Khóa luận Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay

Trước sự tiến bộ của xã hội loài người, cái mới của hôm nay sẽ là cái cũ của ngày mai, nếu chúng ta không bắt nhịp, không thay đổi để hòa nhập vào dòng chảy của thời đại thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu lỗi thời. Vì vậy mà buộc chúng ta phải thay đổi. Sự thay đổi ấy có thể bằng một cuộc cách mạng, một cuộc đổi mới hay chí ít cũng phải bằng một cuộc cải cách. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia dân tộc để người ta tiến hành, mục đích cuối cùng vẫn là thay đổi cái cũ, cái lạc hậu, cái không còn thích nghi bằng cái mới, cái tiến bộ thích nghi và phát triển.

Trong lịch sử dân tộc và thế giới đã từng xuất hiện không ít các cuộc cách mạng, đổi mới hay cải cách. Có những cuộc cải cách mang lại thành công và tiến bộ, bảo vệ những thành quả mà trước đây đã đạt được như cuộc cải cách của Khúc Hạo (907 - 918), của Lê Thánh Tông (1460 - 1497), của Quang Trung (1788 - 1792) và gần đây là thành công của cuộc đổi mới của Đảng ta từ 1986 đến nay. Nhưng cũng không ít những cuộc cải cách vì lí do gì đây mà mang lai hậu quả thụt lùi của xã hội, làm mất đi những thành quả mà thế hệ trước đã đạt được. Chẳng hạn như cuộc cải cách của vua Minh Mạng trong nhưng năm 30 của thế kỷ XIX, nó đã kéo dài thêm cái trì trệ bảo thủ của xã hội phong kiến đã suy tàn chứ không đưa lịch sử tiến lên. Hay cuộc cải tổ của nước Nga Xô Viết trong nhưng năm 90 của thế kỷ XX đã làm sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa đưa con người quay về với chế độ người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản

Những cuộc cải cách được nói ở trên mang lại thành công hay thất bại thì đã rõ ràng, nhưng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã từng có một nhân vật lịch sử đã đưa ra tư tưởng cải cách toàn diện và táo bạo ở những năm cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đó là Hồ Quý Ly. Cho đến nay vẫn tồn tại hai luồng ý kiến khen, chê về cả thành công và thất bại. Chỉ biết rằng khi ông đưa ra tư tưởng cải cách của mình thì nước ta vẫn còn là một nhà nước quân chủ, nhưng nó đã vượt tầm thời đại, tiến bộ hơn hẳn so với tư tưởng cải cách của thời đại lúc bấy giờ. Chỉ trong vòng 25 năm cuối thời Trần và chưa đầy 7 năm đời Hồ nhưng việc làm thực tế của Quý Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết tâm thực hiện cải cách khắp mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, giáo dục Thuở ấy tư tưởng nào của ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng trọng đại. Song cuối cùng công cuộc cải cách ấy đã thất bại, dòng họ bị mất ngôi, dân tộc bị mất nước. Nhưng đánh giá đúng về mặt giá trị thì tư tưởng cải cách của ông vẫn còn nguyên giá trị mà các thế hệ tiếp theo và cho cả đến hôm nay người ta vẫn còn kính phục.

Cho đến ngày nay, khi bàn về những cuộc cải cách người ta không thể không nhắc đến tên ông vua hai họ ấy. Giá trị tư tưởng của ông ngày càng được đánh giá xác đáng, thông qua hàng loạt các công trình nghiên cứu bài viết khoa học của giới nghiên cứu từ trước đến nay. Họ đã tìm hiểu về sự nghiệp cuộc đời về con người ông nói chung và tư tưởng cải cách của ông nói riêng. Tuy nhiên để đánh giá đúng hay sai, tiến bộ hay hạn chế về tư tưởng cải cách của ông, các luồng ý kiến còn chưa thống nhất. Một vấn đề đặt ra là phải nhìn vào sự tiến bộ và đi tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, phải có phương pháp luận trong cách nhìn nhận vấn đề để thấy được ý nghĩa tư tưởng cải cách của ông. Như V.I. Lênin từng nói: "Các công lao lịch sử được xem xét, đánh giá không phải theo cái mà các nhà hoạt động lịch sử không đem lại so với yêu cầu đương thời, mà là theo cái gì mới mà họ đã đem lại so với những bậc tiền bối của mình". Trên cơ sở tôn trọng lịch sử, tiếp thu ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình, tôi chọn đề tài "Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay" để làm khóa luận tốt nghiệp.

 

doc56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sự tiến bộ của xã hội loài người, cái mới của hôm nay sẽ là cái cũ của ngày mai, nếu chúng ta không bắt nhịp, không thay đổi để hòa nhập vào dòng chảy của thời đại thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu lỗi thời. Vì vậy mà buộc chúng ta phải thay đổi. Sự thay đổi ấy có thể bằng một cuộc cách mạng, một cuộc đổi mới hay chí ít cũng phải bằng một cuộc cải cách. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia dân tộc để người ta tiến hành, mục đích cuối cùng vẫn là thay đổi cái cũ, cái lạc hậu, cái không còn thích nghi bằng cái mới, cái tiến bộ thích nghi và phát triển. Trong lịch sử dân tộc và thế giới đã từng xuất hiện không ít các cuộc cách mạng, đổi mới hay cải cách. Có những cuộc cải cách mang lại thành công và tiến bộ, bảo vệ những thành quả mà trước đây đã đạt được như cuộc cải cách của Khúc Hạo (907 - 918), của Lê Thánh Tông (1460 - 1497), của Quang Trung (1788 - 1792)… và gần đây là thành công của cuộc đổi mới của Đảng ta từ 1986 đến nay. Nhưng cũng không ít những cuộc cải cách vì lí do gì đây mà mang lai hậu quả thụt lùi của xã hội, làm mất đi những thành quả mà thế hệ trước đã đạt được. Chẳng hạn như cuộc cải cách của vua Minh Mạng trong nhưng năm 30 của thế kỷ XIX, nó đã kéo dài thêm cái trì trệ bảo thủ của xã hội phong kiến đã suy tàn chứ không đưa lịch sử tiến lên. Hay cuộc cải tổ của nước Nga Xô Viết trong nhưng năm 90 của thế kỷ XX đã làm sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa đưa con người quay về với chế độ người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản… Những cuộc cải cách được nói ở trên mang lại thành công hay thất bại thì đã rõ ràng, nhưng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã từng có một nhân vật lịch sử đã đưa ra tư tưởng cải cách toàn diện và táo bạo ở những năm cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đó là Hồ Quý Ly. Cho đến nay vẫn tồn tại hai luồng ý kiến khen, chê về cả thành công và thất bại. Chỉ biết rằng khi ông đưa ra tư tưởng cải cách của mình thì nước ta vẫn còn là một nhà nước quân chủ, nhưng nó đã vượt tầm thời đại, tiến bộ hơn hẳn so với tư tưởng cải cách của thời đại lúc bấy giờ. Chỉ trong vòng 25 năm cuối thời Trần và chưa đầy 7 năm đời Hồ nhưng việc làm thực tế của Quý Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết tâm thực hiện cải cách khắp mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, giáo dục… Thuở ấy tư tưởng nào của ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng trọng đại. Song cuối cùng công cuộc cải cách ấy đã thất bại, dòng họ bị mất ngôi, dân tộc bị mất nước. Nhưng đánh giá đúng về mặt giá trị thì tư tưởng cải cách của ông vẫn còn nguyên giá trị mà các thế hệ tiếp theo và cho cả đến hôm nay người ta vẫn còn kính phục. Cho đến ngày nay, khi bàn về những cuộc cải cách người ta không thể không nhắc đến tên ông vua hai họ ấy. Giá trị tư tưởng của ông ngày càng được đánh giá xác đáng, thông qua hàng loạt các công trình nghiên cứu bài viết khoa học của giới nghiên cứu từ trước đến nay. Họ đã tìm hiểu về sự nghiệp cuộc đời về con người ông nói chung và tư tưởng cải cách của ông nói riêng. Tuy nhiên để đánh giá đúng hay sai, tiến bộ hay hạn chế về tư tưởng cải cách của ông, các luồng ý kiến còn chưa thống nhất. Một vấn đề đặt ra là phải nhìn vào sự tiến bộ và đi tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, phải có phương pháp luận trong cách nhìn nhận vấn đề để thấy được ý nghĩa tư tưởng cải cách của ông. Như V.I. Lênin từng nói: "Các công lao lịch sử được xem xét, đánh giá không phải theo cái mà các nhà hoạt động lịch sử không đem lại so với yêu cầu đương thời, mà là theo cái gì mới mà họ đã đem lại so với những bậc tiền bối của mình". Trên cơ sở tôn trọng lịch sử, tiếp thu ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình, tôi chọn đề tài "Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay" để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sau sự sụp đổ của nhà Hồ, đất nước ta rơi vào tay nhà Minh, đã có không ít những ý kiến của các tác giả từ thời trung cổ, thời cận đại và cho đến thời hiện đại ngày nay, kể cả những tác giả nước ngoài, đã tốn nhiều giấy mực để viết về Hồ Quý Ly. Bên cạnh sự đồng tình ủng hộ là những lời chê bai trách móc, hơn thế còn có cả sự lên án về bản chất con người ông, và cả những việc làm, tư tưởng cải cách của ông. Các sử gia thời phong kiến, xem xét đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly với triều Hồ chỉ được ghi chép lại sơ sài và nếu không bị phê phán gay gắt thì cũng nhìn nhận một cách phiến diện, lệch lạc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Phải đến những năm sau hòa bình từ năm 1954 - 1955 tình hình nghiên cứu về Hồ Quý Ly và Vương triều Hồ được mở rộng thông qua các tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác giả đã đánh giá cao về Hồ Quý Ly - ông là một nhà chính trị lỗi lạc đại biểu cho tầng lớp phong kiến tiến bộ muốn canh tân đất nước, đánh giá về chính sách cải cách của ông là tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu thực tế của lịch sử, có tác dụng thúc đẩy lịch sử phát triển. Và hơn nữa các nhà sử học cách mạng đã đi vào giải thích nguyên nhân thất bại của cải cách. Bên cạnh đó cũng không ít các tác giả không đồng tình với ý kiến trên như Hoàng Tuyên, Đào Duy Anh đánh giá về con người Hồ Quý Ly sống và hành động theo chủ nghĩa cá nhân và cuộc cải cách của ông không đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Trong thời gian này, tại Pháp có nhà sử học Lê Thành Khôi trong cuốn "Nước Việt Nam lịch sử và văn minh" nói về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly là chính sách thông minh và xuất phát từ một động cơ đúng đắn tiến bộ - cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội lúc đó. Ngược lại nhà sử học Pháp Jean chesnaux trong cuốn "Góp phần vào nghiên cứu lịch sử Việt Nam" lại cho rằng Hồ Quý Ly là một kẻ thoán đoạt, ông ta cai trị tàn bạo, tăng thuế khóa và binh dịch. Đến những năm 1960 - 1961 trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã công bố những công trình nghiên cứu đánh giá lại một số nhân vật lịch sử, trong đó có Hồ Quý Ly. Nhìn chung vẫn tồn tại hai luồng ý kiến trái ngược nhau hoặc quá đề cao hoặc phủ nhận vai trò của Hồ Quý Ly. Năm 1970 tác giả Trương Hữu Quýnh cùng với Nguyễn Đức Nghinh tiếp tục phân tích sâu sắc hơn về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly qua cuốn "Lịch sử Việt Nam" đã dành riêng một chương nói về chính sách cải cách của ông nói rõ hơn về chính sách hạn điền, hạn nô. Năm 1977 nhóm tác giả Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn trong tác phẩm "Khởi nghĩa Lam Sơn" đã đánh giá Hồ Quý Ly là con người mạnh dạn, tiến bộ nhưng cải cách của ông không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Năm 1989 một sử gia Liên Xô là Maxlov trong cuốn "Việt Nam phong kiến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV" đã đánh giá cao Hồ Quý Ly và cuộc cải cách, coi ông là nhà cải cách điển hình ở thời phong kiến. Đến những năm 1991 - 1992 tạp chí Nghiên cứu lịch sử lại mở cuộc hội thảo mới đánh giá lại vai trò Hồ Quý Ly cùng những cải cách của ông theo quan điểm sử học mới hoàn toàn khách quan, khoa học, trả lại cho Hồ Quý Ly vị trí xứng đáng trong lịch sử. Trong những năm gần đây một số sử gia đã dành nhiêu thời gian công sức để suy ngẫm và cho ra mắt độc giả những cuốn sách về Hồ Quý Ly, chứ không ngắn gọn đơn giản là nhưng lời bình trên tạp chí như trước đây nữa. Năm 1996 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội đã ấn hành cuốn sách của Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa với nhan đề "Cải cách Hồ Quý Ly". Cuốn sách đã khẳng định sự toàn diện và táo bạo trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly và bước đầu đi tìm hiểu nguyên nhân thất bại của triều Hồ. Năm 1997 Viện Sử học và Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã ấn hành cuốn sách của tác giả Nguyễn Danh Phiệt với nhan đề "Hồ Quý Ly". Có thể nói, cuốn sách là một quá trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Quý Ly đầy đủ hơn cả từ trước tới nay. Tác giả đã dựng lại bức tranh toàn diện về nguồn gốc và thân thế Hồ Quý Ly, bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thời Trần, những hoạt động của Hồ Quý Ly trong triều Trần và những cải cách của Hồ Quý Ly với công cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Bước sang thế kỷ XXI, năm 2006 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã ấn hành cuốn sách "Mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam" của tác giả Văn Tạo. Khi bàn về các cuộc đổi mới trong lịch sử, tác giả đã đành giá cao về tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly và vai trò của ông trong lịch sử cải cách của nước nhà, phần nào nói lên ý nghĩa của nó đối với các cuộc đổi mới sau nay. Từ năm 2006 đến nay việc nghiên cứu về Hồ Quý Ly và công cuộc cải cách của ông vẫn được tiếp tục. Các tác phẩm nói trên đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng có tác dụng định hướng cho tôi nghiên cứu đề tài này. Vì vậy, để khách quan khẳng định giá trị, vị trí tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trong tiến trình lịch sử Việt Nam thi việc nghiên cứu đề tài: "tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay" là cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận * Mục đích: Làm rõ và sâu sắc thêm tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, trên tất cả các lĩnh vực, nguyên nhân thất bại của những cải cách ấy. Qua đó thấy được ý nghĩa của tư tưởng cải cách và kinh nghiệm đối với tư tưởng đổi mới hiện nay của Đảng ta. * Nhiệm vụ: - Phân tích đặc điểm xã hội Đại Nam cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, sự xuất hiện tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly. - Hệ thống hóa tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực. Phân tích những tiến bộ và hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế đó trong tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đối với chính sách đổi mới của Đảng ta. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Khóa luận được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cải cách và đổi mới. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử, khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau: lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa nhằm tái hiện lại một cách chân thực tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. 5. Điểm mới của khóa luận - Phân tích hoàn cảnh của xã hội Đại Nam lúc bấy giờ để thấy được nhu cầu cần thiết của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. - Thấy được sự táo bạo, mạnh dạn để thực hiện một cuộc cải cách ở thời bấy giờ. Thấy được ý nghĩa của tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly đối với tư tưởng đổi mới của Đảng. 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của khóa luận Góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn nhận thức về tư tưởng của cải cách toàn diện của Hồ Quý Ly. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có thể giúp định hướng học tập tốt hơn của bản thân về chính trị Việt Nam xưa và nay. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm 2 chương, 7 tiết. Chương 1 HOÀN CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIV ĐẦU THẾ KỶ XV ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 1.1. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1.1. Cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV Ai cũng biết một nhà Trần có bề dày lịch sử trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Với 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược, triều Trần đã đạt tới sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế, chính trị ổn định, quân sự vững mạnh thực tế không mấy triều đại nào trong lịch sử có thể sánh kịp. Lúc bấy giờ tinh thần dân tộc được nâng cao, vị trí quốc gia trong quan hệ bằng giao được khẳng định. Những thành quả đạt được ấy chỉ kéo dài đến thời vua Minh Tông (1314-1329). Nhưng cũng từ thời điểm này trở đi, xã hội dưới triều Trần ngày càng bộc lộ rõ nét những rối ren, những tiêu cực báo hiệu một cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sớm muộn sẽ đi đến sụp đổ một vương triều. Và cũng trong hoàn cảnh này những mầm mống tương lai đang dần hình thành để kịp thời thay thế những gì sắp sửa đổ nát. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế. Khi nói đến một cuộc khủng hoảng kinh tế trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào thì cũng chứa đựng những nguyên nhân trong lòng nó đó là mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu lỗi thời. Và sự khủng hoảng về kinh tế ở cuối thời Trần không là một ngoại lệ. Bắt đầu bằng mâu thuẫn giữa yêu cầu tư hữu hóa ruộng đất đã được Nhà nước Trần thừa nhận vào cuối thế kỷ XIII. Năm 1254 nhà nước "bán ruộng công, mỗi diện là 5 quan tiền cho phép nhân dân mua làm ruộng tư" [10, tr. 23]. Với chính sách này địa chủ bình dân ngày càng phát triển có tác dụng phần nào giải quyết tình hình xã hội. Quan hệ địa chủ với tô tức tương đối nhẹ và thân phận tương đối tự do hơn đã trở thành hướng tiến bộ mới của quan hệ xã hội. Năm 1266 nhà vua cũng "xuống chiếu cho vương hầu quý tộc, công chúa, phò mã, cung tần triệu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang thành điền trang. Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đây" [10, tr. 33]. Với chính sách này bọn phong kiến quý tộc Trần đua nhau tìm mọi cách cướp ruộng đất công, ruộng đất của nông dân để mở rộng điền trang của chúng. Người nông dân cày cấy trong điền trang bị bóc lột tàn tệ, vì họ bị bóc lột về thân phận. Một số gia nô phụ trách sản xuất cũng bị đẩy vào cảnh sa đọa, đói khổ. Lực lượng sản xuất bị phá hoại trầm trọng ngay trong các điền trang. Trong khi đó sự bành trướng của các điền trang lại thu hẹp lực lượng sản xuất của nhà nước trung ương, cho nên cuối cùng sự bành trướng đó đã trở thành một thế lực trở ngại chung cho sự phát triển kinh tế của xã hội. Mặt khác chế độ công hữu về đất đai vẫn được bảo tồn nghiêm ngặt: đại thể ruộng đất dựa trên chế độ sở hữu lớn của nhà nước bao gồm ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý, hay phong cấp và ruộng đất công giao cho làng xã quản lý. Trong tình hình đó, người nông dân lao động trên ruộng công khẩu phần và ruộng tư của mình với tư cách là thần dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước. Một bộ phận nông dân nô tỳ không có ruộng chịu sự bóc lột trực tiếp của nhà nước. Như vậy nhà nước quân chủ tập quyền, chủ sở hữu lớn về ruộng đất và địa chủ các loại kết hợp thành giai cấp thống trị, bóc lột thặng dư lao động của nông dân, nông nô, nô tỳ dưới các hình thức tô thuế. Địa tô và các hình thức siêu kinh tế khác. Với sự xuất hiện hai hình thức sở hữu ruộng đất trong một xã hội là nguyên nhân khá quan trọng gây nên mọi biến động của xã hội và xuất hiện những mâu thuẫn tiếp theo. Mâu thuẫn giữa sự chiếm hữu lớn về đất đai và sức lao động xã hội (gia nô, nô tỳ của phong kiến quý tộc nhà Trần) với sở hữu vừa và nhỏ của phong kiến địa chủ bình dân và địa chủ quan liêu vừa mới phát triển. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là vương triều với một bên là địa chủ bình dân, giữa hai bên luôn có sự giằng co về tư liệu sản xuất và nhân công lao động, một bên là công hữu và một bên là tư hữu đã gây nên mâu thuẫn xã hội sâu sắc và kết quả là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp. Trong khi đó nhà nước không còn lo lắng đến phòng lụt, hạn hán, khuyến khích sản xuất nữa mà chỉ đua nhau xây dựng chùa chiền, cung thất, đẩy nông dân vào con đường phi sản xuất, lại càng làm trở ngại cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Trên thế giới lúc này, ở phương Tây đang là giai đoạn chuyển từ trung kỳ sang hậu kỳ của thời trung đại, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, sự phồn vinh của các thành thị, sự ra đời của những mầm mống tư bản chủ nghĩa, sự phục hưng văn hóa. Đó cũng là giai đoạn tan rã của lãnh địa và thành lập vương triều tập trung, bước chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, sự hình thành thị trường dân tộc thống nhất làm cơ sở cho quá trình thống nhất quốc gia, thống nhất dân tộc. Ở phương Đông lúc này chế độ tập quyền chuyên chế cùng với hình thái sở hữu công xã và nhà nước đã bộc lộ sự cản trở của nó với xu hướng tư hữu hóa, nền tảng của sự phát triển kinh tế hàng hóa, từ đó làm cho tốc độ phát triển của phương Đông bị chậm lại so với xu thế mới của thời đại, để rồi xã hội phương Đông lâm vào tình trạng chậm tiến và trì trệ trong những thế kỷ sau. Trong bối cảnh chung của thế giới lúc này ở Việt Nam đã bộc lộ mâu thuẫn kinh tế hàng hóa tiền tệ đã phát triển đến chừng mực nhất định ở thời thịnh Trần với kinh tế còn bảo lưu phương thức sản xuất châu Á có tính đặc thù Việt Nam là chế độ nô lệ gia đình, chế độ điền trang thái ấp của quý tộc và việc bảo tồn ruộng đất công hữu. Thành phần kinh tế tư hữu tăng lên, kinh tế hàng hóa - tiền tệ, nội ngoại thương phát triển lên một bước nhất định, đòi hỏi sức sản xuất phải được giải phóng. Lúc này mọi thứ đều quy ra tiền, người ta đã không còn sử dụng hình thức trao đổi hàng lấy hàng nữa mà sử dụng bằng tiền. Năm 1357 giá 1 thăng gạo trị giá là 1 tiền, và năm 1358 vua "xuống chiếu khuyến khích nhà giàu các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp cho dân nghèo, và các quan địa phương tính toán để trả lại cho người giàu tiền tương ứng với số thóc bỏ ra". Lúc này nội thương phát triển, buôn bán cũng phát triển có nhiều người phát tài nhờ vào buôn bán, và những người giàu sang được mời đánh bạc với cả vua quan. Với lối sống xa hoa của quý tộc nhà Trần lúc này vua quan cùng phường cùng hội với cả dân buôn. Lúc này đồng tiền đã tạo nên một sức mạnh ghê gớm, nó đã làm thay đổi số phận, vị trí của con người trong xã hội. Sử chép: "Đời Minh Tông... Ngô Dẫn, trại chủ xã Đại Lãi bắt được viên ngọc rết rất lớn đem đến Vân Đồn. Các chủ thuyền buồm tranh nhau mua. Một người chủ thuyền muốn có được vật lạ đó, dốc hết của cải để mua. Ngô Dẫn do vậy trở nên giàu có. Minh Tông đem con gái công chúa Nguyệt Sơn gả cho Dẫn" [10, tr. 141]. Như vậy một nông dân đã bỗng chốc biến thành quý tộc nhờ vào sức mạnh của đồng tiền. Một ông vua coi trọng đồng tiền hơn số phận con gái mình thì người ta cũng dễ dàng hình dung ra xã hội đó như thế nào. Xã hội loạn lạc, quý tộc như Trần Khánh Dư, khi thời buổi loạn lạc tình cảnh thất thế túng quẫn cũng đi buôn, ông buôn than và buôn nón ma lôi cũng trở nên giàu có. Vào thời điểm này ngoại thương cũng phát triển chủ yếu là bằng đường biển. Nhưng có điều người nước ngoài lúc này vào nước ta chủ yếu là mua sản vật như ngọc trai hay sản vật lạ chứ không phải mục đích phát triển, học hỏi kinh nghiệm kinh tế. Điều đấy cũng dễ hiểu, vua quan chơi bời sa đọa không chú ý đến cả kinh tế nước nhà thì ngoại thương không phát triển là lẽ thường. Điều đấy càng bộc lộ rõ nét mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu phát triển của kinh tế hàng hóa đang diễn ra theo quy luật của nó với một bên phong kiến quý tộc Trần quan liêu, trì trệ, ăn chơi sa sỉ, tham ô hối lộ. Nhà nước Trần với tất cả tầng lớp quý tộc của nó lúc này đang là một chướng ngại của xã hội, một viên đá chắn ngang đường phát triển của dân tộc, cho nên không còn có lý do để tồn tại nữa. Những cuộc nổi dậy liên tiếp của nông dân nghèo và gia nô đã đánh những đòn mãnh liệt vào chướng ngại vật đó, đồng thời cũng nói lên yêu cầu phát triển của lịch sử nước ta. Kinh tế luôn là nền móng cho phát triển chính trị xã hội, khi nền kinh tế khủng hoảng, khi mâu thuẫn trong kinh tế phát sinh thì tất yếu sẽ dẫn đến những khủng hoảng trong thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa tư tưởng. Vì sự thay đổi của cơ sở hạ tầng bao giờ cũng kéo theo sự lung lay biến động của kiến trúc thượng tầng đã được chứng minh rõ nét trong lịch sử và thực tiễn. Thời nhà Trần cuối những năm của thế kỷ XIV mâu thuẫn xã hội sâu sắc, loạn lạc trộm cướp, khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi, sự bất công trong xã hội ngày càng rõ rệt. Một tầng lớp vương triều quý tộc ăn chơi sa đọa, vua quên việc nước, tướng quên việc dân, dân chúng thì đói ăn cùng cực, cơ hội cho một tầng lớp địa chủ tham ô hối lộ, dựa cớ bóc lột nhân dân. Cho nên dẫn đến tình trạng nhà nước nghèo, dân đói ăn nhưng vẫn có một khối lượng của cải lương thực dư thừa trong tầng lớp phú hộ, địa chủ và các chức quan. Trong những năm 1354, 1362, nhà nước đứng đầu là vua xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp cho dân nghèo và số thóc bỏ ra của địa chủ được trả bằng tiền. Như vậy, nhà nước nghèo nhưng có một bộ phận địa chủ quan lại không nghèo. Không có khả năng cứu nổi dân nghèo nhà nước phải dựa vào tầng lớp có nhiều thóc gạo - không phải ai khác ngoài tầng lớp địa chủ các loại. Đầu tiên nhà nước còn trả họ bằng tiền sau thì trả bằng chức tước. Lúc này ở xã hội thời Trần thể hiện rõ mâu thuẫn giữa hai giai cấp, địa chủ và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ gồm có địa chủ quý tộc, địa chủ quan lại và địa chủ không quan tước. Bộ phận địa chủ quý tộc là lớp người có nhiều đặc quyền đặc lợi trong xã hội. Họ được sử dụng hai loại ruộng đất để khai thác làm giàu: Ruộng đất thái ấp do vua ban không phải là của riêng của quý tộc tôn thất, do đó không có quyền thừa kế. Loại thứ hai là điền trang được nhà vua cho phép quý tộc tôn thất triệu tập dân phiêu tán để khai khẩn ruộng hoang và ruộng đất do mua bán. Tầng lớp địa chủ đã nắm mọi cương vị chủ chốt ở triều đình, đó là các quan hàm: Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Bộ phận địa chủ quan lại: Do phải tăng cường quản lý bộ máy nhà nước mà nhà Trần mở rộng sử dụng người ngoài tôn thất giữ chức vị. Bộ phận này không được phép lập điền trang, nhưng vẫn có ruộng đất. Bộ phận địa chủ không quan tước chiếm giữ một số lượng ruộng đất lớn, mỗi địa chủ ước chừng 4 mẫu trở lên. Họ có mặt trong hàng ngũ chức sắc của làng xã, có uy thế về kinh tế chính trị ở địa phương. Giai cấp nông dân gồm có: nông dân, nô tỳ, gia nô. Giai cấp này bị bóc lột thặng dư lao động thông qua các hình thức tô thuế, địa tô và những hình thức siêu kinh tế khác. Hai giai cấp này có mâu thuẫn với nhau, đó là mâu thuẫn giữa một bên đi bóc lột và một bên bị bóc lột. Mâu thuẫn giữa một bên chiếm số ít lại nắm giữ hết tư liệu sản xuất và của cải của xã hội và một bên đa số người lao động không có tư liệu sản xuất bị áp bức bất công. Theo quy luật xã hội thì có áp bức ắt có đấu tranh để có thể giải quyết mâu thuẫn hiện tại của xã hội. Bởi vậy trong những năm cuối thời Trần hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổi lên báo hiệu một sự sụp đổ của vương triều Trần. Theo chính sử cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ nổ ra ở Yên Phụ vào năm 1344, đã yết bảng "cứu giúp dân nghèo". Cuộc khởi nghĩa kéo dài 16 năm mới được dẹp loạn. Môt thời gian sau có cuộc nổi dậy của Tề, xưng là cháu ngoại của Trần Hưng Đạo,"Tề tụ họp bọn gia nô bỏ trốn của các vương hầu làm giặc", giặc cướp đua nhau nổi dậy kéo dài đến 10 năm. Những năm cuối triều Trần những cuộc nổi loạn của gia nô, nô tỳ có vẻ lắng hơn và không diễn ra ở diện rộng như trước đây của Ngô Bệ, mà chỉ có 4 cuộc nổi dậy đó là Nguyễn Bỗ dùng phép thuật tiếm hiệu xưng vương (1379); Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức vương (8/1389); Nguyễn Kỵ tụ tập cướp bóc tự xưng là Lỗ vương (9/1389); và tháng chạp cùng năm 1389 nhà sư Phạm Sư Ôn nổi dậy. Các cuộc nổi dậy này đều sớm bị dập tắt. Nhưng nhìn chung ở thời gian này những người cầm đầu của các cuộc nổi dậy đều xưng vương hiệu, thậm chí họ đánh vào kinh đô báo hiệu một tình trạng rệu rã suy sụp ở bộ phận đầu não trong bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc Trần. Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa các tầng lớp quan lại trong giai cấp địa chủ. Đó là sự cách biệt giữa quý tộc tôn thất và quý tộc quan lại. Quý tộc tôn thất được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi hơn quý tộc quan lại. Sự cách biệt về trí tuệ và sự cống hiến giữa hai tầng lớp này cũng là nguyên nhân gây mất ổn định trong xã hội và phát sinh ra những mâu thuẫn. Đồng thời trong nội bộ triều đình phong kiến Trần, ngoài việc ăn tiêu xa xỉ dinh tạo, phá phách bọn phong kiến cũng tỏ ra vô cùng thối nát. Những cuộc tranh chấp quyền hành giữa các thế lực quý tộc, đã gây ra tình trạng chém giết lẫn nhau và cuối cùng làm yếu lực lượng của chính quyền trung ương. Lúc này yêu cầu đặt ra cho Nghệ Tông và Hồ Quý Ly là làm thế nào để cứu vãn được tình trạng đói kém trong xã hội và ngăn chặn loạn lạc trong nước, giải quyết mối họa nguy hiểm của giặc ngoại xâm? Đó là câu hỏi đặt ra cần có một sự đổi mới, một cuộc cải cách của dân tộc. Khủng hoảng về chính trị bắt đầu là do trong xã hội phát sinh những mâu thuẫn dẫn đến loạn lạc và các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân, rồi những vụ trộm cướp xảy ra đó là do bộ máy cai trị của nhà nước đã rệu rã, đã suy đồi, không còn đảm bảo được chức năng thống trị của nhà nước như trước đây nữa. Vua quan chơi bời vô độ, khiến triều đình bạc nhược, trộm cướp không từ ai, cướp bóc của dân nghèo đã đành còn ngang nhiên cướp bóc của vua: " năm 1366, tháng 6 Dụ Tông ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà thiếu úy Trần Ngô Gia, bị cướp mất ấn báu. Vua tự biết mình không sống lâu càng thả sức chơi bời" [10, tr. 144]. Bọn quan tham nhũng không chỉ trong nước mà còn diễn ra cả những vụ ngoại giao với nước ngoài gây nên những mâu thuẫn giữa nước nhà với Chiêm Thành thời cuối Trần: "chúa Chiêm là Chế Bồng Nga đem dâng lên vua 10 mâm vàng. Tử Bình ỉm đi cướp làm của mình, nói rằng Bồng Nga ngạo mạn vô lễ nên đem quân đánh. Vua giận lắm quyết y thân chính" [10, tr. 147]. Nịnh thần hoành hành, hiền thần bất lực "Dụ Tông ham chơi bời, lười chính sự. Quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên Dụ Tôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan TN.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan