Khoá luận tốt nghiệp : hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm nam hà

Đặc trưng quan trọng của tình hình kinh tế thế giới ngày nay là xu thế quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay ngoại thương không chỉ là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương trong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều đường lối, chính sách thích hợp nhằm khai thác mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế.

doc95 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khoá luận tốt nghiệp : hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm nam hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr­êng ®¹i häc ngo¹i th­¬ng ***** Hµ néi - 2003 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ***** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ MAI AN LỚP : A2-CN 9 KHOA: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Đào Thu Giang Hà nội, tháng 5 năm 2003 LỜI MỞ ĐẦU Đặc trưng quan trọng của tình hình kinh tế thế giới ngày nay là xu thế quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay ngoại thương không chỉ là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương trong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều đường lối, chính sách thích hợp nhằm khai thác mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động. Thực tiễn cho thấy, bằng việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo đường lối mở cửa chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những bước tiến vượt bậc, cơ cấu xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, không còn tình trạng nhập siêu, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo cơ chế mới, tăng cường mối quan hệ giữa kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế phải thích ứng nhanh với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động trong các quan hệ làm ăn với đối tác bên ngoài nhằm phát huy mọi lợi thế của đất nước, đồng thời tìm kiếm và bổ sung những nguồn hàng trong nước chưa tự sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, một yêu cầu nữa là phải khắc phục được tình trạng yếu kém về mặt kỹ thuật và công nghệ. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ quản lý, sự hiểu biết về kinh doanh xuất nhập khẩu của cán bộ công nhân viên nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngoại thương thì doanh nghiệp còn phải tổ chức theo dõi, tính toán được hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Muốn vậy, một yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là tổ chức tốt công tác hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, đây được coi là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính. Nhờ việc phân tích, xử lý những thông tin kế toán mà các nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nhập khẩu cùng với kiến thức đã học được ở nhà trường và tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà” cho khoá luận của mình. Nội dung của chuyên đề ngoài Lời mở đầu và phần Kết luận gồm có các phần sau: Phần I: Những vấn đề lý luận về hạch toán lưu chuyển hàng nhập khẩu và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Phần II: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Phụ lục 1: Các sơ đồ kế toán Phụ lục 2: Các biểu kế toán Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Đào Thu Giang và các cán bộ, nhân viên đặc biệt là cán bộ Phòng kế toán tại Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, đồng nghiệp, và bạn bè trong việc cung cấp tài liệu tham khảo, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tôi thực hiện Khoá luận này. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ Mục lục Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1 I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá 1 1. Khái niệm và điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu 1 1.1. Khái niệm 1 1.2. Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu 1 2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 2 3. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá 3 3.1. Đối tượng nhập khẩu 3 3.2. Phương thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 3 a. Các phương thức nhập khẩu 3 b. Các hình thức nhập khẩu 4 c. Các phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại 5 3.3. Các phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu 7 a. Bán buôn hàng hoá 7 b. Bán lẻ hàng hoá 8 3.4. Công tác tính giá hàng nhập khẩu 9 a. Tính giá hàng nhập khẩu 9 b. Tính giá hàng xuất bán 9 II. Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 11 1. Một số quy định về lưu chuyển hàng nhập khẩu 11 1.1. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 11 1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 12 2. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên 14 2.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 14 2.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu 15 2.3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu 23 3. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá theo phương thức kiểm kê định kỳ 29 3.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng 29 3.2. Phương pháp hạch toán 29 4. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu 30 4.1. Chứng từ 30 4.2. Hệ thống sổ kế toán 31 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 34 I. Đặc điểm chung của Chi nhánh 34 1. Lịch sử hình thành và phát triển 34 2. Chức năng và nhiệm vụ 35 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây 36 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh 37 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Chi nhánh 38 5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 38 5.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 40 5.3. Hệ thống sổ kế toán 41 II. Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh 42 1. Nhập khẩu trực tiếp 42 1.1. Quy trình luân chuyển chứng từ 42 1.2. Phương pháp hạch toán 43 2. Nhập khẩu uỷ thác 46 3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu 49 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 53 I. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán hoạt động nhập khẩu tại Chi nhánh 53 1. Ưu điểm 53 1.1. Về công tác quản lý 53 1.2. Về công tác kế toán 54 2. Nhược điểm 56 2.1. Nhược điểm trong việc ghi chép, hạch toán kế toán 56 2.2. Nhược điểm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình mua và tiêu thụ hàng nhập khẩu 59 II. Cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác hạch toán kế toán 61 III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà 64 1. Các kiến nghị về phương pháp hạch toán hàng hoá nhập khẩu nói riêng và hệ thống kế toán nói chung 64 2. Các kiến nghị liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ 68 KẾT LUẬN 74 PHỤ LỤC 1 & 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT, NHẬP KHẨU I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 1. Khái niệm và điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1. Khái niệm Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán bao gồm cả hợp đồng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu là một quy trình gồm hai giai đoạn: + Nhập khẩu hàng hoá, và + Tiêu thụ hàng nhập khẩu. (Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương - ĐHNTHN) 1.2. Điều kiện kinh doanh xuất - nhập khẩu Các doanh nghiệp sau đây có quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu: Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quyết định của pháp luật, được quyền xuất - nhập khẩu hàng hoá theo ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định. Quyền được uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá: Thương nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất -nhập khẩu được quyền uỷ thác xuất-nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ Thương mại, thương nhân chỉ được uỷ thác xuất-nhập khẩu trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ Thương Mại. Quyền được nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá: Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu có quyền được nhận uỷ thác xuất - nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thương nhân nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ Thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác xuất - nhập khẩu. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá Hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu là một bộ phận của hoạt động lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu là một trong những điều kiện cần thiết để mở rộng thị trường và giao lưu quốc tế. Hoạt động nhập khẩu nhằm bổ sung những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cả về mặt số lượng và chất lượng như đầu tư các trang thiết bị, nguyên vật liệu, máy móc, vật tư kỹ thuật, công nghệ hiện đại… Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN như ở nước ta hiện nay thì vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện qua các khía cạnh sau: Nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình trang bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hoạt động nhập khẩu góp phần bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo kinh tế phát triển cân đối và ổn định, tránh những biến động lớn có thể xảy ra trong nền kinh tế. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Một mặt nhập khẩu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của nhân dân về hàng hoá tiêu dùng, mặt khác đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động của nhập khẩu đến xuất khẩu thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài đặc biệt là đối với nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu do nội lực của nền kinh tế chưa đủ mạnh, tuy rằng trong một số năm gần đây tình trạng này đã có những chuyển biến tích cực. 3. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá 3.1. Đối tượng nhập khẩu Đối tượng nhập khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trừ những mặt hàng thuộc ‘Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu’ và những mặt hàng tạm ngừng nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đủ yêu cầu cả về chất lượng và số lượng. Đối tượng hàng nhập khẩu không chỉ đơn thuần là những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư mà chủ yếu là các trang thiết bị, máy móc, vật tư, kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong tất cả các ngành, các địa phương và trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh các mặt hàng doanh nghiệp được tự do nhập khẩu còn có các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện và các mặt hàng cấm nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện là hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. Đối với ‘Danh mục hàng cấm nhập khẩu’, doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng Chính phủ. Đại bộ phận hàng hoá nhập khẩu được đóng gói nguyên đai, nguyên kiện, bên ngoài có các ký, mã hiệu thuận tiện cho việc giao nhận, vận chuyển trừ một số hàng hoá đặc biệt không đóng gói được thì có quy định riêng về bao bì và cách giao nhận. 3.2. Phương thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá Các phương thức nhập khẩu Trên thực tế có hai phương thức nhập khẩu hàng hoá: Nhập khẩu theo Nghị định thư và nhập khẩu ngoài Nghị định thư. Phương thức nhập khẩu theo Nghị định thư là các phương thức mà doanh nghiệp được phép nhập khẩu tuân theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước đặt ra. Nhà nước Việt Nam ký kết với các nước khác những Nghị định hoặc Hiệp định về trao đổi hàng hoá giữa hai nước. Sau đó Nhà nước giao cho một số đơn vị có chức năng hoạt động kinh doanh nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Các đơn vị thực hiện kinh doanh theo Nghị định thư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều khoản về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, thời gian giao hàng như đã được ghi trong hợp đồng. Đối với số ngoại tệ thu được đơn vị phải nộp vào Quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ Thương mại và được hoàn lại bằng tiền VNĐ tương ứng với số ngoại tệ mà đơn vị đã nộp vào Quỹ theo tỷ giá khoán do Nhà nước quy định. Phương thức nhập khẩu ngoài Nghị định thư: Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngoài Nghị định thư của Nhà nước nhưng vẫn phải tuân theo khung pháp lý chung quy định về xuất - nhập khẩu. Các đơn vị này phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhập khẩu doanh nghiệp được chủ động quyết định về giá cả, hàng hoá, thị trường trong phạm vi pháp luật cho phép. Đối với số ngoại tệ thu được, đơn vị có thể bán trên thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng hoặc có thể bán cho Nhà nước và khi có nhu cầu sử dụng ngoại tệ đơn vị được quyền mua lại để sử dụng. Các hình thức nhập khẩu Các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu có thể tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo hai hình thức: hình thức trực tiếp và hình thức uỷ thác, hoặc kết hợp cả trực tiếp và uỷ thác. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức mà trong đó đơn vị nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức quá trình mua, bán hàng hoá và tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết. Theo hình thức này chỉ có những đơn vị có uy tín, có kim ngạch xuất-nhập khẩu lớn trên thị trường, có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế (cả về tập quán, ngôn ngữ và pháp luật) được nhập khẩu trực tiếp và phải có giấy phép của Bộ Thương mại cấp cho phép trực tiếp tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng ngoại thương với nước ngoài. Nhập khẩu uỷ thác là hình thức được thực hiện ở những đơn vị có giấy phép của Nhà nước cho phép nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận hàng hoá với nước ngoài vì vậy phải uỷ thác cho đơn vị có khả năng nhập khẩu trực tiếp để họ thực hiện nhập khẩu hàng hoá cho mình. Đơn vị nhận, uỷ thác nhập khẩu là đại lý mua hàng trong khâu này và nhận được hoa hồng uỷ thác từ đơn vị giao uỷ thác và khoản hoa hồng này được ghi nhận là doanh thu của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu. c. Các phương thức thanh toán trong hợp đồng ngoại Phương thức thanh toán là cách thức người bán thực hiện để thu tiền về và người mua thực hiện để trả tiền. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương - mà ở đây là hợp đồng nhập khẩu. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, mỗi phương thức có những thủ tục thực hiện, ưu nhược điểm khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp cần phải biết và nắm được để lựa chọn một phương thức có lợi, tốn ít chi phí mà vẫn đem lại nguồn lợi nhuận. Dưới đây là một số phương thức thanh toán phổ biến hay được sử dụng: Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment) Là phương thức thanh toán trong đó bên bán sau khi giao hàng hoá và dịch vụ sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền bên mua, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Nếu phiếu nhờ thu không kèm chứng từ thì gọi là phương thức ‘Nhờ thu phiếu trơn’ trong đó ngân hàng không nắm được chứng từ, người mua có thể dùng bộ chứng từ mà mình đã nhận bằng bưu điện hoặc bằng một đường nào khác để nhận hàng đồng thời vẫn trì hoãn việc trả tiền. Một phương thức khác của nhờ thu là ‘Nhờ thu kèm chứng từ’ là phương thức thanh toán trong đó bên bán sau khi giao hàng sẽ nhờ ngân hàng thu hộ số tiền từ bên mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm hối phiếu đó và yêu cầu ngân hàng khi nào bên mua đồng ý thanh toán thì mới chuyển giao bộ chứng từ cho bên mua để họ nhận hàng. So với nhờ thu phiếu trơn, việc nhờ thu kèm chứng từ có đảm bảo hơn cho người bán trong vấn đề thu tiền hàng vì được ngân hàng thay mặt mình để khống chế chứng từ. Tuy nhiên, quyền lợi của người bán vẫn có thể bị đe dọa nếu người mua có thể không muốn nhận hàng và từ chối nhận chứng từ, trong khi hàng đã được gửi đi rồi. Do vậy, phương thức này chỉ áp dụng khi trị giá hàng xuất khẩu và trị giá hợp đồng không cao, khi bên bán nắm vững khả năng thanh toán của bên mua. Nhưng nhìn chung phương thức thanh toán nhờ thu có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, phí thanh toán thấp. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) Là sự thoả thuận của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) sẽ trả một số tiền nhất định cho bên bán hoặc cho bất cứ người nào theo lệnh của bên bán khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng (L/C). Thư tín dụng có thể thuộc loại có thể huỷ ngang hoặc không thể huỷ ngang. Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ vào bất cứ lúc nào mà không phải báo trước cho người được hưởng (bên bán). Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) là loại thư tín dụng trong thời gian hiệu lực của nó, ngân hàng mở không có quyền huỷ bỏ hay sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu không được sự đồng ý của người hưởng ngay cả khi người yêu cầu mở thư tín dụng (bên mua) ra lệnh huỷ bỏ hay sửa đổi thư tín dụng đó. Như vậy, thư tín dụng không huỷ ngang là cam kết chắc chắn đối với người bán trong việc thanh toán tiền hàng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức thanh toán khác. Đối với người bán, nó đảm bảo rằng chắc chắn thu được tiền hàng. Đối với người mua, nó đảm bảo việc trả tiền cho người bán chỉ được thực hiện một khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ mà ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là thủ tục phức tạp và chi phí cao, tốn kém. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Là phương thức trong đó bên mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người được hưởng (bên bán) ở một thời điểm cụ thể trong một thời gian nhất định và người mua trả tiền cho người bán thông qua ngân hàng. Ưu điểm của phương thức này là thủ tục đơn giản, phí thanh toán không cao cho nên nó được áp dụng trong thanh toán các lô hàng có giá trị nhỏ hoặc các khoản phí dịch vụ ngoại thương, trả tiền vận tải, bảo hiểm, tiền ứng trước, tiền hoa hồng... Tuy nhiên, trong phương thức này đơn vị nhập khẩu có thể bị rủi ro do bộ chứng từ giả cho nên trong nhiều trường hợp bên nhập khẩu nhận được hàng rồi mới chuyển tiền trả cho bên xuất khẩu. Ngoài các phương thức trên, trong thanh toán quốc tế người ta còn sử dụng một số phương thức khác như: Ghi sổ (Open Account), Thư uỷ thác (Authority to Purchase - A/P), Thư bảo đảm tiền (Letter of Guarantee - L/G). Các phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu Tiêu thụ hàng nhập khẩu chịu sự quản lý chung của Nhà nuớc về hoạt động xuất nhập khẩu, được quy định tại Nghị Định số 33/CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ trên nguyên tắc cơ bản sau: Tuân thủ pháp luật và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường. Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Hoạt động bán hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu gồm hai phương thức chủ yếu: Bán buôn và bán lẻ hàng hoá. Bán buôn hàng hoá Là phương thức bán hàng hoá với số lượng lớn, thường là cho các tổ chức bán lẻ, cho các đơn vị sản xuất hoặc cho các đơn vị xuất khẩu. Hàng hoá bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng. Có các hình thức bán buôn sau: * Bán buôn qua kho: Là trường hợp bán buôn hàng hoá tại kho bảo quản của doanh nghiệp được tiến hành theo hai cách: Bán buôn trực tiếp qua kho: Dựa trên hợp đồng đã ký kết doanh nghiệp xuất hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho của doanh nghiệp. Khi nhận hàng xong, người đại diện bên mua xác nhận vào hoá đơn bán hàng. Hàng hoá được coi là tiêu thụ khi bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán buôn chuyển hàng qua kho: Theo hình thức này, bên bán sẽ xuất hàng chuyển đến cho bên mua theo hợp đồng đã ký kết. Hàng hoá gửi đi vẫn thuộc quyền sử hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào thu được tiền hàng hoặc bên mua chấp nhận thanh toán mới được coi là tiêu thụ. * Bán buôn vận chuyển thẳng (không qua kho): Là trường hợp bán buôn trong đó hàng hoá sau khi thu mua không nhập kho mà được chuyển thẳng đến cho khách hàng. Phương thức này được thực hiện theo một trong ba cách sau: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức trực tiếp: Doanh nghiệp mua hàng chuyển thẳng cho người mua và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức vận chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp mua hàng và chuyển thẳng cho người mua. Hàng hoá vẫn thuộc quyền sử hữu của doanh nghiệp, chỉ khi người mua nhận được hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (toàn bộ hay một phần giá trị) thì mới coi là hàng hoá đã tiêu thụ. Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Doanh nghiệp đứng ra làm trung gian môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả). Bên mua chịu trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. b. Bán lẻ hàng hoá Là phương thức bán hàng với số lượng ít và phục vụ trực tiếp người tiêu dùng. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình vận động của hàng hoá. Hàng hoá chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng và giá trị của chúng được thực hiện. Các hình thức bán lẻ gồm: Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng vừa nhận tiền vừa giao hàng cho khách hàng đồng thời ghi chép vào thẻ quầy hàng. Cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng có trách nhiệm kiểm hàng để ghi thẻ quầy, lập báo cáo bán hàng đồng thời kiểm tiền để lập giấy nộp tiền. Bán lẻ thu tiền tập trung: Phương thức này tách rời nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền. Nhân viên thu ngân thu tiền, viết hoá đơn hoặc tích kê thu tiền và đưa cho khách hàng tới nhận hàng tại quầy do người bán giao. Cuối ca hoặc cuối ngày, nhân viên thu ngân tổng hợp số tiền, kiểm tiền và lập giấy nộp tiền còn nhân viên bán hàng căn cứ vào số tiền đã giao theo hoá đơn hoặc tích kê, lập báo cáo bán hàng, đối chiếu với số hiện có để xác định số hàng thừa, thiếu. Bán hàng tự chọn: Người mua được quyền chọn lấy hàng mua rồi đem đến bộ phận thu ngân nộp tiền. Bộ phận thu ngân tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền, cuối ngày nộp vào quỹ. Ngoài các hình thức trên, các doanh nghiệp còn áp dụng các phương thức bán hàng khác như: Bán hàng trả góp, ký gửi, đại lý... Hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp có tham gia mua bán, thanh toán theo hình thức nhất định và doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hoá thuộc diện kinh doanh. 3.4. Công tác tính giá hàng nhập khẩu a. Tính giá hàng nhập khẩu Để phản ánh chính xác các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá phát sinh trong hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán thì yêu cầu đối với các đơn vị khi thực hiện nhập khẩu hàng hoá là phải xác định được toàn bộ số tiền đã bỏ ra để có được hàng hoá tức là xác định được giá trị thực tế của hàng nhập khẩu và là cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv32_.doc