Với tình trạng suy giảm của thị trường chứng khoán lúc này
đã có một số nhà đầu tư đổ lỗi cho việc phát hành của công
ty, tuy nhiên trên thực tế chúng ta cần phải tập trung phân
tích vào khả năng hấp thụ hàng, tức là sự mất cân đối giữa
quy mô phát triển thị trường với dòng tiền.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khơi thông dòng vốn nội "chìa khóa" giải quyết tình trạng suy giảm của thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khơi thông dòng vốn nội "chìa khóa"
giải quyết tình trạng suy giảm của thị
trường chứng khoán
Với tình trạng suy giảm của thị trường chứng khoán lúc này
đã có một số nhà đầu tư đổ lỗi cho việc phát hành của công
ty, tuy nhiên trên thực tế chúng ta cần phải tập trung phân
tích vào khả năng hấp thụ hàng, tức là sự mất cân đối giữa
quy mô phát triển thị trường với dòng tiền.
Hiện nay, hầu hết báo cáo phân tích của các công ty chứng
khoán khi lý giải tình trạng giá cổ phiếu cứ rớt và chỉ số giá chứng
khoán cứ giảm, trong khi kinh tế vĩ mô còn tốt, thị trường chứng
khoán thế giới đang lên, đều đổ lỗi cho tình trạng cung hàng -
phát hành thêm dồn dập của rất nhiều công ty niêm yết trong thời
gian sắp tới. Có ý kiến còn đề nghị Ủy ban Chứng khoán phải siết
chặt hơn tình trạng phát hành thêm này...
Nhưng sự thực có đáng lo ngại như vậy không?
Có lẽ nhiều người “quên” rằng, một trong những chức năng của
thị trường chứng khoán, đồng thời cũng là một trong những lý do
thôi thúc doanh nghiệp lên sàn là huy động vốn. Ngoài chức năng
đó, việc lên sàn còn đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp
như: được quảng cáo, dễ được quỹ đầu tư quan tâm, dễ tìm đối
tác, minh bạch, lành mạnh... Xét kỹ ra, nhu cầu huy động vốn là
quan trọng nhất.
Do đó mà có thể nói rằng giai đoạn 2006-2007 là thời hoàng kim
không chỉ cho nhà đầu tư, mà còn cho doanh nghiệp cổ phần.
Lượng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán, rồi từ đó chảy
tiếp vào doanh nghiệp, không chỉ giúp ví tiền của nhà đầu tư trở
thành túi ba gang, mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực
sản xuất và năng lực cạnh tranh trên thương trường. Trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HNX) không thiếu gì những công ty mà nhờ huy
động vốn mà chỉ sau vài ba năm đã có quy mô (cả về doanh số
và lợi nhuận) gấp nhiều lần so với trước đó.
Năm nay cũng có thể nói như báo chí đã đưa tin rằng kinh tế
nước nhà đang hồi phục sau năm 2008 và tiếp đà của năm 2009.
Do vậy, đứng từ góc độ doanh nghiệp, chuyện phát hành tăng
vốn là hết sức bình thường. Công ty làm ăn có lãi, cần vốn để
phát triển là bình thường. Công ty thua lỗ, nhưng giờ tình hình
kinh tế đang cải thiện, cơ hội làm lại đã mở ra thì phát hành riêng
lẻ đâu có gì sai? Có ai nói Công ty Cổ phần Nước giải khát nước
Sài Gòn - Tribeco (mã TRI-HOSE) được các cổ đông lớn đóng
thêm tiền là sai?
Cho nên chuyện tăng vốn của từng công ty niêm yết là không có
gì sai, nếu đại hội cổ đông đã quyết và các điều kiện tăng vốn
không sai luật. Tất nhiên cũng có công ty niêm yết nhân cơ hội
mọi người phát hành thì cũng phát hành chứ không phải để tăng
trưởng hay vì thiếu vốn, nhưng số đó không nhiều. Mỗi công ty
mỗi vẻ, không thể nói là lỗ thì không cho phát hành, không thể nói
là ROE lớn mới được phát hành.
Việc thống kê theo cách đếm nhẩm một lượng chứng khoán lớn
như nhiều công ty chứng khoán và báo chí vừa qua (chủ yếu từ
các ngân hàng sẽ cung hơn 3 tỷ cổ phiếu để lấy hơn 30 nghìn tỷ
đồng từ thị trường, các công ty niêm yết cũng đang phát hành với
số lượng tương đương) có lẽ là hơi vội vàng và càng không có lợi
cho thị trường. Bởi tất cả các ngân hàng và công ty đó sẽ khó mà
phát hành thành công được, nhất là trong bối cảnh thị trường ảm
đạm như hiện nay.
Tức là hàng có cung ra, nhưng chưa chắc người ta sẽ mua hết.
Chưa kể nếu có mua, có khi sẽ phải làm thỏa thuận ngoài sàn,
kiểu như ngân hàng tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài. Như
vậy thì lượng cung hàng trên sàn sẽ giảm đi nhiều.
Thời điểm này, điều mà nhà đầu tư lo sợ không phải là nhiều
công ty phát hành, mà là việc phát hành lại tập trung vào thời
điểm cuối năm. Hàng dồn lại thì tất nhiên giá giảm. Ngoài hai
nhóm có vẻ “thiếu” vốn trầm trọng nhất là ngân hàng (tăng vốn
hoặc sáp nhập) và bất động sản (thiếu vốn cho các công trình
của mình), còn có bao nhiêu nhóm ngành khác đang cần vốn?
Thị trường chứng khoán khi có quá nhiều công ty đòi tăng vốn thì
nhà đầu tư sẽ lo sợ không có đủ tiền đáp ứng, đó cũng là lẽ
thường mà thôi.
Tình trạng suy giảm của thị trường chứng khoán lúc này không
nên đổ cho việc phát hành của công ty, mà nên “đổ lỗi” cho khả
năng hấp thụ hàng, tức là sự mất cân đối giữa quy mô phát triển
thị trường với dòng tiền. Ai cũng muốn sàn chứng khoán có thêm
hàng, nhất là “hàng hóa” của các công ty lớn mà hiện nay còn
chưa chịu chuyển đổi thành cổ phần hay còn “ngúng nguẩy” chưa
lên sàn, ví dụ như các công ty viễn thông, du lịch, công nghiệp...
Tuy nhiên, dòng tiền lúc này không chỉ cho thấy là đang bị thắt khi
vào thị trường chứng khoán, mà còn cho thấy một điều lớn hơn
rằng có lẽ chưa đủ để đáp ứng cho sự phát triển. Thị trường
chứng khoán đang lại cho thấy một vấn đề nữa giống như thời
điểm trước WTO: tăng trưởng nóng và thiếu tiền.
Tháng 11/2006, vấn đề này đã từng được giải quyết nhờ dòng
vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, còn bây giờ thì cho
dù vẫn có ý chờ vào vốn ngoại, nhưng có lẽ vốn ngoại sẽ không
còn ào ạt như trước. Còn tiềm năng của dòng vốn nội vẫn còn
lớn lắm, nếu theo dõi các hoạt động mua bán đất đai nhà cửa,
các giao dịch vàng và forex hiện vẫn đang được thực hiện trong
giới đầu tư. Lúc này sàn vàng vẫn chưa được cấp phép, sàn bất
động sản thì đang chững lại, đó cũng là “tin tốt” cho thị trường
chứng khoán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoi_thong_dong_von_noi_.pdf