Khóa luận Xây dựng ứng dụng tìm kiếm thông tin theo vị trí trên mạng ngang hàng có cấu trúc

Hiện nay, các dịch vụ dựa vào vị trí cung cấp dịch vụ cho các thiết bị di động đang phát triển mạnh. Trong đó dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí là một dịch vụ quan trọng. Do các máy chủ cung cấp dịch vụ dựa vào vị trí hiện nay hoạt động rời rạc, không có sự liên kết với nhau dễ gây quá tải tại các máy chủ vào giờ cao điểm, thông tin cung cấp cho người dùng không đa dạng. Chính vì vậy nảy sinh nhu cầu liên kết các máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ lại với nhau thành một mạng dịch vụ. Để các máy chủ cung cấp dịch vụ có thể liên kết được với nhau thì phải giải quyết được các vấn đề về quản lý, lưu trữ, xử lý thông tin phân tán và tìm kiếm thông tin quy mô lớn. Mạng ngang hàng có cấu trúc sẽ là một giải pháp tốt để liên kết các máy chủ cung cấp dịch vụ lại với nhau vì bản chất của mạng ngang hàng là xử lý và lưu trữ dữ liệu phân tán đồng thời mạng ngang hàng có cấu trúc có ưu điểm là tìm kiếm dữ liệu nhanh, có thể tìm kiếm được dữ liệu trên quy mô lớn và hệ thống có khả năng mở rộng cao.

Khoá luận đã xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí dựa trên mạng ngang hàng có cấu trúc trong đó thông tin tìm kiếm được dựa trên ngữ cảnh của người sử dụng. Ngữ cảnh ở đây là các thông tin về tuổi, giới tính, sở thích của người dùng và các thông tin về môi trường như thời tiết, mùa trong năm, thời gian trong ngày và vị trí hiện tại của người dùng. Hệ thống đã được thử nghiệm và đánh giá thông qua môi trường mạng có giới hạn băng thông và độ trễ giống với môi trường mạng Internet và mạng điện thoại hiện nay. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống xây dựng đã đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ dựa vào vị trí là cung cấp dịch vụ thời gian thực và có thể dễ dàng mở rộng hệ thống.

 

doc51 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Xây dựng ứng dụng tìm kiếm thông tin theo vị trí trên mạng ngang hàng có cấu trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Phạm Đình Hậu XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÌM KIẾM THÔNG TIN THEO VỊ TRÍ TRÊN MẠNG NGANG HÀNG CÓ CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Phạm Đình Hậu XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TÌM KIẾM THÔNG TIN THEO VỊ TRÍ TRÊN MẠNG NGANG HÀNG CÓ CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: TS.Nguyễn Hoài Sơn HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Hoài Sơn. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đồng thời em xin được cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên em rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt khoá luận. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Phạm Đình Hậu TÓM TẮT NỘI DUNG Hiện nay, các dịch vụ dựa vào vị trí cung cấp dịch vụ cho các thiết bị di động đang phát triển mạnh. Trong đó dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí là một dịch vụ quan trọng. Do các máy chủ cung cấp dịch vụ dựa vào vị trí hiện nay hoạt động rời rạc, không có sự liên kết với nhau dễ gây quá tải tại các máy chủ vào giờ cao điểm, thông tin cung cấp cho người dùng không đa dạng. Chính vì vậy nảy sinh nhu cầu liên kết các máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ lại với nhau thành một mạng dịch vụ. Để các máy chủ cung cấp dịch vụ có thể liên kết được với nhau thì phải giải quyết được các vấn đề về quản lý, lưu trữ, xử lý thông tin phân tán và tìm kiếm thông tin quy mô lớn. Mạng ngang hàng có cấu trúc sẽ là một giải pháp tốt để liên kết các máy chủ cung cấp dịch vụ lại với nhau vì bản chất của mạng ngang hàng là xử lý và lưu trữ dữ liệu phân tán đồng thời mạng ngang hàng có cấu trúc có ưu điểm là tìm kiếm dữ liệu nhanh, có thể tìm kiếm được dữ liệu trên quy mô lớn và hệ thống có khả năng mở rộng cao. Khoá luận đã xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí dựa trên mạng ngang hàng có cấu trúc trong đó thông tin tìm kiếm được dựa trên ngữ cảnh của người sử dụng. Ngữ cảnh ở đây là các thông tin về tuổi, giới tính, sở thích của người dùng và các thông tin về môi trường như thời tiết, mùa trong năm, thời gian trong ngày và vị trí hiện tại của người dùng. Hệ thống đã được thử nghiệm và đánh giá thông qua môi trường mạng có giới hạn băng thông và độ trễ giống với môi trường mạng Internet và mạng điện thoại hiện nay. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống xây dựng đã đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ dựa vào vị trí là cung cấp dịch vụ thời gian thực và có thể dễ dàng mở rộng hệ thống. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Cấu trúc hệ thống dịch vụ dựa vào vị trí 4 Hình 2. Một số thiết bị di động sử dụng dịch vụ dựa vào vị trí 5 Hình 3. Mạng diện rộng không dây 6 Hình 4. Mạng cục bộ không dây 7 Hình 5. Mạng cá nhân không dây 7 Hình 6: Xác định vị trí dùng tín hiệu vệ tinh 8 Hình 7. Xác định vị trí dùng dựa vào các trạm sóng đài 9 Hình 8. Cách thức hoạt động của dịch vụ dựa vào vị trí 10 Hình 9: Mô hình mạng ngang hàng 13 Hình 10. Hệ thống mạng ngang hàng lai ghép 15 Hình 11. Mạng ngang hàng có cấu trúc Chord dạng vòng tròn 17 Hình 12. Mô hình mạng Chord 19 Hình 13: Định nghĩa các trường trong bảng định tuyến của Chord 19 Hình 14. Minh hoạ quy tắc lưu khoá trong mạng Chord 20 Hình 15. Minh hoạ chia bề mặt trái đất thành các ô 28 Hình 16. Minh hoạ một ô của bề mặt trái đất được chia ra 28 Hình 17: Minh hoạ tìm kiếm thông tin trong một vùng 30 Hình 18: Minh hoạ thông tin vị trí của một ô trên bề mặt trái đất 31 Hình 20. Cấu trúc hệ thống dịch vụ tìm kiếm thông tin dựa vào vị trí 33 Hình 21: Minh hoạ việc tạo truy vấn theo ngữ cảnh 34 Hình 22: Yêu cầu địa chỉ IP và cổng của các máy trong mạng ngang hàng 34 Hình 23: Yêu cầu tìm kiếm của thiết bị di động gửi lên mạng ngang hàng 35 Hình 24: Minh hoạ mạng ngang hàng trả kết quả cho thiết bị di động 36 Hình 25: Minh hoạ giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm thông tin 38 Hình 27: Giao diện hiển thị kết quả trên bản đồ 39 Hình 28: Mô hình thí nghiệm 39 Hình 29: Kết quả thí nghiệm 40 Hình 30: Đồ thị kết quả thử nghiệm 41 LỜI MỞ ĐẦU Ngày này, số lượng các thiết bị di động cầm tay tăng nhanh, sức mạnh xử lý và bộ nhớ của thiết bị đã có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều dịch vụ. Trong đó dịch vụ dựa vào vị trí là một dịch vụ phổ biến và đang phát triển hiện nay. Dịch vụ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và cung cấp các thông tin như dịch vụ gần nhất, theo dõi phương tiện giao thông, các dịch vụ khẩn cấp. Dịch vụ tìm kiếm thông tin là một dịch vụ quan trọng của dịch vụ dựa vào vị trí và đang phát triển mạnh. Tuy hiện nay có nhiều dịch vụ tìm kiếm thông tin nhưng thông tin tìm kiếm được thường không đúng yêu cầu và không có liên hệ với ngữ cảnh của người dùng. Ngữ cảnh ở đây là các thông tin cá nhân (tuổi, giới tính, sở thích, lịch làm việc), thông tin môi trường xung quanh (thời gian trong ngày, mùa trong năm, thời tiết...) và vị trí của người dùng. Để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng là tìm kiếm thông tin chính xác và phù hợp với yêu cầu của người dùng thì khoá luận đã xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí trong đó thông tin được tìm kiếm dựa trên ngữ cảnh của người dùng. Hệ thống sẽ cung cấp thông tin một cách tự động cho người dùng bằng cách tạo truy vấn tìm kiếm tự động từ ngữ cảnh của người dùng. Yêu cầu của hệ thống này là phải có khả năng tìm kiếm dữ liệu trên quy mô lớn, có tính phân tán và có khả năng mở rộng cao. Công nghệ mạng ngang hàng đã phát triển nhanh chóng trên mạng Internet trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của hàng loạt các ứng ngang hàng như Napster, Gnutella, Freenet, BitTorrent, Edonkey…. Sở dĩ mô hình mạng mạng ngang hàng phát triển như vậy là vì mô hình này rất phù hợp với tính phân tán của dữ liệu, đồng thời nó đảm bảo quyền quản lý dữ liệu của người dùng nên khuyến khích được việc chia sẻ dữ liệu, làm tăng nguồn tài nguyên trên mạng. Mô hình mạng ngang hàng cũng được sử dụng để xử lý các bài toán phức tạp do tận dụng được khả năng tính toán phân tán và tích hợp dữ liệu từ các máy tính tham gia mạng. Trong mạng ngang hàng các máy tham gia đều đóng góp tài nguyên như băng thông, khả năng xử lý và khả năng lưu trữ. Để đáp ứng được yêu cầu của hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí là có thể tìm kiếm dữ liệu trên quy mô lớn, có tính phân tán và có tính mở rộng cao thì mạng ngang hàng có cấu trúc là một giải pháp tốt. Bởi vì mạng ngang hàng có cấu trúc có ưu điểm là có thể quản lý, lưu trữ và tìm kiếm trên quy mô lớn, có tính phân tán và có thể dễ dàng mở rộng. Vì vậy khoá luận đã đi sâu vào nghiên cứu và xây dựng hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí dựa trên mạng ngang hàng có cấu trúc . Để đánh giá hiệu quả của hệ thống đã xây dựng thì hệ thống đã được thử nghiệm trong môi trường được giới hạn về băng thông và độ trễ giống với môi trường Internet và mạng điện thoại hiện nay và kết quả thử nghiệm là khá khả quan. Khoá luận được chia làm 5 chương: - Chương 1: Chương này sẽ giới thiệu về cấu trúc của hệ thống dịch vụ dựa vào vị trí hiện đang được sử dụng và các yêu cầu của dịch vụ dựa vào vị trí. - Chương 2: Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về mạng ngang hàng, ưu nhược điểm của mạng ngang hàng và các phương pháp tìm kiếm đang được sử dụng trong mạng ngang hàng có cấu trúc. - Chương 3: Chương này sẽ trình bày về ý tưởng, yêu cầu và cách thức xây dựng dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí dựa trên mạng ngang hàng có cấu trúc. - Chương 4: Trong chương này chúng ta sẽ trình bày về mô hình thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí đã xây dựng và đưa ra các nhận xét đánh giá kết quả thử nghiệm. - Chương 5: Kết luận và hướng phát triển tiếp theo của khoá luận. CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH DỊCH VỤ DỰA VÀO VỊ TRÍ Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ phần cứng đã có thể tạo ra các thiết bị nhỏ gọn, có khả năng lưu trữ và xử lý lớn như PDA, Smart Phone, Pocket PC.... Giá thành của các sản phẩm này liên tục giảm khiến cho số lượng người dùng sử dụng các thiết bị thông minh này tăng nhanh chóng. Chính vì số lượng các thiết bị thông minh này tăng nhanh dẫn đến nhu cầu của người dùng muốn sử dụng các dịch vụ gia tăng trên các thiết bị này lớn. Dịch vụ dựa vào vị trí là một dịch vụ gia tăng đang phát triển ngày nay. Các ứng dụng của dịch vụ này rất đa dạng, các ứng dụng này cung cấp cho mọi người các thông tin như vị trí các rạp chiếu bóng, các phòng nghe nhạc, các bữa tiệc và các thông tin về bản đồ, nhà hàng, viện bảo tàng, bệnh viện... ở các địa điểm gần mình. 1.2. Tổng quan về dịch vụ dựa vào vị trí Dịch vụ dựa vào vị trí là dịch vụ cung cấp các thông tin liên quan đến vị trí của thiết bị di động cầm tay thông qua mạng điện thoại hoặc kết nối không dây. Dịch vụ dựa vào vị trí cũng có thể được định nghĩa là dịch vụ khai thác các thông tin về vị trí của thiết bị di động cầm tay. Dịch vụ này có thể cung cấp các thông tin như “Vị trí trạm ATM (Automatic Teller Machine) gần nhất” hoặc các thông tin về vị trí của các nhà hàng, quán ăn, các bến xe... ở quanh vị trí của thiết bị di động cầm tay. Các thông tin này có thể được cung cấp một cách tự động mà không cần bất cứ thao tác yêu cầu nào của người dùng hoặc người dùng cũng có thể yêu cầu trực tiếp các thông tin mình muốn tìm và có thể tuỳ chọn tìm kiếm thông tin về một vị trí được chỉ định trên bản đồ số. Dịch vụ dựa vào vị trí mới xuất hiện gần đây, dịch vụ này tập trung vào cung cấp các dịch vụ trong phạm vi nhóm người dùng không chuyên và hoạt động trong môi trường tính toán di động có năng lực tính toán thấp. Các ứng dụng phổ biến của dịch vụ dựa vào vị trí: + Định vị: Dùng để xác định vị trí của một người nào hay vật nào để trả lời cho câu hỏi đang ở đâu. + Di chuyển: Ứng dụng này có thể chỉ dẫn một cách chi tiết làm sao để đi đến một vị trí mà người dùng mong muốn. + Tìm kiếm: Ứng dụng này có thể là cung cấp các thông tin về các dịch vụ gần nhất (có thể là nhà hàng gần nhất, trạm ATM gần nhất), các thông tin về giao thông như tình trạng tắc nghẽn giao thông tại điểm nào đó. + Xác định một người hay vật: Dùng để xác định một vật hay người nào đó ở vị trí hiện tại. + Kiểm tra sự kiện: Dùng để kiểm tra xem có sự kiện nào xảy ra ở vị trí này không. + Dịch vụ khẩn cấp: Khi có các tình trạng khẩn cấp như hoả hoạn, lũ lụt, trộm cướp thì có thể sử dụng dịch vụ này để thông báo cho cảnh sát hoặc cho lính cứu hoả. + Dịch vụ theo dõi: Dịch vụ này có thể là theo dõi giao thông để thông báo cho các các xe cứu thương hoặc cung cấp cho người dùng tránh các điểm tắc nghẽn. 1.3. Các thành phần của dịch vụ dựa vào vị trí Dịch vụ dựa vào vị trí gồm có bốn thành phần như hình 1 [3]: - Thiết bị di động - Mạng kết nối - Thành phần định vị -Nhà cung cấp ứng dụng và dịch vụ Hình 1. Cấu trúc hệ thống dịch vụ dựa vào vị trí 1.3.1. Thiết bị di động Là các thiết bị Mobile Phone, Smart Phone, Laptop, PDA... mà người dùng có thể sử dụng để truy cập và hiển thị thông tin. Người dùng có thể nhận thông tin dưới các dạng như âm thanh, văn bản, hình ảnh... Các thiết bị di động có thể là PDA, Phones, Laptops... nhưng cũng có thể là các thiết bị định vị gắn kèm với ô tô. Có nhiều loại thiết bị kết nối với dịch vụ dựa vào vị trí, tuỳ theo sức mạnh và khả năng lưu trữ của thiết bị, người dùng có thể sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ khác nhau. Các thiết bị dùng dịch vụ dựa vào vị trí có thể được phân loại thành hai loại là thiết bị đơn nhiệm và thiết bị đa nhiệm. + Thiết bị đơn nhiệm: Thường sử dụng các dịch vụ khẩn cấp như còi báo động hoặc cảnh báo tình trạng khẩn cấp. + Thiết bị đa nhiệm: Các thiết bị này đang được nhiều người sử dụng và nó đã trở thành một phần của cuộc sống chúng ta. Một số thiết bị đa nhiệm trong hình vẽ 2: Mobile Phone, Smart Phone, Pocket PC, Laptop hoặc PDA. Hình 2. Một số thiết bị di động sử dụng dịch vụ dựa vào vị trí + Đặc điểm của các thiết bị di động: - Hầu hết các thiết bị di động có tài nguyên tính toán và khả năng xử lý thấp. - Màn hình hiển thị nhỏ, pin có thời gian sử dụng ngắn, bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. - Bị giới hạn về băng thông kết nối. 1.3.2. Mạng kết nối Thành phần này dùng để truyền dữ liệu, phục vụ các yêu cầu của người dùng và gửi kết quả cho người dùng. Mạng kết nối thường được phân chia thành các loại khác nhau tuỳ theo mục đích, giới hạn về sóng đài (radio) và các tính chất địa lý. + Mạng diện rộng không dây (WWAN: Wireless Wide Area Networks) thường từ 100 m đến 35 km và yêu cầu người dùng phải đăng ký để được sử dụng. Mạng này bao gồm GSM (Global System for Mobile, GPRS (General Packet Radio Service) và UMTS (Universal Mobile Telecommunication System). GMM và GPRS có thể truyền dữ liệu tối đa là 14 kbps và 115 kbps ngược lại UMTS có thể truyền tới 2 Mbps. Hình 3. Mạng diện rộng không dây + Mạng cục bộ không dây (WLAN: Wireless Local Area Network): khoảng cách từ 10 đến 150 m. Thiết bị di động có thể kết nối thông qua các điểm truy cập. Hình 4. Mạng cục bộ không dây + Mạng cá nhân không dây (WPAN: Wireless Personal Area Networks): được dùng cho các kết nối trong một khoảng ngắn xung quanh 10 m và hệ thống thường không yêu cầu đăng ký sử dụng. Thông thường bao gồm Bluetooth và các thiết bị Infrared (IrDA), dữ liệu truyền qua công nghệ Bluetooth có thể là 1 Mbps trong khoảng cách 10 m và trong trường hợp IrDA (Inrared) nó có thể là 16 Mbps trong khoảng 1.5 m. Hình 5. Mạng cá nhân không dây 1.3.3. Thành phần định vị Là thành phần dùng để xác định vị trí hiện tại của người dùng. Hiện nay có hai phương pháp chính để xác định vị trí người dùng là dựa vào tín hiệu vệ tinh và dựa vào các trạm sóng đài. + Định vị dựa vào vệ tinh: Một số hệ thống định vị tiêu biểu sử dụng vệ tinh như TACAN – (TACtical Air Navigation), hệ thống định vị toàn cầu (GPS: Global Positioning System), GLONASS (Global'naya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema). Hình 6: Xác định vị trí dùng tín hiệu vệ tinh Các hệ thống định vị sử dụng vệ tinh chủ yếu dùng để phục vụ cho mục đích quân sự nên khi dùng trong dân sự thì chúng bị giới hạn về độ chính xác như hệ thống định vị toàn cầu thì độ chính xác khoảng 15 m. Hiện nay có một số máy thu tín hiệu của hệ thống định vị toàn cầu đã có thể xác định vị trí chính xác hơn và sai lệch khoảng 3 m. Tín hiệu của hệ thống định vị toàn cầu bị nhiễu bởi khá nhiều yếu tố như: điều kiện khí quyển, tín hiệu đi theo nhiều đường, lỗi đồng bộ giữa máy thu và vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị thu tín hiệu bị che khuất bởi các toà nhà. + Định vị dựa vào mạng: Hệ thống này xác định vị trí của người dùng dựa vào các cột sóng đài. Hình 7. Xác định vị trí dùng dựa vào các trạm sóng đài 1.3.4. Nhà cung cấp ứng dụng và dịch vụ Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp một số các dịch vụ khác nhau cho người dùng và phản hồi các yêu cầu cung cấp dịch vụ cho người dùng. Các dịch vụ và ứng dụng được cung cấp như các dịch vụ về tìm vị trí, tìm đường đi dựa trên thông tin mà người dùng cung cấp hoặc tìm kiếm các thông tin về đối tượng mà người dùng quan tâm (như nhà hàng, viện bảo tàng, khách sạn, tiệm ăn...) Thông thường dịch vụ dựa vào vị trí được chia thành hai loại: + Dịch vụ kéo về (Pull Services): Là những dịch vụ đáp ứng yêu cầu trực tiếp của người dùng, dịch vụ này thường được chia thành hai loại: - Dịch vụ chức năng: Các dịch vụ cung cấp chức năng hỗ trợ người dùng 113, 115 (gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp chỉ thông qua một nút bấm). - Dịch vụ thông tin: Cung cấp thông tin như “tìm quán ăn gần nhất”. + Dịch vụ đẩy đi (Push Services): Cung cấp thông tin dù người có có yêu cầu hay không yêu cầu trực tiếp. Dịch vụ hoạt động tự động và làm việc khi xảy ra một sự kiện được chỉ định như dịch vụ dự báo thời tiết, tin nhắn quảng cáo khi người dùng đi vào một khu vực nào đó. 1.4. Cách thức hoạt động của dịch vụ dựa vào vị trí Hệ thống hoạt động dựa trên các thành phần như hình vẽ 8 [3]: Các thiết bị, mạng kết nối, công nghệ xác định vị trí, máy chủ cung cấp dịch vụ và dữ liệu. Hình 8. Cách thức hoạt động của dịch vụ dựa vào vị trí Hoạt động của hệ thống sẽ như sau: Bước 1: Đầu tiên các thiết bị di động cầm tay sẽ xác định vị trí của mình dựa vào tín hiệu vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu, các cột sóng di động hoặc dựa vào các điểm truy cập không dây. Bước 2: Sau khi đã có được thông tin về vị trí hiện tại thì thiết bị di động sẽ gửi thông tin về vị trí của mình và thông tin cần tìm kiếm (như cửa hàng, khách sạn, trạm ATM gần nhất) đến máy chủ cung cấp dịch vụ qua mạng kết nối. Bước 3: Các máy chủ dịch vụ sẽ đọc yêu cầu của thiết bị di động, xử lý yêu cầu và gửi kết quả cho thiết bị di động. Bước 4: Thiết bị di động sẽ hiển thị kết quả cho người dùng, kết quả có thể được hiển thị dưới dạng tin nhắn hoặc hiển thị trên bản đồ để người dùng có thể thấy một cách trực quan vị trí của thông tin. 1.5. Tìm kiếm thông tin dựa vào vị trí + Yêu cầu của hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí là: - Cung cấp kết quả chính xác với yêu cầu của người dùng và giá thành của dịch vụ hợp lý. - Có thể định vị được các thiết bị di động trong phạm vị rộng, - Với các dịch vụ khác nhau thì có độ ưu tiên khác nhau như với dịch vụ khẩn cấp thì phải đáp ứng nhanh còn với dịch vụ tìm tiệm ăn, nhà hàng, khách sạn thì có thể ưu tiên ít hơn. - Dịch vụ không làm tăng kích thước, khối lượng của thiết bị nhiều cũng như không làm tiêu tốn nhiều năng lượng của thiết bị. - Có thể phục vụ được một số lượng lớn các thiết bị di động tại cùng một thời điểm. - Các thông tin về khách hàng phải được giữ bí mật. - Hệ thống phải dễ dàng mở rộng: Có thể tăng số người sử dụng cũng như tăng khả năng xử lý và lưu trữ của hệ thống. - Hệ thống có thể cung cấp dịch vụ thời gian thực. - Người dùng có thể sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi. + Vấn đề tìm kiếm thông tin theo vị trí: Hệ thống dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí hiện nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình khách - chủ. Nhược điểm của mô hình này đó là dễ bị quá tải tại máy chủ trung tâm khi có nhiều người dùng truy cập cùng một thời điểm và khó khăn khi mở rộng hệ thống. Yêu cầu của hệ thống dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí là hệ thống có thể lưu trữ, xử lý, tìm kiếm dữ liệu trên quy mô lớn và có khả năng mở rộng cao vì vậy việc triển khai dịch vụ này trên mô hình khách - chủ là không phù hợp. Mạng ngang hàng có cấu trúc là một giải pháp tốt để triển khai dịch vụ tìm kiếm thông tin theo vị trí vì bản chất của mạng ngang hàng là quản lý, lưu trữ, xử lý thông tin phân tán và mạng ngang hàng có cấu trúc có ưu điểm là có thể thể tìm kiếm thông tin nhanh, tìm kiếm trên quy mô lớn và hệ thống có tính mở rộng cao. 1.6. Tổng kết Chương này đã giới thiệu tổng quan về dịch vụ dựa vào vị trí, cấu trúc của dịch vụ dựa vào vị trí, hoạt động của dịch vụ dựa vào vị trí cũng như các yêu cầu hệ thống của dịch vụ này. Qua các yêu cầu của dịch vụ này ta có thể thấy việc triển khai dịch vụ dựa vào vị trí trên mạng ngang hàng là hoàn toàn khả thi vì khi triển khai dịch vụ này trên mạng ngang hàng thì hệ thống sẽ có thể tận dụng được khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của các máy tham gia vào mạng chính vì vậy làm tăng khả năng xử lý tổng thể của hệ thống. Khả năng xử lý tổng thể của hệ thống tăng sẽ làm cho thời gian đáp ứng của dịch vụ nhanh, đáp ứng được dịch vụ thời gian thực và ưu điểm của mạng ngang hàng là khả năng mở rộng dễ cao chính vì vậy hệ thống triển khai trên mạng ngang hàng sẽ có được ưu điểm là khả năng mở rộng hệ thống dễ dàng. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN MẠNG NGANG HÀNG CÓ CẤU TRÚC Mạng ngang hàng ngày càng trở nên phổ biến trong các ứng dụng chia sẻ trên mạng. Các mạng ngang hàng đã xuất hiện từ những năm 1980 và phát triển mạnh mẽ như APANET, Usenet, FidoNet. Hiện nay, với sự tham gia của các công ty thương mại và phi thương mại như Napster, Gnutella mạng ngang hàng ngày càng lớn mạnh và được được nhiều người sử dụng. Nhất là hiện nay khi lượng thông tin truyền tải trên mạng vô cùng lớn, nhu cầu tìm kiếm và chia sẻ thông tin cũng tăng lên. Mạng ngang hàng được xây dựng giữa các máy tính độc lập có khả năng chia sẻ dữ liệu và tận dụng tài nguyên để chia sẻ cho các máy tính khác. 2.1. Tổng quan về mạng ngang hàng 2.1.1. Khái niệm mạng ngang hàng Mạng ngang hàng là một cấu trúc được tạo nên bởi các máy tính liên kết với nhau, vai trò của mỗi máy tính là như nhau, mỗi máy tính là một phần và duy trì sự tồn tại của mạng. Các máy tính trong mạng thường xuyên liên lạc với các máy tính khác để ổn định mạng và chia sẻ dữ liệu với nhau. Mạng ngang hàng có nhiều ứng dụng và ứng dụng phổ biến nhất là chia sẻ tệp tin, tất cả các dạng tệp tin chia sẻ như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu... Hình 9: Mô hình mạng ngang hàng Một mạng ngang hàng đúng nghĩa không có khái niệm máy chủ và máy khách hay nói cách khác tất cả các máy tham gia đều bình đẳng và được gọi là Peer. Peer là một nút mạng vừa đóng vai trò là máy chủ với các máy khác trong mạng vừa đóng vai trò là máy khách khi được các máy khác phục vụ mình. Dữ liệu được chứa trên các máy tính và chia sẻ trực tiếp với nhau cũng thông qua các máy tính tham gia vào mạng ngang hàng. 2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của mạng ngang hàng Mô hình mạng ngang hàng rất phù hợp với tính phi tập trung của Internet, bởi bản chất của tài nguyên là phân tán, các thông tin lưu trữ không chỉ trên các máy chủ mà ở cả các máy khách. Xét về khía cạnh sức mạnh xử lý, mạng mạng ngang hàng có khả năng xử lý cao hơn cả những máy chủ lớn nhất hiện nay do đó sử dụng mạng mạng ngang hàng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu và giải các bài toán phức tạp (đây đều là những vấn đề vượt ra ngoài tầm xử lý của những máy chủ tập trung khi số lượng truy vấn, tính toán tăng lên đến hàng trăm triệu mỗi ngày). Sở dĩ như vậy là vì mạng ngang hàng đã tận dụng khả năng xử lý, khả năng lưu trữ còn thừa của các máy tính tham gia mạng với những thuật toán phân tán hợp lý. Công nghệ này đã chia việc xử lý lớn ra thành những việc xử lý nhỏ có thể phân tán giữa các máy tính trong một mạng. Mỗi máy tính sẽ xử lý một phần dữ liệu và trả về kết quả xử lý cho máy tính trung tâm, máy tính trung tâm sẽ ghép nối các kết quả này lại với nhau. Bằng cách đó, ta có thể giải quyết được những bài toán phức tạp mà không cần phải nâng cấp khả năng xử lý của hệ thống hiện tại. Bên cạnh đó, việc phân tán trách nhiệm cung cấp dịch vụ đến tất cả các nút trên mạng sẽ giúp loại bỏ vấn đề ngừng trệ dịch vụ do nơi cung cấp duy nhất gặp sự cố. Mạng ngang hàng cũng tận dụng được băng thông trên toàn bộ mạng vì việc tăng số giao tiếp giữa các thiết bị mạng qua các đường truyền khác nhau sẽ làm giảm khả năng tắc nghẽn mạng. Ngoài ra, khi càng nhiều máy tính tham gia vào mạng ngang hàng thì tổng sức mạnh xử lý, khả năng lưu trữ và băng thông lại tăng theo điều đó cho thấy khả năng mở rộng của mạng mạng ngang hàng. Tuy nhiên, mạng ngang hàng cũng có nhiều nhược điểm. Với mô hình mạng ngang hàng thuần túy, tức là mô hình mà ở đó mọi máy đều có vai trò như nhau và không tuân theo bất cứ một quy luật định tuyến hay kết nối nào thì mạng mạng ngang hàng cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm: + Chính vì yêu cầu dịch vụ được đáp ứng một cách tùy biến nên máy yêu cầu dịch vụ có thể nhận được nhiều kết quả khác nhau khi nó kết nối đến các máy khác nhau cung cấp cùng một dịch vụ. + Các yêu cầu gửi đi có thể không nhận được kết quả trả về vì không có gì đảm bảo sẽ tồn tại một máy nào đó có khả năng đáp ứng yêu cầu đó. + Các tài nguyên có thể biến mất do nút cung cấp tài nguyên có thể ngắt kết nối bất cứ lúc nào. 2.1.3. Phân loại mạng ngang hàng Mạng ngang hàng lai ghép Trong mô hình này, mỗi máy đều được nối với tất cả các máy khác trong mạng, cách nối này mang đặc điểm của mô hình mạng ngang hàng thuần túy. Tuy nhiên, vẫn có một máy đóng vai trò máy chủ trung tâm, máy chủ này có nhiệm vụ quản lý các thông tin chỉ mục. Hình 10. Hệ thống mạng ngang hàng lai ghép Những nhược điểm của việc quản lý điều khiển tập trung vẫn tồn tại trong mô hình mạng này. Nếu máy chủ trung tâm gặp lỗi thì các máy Peer không thể truy cập đến thông tin chỉ mục ở trên máy chủ trung tâm nên không thể tìm kiếm thông tin được. Đại diện cho mô hình mạng ngang hàng lai ghép là mạng ngang hàng Napster. Mạng ngang hàng thuần tuý Trong mạng ngang hàng thuần tuý thì vai trò của các máy trong mạng là ngang nhau và trong mô hình mạng này thì đã loại bỏ sự tồn tại của các máy chủ tập trung. Mạng ngang hàng thuần tuý được chia thành hai loại là mạng ngang hàng không có cấu trúc và mạng ngang hàng có cấu trúc. Mạng ngang hàng không cấu trúc: Trong mạng ngang hàng không cấu trúc thì các liên kết giữa các nút trong mạng được thiết lập ngẫu nhiên không theo quy luật. Những mạng như thế này dễ dàng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPham Dinh Hau_K50MMT_Khoa luan tot nghiep dai hoc.doc
Tài liệu liên quan