Từ đầu năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều
biến động, giá vàng lên xuống khó lường, lạm phát
gia tăng, thị trường chứng khoán và nhà đất liên tục
tuột dốc, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, nợ nần. Theo các
bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh, nếu những nhà
đầu tư không giữ được bình tĩnh, rất dễ dẫn đến tình
trạng rối loạn tâm thần do căng thẳng, lo âu kéo dài.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khủng hoảng tâm thần do stress, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khủng hoảng tâm thần do stress
Nhiều trường hợp stress nặng do thua lỗ chứng khoán
Từ đầu năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều
biến động, giá vàng lên xuống khó lường, lạm phát
gia tăng, thị trường chứng khoán và nhà đất liên tục
tuột dốc, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, nợ nần. Theo các
bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh, nếu những nhà
đầu tư không giữ được bình tĩnh, rất dễ dẫn đến tình
trạng rối loạn tâm thần do căng thẳng, lo âu kéo dài.
Muốn chết vì thua lỗ chứng khoán
Tại phòng khám tâm lý y khoa – tâm thần kinh Quốc
Nam, có nhiều trường hợp đến gặp bác sĩ trong tình
trạng stress nặng do thua lỗ chứng khoán, trong đó
nữ nhiều hơn nam. Gần đây nhất là trường hợp chị
N.T.M.H, 36 tuổi, đến gặp bác sĩ Lê Quốc Nam để
tâm sự rằng chị muốn chết để thoát khỏi những áp
lực của đời sống kinh tế. Chị H. làm cho một công ty
nước ngoài nhưng đã lén chồng vay tiền mua chứng
khoán, khi chứng khoán ngày càng tuột dốc, chị
không dám nói với chồng. Ngay cả khi chị H. nghĩ
đến chuyện bán đi số cổ phiếu mà chị đã mua vào thì
cũng không đủ trả tiền lãi ngân hàng vì lãi suất gần
đây đang tăng cao. Càng ngày, chị H. càng bi quan,
chán nản, hay mệt mỏi, chẳng thiết ăn uống. Do tinh
thần sa sút nên chị H. không tập trung vào công việc
ở công ty, vì vậy chị càng gặp thêm sức ép từ sếp
của mình do không hoàn thành công việc. Khi chị bày
tỏ ý định tự tử, bác sĩ đã khuyên chị nên nói với
chồng về tình trạng nợ của mình. Bác sĩ đã chữa
chứng trầm cảm kèm theo nâng đỡ về tâm lý nhưng
tình trạng nợ nần là cái gốc của mọi sự lo âu của chị
H., vì vậy cần phải được giải quyết. Được bác sĩ động
viên, chị H. đã dũng cảm thú nhận với chồng mọi
chuyện và chồng chị đã giúp chị trả nợ.
Đối với những trường hợp căng thẳng do làm ăn thua
lỗ hay bế tắc vì nợ nần, bác sĩ không giúp giải quyết
được nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng mà
chỉ nâng đỡ tâm lý giúp người bệnh cảm thấy thoải
mái, nhẹ nhàng để dễ dàng đối mặt hay chấp nhận
tình trạng của mình, từ đó tìm ra những giải pháp
khắc phục. Có người thua lỗ chứng khoán đã không
suy nghĩ gì được, chỉ nằm một chỗ và hay mất ngủ
nhưng khi bác sĩ khuyên phải chấp nhận thực tế để
đổi lấy sự thanh thản đã đồng ý bán nhà để trả nợ.
Nên nhờ người thân giúp đỡ, san sẻ
Bác sĩ Lê Quốc Nam cho biết khi kinh tế thay đổi, đời
sống cũng xuất hiện nhiều căng thẳng hơn vì sự phân
hóa giàu nghèo đã gây ra những suy nghĩ về so sánh.
Nếu sự so sánh nằm trong giới hạn khả năng của
từng người thì mức độ áp lực vẫn còn chấp nhận
được nhưng nếu ai đó đòi hỏi những điều quá sức
mình sẽ dễ dẫn đến thất vọng và sau đó là trầm cảm.
Trầm cảm xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam và mức độ
chịu đựng tùy thuộc ở khả năng của từng người. Ban
đầu, tình trạng stress hay căng thẳng xuất hiện với
những biểu hiện không bình thường như thường
xuyên khó ngủ, hay cáu gắt với người chung quanh,
dễ nặng đầu, buồn nản, luôn luôn mệt mỏi, ngay cả
khi mới ngủ dậy cũng thấy mệt. Nếu để lâu, những rối
loạn lo âu này sẽ dẫn đến trầm cảm làm cho người
bệnh không kiểm soát được hành vi của mình. Stress
xảy ra thường xuyên có tác hại khá nghiêm trọng đến
sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu
hoàn cảnh gây stress kéo dài sẽ gây ra tình trạng
mòn mỏi, kiệt quệ thể hiện qua những biểu hiện như
cảm giác kiệt sức về mặt thể chất và tâm thần, cảm
giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng.
Nguy hiểm nhất là xuất hiện những cảm xúc tiêu cực,
tự đánh giá thấp bản thân, có khi dẫn đến tự tử như
là một cách lựa chọn để thoát khỏi sự căng thẳng.
Để thoát khỏi những căng thẳng, theo bác sĩ Nam,
đầu tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân gây
stress và xác định điều gì mình có thể làm để cải
thiện tình hình, điều gì cần người khác giúp đỡ, chia
các biện pháp giải quyết ra thành nhiều bước nhỏ để
thực hiện theo một thời gian biểu. Quan trọng nhất là
cần bày tỏ những khó khăn với người thân để được
giúp đỡ, san sẻ vì nếu đối phó một mình rất dễ rơi
vào tình trạng thiếu sáng suốt. Song song đó, cần có
chế độ nghỉ ngơi thích hợp, các biện pháp thư giãn
như tập thể dục thể thao, nghe nhạc, xem phim, hít
thở sâu...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khung_hoang_tam_than_do_stress_4963.pdf