Khủng hoảng tài chính toàn cầu - Một số giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng

kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra,

dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi. Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang

sống, đốm lửa nhỏ ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn. Cơn chấn động trên Phố Wall nơi ngọn

lửa đã bùng cháy và tiếp tục lan xa đã tác động đến tất cả những ai có liên quan đến tài chính. Mối

quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động

trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định lượng rủi ro. Từ đó có biện

pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu - Một số giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi. Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang sống, đốm lửa nhỏ ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn. Cơn chấn động trên Phố Wall nơi ngọn lửa đã bùng cháy và tiếp tục lan xa đã tác động đến tất cả những ai có liên quan đến tài chính. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định lượng rủi ro. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro. Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ngăn chặn.  KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ? Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là: Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU Các khoản cho vay mua nhà dưới chuẩn Bắt nguồn từ thị trường địa ốc Mỹ, cuộc khủng hoảng “nợ dưới chuẩn” (subprime) đã lan rộng như một virus máy tính, làm chao đảo thị trường tiền tệ và chứng khoán quốc tế. Ngân hàng trung ương các cường quốc đã phải lập tức đưa ra những biện pháp cấp cứu, nhiều tập đoàn ngân hàng, quỹ đầu tư, cơ quan tài trợ bất động sản chịu lỗ nặng khiến nhiều lãnh đạo bị mất chức và hàng loạt nhân viên bị sa thải. Nhiều kinh tế gia đã tiên đoán là kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn suy thoái, gây ảnh hưởng lớn cho toàn thế giới! Để tìm hiểu, chúng ta hãy tìm về cội nguồn của vấn đề. Vậy thế nào là cho vay dưới chuẩn? Vay trả góp nhà theo hình thức cổ điển  Tel: 0912662033 , Email: ngocantra@yahoo.com Ngân hàng buộc người vay phải có ít nhất 10% - nghĩa là chỉ cho vay tối đa 90% trị giá căn nhà. Số tiền trả góp hàng tháng thì không nên vượt quá mức an toàn là một phần ba mức thu nhập trước khi tính thuế. Các ngân hàng Mỹ thường dùng một công thức gọi là “tỷ lệ 28:36” dựa vào mức thu nhập hàng tháng - 28% là tỷ lệ trước (front ratio) và 36% là tỷ lệ sau (back ratio). Ngân hàng thường chỉ cho vay nếu số tiền trả góp hằng tháng (kể cả thuế và tiền bảo hiểm ngôi nhà) không vượt quá 28% (tỷ lệ trước) thu nhập hằng tháng. Cộng thêm các khoản nợ khác (như tiền trả nợ thẻ tín dụng, mua xe, nợ trả học phí cho con cái...) thì tất cả không được quá 36% (tỷ lệ sau) của số thu nhập hằng tháng. Một người lãnh lương 5.000 USD mỗi tháng thì tốt nhất là có thể dành ra 1.400 USD (5.000 x 28%) để trả nợ mua nhà. Không kể thuế và tiền bảo hiểm nhà cửa, nếu dùng số tiền này để trả đều mỗi tháng thì người ấy có thể vay trả góp theo hình thức chiết khấu (amortization) trong 30 năm với lãi suất 7,25%, một món nợ là 205.000 USD. Vì cần ứng ra 10% nên người ấy có thể mua một ngôi nhà trị giá 228.000 USD (205.000/90%) và cần đặt cọc 23.000 USD. Ngoài ra, khi xét đơn vay nợ thì các ngân hàng Mỹ lại còn căn cứ vào “điểm tín dụng” (credit score) của người đi vay. Đây là thang điểm do Công ty Fair Isaac Corp. thiết lập, gọi tắt là điểm số FICO, từ 300 - 900 điểm. Điểm tín dụng này được thiết lập cho mỗi cá nhân dựa trên năm Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên yếu tố mà quan trọng nhất là “tiểu sử tín dụng”. Điểm càng cao thì càng dễ vay và được cho vay với lãi suất thấp hơn. Thông thường thì người vay sẽ gặp khó khăn với điểm tín dụng thấp hơn 620(4). Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending) Là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại Mỹ. Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến vị thế tín dụng của người vay. “Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng (tiền sử tín dụng) không tốt, như thường có những khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản (4). Cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn (subprime housing mortgage) Là một trong những loại hình thuộc lĩnh vực cho vay dưới tiêu chuẩn. Cho vay dưới hình thức này đều chấp nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Vay nợ... dưới chuẩn. Tại sao ở Mỹ lại phát triển hình thức cho vay này? Tin tưởng rằng giá nhà cửa sẽ tiếp tục gia tăng Nguồn tài trợ địa ốc gia tăng Lượng tiền cho vay địa ốc gia tăng Chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp Những món nợ địa ốc đa cấp, đa dạng nay đã được “trái phiếu hóa” thành những sản phẩm tài chính thông dụng và gọn gàng, có thể mua bán dễ dàng trên thị trường tiền tệ. Với niềm tin mù quáng vào tương lai bất động sản Mỹ, mọi người - kể cả những ngân hàng lớn - đều lao vào mua các trái phiếu bất động sản này. Thêm vào đó, những quỹ đầu tư lớn cũng đã vay rất nhiều từ các ngân hàng để mua các trái phiếu bất động sản cho nên chính các ngân hàng lại cũng “gián tiếp” gánh thêm các món nợ đầu tư địa ốc - qua việc tài trợ các quỹ đầu tư mua những trái phiếu này. Như vậy, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ xuất phát từ việc các ngân hàng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay cho đối với các khoản vốn vay để mua nhà có độ rủi ro cao và việc các ngân hàng nước này có xu hướng chứng khoán hóa các khoản cho vay đó KẾT QUẢ Thị trường, sẽ thừa nhà (xem biểu đồ 01). Biểu đồ 01 dưới đây cho thấy lượng cung nhà ở Mỹ tăng vọt bắt đầu từ nửa cuối năm 2005 như là kết quả của quá trình cho vay mua nhà quá “phóng khoáng” của các ngân hàng Mỹ. Thị trường đĩa ốc Mỹ lại rơi vào thời kỳ đóng băng, người vay tiền để mua nhà bán kiếm lời lại không thể bán được nhà (xem biểu đồ 02), trong khi nhu cầu nhà ở lại giảm mạnh (xem biểu đồ 03), cứ như thế món nợ vay mua nhà bỗng tăng vọt. Đến lúc này các ngân hàng bắt đầu nhận thấy nợ xấu, nợ khó đòi tăng vọt. Số lượng nợ xấu và khách hàng vỡ nợ cứ thế tăng, đẩy các tổ chức cho vay vào cảnh thua lỗ đáng sợ. Chưa hết, các khoản vay tín dụng xấu này được chứng khoán hóa thành các loại cổ phiếu, chẻ nhỏ ra rồi đem lên giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK). Người vay mua nhà Các Ngân hàng và các công ty tài trợ đị a ốc Người vay mua nhà Các khoản vay thế chấp Chứng khoán hoá các khoản vay Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vì thế, mặc dù cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà chỉ xảy ra ở Mỹ nhưng ảnh hưởng thì lan đến tận New Zealand, Đức, Pháp, Úc, Nhật... vì họ cũng tham gia mua bán chứng khoán loại này. Nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay là do những vấn đề liên quan đến thị trường nhà ở thế chấp, Tuy nhiên, theo nhà phân tích chiến lược Igor Nikolayev của Cơ quan kiểm toán tư FBK - tác giả của bản nghiên cứu Thị trường chứng khoán: “Tăng trưởng cao, sụt giảm thấp”, nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của vấn đề này chính là việc cấp quá nhiều vốn vào thị trường. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay là do tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị mà có thể đảm bảo một sự phát triển ổn định trong tương lai. Cuộc khủng hoảng thế chấp tại Mỹ chỉ là chất xúc tác cho tiến trình này. Nếu nó không xảy ra, thì cũng có một thứ khác thay thế. Một sự xụp giảm mạnh trong tỷ lệ cấp vốn vào thị trường chứng khoán của các nước khác nhau là điều tất yếu, cũng giống như là sẽ tất yếu dẫn đến cuộc suy thoái GDP. Mỹ đã không triệt để cải tổ cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ kể từ khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 Các nước Châu Á liên tục có thặng dự thương mại do đồng nội tệ bị phá giá trong khủng hoảng khiến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao. Mặt khác, do mất niềm tin vào IMF, Châu Á tập trung củng cố dự trữ ngoại hối để tăng cường khả năng đối phó với khủng hoảng tài chính tiền tệ tương tự. Kết quả là dự trữ ngoại tệ của các nước Châu Á đã tăng mạnh (Trung quốc 1997: 180 tỉ; 2008: 1700 tỉ, Nhật 1997: 210 tỉ, 2008: 1 nghìn tỉ, Ấn độ: 1997: 50 tỉ, 2008: 250 tỉ). Châu Á chuyển từ châu lục thâm hụt và nhập vốn sang thặng dư và xuất vốn. Sau 1997, mặc dù kinh tế tăng trưởng nhưng Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Thâm hụt thương mại với Châu Á, đặc biệt với Trung Quốc tăng gần 250 tỉ đô la. Giá dầu tăng gấp 5 lần, từ 20 đô/thùng dầu thô lên hơn 100 đô la/thùng năm 2007 khiến nhập siêu tăng mạnh. Chiến tranh I-rắc, Afghanistan làm ngân sách thâm hụt 800 tỉ đô. Các chính sách giảm thuế làm nguồn thu ngân sách giảm. Do vậy tăng trưởng kinh tế của Mỹ sau năm 1997 là không bền vững. Thay vì các biện pháp cải cách kinh tế sâu rộng để củng cố tăng trưởng, Mỹ chọn việc nhập khẩu vốn (vay nợ) của Châu Á, chủ yếu là của Trung Quốc để khác phục thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Việc vay nợ được thực hiện qua phát hành các trái phiếu kho bạc và doanh nghiệp. Trong gần mười năm, quá trình vay nợ này được tiến hành thuận lợi, Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới và châu Á, trong đó Trung Quốc là điển hình, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Trung Quốc sở hữu 38% trái phiếu kho bạc Mỹ. Việc vay nợ dễ dàng để khắc phục cán cân thanh toán vãng lai không những trì hoãn cải cách kinh tế lẽ ra phải được thực hiện sớm, mà còn khiến tín dụng Mỹ phát triển thái quá. Thay vì nâng lãi xuất cơ bản để thắt chặt tín dụng, Ngân hàng Trung ương Mỹ lại duy trì lãi xuất thấp để khuyến khích vay nợ nước ngoài. Khi tín dụng mở rộng, lãi xuất cơ bản thấp đã kích thích thị trường tài chính và thị trường chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư và công ty tài chính lao vào các hoạt động kinh doanh rủi ro với mục đích thu lời cao hơn nữa. Đầu tiên, các kinh doanh rủi ro tập trung vào lĩnh vực công nghệ viễn thông (IT). Sự đầu cơ quá đáng trong lĩnh vực IT đã dẫn đến qua bong bóng viễn thông nổ vào năm 2000 và kinh tế Mỹ đi vào suy thoái trong năm 2001. Cùng với quả bong bóng IT nổ, thị trường chứng khoán Mỹ cũng lao đao vì những vụ gian lận tín dụng như vụ Eron năm 2002. Mở rộng thị trường cạnh tranh, nhưng lầm lẫn giữa “rào cản” cần phá bỏ và các “kiểm soát” cần bảo vệ Cho phép ngân hàng thương mại (commercial banks) hoạt động đa năng và rộng khắp cả nước. Mở cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện mà không có sự kiểm soát nào.Cho phép các hành động đầu tư hoàn toàn mang tính đầu cơ. Bán khống trần trụi (naked shorting) là một thí dụ. Đây là hành động mà giới tài chính có thể sử dụng để đẩy giá một loại chứng khoán nào đó xuống để làm giàu. Họ bán chứng khoán ra (dù không có chứng khoán trong tay) - tức là bán được Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên giá cao - và làm thế giá chứng khoán bị đẩy xuống, họ mua lại với giá thấp. Kinh doanh mạo hiểm vượt quá giới hạn của các ngân hàng đầu tư và công ty tài chính (LÒNG THAM CỦA CÁC NH) Sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng cũng đóng góp phần không nhỏ tạo ra khủng hoảng. Trong khi các ngân hàng thương mại bị giám sát chặt chẽ với các hệ thống đánh giá rủi ro hiệu quả, thì các ngân hàng đầu tư và công ty tài chính hầu như không bị giám sát. Thêm vào đó, việc giám sát chất lượng đánh giá tín dụng của các công ty đánh giá tín dụng cũng không hiệu quả.Nói cách khác, hệ thống giám sát của Mỹ với thị trường tài chính rủi ro chưa đủ hiệu quả để có thể quản lý thị trường này. Bán khống làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vì đã tạo ra làn sóng bán tháo chứng khoán. Bán khống (Short-selling), trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ... Bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán(4). Cụ thể, họ vay chứng khoán để bán và sau đó mua lại chứng khoán với giá thấp hơn để trả cho người họ vay, phần chênh lệch giá thấp hơn đó mang lại lợi nhuận cho người bán khống. HẬU QUẢ Phá sản hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính Tổng số lượng vốn của toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ bị thiệt hại là gần 2 nghìn tỉ. Các ngân hàng trên thế giới đồng loạt thua lỗ Các ngân hàng và các định chế tài chính có thể lỗ 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tín dụng do khủng hoảng nợ dưới chuẩn cho vay cầm cố. Do lượng nợ xấu ngày một tăng đã được chuyển sang cho những công ty thu hồi nợ chuyên nghiệp, nên ngành công nghiệp thu hồi nợ dự tính sẽ tăng trưởng 9,5% năm 2008 và sẽ tiếp tục có tăng trưởng chừng nào nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng. Gánh nặng trả nợ của người vay tiền Suy thoái kinh tế toàn cầu: Dự báo tăng trưởng giảm. Những dự báo về tăng trưởng kinh tế ngày càng bi quan do thu hẹp tín dụng ngày càng lộ rõ. Dưới đây là dự báo của IMF kể từ năm 2006 đối với kinh tế thế giới (3). Dự báo kinh tế thế giới từ năm 2006 Thị trường tín dụng đóng băng Các khoản vay thế chấp đã giảm hẳn trong năm 2008 trong đó khoản vay thế chấp thương mại hoàn toàn biến mất trên biểu đồ. Thị trường chứng khoán bất ổn Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới, từ Thượng Hải cho tới London đều sụt giảm. Trong khi đó tại nước Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng mất điểm mạnh và xuống thấp nhất trong năm. Biểu đồ chỉ số công nghiệp Dow Jones trong 12 tháng qua (tính đến hết 31/7) Thị trường địa ốc sụp đổ Nguyên nhân cơ bản khiến thị trường tài chính chao đảo là do giá nhà tại Mỹ giảm Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mạnh lan ra toàn nước Mỹ lần đầu tiên kể từ những năm 30. Giá nhà sẽ tiếp tục xuống. Cho đến nay giá nhà ở một số nơi như thành phố New York gần như chưa bị ảnh hưởng. Nhưng với số người trong khu vự tài chính mất việc làm, khả năng xuống giá ở New York là rất cao. Lạm phát gia tăng (giá cả lương thực, nguyên liệu): Giá hàng hóa leo thang Giá hàng hóa đã leo thang chóng mặt trong chỉ trong vòng 12 tháng qua đặc biệt là giá vàng và giá dầu. Giá vàng tăng thêm 54% trong khi giá dầu tăng tới 91%. Đồng euro trước khi bị mất giá so với đồng USD trong thời gian gần đây cũng đã tăng giá thêm 18% so với đồng USD. Lạm phát trong tương lai sẽ tăng cao dù giá xăng dầu xuống vì mức tín dụng được Fed đẩy mạnh để cứu nguy các công ty tài chính và để nền kinh tế không đi vào suy thoái. Điều có thể xảy ra là nền kinh tế suy thoái hoặc phát triển chậm nhưng lạm phát vẫn cao. Thất nghiệp Dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Mỹ thể hiện rõ qua con số người bị mất việc làm. Kể từ đầu năm 2008 đến nay đã có khoảng 1,2 triệu người Mỹ mất việc làm, chiếm 8,5% dân số Mỹ. VIỆT NAM CÓ BỊ ẢNH HƯỞNG? Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng đến kinh tế trong nước không lớn. Tuy nhiên, tác động gián tiếp thì lại rất mạnh mẽ. Thực tế, thời gian qua vẫn chưa ghi nhận và đo lường được những thiệt hại cụ thể nào từ cuộc khủng hoảng này đối với nước ta. Điều này được thể hiện ở một số mặt sau: Trong thời gian qua không biểu hiện nào cho thấy các ngân hàng có liên quan đến cho vay thế chấp bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ có chi nhánh tại Việt Nam rút vốn về nước. Bên cạnh đó, hiện tại chưa có ngân hàng Việt Nam nào có hoạt động cho vay thế chấp bất động sản trên thị trường Mỹ. Vì vậy sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam hiện tại ít có khả năng. Mặc dù cuộc khủng hoảng nhà đất đã lan sang thị trường chứng khoán của một số quốc gia hàng đầu thế giới, nhưng ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không nhiều. Sự sụt giảm chỉ số VN Index được đánh giá chưa hẳn là do tác động của cuộc khủng hoảng, nguyên nhân chính có thể là do VN Index trở về với giá trị thực của nó. VIỆT NAM LÀM GÌ NẾU KHỦNG HOẢNG KÉO DÀI Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy nhấn mạnh: "Nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm và năm sau là coi việc ngăn ngừa chiều hướng đình trệ sản xuất kinh doanh"(2). Một số giải pháp để ứng phó với cuộc khủng hoảng bao gồm: Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng để tăng khả năng chống đỡ với những ảnh hưởng khách quan; Trở lại nguyên tắc lãi suất thỏa thuận chứ không nên áp dụng trần lãi suất như hiện nay; Phải lấy tỷ giá thực làm cơ sở định tỷ giá danh nghĩa; Tháo dỡ hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá 30% để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể phân bổ vốn đến những nơi có hiệu quả. Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát và giám sát bằng hệ số an toàn vốn, dự phòng rủi ro; có một số giải pháp về việc miễn, hoãn hay hoàn thuế cho DN... Để giảm bớt tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam nên có chiến lược tồn tại bằng cách củng cố dòng tiền mặt. Các doanh nghiệp cũng nên định hướng xuất khẩu sang các thị trường mới ở Trung Đông và ASEAN cũng như thị trường nội địa. Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ một loạt các sự kiện gần đây. Chúng ta cần ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng liên quan đến các khoản cho vay bất động sản xấu. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành nghiêm khắc và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên sẵn sàng bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng khi cần thiết và có kế hoạch sáp nhập những ngân hàng yếu vào những ngân hàng mạnh. NHNN nên có kế hoạch bảo hiểm các khoản tiền gửi ngân hàng. Trong trường hợp khủng hoảng thế giới xấu đi, cơ quan quản lý cần kích thích tiêu dùng trong nước thông qua chính sách tín dụng mềm dẻo hơn. Việc NHNN cắt giảm lãi suất cơ bản cùng một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ khác là bước đi đúng hướng. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN Đối với các Ngân hàng thương mại Rà soát lại và thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay. Tỷ lệ cho vay trên giá trị căn nhà thấp và chỉ cho vay đối với khách hàng có tiền sử tín dụng tốt. Thẩm định thật kỹ các dự án nhà đất và phải thẩm định cả phần rủi ro nếu thị trường rơi vào tình trạng đóng băng. Đối với Ngân hàng nhà nước Tiếp tục hoàn chỉnh để tiến tới ban hành Cơ chế tiếp nhận xử lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi(1). Nếu được thực hiện tốt thì lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một cơ chế tiếp nhận và xử lý đồng bộ các ngân hàng khi khủng hoảng và đổ vỡ. Như vậy, kể từ nay các TCTD khi gặp sự cố, có nguy cơ dẫn đến đổ vỡ sẽ được tiếp nhận và xử lý theo một quy trình chuẩn, hạn chế hậu quả ở mức thấp nhất và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Bên cạnh đó, sẽ tạo ra một môi trường pháp lý cho việc giải quyết phá sản, giải thể phù hợp với đặc thù của hoạt động tiền tệ và ngân hàng, thiết lập được một tổ chức đầu mối chịu trách nhiệm trong xử lý khủng hoảng. NHNN cần theo dõi sát diễn biến cuộc khủng hoảng này để có những động thái phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trên đà suy giảm và lạm phát trong nước tăng cao như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bảng tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn các cán bộ công chức, các chuyên gia TC - NH. [2] Phát biểu của Thống đốc Lê Đức Thúy. [3] Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ tháng 1-5 năm 2006. [4] Website Ngân hàng Nhà nước VN - www.sbv.gov.vn GLOBAL FINANCIAL CRISIS - SOME SOLUTIONS RESPOND BANKING SYSTEM OF VIETNAM Nguyen Thi Hong Yen, Tran Pham Van Cuong Economics and Business Administration - Thai Nguyen University SUMMARY The economy today, one of the main reasons causing the economic crisis is due to the weakness of  Tel: 0912662033, Email: ngocantra@yahoo.com Nguyễn Thị Hồng Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 26 - 32 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên the Banking system. When the financial crisis began to take place, seems it is just a spot fire on the mountain. But in the real world connection that we are living, he spotted a small fire was opening a large fire. Wind shocks on Wall Street where the fire had spread and continued to burn away the impact of all those related to finance. Close relationships between banks - customers - the economy, requiring the banks must be active in every situation, forecast and predict the possibility and quantify risk. Since that precautions minimize the impact of risk. Key words: Financial crisis, causes, consequences and solutions to prevent.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhung_hoang_tai_chinh_toan_cau_mot_so_giai_phap_ung_pho_cua.pdf