Khung năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ (GDPTNNCT) là một nhiệm vụ

quan trọng của giáo viên mầm non, bởi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là yếu tố

quyết định tới sự phát triển toàn diện và khả năng học tập suốt đời, sự thành công

trong tương lai. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đòi hỏi ở người

giáo viên phải có những năng lực chuyên môn đặc thù, sự kết hợp của năng lực

ngôn ngữ, năng lực giáo dục, sự hiểu biết về trẻ. Nghiên cứu này đề xuất khung

năng lực GDPTNNCT của GVMN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ

GVMN trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay thông qua sử dụng

nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợp đối sánh những vấn đề lý thuyết

về khung năng lực GDPTNNCT của GVMN từ các nghiên cứu trên thế giới, phân

tích bối cảnh giáo dục Việt Nam.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khung năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khung nĂng lỰC giáo dụC phát triỂn ngÔn ngỮ Cho trẺ CỦa giáo viên mẦm non: kinh nghiỆm QuỐC tế và đề xuất Cho viỆt nam ThS. NCS. Vũ Thị Thúy TS. Lê Thái Hưng1 Tóm tắt: Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ (GDPTNNCT) là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non, bởi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là yếu tố quyết định tới sự phát triển toàn diện và khả năng học tập suốt đời, sự thành công trong tương lai. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đòi hỏi ở người giáo viên phải có những năng lực chuyên môn đặc thù, sự kết hợp của năng lực ngôn ngữ, năng lực giáo dục, sự hiểu biết về trẻ. Nghiên cứu này đề xuất khung năng lực GDPTNNCT của GVMN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay thông qua sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợp đối sánh những vấn đề lý thuyết về khung năng lực GDPTNNCT của GVMN từ các nghiên cứu trên thế giới, phân tích bối cảnh giáo dục Việt Nam. Từ khóa: Năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GVMN, Khung năng lực, Đánh giá năng lực, Giáo viên mầm non. 1. Đặt vấn đề Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ, cũng như tầm quan trọng của năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động giáo dục mầm non đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới. “Ở cấp học mầm non, chất lượng các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mà mà giáo viên tạo ra trong môi trường lớp học tác động trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đặc biệt, trong các lớp học có trẻ hòa nhập thì việc tác động, hỗ trợ các em phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên” (Justice, Mashburn, Hamre, & Pianta, 2008). Năng lực đọc hiểu của trẻ ở các cấp học trên có liên quan mạnh mẽ tới quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ mà trẻ được thụ hưởng trước đó. Bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên môn về ngôn ngữ cho 1 Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 311 giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lớp học (Neuman & Cunningham, 2009), (Neuman & Wright, 2010). Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở cấp học mầm non không những gắn liền với phát triển nhận thức, tư duy, tình cảm và các kỹ năng xã hội giúp cho trẻ có được sự phát triển toàn diện mà nó còn có ảnh hưởng suốt đời tới sự phát triển trí tuệ, tâm hồn và nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy, trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình lao động của người GVMN. Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ vừa được đưa vào các thiết kế hoạt động và môn học chủ đạo như nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt và làm quen văn học; vừa được tích hợp trong các môn học/ hoạt động khác như: âm nhạc, khám phá khoa học, làm quen với toán và tạo hình Mặt khác, giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn được đặc biệt chú ý trong mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vai trò quan trọng của nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những năng lực nào để có thể đáp ứng các yêu cầu giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như vậy, xác định khái niệm năng lực GDPTNNCT và xây dựng khung năng lực GDPTNNCT của GVMN là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa về khoa học. Bằng việc sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, bài báo này sẽ trình bày những vấn đề lý thuyết về khung năng lực GDPTNNCT của GVMN; trên cơ sở tổng hợp, so sánh và phân tích các kết quả nghiên cứu trên thế giới để đề xuất khung năng lực GDPTNNCT của GVMN trong môi trường lao động nghề nghiệp sư phạm của GVMN ở Việt Nam làm tiền đề cho việc thiết kế bộ công cụ đo lường đánh giá năng lực GDPTNNCT của GVMN. 2. Năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non đối với lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trước hết là dạy trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng mẹ đẻ; phát triển vốn từ; dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và phát triển ngôn ngữ mạch lạc; sau đó là bước đầu làm quen với chữ viết và ngôn ngữ viết; chuẩn bị nền tảng vững vàng cho trẻ bước vào giai đoạn học tập ở Tiểu học. Người giáo viên mầm non có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài tới nhân cách của từng trẻ. Mỗi lời nói, cử chỉ, hành vi của bản thân người GVMN cũng là trực quan sinh động tác động trực tiếp tới trẻ. Toàn bộ vốn tri thức, kỹ năng, niềm tin và những nỗ lực chuyên môn của một người giáo viên mầm non sẽ ảnh hưởng vô cùng to lớn tới lớp trẻ em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ. Năng lực GDPTNNCT không những đáp ứng một trong 5 lĩnh vực giáo dục phát triển trọng tâm của toàn bộ chương trình mầm non mà còn quyết định việc các hoàn thành nhiệm vụ chung của GDMN và có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài tới nhân cách của từng trẻ. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành312 Theo Drake: Năng lực là khả năng thực hiện công việc hiệu quả với ba cấp độ Biết/ Làm/ Phát triển (Know/Do/Be) (Drake, 2000). Đánh giá năng lực do vậy là đánh giá trong quá trình hành động cụ thể, khi con người cần vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề của cuộc sống và phát triển chính các năng lực của bản thân; khi đó năng lực là thứ được thể hiện ra và người khác có thể thu thập được các dấu hiệu, chỉ báo, minh chứng về năng lực của một người cụ thể. Mỗi người giáo viên cần phải có được mức độ năng lực nhất định để thực hiện nhiệm vụ lao động nghề nghiệp của mình. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của người giáo viên về hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nền tảng, những hoạt động lao động cụ thể như lập kế hoạch giáo dục PTNN tổ chức môi trường lớp học, tổ chức – điều khiển hoạt động giáo dục PTNN, tương tác với trẻ là những hành vi thể hiện năng lực GDPTNNCT của người giáo viên mầm non; và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là sản phẩm đầu ra của quá trình lao động sư phạm thực hiện nhiệm vụ GDPTNNCT của GVMN. Mô hình cấu trúc năng lực của giáo viên cần phải đầy đủ 3 khía cạnh (Angele Sancho Passe, 2015): Hình 1. Chất lượng trong cả 3 phạm vi này mới cho thấy đầy đủ chất lượng hành nghề thực sự của một giáo viên Sử dụng tiếp cận năng lực GDPTNN cho trẻ của người GVMN dưới góc độ lao động nghề nghiệp và năng lực được đánh giá ở 3 khía cạnh của sự thực thi nhiệm vụ có chất lượng, có thể xem: Năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non là khả năng thực hiện hiệu quả những yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non; được bộc lộ ở hệ thống các hành vi ngôn ngữ và Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 313 giao tiếp của người giáo viên, ở sản phẩm của quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bao gồm: hoạt động học tập phát triển ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, môi trường lớp học, hoạt động GDPTNNCT, hồ sơ chuyên môn, ở những hành vi học tập phát triển năng lực cá nhân của bản thân người giáo viên và những hành vi mang tính chuyên nghiệp như sự phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Năng lực GDPTNNCT của GVMN đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và đạt mục tiêu GDPTNNCT trong chương trình GDMN. Năng lực này còn tham gia vào tất cả các lĩnh vực giáo dục phát triển khác: GDPT nhận thức, GDPT thể chất, GDPT thẩm mỹ, GDPT kỹ năng xã hội. Muốn hướng dẫn trẻ bất cứ một hoạt động phát triển nào, người GVMN cũng đều sử dụng đến ngôn ngữ, và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cần được chú ý tạo điều kiện thuận lợi ở tất cả các thời điểm và lĩnh vực hoạt động để trẻ lĩnh hội các khái niệm mới, rèn tập phát âm, ngữ pháp, diễn đạt. Năng lực GDPTNNCT của GVMN có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng chung của tất cả các hoạt động giáo dục phát triển cho trẻ trong chương trình GDMN. 3. Nghiên cứu quốc tế về đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non Hành vi tạo thuận lợi cho giao tiếp của giáo viên – dự đoán sự tăng trưởng trong vốn từ vựng của trẻ mẫu giáo (L. M. Justice, Jiang, H., & Strasser, K. , 2018) . “Tương tác giữa giáo viên và học sinh – được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng trẻ bằng sự nhạy cảm của người giáo viên, hỗ trợ cho những hành vi tích cực và kích thích sự phát triển về ngôn ngữ và nhận” (Robert Pianta, 2016). Ở Mỹ, nhiều tiểu bang đã phát triển năng lực cốt lõi cho các các giáo viên mầm non dạy trẻ từ sơ sinh đến tám tuổi. Có thể tham khảo Khung năng lực cốt lõi dành cho giáo viên mầm non của các bang Washington (Washington State Department of Early Learning). Những năng lực này được mô tả là các hành vi giảng dạy hiệu quả dựa trên trình độ giáo dục và kinh nghiệm của giáo viên, được phân loại từ khởi đầu đến nâng cao. Các năng lực cốt lõi được thiết kế như một bản hướng dẫn và thường “được diễn đạt để chúng có thể được đo hoặc có tồn tại minh chứng”(MnAEYC 2004, 2), có nghĩa là họ có căn cứ làm tiêu chí và công cụ đánh giá. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành314 Bảng 1: Một số khung năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non Chuẩn năng lực GDPTNNCT Hội đồng quốc gia về giáo dục Mỹ (Danielson, 2013) Abt, Associates Inc, 2006 1. Hiểu học sinh 1. Xác định rõ ràng mục tiêu giảng dạy và nội dung kiến thức sáng rõ 1. Tạo cơ hội học tập cho học sinh trong lớp 2. Công bằng, minh bạch, chấp nhận sự đa dạng 2. Tạo dựng môi trường lớp học an toàn, tôn trọng, hỗ trợ và kích thích sự học hỏi 2. Chất lượng của các hoạt thực tế diễn ra trong lớp học của giáo viên 3. Tạo môi trường học tập 3. Khả năng quản lý lớp học 3. Học liệu hướng dẫn đọc hiểu trong môi trường lớp học 4. Hoạt động giảng dạy 4. Huy động sự tham gia trí tuệ của trẻ 4. Hồ sơ hướng dẫn học tập trong lớp học 5. Hoạt động đánh giá 5. Mọi trẻ đều học tập thành công 5. Chất lượng giảng dạy ngôn ngữ và tri thức 6. Dạy đọc 6. Tính chất chuyên nghiệp 7. Dạy viết 8. Dạy nghe và nói 9. Phát triển đọc viết bằng trực quan 10. Tích hợp dạy đọc viết thông qua các môn học khác trong chương trình 11. Luôn tự học và thực hành 12. Phối hợp với gia đình và cộng đồng 13. Trách nhiệm chuyên môn Năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non là một vấn đề khoa học được nghiên cứu và được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, mỗi cách tiếp cận đánh giá có những điểm mạnh khác nhau và tùy thuộc vào mục đích đánh giá. Nhìn chung có 3 hướng tiếp cận chính: - Đánh giá theo tiếp cận Bộ tiêu chuẩn giảng dạy; - Đánh giá theo tiếp cận chất lượng chung của lớp học; Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 315 - Đánh giá theo tiếp cận hệ thống hành vi. Thiết kế các bộ công cụ và sử dụng đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên đã được thực hiện rộng rãi trên thế giới. Bộ công cụ gồm 5 công cụ chi tiết và toàn diện quan sát đánh giá việc giảng dạy ngôn ngữ và phát triển nhận thức OMLIT – Observation Measure of Language and Literacy Instruction (Council, 2008, pp. 168 -169) cho phép hội đồng đánh giá có được cái nhìn toàn diện về toàn bộ quá trình giảng dạy, sự tác động trực tiếp và gián tiếp của giáo viên tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. TILRS – “Thang điểm đánh giá ngôn ngữ và giao tiếp của giáo viên”. (Girolametto, Weitzman, & Greenberg, 2000) xem xét vai trò quan trọng của sự tương tác hàng ngày về ngôn ngữ và giao tiếp giữa người lớn với trẻ tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đã thiết kế. Đây là một thang đánh giá toàn cầu trong đó các nhà quan sát sử dụng các chiến lược đáp ứng ở người lớn đối với nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hình 2. Chín hành vi ứng xử phát triển ngôn ngữ cho trẻ Những kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự phát triển của hoạt động đánh giá giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cũng như khẳng định ý nghĩa quan trọng và càng ngày càng đi sâu vào những ảnh hưởng mà năng lực của người giáo viên thực sự tác động tới từng đứa trẻ thông qua việc giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ của mình. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành316 4. Đề xuất khung đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non và công cụ đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non Ở Việt Nam, những đánh giá về năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GVMN mới chỉ được thực hiện hầu hết thông qua kinh nghiệm chuyên môn của các nhà quản lý chuyên môn ở các cơ sở giáo dục, chưa có bộ công cụ hay quy trình đánh giá được xây dựng một cách bài bản và được khẳng định tính chính xác, độ tin cậy và độ giá trị. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất Khung năng lực GDPTNNCT của GVMN và đo lường đánh giá năng lực này là việc làm cần thiết. Dựa trên các nguyên tắc: 1. Phù hợp với những yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non Việt Nam; 2. Căn cứ trên yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục phát triển và ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mầm non ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; 3. Việc xác định các nội dung của Khung năng lực nhằm nêu các năng lực cốt lõi mà người giáo viên cần biết và có thể làm trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Sự ngắn gọn, cô đúc là cần thiết. Việc phân chia các mức độ năng lực sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu này; 4. Logic của Khung năng lực GDPTNNCT của GVMN là từ bản thân người giáo viên đến môi trường học tập mà họ tạo ra cho trẻ đến các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cụ thể mà họ là người lập kế hoạch, lựa chọn chiến lược và thực thi; tự giám sát quá trình và thành quả của mình để không ngừng có những cải tiến điều chỉnh nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tác giả đề xuất khung năng lực GDPTNNCT của GVMN như sau: Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 317 Khung năng lực nhằm xác định những gì GVMN cần biết và có thể làm để đảm bảo chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non, là cơ sở xác định những chuẩn mực cần thiết trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ và là một phần không thể thiếu của hệ thống phát triển chuyên môn toàn diện nghề giáo viên mầm non. 5. Kết luận Năng lực GDPTNNCT của GVMN tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình làm việc và các tương tác giữa giáo viên với trẻ mầm non, có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên mầm non. Việc phát triển các công cụ đo lường đánh giá chất lượng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cũng như các công cụ đánh giá năng lực GDPTNNCT của người dạy giúp cho nhà Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành318 quản lý có thể tuyển dụng, lựa chọn các giáo viên phù hợp; định hướng bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên; mặt khác cũng giúp giáo viên tự đánh giá và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Angele Sancho Passe. (2015), Evaluating and supporting early childhood teacher: Redleaf Press. 2. Council, N. R. (2008), Early childhood assessment: Why, what, and how: National Academies Press. 3. Danielson, C. (2013), The Framework for Teaching Evaluation Instrument, 2013 Instructionally Focused Edition. Retrieved January, 17, 2017. 4. Girolametto, L., Weitzman, E., & Greenberg, J. (2000), Teacher interaction and language rating scale: Hanen Centre. 5. Justice, L. M., Mashburn, A. J., Hamre, B. K., & Pianta, R. C. (2008), Quality of language and literacy instruction in preschool classrooms serving at-risk pupils. Early Childhood Research Quarterly, 23(1), 51-68. 6. Neuman, S. B., & Cunningham, L. (2009), The impact of professional development and coaching on early language and literacy instructional practices. American educational research journal, 46(2), 532-566. 7. Neuman, S. B., & Wright, T. S. (2010), Promoting language and literacy development for early childhood educators: A mixed-methods study of coursework and coaching. The Elementary School Journal, 111(1), 63-86. 8. Washington State Department of Early Learning. Core Competencies for Early Care and Education Professionals. COMPETENCE FRAMEWORK FOR TEACHING LANGUAGE AND COMUNICATION OF PRESCHOOL TEACHERS: INTERNATIONAL EXPERIENCE AND PROPOSAL FOR VIETNAM Abstract: Eaching language and comunication is an important task of preschool teachers, because the language and comunication development of children is a decisive factor for the comprehensive development and lifelong learning ability and for success in future. The task of developing language for preschool children Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 319 requires that teachers must have special professional competency, a combination of language competency, educational capacity, and understanding of children. This study proposes the framework forteaching language and comunitation of the preschool teachers to meet the requirements of improving the quality of preschool staff in the current fundamental innovation of education through the use of theoretical research methods, and matching theoretical issues of the framework of the competences from researches in the world, analysis of Vietnam’s educational context. Key words: Competence of teacher in teaching language and comunication for children, Framework for teaching competences, Competence assessment, Preschool teachers.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhung_nang_luc_giao_duc_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_cua_giao.pdf