Cấp độ 1: Làm việc bán thời gian hay làm việc theo thời vụ
Có nhiều công ty tìm kiếm người lao động làm việc bán thời gian và làm việc theo thời vụ, những người mà có thể đáp ứng được những yêu cầu của họ cho các dự án ngắn hạn đa số là sinh viên. Một cách để tìm những công việc này nhanh chóng là tìm kiếm trên các website, chúng sẽ cho bạn một danh sách của nhiều công việc theo thời vụ. Bạn sẽ mặc sức mà lựa chọn những công việc phù hợp cho mình. Làm nhiều việc sẽ chứng minh được những điều sau:
- Bạn có thể trở thành một người lao động đáng tin cậy.
- Bạn có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng.
- Bạn có được nhiều hiểu biết về văn hóa công sở cũng như nguyên tắc làm việc.
Từ những công việc bán thời gian đó, nếu bạn là một nhân viên có năng lực thì biết đâu bạn sẽ được yêu cầu làm việc lâu dài cho công ty họ. Làm việc bán thời gian với những gì mà bạn đã được làm sẽ lấp đầy vào hồ sơ xin việc đang còn chừa một khoảng trống dành cho yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Bạn sẽ không còn phải lo lắng gì nữa cho những công việc toàn thời gian hấp dẫn ở phía trước vì bạn đã nắm được trong tay nhiều kinh nghiệm.
4 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khởi đầu quản trị nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Tập tành bước vào thị trường lao động với hồ sơ xin việc trên tay còn chừa một khoảng trống vì không biết phải kiếm đâu ra những kinh nghiệm làm việc để lấp vào, ắt hẳn sẽ không để lại một sự hứa hẹn khả quan nào cho cuộc phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng. Bạn có muốn thế không? Ngay từ khi còn là sinh viên, bạn có thể làm việc bán thời gian hay những công việc theo thời vụ, thiết lập các dự án nhỏ và các chuyên đề thực tập để lấp đầy kinh nghiệm cho khoảng trống ấy.Cấp độ 1: Làm việc bán thời gian hay làm việc theo thời vụ Có nhiều công ty tìm kiếm người lao động làm việc bán thời gian và làm việc theo thời vụ, những người mà có thể đáp ứng được những yêu cầu của họ cho các dự án ngắn hạn đa số là sinh viên. Một cách để tìm những công việc này nhanh chóng là tìm kiếm trên các website, chúng sẽ cho bạn một danh sách của nhiều công việc theo thời vụ. Bạn sẽ mặc sức mà lựa chọn những công việc phù hợp cho mình. Làm nhiều việc sẽ chứng minh được những điều sau: - Bạn có thể trở thành một người lao động đáng tin cậy.- Bạn có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng. - Bạn có được nhiều hiểu biết về văn hóa công sở cũng như nguyên tắc làm việc. Từ những công việc bán thời gian đó, nếu bạn là một nhân viên có năng lực thì biết đâu bạn sẽ được yêu cầu làm việc lâu dài cho công ty họ. Làm việc bán thời gian với những gì mà bạn đã được làm sẽ lấp đầy vào hồ sơ xin việc đang còn chừa một khoảng trống dành cho yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Bạn sẽ không còn phải lo lắng gì nữa cho những công việc toàn thời gian hấp dẫn ở phía trước vì bạn đã nắm được trong tay nhiều kinh nghiệm. Cấp độ 2: Thiết lập các dự án nhỏ và các chuyên đề thực tập Nếu bạn còn là một sinh viên, bạn có thể tham gia vào các chuyên đề thực tập và các dự án nhỏ mà các công ty thường đưa ra để tận dụng khả năng của thực tập sinh, nhất là về chiến lược mà các công ty cần tham khảo. Một số viện giáo dục có những khách hàng luôn sẵn sàng đặt hàng những sinh viên có trình độ khá giỏi. Một số những dự án như vậy sẽ giúp bạn cọ xát với những vấn đề về chiến lược thực tế và sẽ làm giàu cho CV của bạn. Làm việc với những dự án như vậy sẽ bảo đảm rằng: - Bạn có ý tưởng về việc phân tích dự án theo từng phần. - Bạn có cơ hội mở rộng quan hệ, ít nhất là với các tổ chức bạn tiếp xúc trong công việc. - Bạn lĩnh hội được những kinh nghiệm thực tế cho ngành học của mình. Đó là những công việc sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm để bước vào một thị trường lao động với những đòi hỏi khắc khe.
Tìm việc thành công với 3 giai đoạn
Bạn có thể đi theo một quá trình gồm ba giai đoạn như sau để thực hiện công việc tìm kiếm một cách toàn diện theo đúng các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Giai đoạn đầu tiên: Tạo dựng các mối quan hệ Đây là quá trình thiết lập các mối liên hệ với các cá nhân trong lĩnh vực bạn quan tâm, những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định. Mục tiêu của thiết lập quan hệ có hai nội dung: để tự bạn hiểu biết những yêu cầu và cơ hội trong nghề nghiệp chuyên môn của mình và để bạn tự giới thiệu mình với những người có ảnh hưởng hoặc có quyền quyết định trong việc tuyển dụng bạn hoặc có quan hệ làm việc gần gũi với những người có khả năng tuyển dụng. Sau khi tập hợp những nguồn tiềm năng, hãy xin được phỏng vấn lấy thông tin. Phỏng vấn lấy thông tin nhằm giúp bạn có cái nhìn chiều sâu và nhận biết về lĩnh vực của bạn, thay vì một vị trí cụ thể. Nếu bạn gây được ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn lấy thông tin, nhà tuyển dụng có thể nhớ tới bạn cho các vị trí trong tương lai hoặc cung cấp thông tin về các vị trí đang được tuyển dụng trong các tổ chức khác hoặc cung cấp cho các tổ chức khác thông tin về bạn. Sau đây là một số lời khuyên nên và không nên làm khi tạo dựng các mối quan hệ của Allan Makes trên tạp chí Rochester Women’s Networks, 1999. Nên làm: - Xác định một tổ chức, chức danh công việc, con đường nghề nghiệp mà bạn quan tâm - Tự nghiên cứu để bạn có thể nói chuyện một cách hiểu biết với người liên hệ - Khi bạn nói chuyện với người đó, hãy hỏi lúc đó có tiện không? Nếu không, xin phép gọi lại sau. - Tóm tắt nhanh về bản thân bạn và điều bạn muốn. Tập trung vào những điểm chung giữa hai bên. - Hãy linh hoạt. - Hãy hỏi thông tin và lời khuyên. - Hãy hỏi xin nhận xét - Chú ý lắng nghe. Ghi lại những bình luận hoặc gợi ý hữu ích - Ứng đối với các câu hỏi hoặc lời bình luận thông minh - Xin gợi ý của họ để trình bày lý lịch tốt hơn - Hãy lịch sự: viết một thư cảm ơn ngắn. Không nên làm: - Thúc giục một người không quan tâm hoặc không thể tiếp chuyện với bạn. - Hỏi các câu hỏi cá nhân hoặc hỏi về tiền. - Đòi hỏi biệt đãi hoặc ưu ái. - Xin việc ngay lần gặp đầu tiên. - Vượt quá thời gian bạn được phép. - Nói chuyện với một người khi không có chuẩn bị trước về công ty, nghề nghiệp hoặc về bản thân bạn - Ngắt lời - Tập trung hoàn toàn vào yêu cầu của bạn; bạn để học. - Yêu cầu người đó phổ biến lý lịch của bạn (trừ khi họ đề nghị làm) - Quên nói lời cảm ơn - Trở thành kẻ quấy rầy, liên tục gọi điện thoại xin lời khuyên và nhận xét sau lần gặp đầu tiên. Giai đoạn thứ hai: Tìm kiếm thông tin Bạn hãy tận dụng các nguồn thông tin hiện có trong các trường đại học và từ các cơ quan chuyên môn để bắt đầu tìm thông tin việc làm phù hợp với bạn. Danh sách các mối liên hệ và giới thiệu của bạn có vai trò rất quan trọng và quá trình tìm việc của bạn sẽ toàn diện nhất nếu bạn sử dụng các nguồn thông tin này. Bạn có thể gặp trung tâm hướng nghiệp của trường đại học của bạn để tìm hiểu họ có những dịch vụ gì giúp cho sinh viên đi tìm việc. Thư viện của trường cũng là một nguồn thông tin đóng góp cho quá trình tìm việc của bạn, nơi bạn có thể tìm thấy các tạp chí, tập san và báo cung cấp các sự kiện đang diễn ra trong xã hội và trên thế giới hoặc các danh bạ tập hợp địa chỉ và số điện thoại của các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức thương mại quốc tế và công ty. Ngoài ra những lời tư vấn của các giảng viên cũng sẽ rất bổ ích mà nên tận dụng tối đa. Mặc dù nhiều giáo sư và giảng viên sẵn sàng giúp đỡ bạn nhưng trách nhiệm chính thuộc về bạn để chủ động xin ý kiến tư vấn. Bạn cũng có thể viết thư cho các tổ chức quốc tế, tư nhân hoặc phi lợi nhuận đang hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn quan tâm. Hãy hỏi xin báo cáo thường niên, ấn phẩm thông tin và các tài liệu khác mà họ sẵn sàng gửi cho bạn, hãy tự tìm hiểu các triết lý, hoạt động và yêu cầu về nhân sự của các tổ chức này. Sau đó, bạn hãy xác định công ty hấp dẫn nhất với bạn và đưa chúng vào một danh sách “các công ty trong tầm ngắm” và nghiên cứu tìm hiểu các thông tin liên quan để chuẩn vị tốt nhất cho việc xin việc trong lĩnh vực đó. Internet là một địa chỉ quan trọng đối với bạn để tìm việc làm, đăng lý lịch bản thân, nhận dịch vụ tư vấn việc làm, nghiên cứu lĩnh vực và công ty mà bạn quan tâm, tham gia đàm thoại trên mạng với những người khác trong ngành của bạn và liên hệ với những người có ảnh hưởng đến chuyện tìm việc của bạn. Việc đăng lý lịch của bạn trên một vài trang web khác nhau sẽ làm tăng khả năng các công ty tuyển dụng mà bạn cần tìm sẽ biết đến bạn. Một vài trang web còn hướng dẫn bạn viết một lý lịch phù hợp và cung cấp các địa chỉ bạn có thể đăng lý lịch của mình. Bản lý lịch - Curicumlum Vitae (CV) mô tả súc tích kinh nghiệm làm việc và quá trình học tập của bạn là phương tiện cơ bản nhất để có được một cuộc phỏng vấn. Trên thực tế, các điều tra cho thấy những giám đốc nhân sự tại châu Âu dành trung bình chưa đến 60 giây để đọc một bản lý lịch. Một công ty Nhật Bản cho biết họ nhận được hơn 800 bản lý lịch mỗi năm và chỉ cần một đến hai người. Đối với những tình huống này, bạn phải có một bản lý lịch khiến người sử dụng lao động phải chú ý. Trọng tâm của bản lý lịch của bạn phải giải thích rõ ràng các mục tiêu nghề nghiệp cũng như các kỹ năng và kiến thức có được từ kinh nghiệm làm việc trước đó. Mục tiêu của bản lý lịch là phải chuyển tải, càng cô đọng và hấp dẫn càng tốt, những phẩm chất và khả năng cá nhân giúp bạn đáp ứng yêu cầu của một công việc cụ thể. Gauri Bafan, người mỗi năm phải đọc hàng nghìn bản lý lịch đã đưa ra những lời khuyên về cách viết lý lịch. Theo bà, có ba điều lợi cho một bản lý lịch, đó là bạn nên bắt đầu bằng kinh nghiệm và chuyển sang học tập và các kỹ năng liên quan khác có thể sẽ có ích cho công việc. Bạn cần giữ bản lý lịch chỉ dài từ một đến hai trang và đánh dấu phần kinh nghiệm hoặc liệt kê kinh nghiệm một cách súc tích nhưng đầy đủ thông tin. Cũng theo Gauri thì sẽ có ba điều làm hỏng một bản bản lý lịch của bạn. Đó là thông tin về gia đình nhiều hơn về bản thân bạn, gửi bản lý lịch “chuẩn” dài từ 8 đến 109 trang, bản lý lịch theo kiểu “điền vào chỗ trống” và bản lý lịch có lỗi chính tả. “Bạn sẽ tìm được một công việc bằng kinh nghiệm và học vấn của mình, Chỉ đưa những chi tiết quan trọng và cần thiết có liên quan đến những điều nói ở trên vào bản lý lịch – hãy dành một vài thông tin cho cuộc phỏng vấn”, Gauri Bafna cho biết. Tóm lại, “trong lúc bạn vẫn còn đang là sinh viên, hãy thiết lập quan hệ và tìm kiếm thông tin càng nhiều càng tốt. Hãy tình nguyện làm những công việc có thể giúp bạn gặp những người khác nhau và có thêm một số kỹ năng tốt” như lời của Haly Mansz, cán bộ phụ trách nhân sự của hãng Pubcom. Giai đoạn thứ 3: Theo đuổi mục tiêu Gauri Bafna, phó giám đốc phụ trách nhân sự toàn cầu của Pricewaterhouse Coopers dựa trên những kinh nghiệm của mình đã đưa ra một danh sách kiểm định ngắn và đơn giản giúp bạn tiếp tục tìm việc: - Loan tin: càng cho nhiều người ở trong lĩnh vực của bạn biết rằng bạn đang tìm một việc làm trong lĩnh vực đó càng tốt; đăng lý lịch của bạn lên Internet - Hãy lưu tâm đến các vị trí việc làm: Kiểm tra các quảng cáo việc làm trên báo địa phương, Internet,… mỗi khi số mới được ấn hành. - Nhờ ai đó góp ý cho bản lý lịch và thư xin việc của bạn. - Thu xếp các cuôc phỏng vấn lấy thông tin với ít nhất ba công ty trong tầm ngắm. - Tạo ra một hệ thống theo dõi thông tin, bao gồm gửi mô tả công việc, địa chỉ liên hệ, ngày gửi lý lịch và thư xin việc cũng như các công việc tiếp nối khác như cuộc điện đàm và thư cảm ơn. Việc này sẽ giúp bạn làm việc có chiến lược và tổ chức. - Gửi thư cảm ơn sau mỗi cuộc phỏng vấn hoặc buổi thu thập thông tin. - Gọi điện thoại định kỳ hoặc gửi thư cho các công ty bạn chưa kịp gặp để cho họ biết bạn vẫn quan tâm đến họ. Một cách khác để giúp bạn có việc làm trong các doanh nghiệp là thông qua tổ chức tuyển dụng lao động. Để làm việc với một tổ chức môi giới, bạn phải chủ động bắt đầu. Bước đầu tiên là gọi điện thoại cho công ty để trao đổi qua về năng lực của bạn và loại công việc mà cần tìm. Công ty đó sẽ yêu cầu bản gửi một bản lý lịch hoặc thu xếp một buổi phỏng vấn với bạn nếu có thể phù hợp với một công việc hiện đang có. Sau khi nhận được thêm thông tin về bạn, cơ quan môi giới sẽ đối chiếu các kỹ năng và phẩm chất của bạn với yêu cầu về cán bộ của khách hàng. So với trước đây, ngày nay đa phần những bạn trẻ trong độ tuổi tìm việc đều được trang bị khá hoàn chỉnh từ kiến thức chuyên môn đến kiến thức về văn hóa, xã hội, con người. Ông Mark Hass, giám đốc công ty tư vấn nhân sự NetUSA, cho biết: “Hầu hết các ứng viên ngày nay được đào tạo bài bản hơn, được tiếp xúc và học tập trong môi trường hiện đại hơn. Rất nhiều bạn trẻ được đi học từ các nước hay những trường đại học hiện đại nên họ có nhiều hoài bão. Và khi đảm đương bất kỳ việc gì, dù mới được phân công, họ cũng có thể hoàn thành”. Cùng quan điểm này, John Asless, giám đốc nhân sự American Standard, cho rằng: “Các bạn trẻ hiện nay học hỏi rất nhanh các kỹ năng về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp, nhạy bén trong việc tham gia hoạch định chiến lược, sách lược phát triển công ty”. Và bước khởi đầu của một sự nghiệp thành công chính là bạn hãy tin tưởng vào những nhận định trên để có những chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đúng như lời của Bill Gates đã từng nói với các sinh viên mới ra trường tại Mỹ: “Giống như khi bạn phải chuẩn bị cho một kỳ thi đại học, để có công việc như ý muốn, bạn cũng phải chuẩn bị thật cẩn thận. Chính sự chuẩn bị và lòng yêu thích công việc của bạn sẽ mang lại cho các công ty một lực hấp dẫn nhất định và sẵn lòng mời bạn vào làm việc lâu dài”.
"Lính mới" thể hiện mình thế nào?
Trở thành "người mới" trong thế giới lao động, chắc hẳn bạn rất háo hức muốn phô diễn các kĩ năng cũng như kiến thức tích luỹ được trong trường lớp. Tuy nhiên, bên cạnh điều đó thì những thói quen làm việc hiệu quả cơ bản sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của bạn. Duy trì hiệu quả thường xuyên trong công việc sẽ giúp đẩy cao cơ hội thành công trong sự nghiệp của các "lính mới tò te". 5 thói quen làm việc hiệu quả đó là: 1. Xung phong làm việc khó Một trong những cách tốt nhất để chứng tỏ bạn là người ham học hỏi và không ngại khó chính là xung phong nhận các nhiệm vụ, nhất là khi các nhiệm vụ đó dường như không mấy ai muốn làm. Tuy nhiên, trước đó, bạn nên tự mình đánh giá các kỹ năng cũng như kiến thức để xem mình có thể tự tin hoàn thành nhiệm vụ đó hay không. Nếu bạn tự tin sẽ hoàn thành công việc đó một cách toàn diện, hoàn hảo thì đừng ngần ngại gì mà không đứng lên và xung phong đảm nhiệm nó. Dù sao bạn cũng cần nhớ một điều, luôn giữ lời hứa và cam kết thực hiện đúng tiến độ nhiệm vụ đã xung phong nhận. Đừng quá tự tin tới mức biến một cơ hội hoàn hảo thành mớ bòng bong. Một khi bạn đã bắt đầu công việc, hãy tận tâm với nó cho tới phút chót. Làm được như vậy, mọi người sẽ đánh giá bạn là một người can đảm và đủ tin cậy để có thể giao thêm các công việc khác. Đây là thói quen đầu tiên bạn cần thấm nhuần khi bắt đầu sự nghiệp. 2. Hoà nhã với mọi người Có lẽ ai cũng đã nghe nhắc tới điều này rồi nhưng vẫn cần phải nói lại một lần nữa, bạn hãy luôn tỏ ra thân thiện với mọi người bất kể chức vụ hay cấp bậc của họ. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn làm được, mọi người sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Là người mới trong một tổ chức, bạn sẽ chẳng bao giờ biết hết mình cần hỗ trợ những gì. Các đồng nghiệp thường thích làm việc với những người có tài và thân thiện. Nếu bạn tạo được thói quen làm việc hiệu quả này, bạn sẽ khiến những người khác có thiện cảm hơn và muốn bạn cùng làm việc nhóm với họ. Hoà nhã với mọi người chỉ là những biểu hiện cư xử lịch thiệp chung chung, nó không đòi hỏi những kỹ năng quá đặc biệt. Đó có thể là nụ cười vào buổi sáng và lời chào tươi tắn. Người ta thường vin cớ rằng trong môi trường làm việc nhiều áp lực như hiện nay, con người dễ nổi cáu hay tức giận. Điều này có cần thiết không? Hoà nhã luôn được đền đáp bằng hoà nhã và trong thực tế thái độ đó còn khiến bạn giảm được stress. 3. Biết ưu tiên trong công việc Tất cả chúng ta đều muốn làm những việc mình thích trước. Tuy nhiên, thường thì những việc này không phải là những việc cấp bách và quan trọng nhất trong danh sách những việc cần làm tại công sở. Nếu bạn chọn làm những việc bạn thích hơn thay vì những việc quan trọng hay cấp bách hơn, bạn sẽ tự hạ thấp các cơ hội thành công trong sự nghiệp của mình. Thay vào đó, bạn nên có một danh sách những việc cần làm tuỳ theo tầm quan trọng chiến lược của chúng đối với công ty bạn. Bạn cần hiểu rõ vai trò của mình trong việc hoàn thành những nhiệm vụ nào ngay để đạt được mục đích của toàn công ty. Khi biết ưu tiên trong công việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và dễ thành công hơn. 4. Giữ thái độ tích cực Là lính mới trong công ty có thể khiến bạn dễ bị "khớp" tinh thần vì bạn còn lạ lẫm. Bạn chưa quen với hệ thống công việc ở đó, bạn phải gặp gỡ, làm việc với những người mới cư xử với bạn rất khác so với những người trong trường học. Và sẽ phải mất khá lâu để bạn làm quen với điều đó, dù rất nhỏ nhưng sẽ có những điều lệ công ty bạn cần phải tuân thủ. Hãy vượt qua tất cả những điều này và giữ thái độ tích cực khi đối diện với các thách thức. Khi bạn có thái độ tích cực, bạn sẽ tập trung được vào các mục tiêu của mình, sẽ đưa ra được những quyết định chuẩn xác và vì thế cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn. 5. Nêu ra vấn đề nhưng luôn kèm theo các giải pháp Một thói quen làm việc hiệu quả cuối cùng là mỗi lần bạn nêu ra vấn đề khó khăn nào đó với sếp, bạn cần phải kèm theo những giải pháp cho vấn đề đó. Bạn cần nhớ rằng nếu bạn chỉ đưa ra vấn đề mà không có giải pháp thì hành vi của bạn có thể bị coi như một động thái phàn nàn. Để tránh hiểu lầm này, bạn hãy luôn đưa ra các giải pháp có thể cho vấn đề. Điều này sẽ chứng tỏ với sếp là bạn đã suy nghĩ rất thấu đáo về điều đó trước khi đề cập mọi chuyện với họ. Thêm nữa, hãy nghĩ trước một giải pháp đề xuất cụ thể trong số những phương pháp bạn đưa ra để sếp xem xét.
Bí quyết 6P khi săn việc
Săn việc (job hunting) có rất nhiều điểm tương đồng với việc tiếp thị một sản phẩm. Và bí quyết 6P - được lấy từ chữ cái đầu tiên của 6 chữ đầu của 6 yếu tố then chốt nhất cho một chiến dịch thành công chính là Positioning (Định vị), Process (Tiến trình), Persistence (Kiên trì) tiếp theo là Performance (Hành động), Personality (Đặc tính) và Pricing (Định giá). Ở đây sản phẩm là một ứng viên như bạn. Đối với một ứng viên săn việc, để có cơ hội "bán" những giá trị bản thân tới người mua/nhà tuyển dụng, chiến lược định hướng, tìm kiếm công việc phải thực sự hiệu quả, có nghĩa rằng lựa trọng những trọng tâm chuẩn xác và phát triển được các phương pháp thích hợp. Kế hoạch tìm kiếm công việc của bạn có thể là một trong những chiến dịch khắt khe nhưng chắc sẽ được đền đáp lớn. Dưới đây là sáu yếu tố trong bí quyết 6P giúp bạn cải thiện kiến thức cũng như các kỹ năng săn việc hiệu quả nhất: 1. Positioning - Định vị Bước đầu tiên để thực thi một chiến dịch săn việc thành công là nhận ra những gì khiến bạn trở thành một ứng viên độc nhất vô nhị. Với sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các ứng viên khác, sẽ rất cần thiết với việc ứng viên nhận ra những tính cách của bản thân mình. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một thông điệp hay yếu tố nhận dạng thực sự nổi bật và đáng nhớ, qua đó giúp bạn trở nên khác biệt so với các bản sơ yếu lý lịch khác trên bàn nhà tuyển dụng. Đôi lúc công việc này không dễ dàng để thực hiện. Bạn có thể muốn tìm kiếm một lời khuyên nào đó giúp mình biết được những giá trị của bản thân một cách khách quan nhất. Bạn có những điểm gì tốt đẹp hơn những người khác? Bạn có những yếu tố gì mà người khác không có? Kiến thức, nền tảng học vấn của bạn có điều gì khiến người khác dễ nhớ? Chính một chút ít dữ liệu cá nhân, được chuyên môn hoá này sẽ là khẩu hiệu tiếp thị của bạn. Nếu bạn định vị mục tiêu chuẩn xác nhất, chiến dịch săn việc của bạn sẽ hướng đến những nhà tuyển dụng thích hợp với một thông điệp mà "người mua" đánh giá cao, hay nói cách khác là nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới. Một khi bạn đã thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng, hãy tìm kiếm cơ hội để giải thích rõ hơn năng lực của mình để rồi cuối cùng có được một lời mời công việc - mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch săn việc. 2. Process - Tiến trình Những hành động mau lẹ nắm bắt các cơ hội mới là để nhận ra các nhà tuyển dụng mục tiêu của bạn và sau đó định hình rõ nhu cầu của họ trên phương diện làm thế nào bạn có thể chứng tỏ mình nổi bật hơn những người khác. Đừng chờ đợi đến khi có một công ty đăng tải thông báo tuyển dụng thích hợp với bạn. Tốt hơn hết, hãy tìm kiếm một công ty, nơi mà bạn tự tin rằng mình có thể tạo ra những tác động tích cực lên họ. Bạn cần chắc chắn rằng nhu cầu của các nhà tuyển dụng mục tiêu phải nhất quán với tất cả các khả năng nổi bật của bạn. Nói cách khác, sự thích hợp càng lớn bao nhiêu, bạn càng có khả năng thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bấy nhiêu, thoả mãn các nhu cầu và thậm chí vượt mọi mong đợi của họ. Nếu bạn hiểu rõ yếu tố năng động giữa việc thoả mãn các nhu cầu của nhà tuyển dụng trước tiên và sau đó đẩy mạnh các kỹ năng của mình trên cơ sở những nhu cầu này, cơ hội săn việc thành công của bạn sẽ lớn hơn nhiều. 3. Persistence and Perseverance - Bền bỉ và kiên trì Ứng viên đầu tiên nào gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng sẽ có một lới thế cạnh tranh rõ nét. Vậy bạn hãy là người đầu tiên như thế bằng việc giới thiệu tốt bản thân tới nhà tuyển dụng bạn đang mong muốn làm việc. Để đạt được một kết quả công việc tốt đòi hỏi ở bạn một chuỗi các hành động tổng thể chứ không đơn thuần nộp bộ hồ sơ hay gửi trực tuyến. Sẽ tốt nhất nếu bạn chủ động tìm hiểu các nhà quản lý tuyển dụng và trực tiếp nói chuyện với họ. Hành động này sẽ được một chú ý nhiều hơn và bạn sẽ có được những ấn tượng tốt, tin cậy hơn so với việc chỉ gửi những bản sơ yếu lý lịch được viết cẩn thận. 4. Performance and Presentation – Hành động và Giới thiệu Hãy đảm bảo rằng bản sơ yếu lý lịch thể hiện rõ những điểm mạnh, sở trường và kỹ năng của bạn. Nếu có thể chứng minh các năng lực của mình thông qua những thông tin, tài liệu cụ thể, bạn đã thể hiện được sự sáng tạo của mình cũng như một gia tài kiến thức tuyệt vời. Liệu có ý nghĩa khi bạn biểu lộ sự sẵn lòng và niềm mong muốn được đóng góp cho công ty, được làm việc để tạo ra sự khác biệt, được tham gia vào một tập thể gắn kết, được phấn đấu để trở thành một nhà quản lý tài năng và được nỗ lực để vượt xa mọi mong đợi? Thay vì sử dụng quá nhiều từ ngữ diễn giải, bạn hãy cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy những gì cấu thành nên năng lực của bạn! . 5. Personality - Đặc tính cá nhân Để chứng minh năng lực và tạo ra sự tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng không phải là công việc dễ. Những mối quan hệ cá nhân, sự tìm hiểu qua người khác góp phần tạo dựng cảm giác tin tưởng luôn đóng vai trò quan trọng trong các quyết định tuyển dụng. Nếu bạn may mắn có những liên lạc trực tiếp với các nhà tuyển dụng tiềm năng, hãy làm cho họ có thể biết về bạn nhiều nhất và tạo lòng tin từ phía họ. Hãy lắng nghe thay vì nói và bạn có thể biết những gì quan trọng với họ và sau đó nhấn mạnh vào các nhu cầu của họ cũng như giải toả các mối quan tâm chung. Điều này là rất quan trọng để một nhà tuyển dụng thực sự thoải mái lựa chọn bạn gia nhập vào tập thể của họ. Việc có được lòng tin thậm chí có thể quan trọng hơn nhiều so với những kỹ năng và nền tảng học vấn tuyệt vời của bạn. Hãy tập trung vào những cuộc hội thoại, các mối quan hệ, hiểu biết chung, nếu có, và cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm và trải nghiệm về tình cảm. 6. Pricing - Định giá Nếu nhà tuyển dụng chưa hỏi mức lương mong muốn, bạn đừng đề cập đến vấn đề này vội. Đến khi nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng với năng lực làm việc của bạn, vấn đề lương sẽ rất dễ đàm phán. Khi bắt đầu đề cập đến tiền lương, bạn nên đưa ra một khoảng nhất định về lương chứ không phải những con số cụ thể nào đó. Đồng thời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy đây là một vấn đề có thể thoả thuận không khó khăn. Để có một kết cục tốt, bạn nên chứng mình cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình xứng đáng với khoản lương mà họ sắp phải trả (bạn có thể tạo ra cho công ty những khoản thu mới ví như khoản chi phí được tiết kiệm, những khách hàng mới có được và cả việc gia tăng lòng trung thành của khách hàng,…). Tổng kết lại, Mục tiêu của chiến dịch săn việc là tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới - đối với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên xin việc. Việc thu hút được sự chú ý của một nhà tuyển dụng tiềm năng đòi hỏi bạn phải có một chiến lược tiếp thị thích hợp được thực thi chuẩn xác nhất. Săn việc luôn đòi hỏi ở bạn sự nỗ lực và lòng kiên nhẫn. Nếu sử dụng bí quyết 6P ở trên, bạn dễ dàng có được những kết quả tốt đẹp hơn và nhanh chóng hơn so với bất cứ kỹ thuật nào khác.
Lựa chọn công việc đầu đời
Thị trường việc làm có rất nhiều cơ hội và thách thức cho người tìm việc. Tuy nhiên, điều đầu tiên trước khi tìm kiếm công việc, bạn nên hiểu rõ mình muốn làm gì dựa trên cơ sở những quan tâm hay các kỹ năng bạn có. Thử và thay đổi Đừng bao giờ sợ rằng một khi đã “bập” vào công việc nào đó thì bạn sẽ phải “chung thân” với nó trọn đời. Thời đó đã qua lâu rồi. Bạn hãy luôn suy nghĩ thật thoáng để tìm kiếm các cơ hội việc làm luôn có nhiều khả năng phát triển sự nghiệp. Để có thể lựa chọn nghề nghiệp hiệu quả, bạn cần: • Hiểu rõ về bản thân mình: Các kỹ năng, mong muốn, tham vọng, cá tính và cả những hạn chế. • Hiểu rõ về các lĩnh vực ngành nghề mình quan tâm hiện có. • Khả năng đáp ứng các kỹ năng chuyên môn phù hợp với những cơ hội nghề nghiệp. • Hiểu rõ hoàn cảnh cá nhân của mình như chuyện nợ nần hay áp lực gia đình. Biết tự đánh giá bản thân chính xác là điều rất thiết yếu để tạo nên một CV thuyết phục, hoàn thiện tốt lá đơn xin việc và tham dự phỏng vấn hiệu quả. Tất cả vấn đề nằm ở sự trải nghiệm Ai cũng cần phải bắt đầu từ một chỗ nào đó, vì thế bạn đừng bao giờ hy vọng sẽ “nhảy” ngay được vào cương vị quản lý dù cho bằng cấp của bạn “đỏ” tới mức nào. Hãy chuẩn bị mọi thứ để dần bước trên nấc thang sự nghiệp, không bỏ qua cơ hội trò chuyện với đồng nghiệp để biết thêm về các cơ hội khác trong công ty. Nếu bạn chưa may mắn có được vị trí công việc mong muốn thì kinh nghiệm làm việc cộn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoi dau HR.doc