớn hơn 49%. Nếu như Luật đầu tư 2005, quy định một tỷ lệ sở hữu cụ thể để xem xét một công ty là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước sẽ giúp cơ quan chức năng có sự thống nhất trong cách xác định. Điều này có giúp tháo gỡ những vướng mắc hiện tại của các cơ quan chức năng và gây ra rất nhiều khó 44 khăn cho nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các công ty trong nước. Chẳng hạn như trường hợp của công ty dược MKP đề cập ở chương 2 là một ví dụ. 2.4 Xây dựng một thị trường M&A hoàn chỉnh Việc xây dựng một thị trường M&A hoàn chỉnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì phần lớn, khoảng 90%, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên để thị trường M&A phát triển nhất thiết minh bạch hóa thông tin và kiểm soát thông tin. Thật vậy, việc minh bạch hóa thông tin về thị phần, quản trị, giá cả, cơ cấu cổ đông và thương hiệu là một trong những điều kiện quan trọng cho hoạt động M&A của bên mua lẫn bên bán. Ngược lại, khi thông tin bất cân xứng có thể sẽ tạo ra tổn thất cho cả bên mua lẫn bên bán. Hoạt động M&A liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như vậy, nếu thông tin không minh bạch sẽ ảnh hưởng không tích cực đến các lĩnh vực đó và gây ra sự mất lòng tin của các nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường M&A. Ngoài ra, cần tạo ra một sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau qua đó thúc đẩy sự đổi mới và tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tích cực. Quá trình cạnh tranh sẽ gây ra sự đào thải những doanh nghiệp yếu kèm và điều này cũng có thể góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường M&A ở Việt Nam hay nói cách khác là sẽ tạo ra nhu cầu cho hoạt động M&A. Để thực hiện được những yêu cầu trên, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường M&A, cần phải thể chế hóa các yêu cầu trên thành các văn bản dưới luật để tạo ra một quy định cụ thể cho hoạt động M&A. Hiện tai, chỉ có các công ty đại chúng, theo Luật chứng khoán 2006, thì mới phải công bố thông tin trong hoạt động M&A. Còn đối với hoạt động M&A của các công ty chưa đại chúng thì Luật doanh nghiệp 2005 chưa có một quy định cụ thể về công bố thông tin. 45 Do vậy, để giải quyết vấn đề này, có thể thêm phần công bố thông tin trong trường hợp có hoạt động M&A của các công ty trong Nghị định 43/2010 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh hoặc có thể ban hành một văn bản pháp luật dưới dạng một quyết định của Thủ tướng chính phủ hoặc Nghị định của chính phủ hướng dẫn công bố thông tin trong trường hợp có hoạt động M&A. 2.5 Cần có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động M&A đối với các công ty vừa và nhỏ hoạt động không hiệu quả Nên có một vài ưu đãi đối với các doanh nghiệp mua lại các doanh nghiệp đang bị thua lỗ, chẳng hạn như ưu đãi bằng hình thức giảm thuế để kích thích sự phát triển của thị trường M&A. Sự ưu đãi này là cần thiết vì qua đó giúp hạn chế sự phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, điều này còn giảm được sự vỡ nợ và giải quyết vấn đề việc làm hay nói cách khác là giảm góp phần giảm tình trạng thất nghiệp. 2.6 Quy định rõ về thời gian thực hiện thủ tục M&A tại cơ quan nhà nước Hoạt động M&A là một quá trình rất phức tạp, như phân tích ở chương 02, M&A liên quan đến rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật thuế, Luật đất đai . Do vậy, thời gian để hoàn thành một thương vụ M&A sẽ mất rất nhiều thời gian. Điều này sẽ gấy ra rủi ro rất lớn cho các công ty tham gia vào M&A, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện tai, để hoàn thành một thường vụ M&A của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ tốn khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm, do thủ tục hành chính về M&A chưa hoàn chỉnh. Do vậy, khi thực hiện M&A các công 46 ty phải hỏi ý kiến của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, điều này làm cản trở và gây ra nhiều khó khăn cho các công ty tham gia vào M&A. “Ở Hàn Quốc, 4 tháng23 là thời gian quy định doanh nghiệp phải thực hiện xong một thương vụ M&A, nhưng ở Việt Nam, thì một thương vụ M&A có thể kéo dài do không có quy định về thời gian, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện M&A”, Chris Kim, Tổng giám đốc Công ty Mirae (doanh nghiệp vừa M&A thành công tại Việt Nam) nêu ví dụ và cho biết thêm, Hàn Quốc có quy định khá rõ ràng cho từng trường hợp thực hiện M&A, ví như thương vụ giữa hai công ty niêm yết hoặc giữa công ty niêm yết và công ty chưa niêm yết được tách bạch và quy định cụ thể”24. 2.7 Hoàn thiện pháp luật về thuế trong M&A Pháp luật về thuế trong M&A vẫn chưa có sự thống nhất, thể hiện ở chổ chưa phân biệt rỏ hai khái niệm chuyện nhượng chứng khoán và chuyển nhượng vốn. Theo điều 6, khoản 1 Luật chứng khoán 2006 thì chứng khoán là giấy xác nhận quyền sở hữu phần vốn góp hoặc tài sản trong một trong ty cổ phần và Luật doanh nghiệp 2005 không có điều khoản vào định nghĩa thế nào là chứng khoán. Như vậy, giữa chứng khoán và phần vốn góp thực chất chỉ là một, hay nói cách khác, chứng khoán là tên gọi của phần vốn góp. Tuy nhiên, vì chưa có một sự thống nhất trong cách hiểu, dẫn đến các cơ quan chức năng của Việt Nam có những cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn, theo pháp luật về thuế thì có hai cách tính thuế trong M&A tùy thuộc vào giao dịch đó là chuyển nhượng chứng khoán hay chuyển nhượng vốn, và cách tính thuế cho hai loại chuyển nhượng này cũng hoàn toàn khác nhau. Đối với chuyển nhượng vốn thì thuế thu nhập là 25% trong thu nhập thuần (lợi nhuận thuần), còn đối với chuyển nhượng cổ phần thì thuế thu nhập doanh nghiệp là 0.1%. Rỏ ràng quy định của pháp luật về thuế như vậy là không chính xác. Thật vậy 23 Là tổng thời gian thực hiện các thủ tục thực hiện M&A tại cơ quan nhà nước 24 Nguồn: 47 cùng với việc chuyển nhượng phần vốn (vì phần vốn và cổ phần hay chứng khoán thực chất chỉ là một) lại quy định hai cách đánh thuế khác nhau. Do vậy, cần phải định nghĩa rỏ ràng về chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp trong luật doanh nghiệp và sửa đổi lại pháp luật về thuế theo hướng thống nhất một cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân về thuế. Do vậy, cần thiết phải hoàn chỉnh pháp luật về kế toán và chuẩn mực kế toán để tạo điều hiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia M&A, qua đó góp phần tạo nên một thị trường M&A hoàn chỉnh tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. 2.8 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số Về việc thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định như sau: “Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định”. Khoản 2 Điều 52, cũng có quy định tương tự đối với việc thông qua các quyết định của hội đồng thành viên của công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên. 48 Quy định trên của Luật doanh nghiệp 2005 là để bảo vệ cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, trên thực tế khi môt công ty nào đó tiền hành mua lại công ty khác với tỷ lệ đủ để nắm quyền kiểm soát và chi phối, thì có thể với tư cách là cổ đông lớn, công ty mua lại sẽ hành động vì lợi ích của chính mình và bỏ qua lợi ích của cổ đông thiểu số. Hiện tai, Pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số. Ngày 20 tháng 10 năm 2009, Bộ tài chính ban hành thông tư 194 hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, quỹ đầu tư đại chúng, theo đó thì Sau khi kết thúc đợt chào mua công khai, bên chào mua nắm giữ từ tám mươi phần trăm (80%) trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải mua tiếp trong thời hạn ba mươi (30) ngày số cổ phiếu cùng loại do các cổ đông còn lại nắm giữ, nếu các cổ đông này có yêu cầu. Giá mua tiếp cổ phiếu còn lại không được thấp hơn giá chào mua đã thực hiện của đợt chào mua công khai vừa kết thúc. 49 CHƯƠNG 4: TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN VỀ M&A TẠI CÔNG TY KHOA HỌC THIÊN TRƯỜNG 1. Giới thiệu Công ty TNHH Khoa Học Thiên Trường Công ty TNHH Thiên Trường được thành lập vào ngày 03 tháng 08 năm 1996, với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, với 8 thành viên góp vốn, qua nhiều lần tăng vốn, hiện tại vốn điều lệ của Thiên Trường là 1 ngàn 500 tỷ đồng. Thiên Trường hiện tại có 36 công ty con trực thuộc, hoạt động ở 8 lĩnh vực là sản xuất dược phẩm, nhựa gia dụng, bất động sản, cau su, thuỷ điện, sản xuất thép xây dựng, sản xuất gỗ cho xuất khẩu và công nghệ sinh học. Doanh thu năm 2010 của Thiên Trường là 8 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của Thiên Trường là 1 ngàn 2 trăm tỷ đồng. Đến hết tháng 09 năm 2010, tổng số nhân viên của Thiên Trường là 4 ngàn người. 2. Chiến lược tái cấu trúc công ty Do quy mô hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và hầu hết tất cả các công ty con của Thiên Trường điều là công ty cổ phần, trong đó Thiên Trường nắm khoảng 60%. Hiện tại, ban lãnh đạo của Thiên Trường muốn tiến hành tái cấu trúc theo hướng là chuyển tất cả các công ty con thành công ty TNHH một thành viên và chuyển đổi Thiên Trường thành công ty cổ phần, dưới dạng holdings (công ty mẹ chỉ nắm giữ cổ phần tại các công ty và không tiến hành hoạt động kinh doanh trực tiếp). Ngoài ra, hiện tại rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã đến tìm hiểu và mong muốn đầu tư vào Thiên Trường, với chiến lược tái cấu trúc và tăng vốn cho các công ty con để tăng quy mô hoạt động, ban lãnh đạo Thiên Trường đã ký biên bản ghi nhớ với quỹ đầu tư BI của Mỹ. Theo đó, BI sẽ đầu tư 80 triệu USD và trở thành cổ đông chiến lược của Thiên Trường với tỷ lệ sở hữu là 40%. 50 3. Khó khăn của Thiên Trường khi tiến hành M&A 3.1 Những khó khăn của Thiên Trường khi tiến hành chuyển đổi công ty con (công ty cổ phần) thành công ty công ty TNHH một thành viên. Giải pháp thực hiện tái cấu trúc của Thiên Trường được đề xuất là trước tiên Thiên Trường sẽ cổ phần hoá để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Sau đó, Thiên Trường mua lại cổ phần của cổ đông của công ty con bằng cách phát hành thêm cổ phần để hoán đổi cổ phần với các cổ đông củ, nói một cách khác là, Thiên Trường sẽ tự phát hành thêm cổ phiếu của mình và chuyển cho cổ đông của các công ty con và cổ đông của công ty con sẽ chuyển cổ phần của mình cho Thiên Trường, như vậy, cổ đông của công ty con sẽ trở thành cổ đông của Thiên Trường. Tuy nhiên, tỷ lệ hoán đổi không phải là 1-1 mà là 1.7-1, có nghĩa là 1.7 cổ phần của công ty công ty con sẽ đổi lại 1 cổ phần của Thiên Trường. Tuy nhiên, Thiên Trường đã gặp khó khăn khi thực thiện thủ tục đăng ký lại giấy phép kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh không chấp nhận phương án mua lại này. Theo cách hiểu của cơ quan đăng ký kinh doanh thì khi mua lại thì tỷ lệ là 1-1 có nghĩa là tổng vốn của cổ đông củ tính theo mệnh giá là 10 ngàn đồng, chứ không phải tính theo giá thị trường. 3.2 Thiên Trường được xem là nhà đầu tư nước ngoài Do Thiên Trường có kinh doanh sản xuất và kinh doanh phân phối dược phẩm, tuy nhiên, theo quy định của WTO thì doanh nghiệp nước ngoài không được trực tiếp phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam. Với tỷ lệ sở hữu của quỹ đầu tư BI là 40%, nên khi bán cổ phần cho BI, cơ quan đăng ký kinh doanh xem Thiên Trường là nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, Thiên Trường không được trực tiếp phân phối dược phẩm. Hay nói cách khác là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Thiên Trường từ bỏ hoạt động phân phối dược phẩm tại trường Việt Nam. 51 Do trong luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, không quy định thế nào là nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến cách hiểu của cơ quan đăng ký kinh doanh hiểu là cứ có sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp trong nước trở thành nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, sự không rỏ ràng của pháp luật của đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Martin Hillb, 2008, Quản trị hội đồng doanh nghiệp kiểu mới, Nhà Xuất Bản Trẻ. 2. Phạm Trí Hùng, Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhung_phap_ly_ve_m_a_o_viet_nam_2152.pdf