TPVC không phải là một văn bản duy nhất trong mối quan hệ đơn phương
với người GV. Trong lớp học, một văn bản ít nhất có ba kiểu người đọc với ba
điểm nhìn khác nhau: văn bản của tác giả- văn bản của GV - văn bản của HS.
Nhiệm vụcủa giờdạy học văn là làm sao phải tạo ra mối tương tác của ba mối
quan hệvốn có: tác phẩm - nhà văn, GV và bản thân HS. Muốn nhưvậy phải có
hệthống PPDH phù hợp, hướng vào HS, giúp HS khám phá tác phẩm đểcác thực
sựphát triển.
Khám phá hình thức TLN trong dạy học Văn hay cụthểhơn là TPVC, vận
dụng hình thức TLN vào dạy học TPVC cũng là góp phần tìm đến một PPDH và
BPDH mới dựa trên tinh thần chung của việc đổi mới PPDH. Với cách dạy học
này, HS có nhiều điều kiện bộc lộnhững suy nghĩcủa mình, tạo không khí học
tập sôi nổi, kích thích tất cảHS tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng
mục tiêu giáo dục đềra: “lấy HS làm trung tâm”.
106 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Vận dụng hình thức thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN TƯƠI
LỚP DH5C2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
VẬN DỤNG HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TÁC PHẨM
VĂN CHƯƠNG
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương
LONG XUYÊN, 5/2008
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lâm Trần Sơn Ngọc
Thiên Chương, cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời tri ân đến các thầy, cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt khóa luận này.
Cảm ơn cha mẹ, anh chị và bạn bè đã động viên và khích lệ tôi rất nhiều
trong thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
Kí hiệu viết tắt
ÖÖÖ
- Phương pháp dạy học PPDH.
- Biện pháp dạy học BPDH.
- Thảo luận nhóm TLN.
Số trang sách trích dẫn.
- Kí hiệu [ 23; 34 ]
Thứ tự sách trích dẫn.
- Giáo viên GV.
- Học sinh HS.
- Tác phẩm văn chương TPVC.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
MỤC LỤC
ÖÖÖ
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài………………………………………..............................1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...2
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu…………………………………………...4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..4
5. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………5
6. Đóng góp của đề tài………………………………………………………..5
7. Dàn ý khóa luận……………………………………………………………6
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hình thức thảo luận nhóm.
1. Thế nào là hình thức TLN?.......................................................................10
2. Tác dụng của hình thức TLN…………………………………................11
2.1. Tác dụng của hình thức TLN đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo....11
2.2. Tác dụng của hình thức TLN đối với giáo viên………………..........12
2.3. Tác dụng của hình thức TLN đối với học sinh ……………...............12
3. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên đối với hình thức TLN…….....................13
3.1. Vai trò của giáo viên…………………………………………………..13
3.2. Nhiệm vụ của giáo viên……………………………………………….14
3.2.1. Xây dựng các bài tập (câu hỏi) TLN phải có tính vấn đề.................15
3.2.2. Giáo viên phải tạo nên mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm,
trong lớp “thành một xã hội thu nhỏ” cùng nhau hợp tác xây dựng bài học........15
3.2.3. Đảm bảo cho các thành viên trong nhóm, trong lớp được thảo luận
...............................................................................................................................16
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
3.2.4. Quan sát học sinh trong quá trình thảo luận……………………….17
3.2.5. Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho học sinh…………………………….17
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo hình thức TLN.........................17
4.1. Ưu điểm…………………………………………………………….....17
4.2. Nhược điểm…………………………………………………………...19
5. Biện pháp khắc phục nhược điểm của dạy học theo hình thức TLN..........20
Chương II: Vận dụng hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC.
1. Thực tế của việc vận dụng hình thức TLN ở nhà trường THPT..............22
1.1. Khảo sát học sinh……………………………………………………22
1.2. Khảo sát giáo viên…………………………………………………...23
1.3. Kết quả…………………………………………………………........26
2. Các yếu tố tác động đến việc lực chọn dạy học theo hình thức TLN.......26
2.1. Yếu tố thời gian……………………………………………………..26
2.2. Yếu tố bài học………………………………………………………..27
2.3. Đặc điểm lớp học…………………………………………………….27
2.4. Năng lực và sở thích của giáo viên…………………………………..28
3.Vận dụng hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC ở trường THPT……...28
3.1. Những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng hình thức TLN trong giờ
dạy học TPVC.......................................................................................................28
3.1.1. Nhu cầu và khả năng TLN của học sinh trong giờ dạy học
TPVC…………………………………………………………………………….29
3.1.2. Hình thức TLN thật sự là một hình thức dạy học tích cực, đáp ứng
nhu cầu đổi mới PPDH (dĩ nhiên không phải là biện pháp sư phạm độc
tôn)……….............................................................................................................29
3.2. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện hình thức TLN vào giờ dạy
học TPVC..............................................................................................................32
3.2.1 Các bài tập (câu hỏi) thảo luận phải có tính vấn đề………………..32
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
a.Thế nào là vấn đề?.................................................................................32
b. Vấn đề trong dạy học TPVC là gì?......................................................32
3.2.2. Tùy cấu trúc nhóm mà mức độ bài tập khác nhau…………………33
a. Đối với bài tập TLN có tính chất phức tạp……………………...........34
b. Đối với bài tập TLN có tính chất đơn giản, vừa mức..........................34
3.2.3. Các bài tập thảo luận phải liên hệ với những nguồn thông tin, tri
thức khác nhau......................................................................................................35
3.3.Các loại hình TLN vận dụng vào giờ dạy học TPVC.............................36
3.3.1. Các tiêu chí thành lập.......................................................................36
3.3.2. Các loại nhóm thảo luận...................................................................36
a. Nhóm làm việc theo cặp HS.................................................................37
b. Nhóm 4 - 5 HS.....................................................................................37
c. Loại ghép nhóm....................................................................................38
d. Nhóm Kim tự tháp................................................................................39
đ. Nhóm hoạt động trà trộn......................................................................40
3.4. Quy trình tổ chức hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC....................41
3.5. Các dạng bài tập TLN có thể vận dụng vào giờ dạy học TPVC...........43
3.5.1. Các dạng bài tập TLN thực hiện lớp................................................43
a. Bài tập TLN so sánh.............................................................................43
b. Bài tập TLN phân tích..........................................................................46
c. Bài tập TLN biểu đồ - sơ đồ………………………………………….47
d. Bài tập TLN bảng biểu……………………………………………….48
3.5.2. Các bài tập TLN thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày..................48
a. Bài tập TLN định hướng học bài..........................................................48
b. Bài tập TLN tiểu luận..........................................................................49
3.6. Kiểm tra - đánh giá học sinh.................................................................50
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
Chương III: Thiết kế thực nghiệm
1. Yêu cầu chung khi tiến hành thực nghiệm.................................................51
2. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm...................................................52
3. Đề xuất.......................................................................................................63
3.1. Về mặt lý luận........................................................................................63
3.2. Về sự phân phối thời gian dạy học........................................................63
3.3. Về bồi dưỡng trình độ cho các giáo viên bộ môn..................................64
3.4. Dạy học bằng phương tiện điện tử (giáo án điện tử).............................64
Phần kết luận
1. Kết luận.......................................................................................................65
2. Phụ lục........................................................................................................67
3. Danh mục tham khảo..................................................................................98
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
1
PHẦN MỞ ĐẦU
ÖÖÖ
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nghiên cứu hình thức dạy học mới – tổ chức dạy học nhóm, nằm
trong xu thế chung đi tìm một PPDH bổ sung vào hệ PPDH tích cực, dạy học
hướng đến HS, phát huy cao nhất ý thức tự giác năng động sáng tạo của HS:
Nghị quyết Trung Ương II khóa 8 trong phần định hướng phát triển giáo dục -
đạo tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học,
từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy -
học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS...”[31; 43].
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng nêu: “Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, PPDH…phát huy tinh thần
độc lập và sáng tạo của HS, sinh viên đề cao năng lực tự hoàn thiện học vấn và
tay nghề”[32;108 – 109].
Như vậy, trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhằm xây dựng một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vấn
đề con người được Đảng, nhà nước, xã hội quan tâm và chú trọng. Nói đến con
người phải chú trọng đến giáo dục con người. Giáo dục con người không thể
không quan tâm đến yêu cầu giải phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo của thế
hệ trẻ. Đây là vấn đề chiến lược của giáo dục và là đòi hỏi bức bách đối với nhà
trường hiện nay.
1.2. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới PPDH hiện nay:
Muốn dạy tốt học tốt phải đề cập đến nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố không
kém phần quan trọng là PPDH. Một thời gian dài trong nhà trường đã áp dụng
nhiều phương pháp giáo điều. Ngày nay, nhiều phương pháp mới có ý tưởng phá
vỡ những ràng buộc nhằm đổi mới theo hướng dân chủ hóa và nhân dân hóa.
Trong dạy học TPVC ở nhà trường THPT, vấn đề người học với tư cách là chủ
thể của giờ học càng được quan tâm.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
2
TPVC không phải là một văn bản duy nhất trong mối quan hệ đơn phương
với người GV. Trong lớp học, một văn bản ít nhất có ba kiểu người đọc với ba
điểm nhìn khác nhau: văn bản của tác giả - văn bản của GV - văn bản của HS.
Nhiệm vụ của giờ dạy học văn là làm sao phải tạo ra mối tương tác của ba mối
quan hệ vốn có: tác phẩm - nhà văn, GV và bản thân HS. Muốn như vậy phải có
hệ thống PPDH phù hợp, hướng vào HS, giúp HS khám phá tác phẩm để các thực
sự phát triển.
Khám phá hình thức TLN trong dạy học Văn hay cụ thể hơn là TPVC, vận
dụng hình thức TLN vào dạy học TPVC cũng là góp phần tìm đến một PPDH và
BPDH mới dựa trên tinh thần chung của việc đổi mới PPDH. Với cách dạy học
này, HS có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học
tập sôi nổi, kích thích tất cả HS tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng
mục tiêu giáo dục đề ra: “lấy HS làm trung tâm”. Chính những lý do trên, chúng
tôi quyết định bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Vận dụng hình thức TLN nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT”. Qua quá trình thực hiện đề
tài, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần đổi mới PPDH TPVC nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học ở nhà trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề.
Vận dụng hình thức TLN vào giờ dạy học văn là một vấn đề đã được nhiều
người nghiên cứu:
Giáo trình giảng dạy “Giáo dục 2”, thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc có đề cập đến
hình thức TLN nhưng sự trình bày của thạc sĩ lại khá khái quát: nêu định nghĩa,
chỉ ra các loại nhóm, những chú ý khi thực hiện các loại nhóm. Cho nên người
đọc chưa thể hình dung một cách cụ thể về hình thức TLN. Tuy nhiên, thạc sĩ
cũng chỉ ra được những tác dụng tích cực khi sử dụng TLN: phát huy vai trò tích
cực của HS, giúp HS chủ động trong học tập.
Còn các tác giả: Phan Trọng Luận, Z.IA.REZ, Nguyễn Thanh Hùng, Trần
Thế Phiệt, Nguyễn Duy Bình cũng đề cập đến hình thức TLN, nhưng các tác giả
chỉ dừng lại ở mức độ khám phá một loại hình thức dạy học mới nhằm phát huy
vai trò của HS mà thôi. Các tác giả đều có điểm chung là nhìn nhận TLN “công
cụ xúc tác” để hỗ trợ cho việc dạy học.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
3
Ông Đồng Xuân Quế thì nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn: tác giả đi sâu phân
tích từng khía cạnh của vấn đề, chỉ ra tác dụng và vai trò của hình thức TLN;
đồng thời ông còn đưa ra những trường hợp sử dụng TLN khi dạy học. Song, điều
hạn chế của tác giả ở chỗ phân chia nhóm: “mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, thư
kí… thực hiện vai trò trong suốt quá trình TLN…”[16; 23].
Ông Nguyễn Trọng Sửu có sự nhìn nhận về hình thức TLN như: tác giả cũng
trình bày khá rõ, nhiều chỗ tác giả còn phân tích, bình giá vấn đề thật rõ. Bài viết
có giá trị vận dụng rất cao, đặc biệt là tác giả còn chỉ ra được những nhược điểm
của hình thức TLN: “dạy học nhóm đòi hỏi nhiều thời gian. 45 phút của một
tiết học cũng là một trở ngại trên con đường thành công cho công việc nhóm…
Nếu tổ chức và thực hiện kém, nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những
dự định sẽ đạt. Bên cạnh đó, trong các nhóm chưa được luyện tập sẽ dễ gây ra
hỗn loạn…”[17; 22]
Các tác giả: Hoàng Thảo Nguyên, Trịnh Xuân Vũ, Lê Thị Xuân Liên nhìn
nhận hình thức TLN trên phương diện lý luận học, các tác giả chưa đưa ra một
cách cụ thể về hình thức TLN.
Đến với quyển giáo trình “Lý luận dạy học văn” của tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng
Nam, chúng ta thật sự kính phục một chuyên gia đầu ngành về PPDH. Các vấn đề
tác giả đề cập rất thuyết phục. Đối với hình thức TLN, tác giả trình bày rất rõ:
trước tiên là khái niệm, sau đó là các vấn đề về loại nhóm, vai trò, nhiệm vụ, quy
trình tổ chức, nhiệm vụ của GV… Cách trình bày như vậy, người đọc có thể dễ
nắm bắt vấn đề và thực hiện tốt khi vận dụng nó.
Tóm lại, từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều đề cập đến
vai trò, tác dụng… của hình thức TLN, nhưng sự đề cập đó chỉ dừng ở mức độ
nghiên cứu lý luận hình thức TLN hoặc nhìn nhận TLN như một “cứu cánh của
phương pháp dạy học” và các tác giả chưa đi vào tìm hiểu và vận dụng nó trong
một giờ dạy học TPVC cụ thể. Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn
trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu
nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ các bài nghiên cứu của người đi trước để đi
sâu tìm hiểu hình thức TLN theo một quan điểm PPDH mới nhằm đạt được hiệu
quả dạy học TPVC ở nhà trường THPT cao nhất.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
4
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Hình thức TLN trong một giờ dạy học
TPVC”.
- Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là trường THPT Thoại Ngọc Hầu - thành
phố Long Xuyên và trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Chợ Mới. Với hai
trường này, chúng tôi nhận thấy quá trình thực nghiệm sẽ khách quan hơn, bởi vì
cả hai trường đều có những điều kiện thuận lợi như: HS thích học văn, nhiều GV
thích dạy học theo cách dạy học này...
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở phương pháp luận.
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
và hệ tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là cơ sở phương pháp luận chủ yếu trong phân
tích, đánh giá về mặt lý luận và thực tiễn.
4.2. Các phương pháp cụ thể.
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Thu thập các tài liệu bao gồm các công trình nghiên cứu, các tài liệu từ báo,
mạng… có liên quan đế luận văn, chọn lọc, ghi chép lại nội dung cần thiết và tìm
cơ sở dữ liệu cho luận văn.
4.2.2. Phương pháp thống kê:
Thiết kế bảng câu hỏi điều tra dùng cho đối tượng là GV và HS ở hai trường
THPT “Nguyễn Hữu Cảnh” và THPT “Thoại Ngọc Hầu”, với hai khối lớp 10, 11
khoa cơ bản và phân ban. Tổng số phiếu điều tra là 333 phiếu. Qua các phiếu
điều tra, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để xác định tỉ lệ phần trăm GV,
HS lựa chọn đáp án cho mỗi vấn đề. Từ đó, chúng tôi tổng hợp hóa và bổ sung cứ
liệu cho luận văn.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Thực hiện phương pháp này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các số liệu ghi
chép về trường, lớp, kết quả đánh giá học lực, hạnh kiểm của HS trong trường, rồi
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
5
rút ra những ưu điểm và nhược điểm. Đồng thời, chúng tôi mượn cả hoạch giảng
dạy của tổ Ngữ Văn, giáo án giảng dạy của GV Ngữ Văn, mượn tập soạn, tập học
tập, bài kiểm tra của một số HS. Trên cơ sở những dữ liệu có được, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu chi tiết từng sản phẩm, ghi chép lại các số liệu, thông tin phục
vụ cho luận văn.
4.2.4. Phương pháp quan sát.
Chúng tôi sẽ dự giờ tiết dạy học TPVC ở hai khối lớp 10, 11. Trong quá trình
dự giờ, chúng tôi quan sát cách GV vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy
học, những thủ thuật trong dạy học văn; đặc biệt chúng tôi sẽ chú ý đến thái độ
học tập của HS khi GV sử dụng biện pháp TLN.
4.2.5. Phương pháp thực nghiệm.
Để kiểm chứng các giả thuyết của luận văn cũng như tính thực tiễn, tính xác
đáng của biện pháp TLN đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thể nghiệm ở hai lớp 10
và 11. Đồng thời, kết hợp với phương pháp thống kê để bổ sung cứ liệu khách
quan cho khóa luận.
5. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi mong sẽ đạt được những mục đích:
- Làm sáng tỏ ưu điểm, tác dụng và vai trò của hình thức TLN.
- Phát huy tối đa những thế mạnh của hình thức dạy học nhóm, đồng thời
thiết lập mối quan hệ biện chứng của BPDH này trong hệ thống các PPDH. Từ đó
giúp cho người dạy nói chung và người làm khóa luận nói riêng rút ra được
những thủ thuật trong việc vận dụng phối hợp các BPDH và PPDH để dạy học
TPVC tốt hơn.
6. Đóng góp của luận văn.
TLN từ lâu đã thu hút bao tác giả và giới nghiên cứu chú ý đến. Những tài
liệu về vấn đề này cũng tương đối nhiều, nhưng chủ yếu là tiếp cận từ góc độ của
nhà lý luận PPDH, hoặc thậm chí có tài liệu nghiên cứu lại thiên về hình thức…
cuối cùng rơi vào TLN truyền thống, không phát huy hết ưu điểm vốn có của nó.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu chưa đi sâu vào một tác phẩm cụ thể trong một
giờ dạy học TPVC, vì thế tính chất thuyết phục chưa cao.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
6
Đến với đề tài này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ vai trò, tác dụng và ưu điểm
mà TLN đạt được trong việc dạy học TPVC ở trường THPT.
Khi đã có những kết luận khách quan từ thực tế, cũng như kết quả thực
nghiệm, chúng tôi cố gắng đề ra một mô hình dạy học có sử dụng hình thức TLN
trong một giờ dạy học TPVC.
Nghiên cứu hình thức TLN sẽ giúp cho người đọc, cũng như người làm khóa
luận có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện về sức mạnh của cách dạy
học này. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hy vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu
tham khảo, đồng thời nó có thể phục vụ đắc lực cho việc học tập, dạy học và
nghiên cứu hình thức TLN nói riêng, PPDH nói chung để việc dạy và học TPVC
ngày càng tốt.
7. Dàn ý khóa luận.
Tên luận văn: Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
TPVC ở trường THPT.
Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Mục đích nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài.
7. Dàn ý luận văn.
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hình thức TLN.
1. Thế nào là TLN?
2. Tác dụng của TLN
2.1. Tác dụng của biện pháp TLN đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
2.2. Tác dụng của biện pháp TLN đối với GV.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
7
2.3. Tác dụng của biện pháp TLN đối với HS.
3. Vai trò, nhiệm vụ của GV đối với biện pháp TLN.
3.1. Vai trò.
3.2. Nhiệm vụ.
3.2.1. Xây dựng các bài tập (câu hỏi) TLN phải có tính vấn đề.
3.2.2. GV phải tạo nên mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm,
trong lớp “thành một xã hội thu nhỏ” cùng nhau hợp tác xây dựng bài học.
3.2.3. Đảm bảo cho các thành viên trong nhóm thảo luận và các nhóm
khác được hoạt động.
3.2.4. Quan sát HS trong quá trình thảo luận.
3.2.5. Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho HS.
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo hình thức TLN.
4.1. Ưu điểm.
4.2. Nhược điểm.
5. Các biện pháp khắc phục nhược điểm của dạy học theo hình thức TLN.
Chương II: Vận dụng hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC
1. Thực tế của việc vận dụng hình thức TLN ở nhà trường THPT
1.1. Khảo sát HS.
1.2. Khảo sát GV.
1.3. Kết quả.
2. Các yếu tố tác động đến việc lực chọn dạy học theo hình thức TLN.
2.1. Thời gian.
2.2. Yếu tố bài học.
2.3. Đặc điểm lớp học.
2.4. Năng lực và sở thích của GV.
3.Vận dụng hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC ở trường THPT.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
8
3.1. Những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng hình thức TLN vào giờ dạy
học TPVC.
3.1.1. Nhu cầu và khả năng TLN của HS trong giờ dạy học TPVC.
3.1.2. Hình thức TLN thật sự là một hình thức dạy học tích cực, đáp ứng
nhu cầu đổi mới PPDH (dĩ nhiên không phải là biện pháp sư phạm độc tôn).
3.2. Các yêu cầu cần đảm bảo khi thực hiện hình thức TLN vào giờ dạy học
TPVC.
3.2.1 Các bài tập thảo luận phải có tính vấn đề.
a.Thế nào là vấn đề?
b. Vấn đề trong dạy học TPVC là gì?
3.2.2. Tùy cấu trúc nhóm mà mức độ bài tập khác nhau.
a. Đối với bài tập TLN có tính chất phức tạp.
b. Đối với bài tập TLN có tính chất đơn giản, vừa mức.
3.2.3. Các bài tập thảo luận phải liên hệ với những nguồn thông tin (tri thức)
khác nhau.
3.3.Các loại hình thức TLN vận dụng vào giờ dạy học TPVC.
3.3.1. Các tiêu chí thành lập.
3.3.2. Các loại nhóm thảo luận.
a. Làm việc theo cặp HS.
b. Nhóm 4 - 5 HS.
c. Loại ghép nhóm.
d. Nhóm Kim tự tháp.
đ. Nhóm hoạt động trà trộn.
3.4. Quy trình tổ chức hình thức TLN trong một giờ dạy học TPVC.
3.5. Các dạng bài tập TLN có thể vận dụng vào giờ dạy học TPVC.
3.5.1. Các bài tập TLN thực hiện lớp.
a. Bài tập TLN so sánh.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
9
b. Bài tập TLN phân tích.
c. Các dạng bài tập TLN khác.
3.5.2. Các bài tập TLN thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày.
a. Bài tập TLN định hướng học bài.
b.Bài tập TLN dạng tiểu luận.
3.6. Kiểm tra - đánh giá HS.
3.6.1. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá HS.
3.6.2. Kiểm tra - đánh giá HS theo hình thức TLN.
Chương III: Thiết kế thực nghiệm
1. Yêu cầu chung khi tiến hành thể nghiệm.
2. Nội dung và cách tiến hành.
3. Đề xuất.
3.1. Về mặt lý luận.
3.2. Sự phân phối thời gian.
3.3. Bồi dưỡng trình độ cho các GV bộ môn.
3.4. Dạy học bằng phương tiện điện tử (giáo án điện tử).
Phần kết luận.
1. Kết luận
2. Phụ lục
3. Danh mục tham khảo
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
10
PHẦN NỘI DUNG
ÖÖÖ
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC
THẢO LUẬN NHÓM
1. Thế nào là hình thức TLN?
Ông Trịnh Xuân Vũ gọi hình thức TLN là “phương pháp”, vì nó có vai trò
độc lập tích cực trong dạy học TPVC, đồng thời bản thân nó cũng đủ điều kiện để
vận dụng trong việc dạy học: “trong tính hoàn chỉnh của nó, phương pháp TLN
có thể phát huy tối đa vai trò học tập tích cực của HS”[18; 160]
Còn thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc gọi TLN là một “hình thức dạy học”, bởi vì
“một phương pháp được phát huy hết ưu điểm của nó cần phải có một hình thức
dạy học phù hợp, hình thức TLN đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển tư duy
HS…”[3; 49].
Các tác giả: tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nam, thạc sĩ Lâm Trần Sơn Ngọc
Thiên Chương, thạc sĩ Nguyễn Trọng Sửu, thạc sĩ Lê Thị Xuân Liên lại nhìn nhận
hình thức TLN là một “biện pháp” nằm trong hệ thống phương pháp tích cực.
Cách gọi tên này xem ra chính xác hơn, vì hình thức TLN được vận dụng nhằm
mục đích phát huy vai trò người học, bản thân nó chưa thể xem là một phương
pháp.
Tóm lại, có nhiều cách gọi tên khác nhau, nhưng các tác giả đều có điểm
chung là công nhận TLN có tác dụng tích cực trong dạy học TPVC. Bằng lý lẽ
riêng của mỗi người, một số tác giả đã d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vandunghinhthucthaoluann.pdf