Chúng ta đang sống trong một xã hội mà thông tin là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong mọi hoạt động của con ngư¬ời, xã hội đó là xã hội thông tin. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu cho thấy ngày nay tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Sự gia tăng nhanh chóng các loại hình tài liệu với các vật mang tin đa dạng, phong phú đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ thông tin. Trong bối cảnh đó hệ thống thư viện đã có sự chuyển mình, phát triển thêm một bư¬ớc mới cả về số l¬ượng và chất l¬ượng. Nhiều thư viện mới được hình thành, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, vốn tài liệu không ngừng được mở rộng, số lư¬ợng ng¬ười sử dụng thư¬ viện ngày càng tăng. Các hoạt động trong công tác nghiệp vụ thư¬ viện cũng từng bước được nghiên cứu, đổi mới và chuẩn hoá, đảm bảo quá trình xử lý tài liệu mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng đáp ứng và thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin. Trong hoạt động xử lý tài liệu, công tác phân loại được đánh giá là một trong những khâu nghiệp vụ quan trọng và tối cần thiết. Kết quả của quá trình phân loại tài liệu là cơ sở giúp thư viện triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình.
Để tiến hành phân loại tài liệu, cán bộ thư viện phải sử dụng khung phân loại. Đây là công cụ giúp cán bộ thư viện sắp xếp, phân chia tài liệu theo các môn loại tri thức. Trong những năm qua, một số khung phân loại hiện đang được sử dụng phổ biến tại các thư viện Việt Nam là BBK, 19 Lớp, UDC, DDC. Một khung phân loại khác cũng được một vài thư viện tham khảo, đối chiếu trong quá trình phân loại tài liệu là khung phân loại của Thư¬ viện Quốc hội Mỹ (LCC). Hiện LCC đư¬ợc nhiều thư¬ viện trên thế giới sử dụng, tuy nhiên đối với Việt Nam thì đây còn là một khung phân loại mới.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường kỹ thuật đa ngành, đứng hàng đầu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ trong khối các trường đại học kỹ thuật trong cả nước. Thư viện và Mạng Thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội có chức năng phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, giáo dục của trường. Đó là nơi cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, sách báo, giáo trình về khoa học công nghệ cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các nhà khoa học kỹ thuật, các kỹ sư tương lai của đất nước. Trong những năm qua, công tác nghiệp vụ, đặc biệt là công tác phân loại tài liệu tại Thư viện luôn được quan tâm chú ý. Từ năm 2005 trở về trước Thư viện sử dụng khung phân loại 19 lớp. Đây là khung phân loại do Thư viện Quốc gia biên soạn, dùng cho hệ thống các thư viện khoa học tổng hợp. Tuy nhiên Thư viện Đại học Bách khoa là một thư viện chuyên ngành, với đặc thù là các tài liệu khoa học chuyên sâu, theo từng chuyên môn hẹp. Điều này đã gây khó khăn cho công tác phân loại tài liệu, khi mà các ký hiệu phân loại chưa phản ánh được một cách đầy đủ và chính xác chủ đề, nội dung tài liệu. Yêu cầu trên đòi hỏi Thư viện phải nghiên cứu và chuyển sang sử dụng một khung phân loại mới phù hợp hơn. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, giữa năm 2005 Thư viện đã quyết định lựa chọn LCC làm Khung phân loại chính thức của mình. Một khung phân loại còn khá mới mẻ không những đối với Thư viện Trường đại học Bách khoa Hà Nội mà còn mới cả với hệ thống thư viện Việt Nam. Việc có những tìm hiểu, nghiên cứu LCC sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và sử dụng LCC được chính xác, hoàn thiện hơn. Chính vì lý do đó tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tìm hiểu Khung phân loại LCC và quá trình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Tìm hiểu Khung phân loại LCC và quá trình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà thông tin là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người, xã hội đó là xã hội thông tin. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu cho thấy ngày nay tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Sự gia tăng nhanh chóng các loại hình tài liệu với các vật mang tin đa dạng, phong phú đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ thông tin. Trong bối cảnh đó hệ thống thư viện đã có sự chuyển mình, phát triển thêm một bước mới cả về số lượng và chất lượng. Nhiều thư viện mới được hình thành, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, vốn tài liệu không ngừng được mở rộng, số lượng người sử dụng thư viện ngày càng tăng. Các hoạt động trong công tác nghiệp vụ thư viện cũng từng bước được nghiên cứu, đổi mới và chuẩn hoá, đảm bảo quá trình xử lý tài liệu mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng đáp ứng và thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin. Trong hoạt động xử lý tài liệu, công tác phân loại được đánh giá là một trong những khâu nghiệp vụ quan trọng và tối cần thiết. Kết quả của quá trình phân loại tài liệu là cơ sở giúp thư viện triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình.
Để tiến hành phân loại tài liệu, cán bộ thư viện phải sử dụng khung phân loại. Đây là công cụ giúp cán bộ thư viện sắp xếp, phân chia tài liệu theo các môn loại tri thức. Trong những năm qua, một số khung phân loại hiện đang được sử dụng phổ biến tại các thư viện Việt Nam là BBK, 19 Lớp, UDC, DDC... Một khung phân loại khác cũng được một vài thư viện tham khảo, đối chiếu trong quá trình phân loại tài liệu là khung phân loại của Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC). Hiện LCC được nhiều thư viện trên thế giới sử dụng, tuy nhiên đối với Việt Nam thì đây còn là một khung phân loại mới.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường kỹ thuật đa ngành, đứng hàng đầu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ trong khối các trường đại học kỹ thuật trong cả nước. Thư viện và Mạng Thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội có chức năng phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, giáo dục của trường. Đó là nơi cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, sách báo, giáo trình về khoa học công nghệ cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các nhà khoa học kỹ thuật, các kỹ sư tương lai của đất nước. Trong những năm qua, công tác nghiệp vụ, đặc biệt là công tác phân loại tài liệu tại Thư viện luôn được quan tâm chú ý. Từ năm 2005 trở về trước Thư viện sử dụng khung phân loại 19 lớp. Đây là khung phân loại do Thư viện Quốc gia biên soạn, dùng cho hệ thống các thư viện khoa học tổng hợp. Tuy nhiên Thư viện Đại học Bách khoa là một thư viện chuyên ngành, với đặc thù là các tài liệu khoa học chuyên sâu, theo từng chuyên môn hẹp. Điều này đã gây khó khăn cho công tác phân loại tài liệu, khi mà các ký hiệu phân loại chưa phản ánh được một cách đầy đủ và chính xác chủ đề, nội dung tài liệu. Yêu cầu trên đòi hỏi Thư viện phải nghiên cứu và chuyển sang sử dụng một khung phân loại mới phù hợp hơn. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, giữa năm 2005 Thư viện đã quyết định lựa chọn LCC làm Khung phân loại chính thức của mình. Một khung phân loại còn khá mới mẻ không những đối với Thư viện Trường đại học Bách khoa Hà Nội mà còn mới cả với hệ thống thư viện Việt Nam. Việc có những tìm hiểu, nghiên cứu LCC sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và sử dụng LCC được chính xác, hoàn thiện hơn. Chính vì lý do đó tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tìm hiểu Khung phân loại LCC và quá trình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu về Khung phân loại LCC và tình hình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng Thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tác giả muốn tìm hiểu vê lịch sử hình thành, cấu trúc, ưu - nhược điểm của khung phân loại LCC; nghiên cứu tiến trình sử dụng các khung phân loại tại Thư viện và Mạng Thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trên cơ sở đó thấy được triển vọng áp dụng Khung phân loại LCC tại các thư viện đại học Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác giả khoá luận đã đi sâu nghiên cứu về Khung phân loại LCC trên các phương diện như lịch sử hình thành, cấu trúc, ưu - nhược điểm. Tìm hiểu về Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và tình hình sử dụng Khung phân loại 19 lớp, khung phân loại LCC tại đây.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu khung phân loại LCC xuất bản lần thứ (bản tiếng Anh). Tìm hiểu quá trình sử dụng khung phân loại 19 lớp tại Thư viện Bách khoa từ năm 1956 - 2005 và quá trình chuyển đổi từ khung 19 lớp sang áp dụng khung LCC trong công tác phân loại tài liệu từ cuối năm 2005 đến tháng 5/2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để viết khoá luận tác giả đã tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp trao đổi
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp quan sát trực tiếp
5. Đóng góp của khoá luận
+ Giới thiệu cho đông đảo người dùng tin biết được về khung phân loại LCC.
+ Nêu bật được những ưu, nhược điểm của khung phân loại LCC .
+ Giới thiệu những nét chính về Thư viện và Mạng Thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
+ Nghiên cứu quá trình áp dụng LCC tại Thư viện Bách khoa
+ Đánh giá triển vọng áp dụng khung phân loại LCC trong hệ thống thư viện đại học Việt Nam
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu Thư viện Quốc hội Mỹ và khung phân loại LCC
Chương 2: Quá trình áp dụng khung phân loại LCC tại Thư viện và Mạng Thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội
Chương 3: Một số khuyến nghị trong việc áp dụng khung phân loại LCC tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ
VÀ KHUNG PHÂN LOẠI LCC
1. Giới thiệu Thư viện Quốc hội Mỹ
Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện thuộc loại lớn nhất trên thế giới về số lượng bản sách báo, về tầm cỡ quy mô ứng dụng kỹ thuật hiện đại, tự động hoá hoạt động thư viện và diện tích xây dựng sử dụng cho hoạt động thư viện. Bên cạnh đó, Thư viện Quốc hội Mỹ còn là một tổ chức có uy tín quốc tế về nghiệp vụ thư viện, đưa ra các chuẩn cho hệ thống thư viện trên toàn thế giới. Thư viện Quốc hội Mỹ đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Từ khi bắt đầu hoạt động phục vụ độc giả cho đến ngày nay, thư viện đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, liên tục hiện đại hoá, bắt nhịp cùng với sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Thư viện Quốc hội Mỹ được thành lập từ năm 1800 khi cơ quan lập pháp của Mỹ chuẩn bị chuyển từ Philadelphia đến thủ đô mới là Washington D.C. Ngày 24/4/1800 Tổng thống John Adams đã kí quyết định thành lập Thư viện Quốc hội Mỹ với kinh phí ban đầu được Quốc hội Mỹ cấp là 5000 USD để mua tài liệu và các trang thiết bị tối thiểu đặt trong một phòng tại trụ sở Quốc hội. Những quyển sách đầu tiên (có tất cả 740 quyển) được đặt mua từ London đã được chuyển về Washington vào tháng 5/1801. Tổng thống Thomas Jefferson (tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ với hai nhiệm kỳ tổng thống từ 1801-1809. Ông đồng thời còn là nhà nghiên cứu khoa học, luật sư, kiến trúc sư) đã ký quyết định bổ nhiệm John Beckley là người quản lý đầu tiên của Thư viện Quốc hội Mỹ. Chiến tranh kéo dài từ năm 1812 và đến ngày 24/8/1814 quân Anh đã đốt Thư viện Quốc hội Mỹ, hầu hết tài liệu trong thư viện đều bị phá huỷ [4]. Một thời gian sau vào năm 1815 thư viện được xây dựng lại trên cơ sở mua lại thư viện cá nhân của Tổng thống Thomas Jefferson với 6478 đầu sách, kinh phí mua lại do Quốc hội Mỹ đầu tư là 23950 đô la. Đó là kho tài liệu quý về khoa học, văn học, triết học, có nhiều bản chép tay quý hiếm... Thư viện Quốc hội Mỹ được tái thiết trên nền tảng đó. Thư viện Quốc hội Mỹ phát triển rất nhanh mặc dù bị hoả hoạn một vài lần, nghiêm trọng nhất là năm 1951, kho sách bị thiệt hại nặng nề. Năm 1879, do vốn sách báo tăng mạnh thư viện được chuyển tới một toà nhà cổ nằm ở phía đông trụ sở Quốc hội. Năm 1938 thư viện lại được xây thêm một toà nhà mở rộng. Năm 1980 một toà nhà thư viện lớn nhất thế giới trang thiết bị hiện đại được xây dựng và đưa vào sử dụng ngay cạnh hai toà nhà thư viện cũ. Sau hơn 200 năm kể từ ngày được thành lập từ năm 1800 cho đến ngày nay Thư viện Quốc hội Mỹ là một quần thể kiến trúc gồm ba toà nhà có mặt sàn sử dụng rộng 29 ha, toạ lạc trên đồi Capitol ở Washinton D.C.
2. Giới thiệu khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC)
1.2.1. Lịch sử hình thành khung phân loại LCC
Khi mới thành lập, vốn tài liệu trong Thư viện Quốc hội Mỹ được tổ chức với nguyên tắc sắp xếp theo chủ đề. Việc phân loại tài liệu được phản ánh trong mục lục cơ bản của hệ thống, gồm có 18 mục cơ bản là:
1 Lịch sử thần thánh
2 Lịch sử tôn giáo
3 Lịch sử cổ đại
4 Địa lý, du lịch và các cuộc hành trình
5 Luật pháp
6 Đạo đức học, thần học và truyền thuyết
7 Logic. Ngôn ngữ. Phê bình văn học
8 Giáo dục
9 Chính trị. Kinh tế chính trị
10 Thương mại
11 Quân sự
12 Nông nghiệp. Kinh tế nông thôn
13 Lịch sử tự nhiên. Triết học
14 Y học. Phẫu thuật. Hoá học
15 Thơ. Kịch. Tiểu thuyết
16 Nghệ thuật và Khoa học. Tác phẩm văn chương
17 Công báo
18 Bản đồ. Biểu đồ. Sơ đồ
Trong những lớp này sách được phân chia theo số và sắp xếp theo bảng chữ cái.
Năm 1815 khi mua lại thư viện cá nhân của tổng thống Thomas Jefferson thì toàn bộ vốn tài liệu trong thư viện đang sử dụng khung phân loại theo hệ thống phân loại Jefferson. Khung phân loại theo hệ thống phân loại Jefferson áp dụng hệ thống phân loại theo tư tưởng triết học Bacon, nền tảng của Khung phân loại Ammi Cutter - hệ thống này do Thomas Jefferson sáng tạo ra. Khung phân loại có 44 lớp chính (hay còn gọi là các Chương) trong đó có 3 nhóm chính là: Lịch sử, Triết học và Nghệ thuật. Thư viện Quốc hội Mỹ đã giữ Khung phân loại này để sử dụng làm phân loại cho đến cuối thế kỷ 19. Theo thời gian, vốn tài liệu trong thư viện ngày càng phát triển (đến năm 1890 vốn tài liệu đã lên đến gần 1 triệu bản); thêm vào đó việc mở rộng hình thức phục vụ cho tất cả mọi người đã dẫn tới thực tế là hệ thống phân loại này không còn thích hợp và việc phân loại tài liệu trong thư viện gặp nhiều khó khăn. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là thư viện phải sử dụng một khung phân loại khác phù hợp hơn.
Năm 1897 khi Thư viện Quốc hội Mỹ chuyển sang toà nhà mới, cũng vào thời gian này John Russell Young đã chỉ thị cho James C.M. Hanson (trưởng phòng Biên mục) và Charles Martel (người mới được bổ nhiệm làm trưởng nhóm phân loại) tiến hành nghiên cứu khả năng áp dụng một khung phân loại mới. James C.M. Hanson và Charles Martel đã tiến hành điều tra và đánh giá Bảng phân loại thập tiến của Melvil Dewey [7]
Năm 1899 Thư viện Quốc hội Mỹ có ý định sử dụng khung phân loại của Dewey (DDC) và bổ sung, thay đổi nhiều mục trong đó (khung phân loại DDC chủ yếu được các thư viện công cộng ở Mỹ sử dụng). Việc muốn sử dụng DDC và thay đổi nhiều mục đã không được tác giả của khung phân loại DDC đồng ý, do vậy Thư viện Quốc hội Mỹ đã quyết định xây dựng cho mình một khung phân loại riêng. Năm 1897, Herbet Putman và người tư vấn của ông là Charles Ammi Cutter đã cho ra đời khung phân loại LCC - Library of Congress Classification. Từ khi mới ra đời một số nhà phê bình cho rằng LCC không có cơ sở lý thuyết, rất nhiều chỉ số phân loại được xác lập chỉ nhằm phục vụ cho những nhu cầu thực tế mang tính đặc thù của Thư viện Quốc hội Mỹ chứ không dựa trên những lập luận mang tính tri thức.
Bên cạnh đó người ta nghiên cứu, cân nhắc nghiêm túc khung phân loại mở rộng (Expansive Classification - EC) của Cutter vì họ nhận thấy Cutter rất hữu ích và đáp ứng được những thay đổi ngày càng nhanh và mạnh về vốn tài liệu. Cuối cùng, Hanson và Martel đã quyết định dùng khung phân loại mở rộng Cutter như một bảng hướng dẫn khác phụ trợ cho LCC, tuy nhiên có sự thay đổi đáng kể về định danh cho ký hiệu trong Cutter.
Ví dụ: Thay đổi 1 hoặc nhiều hơn 2 chữ cái viết hoa trong Khung phân loại, thay đổi những số Ả Rập cần thiết, không có sự nối tiếp số lẻ thập phân và số Cutter cho những quyển sách đơn.
Trước khi đến Thư viện Quốc hội Mỹ Hanson đã có một thời gian nghiên cứu về khung phân loại mở rộng Cutter tại thư viện Đại học Wisconsin. Trong việc phát triển khung phân loại cho Thư viện Quốc hội Mỹ ông đã đặc biệt chú trọng đến sự phối hợp giữa 2 yếu tố trong bảng là Outline (bản đề cương) và sự mở rộng của lớp Z - Sách nghệ thuật. Ký hiệu Cutter sử dụng chữ đơn cho các mục chính, tiếp theo là sự mở rộng của 1 hoặc 2 chữ cái phụ thêm. Outline của Hanson sử dụng các chữ cái đơn và mở rộng các con số. Để thấy rõ được sự khác biệt đó ta có sự so sánh giữa Outline của Cutter và Outline của Hanson:
Outline của Cutter
A Các tác phẩm khái quát
B Triết học
BR Tôn giáo và các đạo (trừ đạo Thiên chúa và đạo Do Thái)
C Đạo Thiên chúa và đạo Do Thái
D lịch sử tôn giáo
E Tiểu sử
F Lịch sử và những vấn đề về liên minh
G Địa lý. Du lịch
H Khoa học xã hội
I Xã hội học
J Chính phủ. Hoạt động chính trị
K Lập pháp. Luật pháp. Phụ nữ. Xã hội
…..
Outline đầu tiên của Hanson (1899)
A 1-200 Bách khoa toàn thư. Tạp chí. Xã hội
A 201- 3000 Triết học
A 3001- B9999 Tôn giáo. Thần học. Lịch sử giáo phái
C 1- 9999 Tiểu sử. Phụ trợ về lịch sử
D 1- 9999 Lịch sử khái quát. Vùng địa lí (trừ nước Mỹ)
E-F Lịch sử và địa lí nước Mỹ
G Địa lý tổng quát và các ngành ứng dụng (Ví dụ: Nhân học, Dân tộc học)
H 1-2000 Chính trị
H 2001-9999 Luật pháp
I 1-8000 Xã hội học
I 8001-9999 Phụ nữ. Xã hội. Câu lạc bộ
J 1-2000 Thể thao. Giải trí
J 2001-9999 Âm nhạc
K Mỹ thuật
…..
Trải qua quá trình nghiên cứu và so sánh giữa cái cũ với cái mới Hanson và đồng nghiệp của ông đã đưa ra kết quả: sự kết hợp ký hiệu giữa những chữ cái và những con số tạo ra một Khung phân loại hoàn chỉnh được sử dụng như một bảng phụ trợ cho Khung phân loại LCC.
Cùng với thời gian LCC đã khẳng định được vị trí vai trò của nó trong hoạt động phân loại cũng như hoạt động tra cứu tìm tin của Thư viện Quốc hội Mỹ. Hệ thống phân loại LCC được Thư viện Quốc hội Mỹ dùng để sắp xếp tri thức nhân loại theo một trật tự logic (dựa trên cơ sở phân chia các ngành khoa học). Khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ hiện nay dựa trên nền tảng Khung phân loại Cutter, hay còn gọi là Khung phân loại mở rộng. Đây là Khung phân loại mang đặc tính chủ đề và thực dụng.
Ngày nay Khung phân loại LCC được hầu hết các thư viện trường đại học và viện nghiên cứu tại Mỹ sử dụng. Việc áp dụng Khung phân loại LCC cũng được tiến hành ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khung phân loại LCC được xuất bản từ khoảng năm 1902 đến 1920 với 34 tập. Ngày nay Bảng LCC có 42 tập.
1.2.2. Cấu trúc Khung phân loại LCC
* Cấu tạo của LCC:
Khung phân loại LCC gồm 21 lớp cơ bản (còn gọi là lớp chính hay lớp thứ nhất), mỗi lớp trong hệ thống có cấu trúc riêng. 21 lớp cơ bản đó có thứ tự theo hệ thống bảng chữ cái La tinh từ A đến Z, trong đó có 5 chữ cái chưa được sử dụng là I, O, W, X và Y. Nhánh W và phần cuối của nhánh Q thuộc về Khung phân loại NLM (National Library of Medicine - Khung phân loại Thư viện Y học Quốc gia).
- Sau 21 lớp cơ bản là các phân lớp (lớp thứ 2) của Bảng LCC. Lớp này được thêm vào 1 hoặc 2 chữ cái. Trong một phân lớp tài liệu sẽ được phân chia đầu mỗi phân lớp là các tài liệu chung, tài liệu tra cứu (Bách khoa toàn thư, từ điển…) và chỉ thường là số đơn (1, 3, 5, 7)
- Sau các chữ cái đại diện cho lớp và phân lớp là các chữ số Ả rập từ 1 - 9999 để phân chia chi tiết các đề mục, nhưng không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc thập tiến. Điểm nổi bật trong Bảng LCC là sử dụng rất rộng rãi nguyên tắc sắp xếp theo vần chữ cái. Trong mỗi lớp chính hay phân lớp thì các số nguyên từ 1- 9999 được dùng cho các phân chia nhỏ hơn với nhiều chỗ trống để giành cho các nhu cầu trong tương lai. Các phần mở rộng số thập phân được dùng cho những chỗ chưa có số nguyên với các chủ đề mới. Sau các chữ cái và số đầu tiên trong bất kỳ các lớp nào thì tiếp đến sẽ là các số và chữ cái khác (các số và chữ cái sau được gọi là số Cutter)
Dưới đây là ví dụ về cấu trúc của lớp A trong khung phân loại LCC:
CLASS A - GENERAL WORKS
AC
1-199 Collections. Series. Collected works
1-195 Colletions of monographs, essays, etc.
1-8 American and English
9-195 Other languages
200 Colletions of Jewish readers
801-895 Inaugual and program dissertations
901-995 Pamphlet collections
999 Scrapbooks
AE
1-(90) Encyclopedias
5-(90) By language
AG
2-600 Dictionaries and other general reference books
AI
Indexes
Indexes to individual newspapers
AM
1-(501) Museums. Collectors and collecting
10-100 By country
111-160 Museology. Museum methods, technique, etc.
200-(501) Collectors and collecting
….
* Bên cạnh đó khung phân loại LCC còn có một quyển hướng dẫn về LCC với nhan đề: “Guide to the Library of Congress Classification”. Quyển sách này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968, sau đó được sửa đổi và tái bản nhiều lần như: lần 2 năm 1971, lần 3 năm 1980, lần 4 năm 1990. Mục đích của quyển sách này là cung cấp cho LCC một công cụ để tra cứu và trợ giúp cho việc sử dụng khung phân loại LCC.
Nội dung của quyển sách hướng dẫn gồm có các chương:
Chương 1: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của LCC
Chương 2: Nguyên tắc, cấu trúc và cách trình bày chung
Chương 3: Kí hiệu
Chương 4: Bảng
Chương 5: Phương pháp định ký hiệu phân loại
Chương 6 và 7: Lớp đơn (Individual class) và các tài liệu đặc biệt của thư viện
* Bảng Outline
Ngoài quyển hướng dẫn sử dụng thì khung phân loại LCC còn có bảng Outline (bản đề cương). Outline là bảng tóm lược những đề mục phân loại chính của cả khung LCC hoặc của từng tập riêng lẻ. Điều này giúp cán bộ phân loại có thể xem lướt các đề mục phân loại cơ bản của cả khung LCC hoặc của từng tập cụ thể. Như vậy là có một bảng Outline tổng quan cho tất cả các lớp, còn ở mỗi tập riêng biệt đều có bảng Outline cụ thể chi tiết cho từng lớp riêng biệt đó.
Bảng Outline để phục vụ cho một vài ứng dụng, giống như sổ tay hướng dẫn cho người sử dụng khi họ muốn xem lướt qua một chồng sách. Đây là bản hướng dẫn rất cô đọng, có giá trị hướng dẫn cho người dùng tin cách sắp xếp vị trí tài liệu trên giá, giúp thủ thư có được một bản liệt kê hợp lí để phân loại cho các bộ sưu tập riêng biệt.
Tuy nhiên, bản dàn ý này không thể được sử dụng như một cuốn sách tóm tắt về hệ thống phân loại để đơn giản hoá việc phân loại sách vì tính chất liệt kê của khung phân loại LCC không giúp giảm bớt công việc phân loại. Ấn bản của Outline này do Nancy Jones - trợ lí biên tập của bản liệt kê phân loại thực hiện.
Ngoài bảng Outline giống như bảng tóm tắt thì khung phân loại LCC không có cấu trúc bảng phụ độc lập. Mỗi lớp cơ bản có kèm theo bảng phụ và bảng tra cứu.
* Ngoài ra trong mỗi tập của khung phân loại LCC còn có các nội dung sau:
+ Lời nói đầu
+ Tổng quan
+ Nội dung phân loại
+ Các bảng phụ trợ sau nội dung
+ Chỉ mục
* Cấu trúc của Khung phân loại LCC có thể được phân loại như sau:
- Các lớp cơ bản của Bảng LCC:
A Các công trình chung
B Triết học. Tâm lý. Tôn giáo
C Các khoa học phụ trợ cho lịch sử
D Lịch sử: Lịch sử nói chung và lịch sử thế giới cổ đại
E-F Lịch sử nước Mỹ
G Địa lý. Bản đồ. Nhân loại học. Giải trí
H Các khoa học xã hội
J Khoa học chính trị
K Lập pháp
L Giáo dục
M Âm nhạc
N Mĩ thuật
P Ngôn ngữ và Văn học
Q Khoa học
R Y học
S Nông nghiệp. Nghề cá và săn bắn
T Kỹ thuật
U Kĩ thuật quân sự
V Hàng hải
Z Thư mục. Thư viện học
- Cấu trúc phân lớp (lớp thứ 2) của LCC tiếp tục như sau:
A Các vấn đề chung
AC Bộ tùng thư, tùng thư, ấn phẩm tiếp tục
AE Bách khoa thư tổng hợp
AG Sách tra cứu, tham khảo
AI Sách chỉ dẫn
AM Bảo tàng
AN Báo chí
AP Tạp chí, xuất bản phẩm định kì
AS Các hội, viện hàn lâm
AY Niên giám
AZ Lịch sử tri thức chung
B Triết học (công trình chung)
BC Logic học
BD Triết học suy đoán
BF Tâm lí học
BH Mỹ học
BJ Luân lí học
BL Tôn giáo học. Thần thoại học. Tư tưởng tự do
BM Đạo Do Thái
BP Đạo Hồi. Đạo Bahai. Đạo Thiên Chúa
BR Lịch sử nhà thờ
BS Kinh thánh. Giải thích Kinh thánh
BT Thần học. Những biện hộ cho tôn giáo
BV Thần học thực hành
BX Các giáo phái và môn phái
C Các khoa học phụ trợ cho lịch sử
CB Lịch sử nền văn minh
CC Lịch sử cổ đại. Khảo cổ học
CD Văn thư học. Lưu trữ. Nghiên cứu về con dấu, triện
CE Niên đại học
CJ Tiền cổ học. Tiền đúc
CN Nghiên cứu văn khắc. Văn bia. Cổ tự học
CR Ấn chương học. (Nghiên cứu huy chương, quốc huy, gia huy)
CS Phả hệ học
CT Tiểu sử
D Lịch sử (trừ nước Mỹ)
DA Anh
DB Áo - Hung
DC Pháp
DD Đức
…...
H Các khoa học xã hội (tổng quát)
HA Thống kê
HB Lí thuyết kinh tế. Nhân khẩu học
HC Lịch sử và điều kiện kinh tế
HD Lịch sử và điều kiện kinh tế
HE Giao thông và truyền thông
HF Thương mại
HG Tài chính
HJ Tài chính công
HM Xã hội học (Tổng quát)
HN Điều kiện và lịch sử xã hội
HQ Gia đình. Hôn nhân. Phụ nữ
HS Hội đoàn: Bí mật, từ thiện…
HT Cộng đồng. Giai cấp. Chủng tộc
HV Bệnh xã hội. Trợ cấp xã hội. Tội phạm học
….
K Luật pháp (công trình chung)
KB Luật cổ. Luật La Mã
KD Anh
KE Canada
KF Mỹ
KFA- KFW Luật từng bang
KFX Luật từng thành phố
KF2 Luật từng vùng
KG Châu Mỹ la tinh
KH Nam Mỹ
KJ Châu Âu nói chung. Tây Âu
KK Trung Âu
KL Nam Âu, Bắc Âu
KM Liên Xô
KP Châu Á. Nam Á. Bắc Á
KQ Đông Nam Á
KR Châu Phi
KT Châu Úc. Niu Dilân. Châu đại dương. Nam cực
L Giáo dục
LA Lịch sử giáo dục
LB Lý thuyết và thực hành giáo dục
LC Giáo dục chuyên ngành
LE Mỹ
LF Châu Âu
LG Châu Á. Châu Phi, Châu Đại Dương
…….
Q Khoa học ( công trình chung )
QA Toán học
QB Thiên văn
QC Vật lí
QD Hoá học
QE Địa chất
QH Lịch sử tự nhiên (đại cương). Sinh học (đại cương)
QK Thực vật học
QL Động vật học
QM Giải phẫu người
QP Sinh lí học
QR Vi sinh vật
T Kỹ thuật (tổng quát)
TA Kỹ thuật (đại cương). Kỹ thuật xây dựng dân dụng (đại cương)
TC Kỹ thuật thuỷ lợi
TD Công nghệ môi trường. Kỹ thuật vệ sinh
TE Kỹ thuật đường xá
TG Kỹ thuật cầu đường
TH Xây dựng
TJ Chế tạo máy và máy móc
TX Kinh tế gia đình
- Nếu xem xét chi tiết các đề mục nhỏ bên trong có thể thấy:
QD Hoá Học
71-142 Hoá phân tích
145-197 Hoá vô cơ
241-244 Hoá hữu cơ
901-999 Tinh thể học
LA Lịch sử giáo dục
5-25 Những vấn đề chung
31-133 Giáo dục theo các thời kì
173-185 Giáo dục cao đẳng
201-396 Các bang của Mỹ
410-2270 Các nước khác
DJK Lịch sử Đông Âu
KFF Luật bang Florida
........
Z Thư mục. Thư viện học
Các sách đại cương
4-8 Lịch sử sách và soạn sách
40-115.5 Viết
41-42.5 Bút tích. Chữ kí
43-45 Nghệ thuật viết chữ đẹp. Nghệ thuật viết
Công nghiệp và thương mại bán sách
116-265 In ấn
266-276 Đóng sách
662-1000.5 Thư viện và khoa học thư viện
719-871 Thư viện
1001-8999 Thư mục
……..
Trong các lớp dành riêng cho nước Mỹ và Châu Mỹ
E11-29 Châu Mỹ
31-45 Bắc Mỹ
51-99 Bắc Mỹ da đỏ
101-135 Châu Mỹ thời kì trước khi bị chinh phục
........
Ví dụ:
TA Kỹ thuật (đại cương). Kỹ thuật xây dựng dân dụng (đại cương)
349 Tạp chí định kỳ. Xã hội. Quốc hội
349.5 Từ điển và bách khoa thư
357.3 Công trình xây dựng chung
357.3 Vấn đề liên quan. Vận dụng
357.5.A-Z Đề tài đặc biệt, A-Z
Khí động lực học, xem TA 358
357.5.C38 Cavitation
357.5.D37 Xử lý dữ liệu
357.5.F55 Flow visualzation
TH Xây dựng
6711 Sổ tay. Bảng mục lục. Luật lệ
……
Trình bày trong LCC mang tính chất liệt kê vì khía cạnh của một chủ đề được đưa ra có rất nhiều mục và cũng có nhiều chủ đề phức hợp, hơn nữa các phần chia nhỏ được liệt kê rất cụ thể, rõ ràng dưới mỗi chủ đề.
Hệ thống LCC bao gồm nhiều bảng phụ để làm tăng độ chi tiết, các bảng này chủ yếu dùng để xác định các số cụ thể trong cùng dãy số phân chia trong mỗi mục.
Số định danh trong khung phân loại LCC cũng giống như hầu hết hệ thống phân loại trong thư viện là sử dụng với mục đích xếp giá.
Trong mỗi lớp bao giờ cũng tách riêng các đề mục nước Mỹ.
Khi có các vấn đề liên quan tới niên đại, các khái niệm đều được sắp xếp theo nguyên tắc chung bắt đầu từ dấu hiệu phân kỳ lịch sử, tiếp theo được chia nhỏ và sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái tên các quốc gia.
Để thể hiện ký hiệu phân loại của Bảng LCC cho một cuốn sách về tự miễn dịch có tên là “Perspectives on autoimmunity” có ký hiệu RC600.P39 trong đó RC600 là ký hiệu chính, P39 là số Cutter thể hiện chữ cái đầu tiên tên sách “Pe.”
Hoặc cuốn sách có tên “Biominerals” (khoáng sinh học) có ký hiệu là QP88, 92 B55 trong đó B55 là số Cutter thể hiện chữ cái đầu tên sách “Bio.”
1.2.3. Đánh giá về Khung phân loại LCC
1.2.3.1. Ưu điểm
Trong thời đại tin học hoá hiện nay thì các nguồn tin khoa học công nghệ, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Sự phát triển đó làm cho nhiều thuật ngữ mới của nhiều ngành mới ra đời. Khung phân loại mà các thư viện hay sử dụng như UDC, BBK, 19 lớp không đáp ứng được sự phát triển này, không thể bổ sung thêm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fhfgh.doc