Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008).
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Sơn La nói riêng.
70 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008).
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Sơn La nói riêng.
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình. Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó. Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong tỉnh Sơn La. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội. Vì thế, nó đã thu hút được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về các hành vi bạo lực trong gia đình. Trong đó hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001). Bên cạnh đó các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạo lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục. Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực thành hai loại là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được…Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới.
Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ra những quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực.
Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí thông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã tiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên tác giả nhận thấy ở mỗi công trình trên vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập chưa sâu, đặc biệt là việc khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào với đề tài này, tác giả chọn đề tài này vì muốn chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình ở Sơn La để từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp để khắc phục và góp phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ để làm rõ thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La và đề ra phương hướng cũng như giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trình bày hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ; làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề xuất những phương hướng và phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Sơn La, góp phần vào công cuộc phòng chống bạo lực gia đình trong cả nước.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2010, thực trạng và giải pháp.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là những lý luận nhận thức chung về gia đình và bình đẳng giới của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La để xem xét đánh giá về vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở Sơn La.
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, quy nạp, diễn dịch, khái quát hoá…Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp điều tra xã hội học, hệ thống hoá, so sánh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Quan điểm tiếp cận cơ bản về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.
Chương 2: Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn Tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay (2005 - 2010).
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,8 % dân số. Vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, vừa là đòi hỏi bức xúc của xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tư tưởng “Nam nữ bình quyền” hơn lúc nào hết đang được tôn trọng và thúc đẩy ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, trước hết chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề này.
1.1. Một số khái niệm
Theo PGS.TS.Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu giới và phát triển (Đại học quốc gia Hà Nội) đã nói: “Khía cạnh bạo lực gia đình, một biểu hiện của bất bình đẳng giới” [26;17]. Vì vậy, để hiểu bạo lực là gì? bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình như thế nào? Chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau.
1.1.1. Bình đẳng
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về “bình đẳng”. Nhưng có lẽ hai định nghĩa sau đây được nhiều người công nhận và sử dụng phổ biến:
Thứ nhất là theo từ điển Tiếng Việt: “Bình đẳng là sự ngang nhau về quyền lợi và địa vị” [34;6]
Thứ hai là theo từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Bình đẳng là những điều kiện và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát triển năng lực thoả mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, địa vị
như nhau của mọi người trong xã hội” [28;10].
1.1.2. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã hội giữa nam và nữ; là trạng thái (hay tình hình) xã hội trong đó phụ nữ và nam giới có vị trí như nhau, có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Luật bình đẳng giới (2007) có viết: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [24;9].
Bình đẳng giới là vấn đề không của riêng một quốc gia, dân tộc nào, mà nó là vấn đề mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam có biết bao tấm gương nữ anh hùng liệt sỹ ở khắp mọi miền của Tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh (chống Pháp và chống Mỹ) như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định…Bên cạnh đó, trên thế giới còn có rất nhiều “Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới” như mẹ Teresa được trao giải Nobel hoà bình năm 1979 vì sự nghiệp hoạt động nhân đạo của bà. Đặc biệt phải kể đến Simone de beauvior với tác phẩm “Giới thứ hai” (The second sex), bà đã trở thành mẹ đẻ của phong trào đòi nam nữ bình quyền sau năm 1968, với câu nói nổi tiếng “Người ta sinh ra không là phụ nữ mà là để trở thành phụ nữ…”.
Không chỉ vậy, trong gia đình, phụ nữ luôn là người vợ, người mẹ đảm đang chịu thương chịu khó, thương yêu chồng con. Thế nhưng chưa ở nước nào, người phụ nữ được thực sự bình đẳng. Ở nhiều nơi họ vẫn bị áp bức nặng nề, thậm chí có nơi họ vẫn là nô lệ. Tình trạng này đặc biệt trầm trọng ở các nước đang và chậm phát triển, nhất là các nước ở vùng Trung Đông, các nước theo đạo Hồi…Trước tình hình đó, Liên hợp quốc ngay từ khi thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai đã quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ. Hiến chương của Liên hợp quốc tuyên bố: “Các dân tộc hợp thành liên hiệp quốc kiên quyết khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào phẩm giá con người” [7;54].
Hiện nay, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) đã được 186 nước phê chuẩn, riêng Việt Nam đã ký công ước từ năm 1980. Hiện nay, ở khu vực ASEAN đã có 8/10 quốc gia ban hành luật và điều khoản liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó, Malaysia là nước đầu tiên đưa ra luật này vào năm 1994, Việt Nam thông qua luật này vào năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ 7/2008.
Nếu như bình đẳng giới là sự ngang bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi thì bất bình đẳng giới là sự không ngang bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi. Chúng ta có thể hiểu bất bình đẳng giới là sự phân biệt không công bằng trong đối xử, hưởng thụ, trong kiểm soát và ra quyết định giữa nam và nữ…
Bất bình đẳng giới có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngay trong xã hội loài người. Hiện tượng này, bắt đầu cùng với sự chuyển đổi từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu, sau khi xác lập quyền tư hữu. Sự bất bình đẳng giới được bắt đầu từ những mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, nên nó diễn ra có vẻ dễ dàng và hầu như không gặp sự phản kháng nào từ phía nữ giới. Sự áp đặt về giới đã mang tính vô hình từ nhiều thế kỷ: “Có lẽ, trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử - xã hội) của mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của quan hệ vật chất”[23;21].
Cho đến nay, lịch sử của sự phát triển xã hội loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ sự bất bình đẳng xã hội qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh nghị trưởng, thay đổi thể chế chính trị, xã hội. Riêng bất bình đẳng giới lại không thể giải quyết bằng các biện pháp nêu trên. Bất bình đẳng giới là địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới, là một trong những bất bình đẳng xã hội. Do đó, đã làm xuất hiện những cuộc đấu tranh của phụ nữ giành quyền bình đẳng đối với nam giới và phong trào vận động ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh đó. Thực tiễn đó làm nảy sinh các lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới.
Theo như các nhà nghiên cứu về giới: “Giới và giới tính là hai khái niệm cặp đôi, liên quan chặt chẽ với nhau. Trong tiếng anh giới là GENDER và giới tính là SEX” [11;29]. Nó được thể hiện rõ hơn trong quan điểm của GS.Lê Thi: “Những khác biệt về giới tính (sex) giữa đàn ông và đàn bà là những đặc điểm tự nhiên của cơ thể con người và chức năng của nó là bẩm sinh và không thay đổi. Cần phân biệt những khác biệt về giới (gender) là những đặc điểm có tính xã hội, lịch sử cụ thể học tập được và luôn thay đổi” [29;83].
Giới ở đây chính là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ. Còn giới tính là một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người, duy trì nòi giống.
Với những phân tích trên đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ về bình đẳng giới và có thể đi đến kết luận: “Bình đẳng có nghĩa là các em gái được đến trường học như các em trai, là các cơ hội kinh tế được mở ra đối với phụ nữ, là các gia đình nghèo được hưởng lợi từ các hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ…Bình đẳng cũng có nghĩa là phụ nữ hoàn toàn có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị và ra quyết định…” [6;20]. Có thể thấy, những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới này, trước sự biến đổi hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hoá nó được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc cũng như giữa các tỉnh thành trong một đất nước.
1.1.3. Bạo lực gia đình
Lâu nay khái niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học. Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị: “bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp lật đổ” (Từ điển Tiếng Việt, 2003). Còn theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính trị - xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động bằng vũ trang, đối với các giai cấp (các nhóm chính trị - xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị những quyền hay đặc quyền khác nhau” [28;8].
Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị, đều chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng và phe phái chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày như: giải quyết sự bất hoà trong quan hệ xã hội, sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người hàng xóm…Như vậy, có thể gọi bạo lực là một hiện tượng xã hội và là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội.
Các nhà khoa học đã phân chia các dạng thức bạo lực trong xã hội: có thể là bạo lực về chính trị, khủng bố, lật đổ hoặc bạo lực về kinh tế, tranh giành lợi nhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ các nhóm và tầng lớp xã hội; bạo lực trong phạm vi địa phương, hoặc trong phạm vi gia đình; bạo lực giữa các cá nhân với cá nhân. Từ đó ta có thể thấy, bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trong xã hội,“Nó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề trong gia đình” [7;27].
Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn có rất nhiều người nhận thức chưa đúng về nó. Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Quốc hội nước ta chỉ rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [25;1].
Ngày 25-11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm Ngày quốc tế phòng, chống bạo lực gia đình. Thế giới từng có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan. Hiện có 89 nước có quy định pháp luật về chống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật riêng về bạo lực chống lại phụ nữ... Tuy nhiên đến nay tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang là nỗi nhức nhối của cả nhân loại.
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người.
Ở Ấn Ðộ, mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng sống của mình vì nhà chồng cho rằng của hồi môn không đủ. Ở Băng-la-đét, theo thống kê tội giết vợ chiếm 50% trong số các vụ giết người. Ngay tại Mỹ, một cường quốc hùng mạnh được coi là “tự do” thì hiện tượng bạo lực trong gia đình lại rất phổ biến và đáng báo động. Trên phạm vi toàn nước Mỹ cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị đánh đập, có ít nhất 4 triệu báo cáo tai nạn do bạo lực trong gia đình chống lại phụ nữ mỗi năm. Còn ở Việt Nam - một đất nước đang phát triển, thì tình trạng này phải khẳng định là đang tăng lên. Theo báo cáo của Bộ Công an, cứ 2 - 3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình; trong năm 2005 có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (39 vụ chồng giết vợ và 8 vụ vợ giết chồng). Sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ) [27; 19].
Đánh giá về vấn đề này, theo GS. Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thì tệ nạn này đang phát triển trong xã hội ta hiện nay, nó không chỉ xúc phạm đến nhân phẩm, quyền con người của phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá. Có thể phân bạo lực trong gia đình dưới hai dạng chính là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được ( hay gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp).
Bạo lực nhìn thấy được thường là các hành vi về thể chất như đánh đập, cưỡng bức tình dục, sử dụng vũ lực hoặc đe doạ, kể cả việc dùng vũ lực để can thiệp vào ý muốn sử dụng các biện pháp tránh thai của vợ. Còn bạo lực không nhìn thấy được là dạng bạo lực lao động hoặc kinh tế có thể khiến nhiều người không nhận thấy được mức độ trầm trọng. Người bị bạo lực thì âm thầm chịu đựng, cam lòng khuất phục trong suốt cả cuộc đời, còn xã hội thì không ủng hộ họ.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại bạo lực gia đình khác nhau: bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục hay ngược đãi thân thể, ngược đãi về lời nói và ngược đãi liên quan đến tình dục…và người gây ra bạo lực thường là người chồng hay sự thờ ơ của người chồng đối với vợ mình. Ngoài ra tham gia vào việc hành hạ phụ nữ thường là cả gia đình nhà chồng, gồm anh chị em chồng, bố mẹ chồng, một số trường hợp khác thuê người đánh.
Việc nhận thức vấn đề này lại là một nghịch lý: một số hành vi bạo lực trong gia đình được nhiều tầng lớp trong xã hội, kể cả phụ nữ, coi là có thể chấp nhận được như quan hệ lăng nhăng, hỗn láo… Và bạo lực trong gia đình để lại những hậu quả rất nặng nề: gây tình trạng bất an trong cuộc sống của người phụ nữ, những đứa trẻ… đặc biệt cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Đây cũng là vấn đề bức xúc đang được đặt ra ở tỉnh Sơn La.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới
Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã chứng minh rằng, tiến bộ của xã hội sẽ chậm lại, nếu trong xã hội có một bộ phận đông đảo người bị áp bức bóc lột, bị hạn chế hay bị loại trừ. Thực tiễn phát triển lịch sử cũng khẳng định: bất kỳ cuộc đấu tranh cách mạng nào nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại lao động, nếu không gắn kết chặt chẽ với vấn đề giải phóng phụ nữ và được đông đảo các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia, thì không thể phát triển và giành thắng lợi vững chắc.
Một trong những quan điểm phi lý nhất ngự trị trong lịch sử xã hội loài người thế kỷ XVII, XVIII là: từ khi có xã hội thì đàn bà đã là nô lệ của đàn ông. Để bảo vệ chế độ thống trị, các tư tưởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ cho giá trị không đầy đủ của người phụ nữ nên sự lệ thuộc của họ vào đàn ông là lẽ tự nhiên. Trái với quan điểm này, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Điđơrô, J.Rutxô và sau này là Phuriê đã kịch liệt phê phán. Phuriê - nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XIX đã tiến thêm một bước về mặt lý luận, khi cho rằng giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng xã hội: “Sự phát triển của một thời đại lịch sử bao giờ cũng có thể xác định được bằng bước tiến của phụ nữ tới tự do, vì trong quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, biểu hiện một cách rõ ràng nhất thắng lợi của tính người đối với tính thú. Trình độ của giải phóng phụ nữ là tiêu chuẩn tự nhiên để đo sự giải phóng phổ biến” [16; 295]. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là giải phóng phụ nữ như thế nào và với những phương thức cụ thể nào thì các ông chưa chỉ ra được.
Vì thế mà giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác ra đời và đã góp phần quan trọng đưa sự phát triển lý thuyết bình đẳng giới sang một giai đoạn mới.
Khi nghiên cứu về lý luận của cuộc cách mạng vô sản, C.Mác - Ph.Ăngghen đã đánh giá rất cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội. Theo các ông: “Trong lịch sử nhân loại, không có phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia; phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức, chính vì vậy nên họ chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng” [4; 60].
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Vì vậy, theo Ph. Ăngghen, phụ nữ tham gia công việc xã hội chính là điều kiện đầu tiên để giải phóng phụ nữ. Ông khẳng định: “Người ta thấy rằng, sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được; chừng nào mà người phụ nữ còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất của xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư ở gia đình” [16; 507].
Từ việc phân tích sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội loài người, Mác - Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và nhận thức của sự bất bình đẳng đó. Trong đó nguồn gốc kinh tế là nguyên nhân chính tác động đến vai trò, thứ bậc của mối quan hệ nam nữ trong gia đình. Trong nền kinh tế Cộng sản nguyên thuỷ, đàn bà nắm giữ kinh tế nên đàn bà nắm giữ quyền cai quản xã hội và gia đình. “Kinh tế gia đình cộng sản…là cơ sở hiện thực quyền thống trị của người đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thuỷ” [17; 83]. Nhưng khi đàn ông nắm quyền thống trị kinh tế thì sự thống trị của nam giới với phụ nữ trở nên phổ biến không chỉ trong nền sản xuất vật chất của xã hội mà cả trong nền tái sản xuất, tức là trong hôn nhân gia đình. Mác - Ăngghen chỉ rõ: “sự thống trị của đàn ông trong hôn nhân đơn thuần là kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế”. Vì vậy, khi không còn chế độ tư hữu thì sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà trong hôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.doc