Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc thực hiện

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN

KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY

TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1.1. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG.

1.1.1. Nội dung.

Trên bảng cân đối kế toán, khoản Nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng được

trình bày tại phần A “Tài sản ngắn hạn”, khoản Phải thu dài hạn của khách hàng được

trình bày trong phần B “Tài sản dài hạn”.

Nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán bao gồm khoản mục Phải thu khách

hàng và Số dự phòng nợ phải thu khó đòi. Khoản mục Phải thu khách hàng ghi theo số

phải thu gộp và khoản mục Dự phòng phải thu khó đòi được ghi số âm. Do đó, hiệu số

giữa Phải thu khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu

thuần, tức giá trị thuần có thể thực hiện được.

1.1.2. Đặc điểm.

Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận

như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô.

Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh

doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận

của đơn vị.

Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện

được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của

các nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.

1.2. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN.

Hiện hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng đã được ghi chép đều có thực tại

thời điểm lập báo cáo.

Quyền và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo

thuộc về đơn vị.

Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng có thực đều phải được ghi

nhận đầy đủ.Ghi chép chính xác: Những khoản nợ phải thu khách hàng phải được ghi chép

đúng số tiền gộp trên BCTC và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu khách hàng với

sổ cái.

Đánh giá: Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được tính toán hợp lý để giá

trị thuần của nợ phải thu khách hàng gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được.

Trình bày và công bố: Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải

thu khách hàng, bao gồm việc trình bày đúng đắn các khoản nợ phải thu khách hàng,

cũng như công bố đầy đủ những vấn đề có liên quan như các khoản cầm cố, thế

chấp,

pdf85 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở xem xét của Ban Giám đốc đối với tất cả các khoản phải thu tại thời điểm lập bảng Cân đối kế toán. Các khoản phải thu đƣợc xác định là không thể thu hồi sẽ đƣợc xóa sổ; Tăng hoặc giảm số dự phòng phải thu khó đòi đƣợc hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Qua quá trình thực hiện thủ tục trên, KTV nhận xét không có sự thay đổi về việc áp dụng chính sách kế toán đối với các khoản phải thu khách hàng, dự phòng phải thu khó đòi giữa năm nay và năm trƣớc; các chính sách này vẫn phù hợp với chế độ và chính sách kế toán hiện hành; và cho kết luận chính sách kế toán công ty ABC áp dụng nhất quán với năm trƣớc và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC đƣợc áp dụng. Tiếp theo, KTV sẽ lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dƣ cuối năm trƣớc, đối chiếu các số dƣ trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trƣớc (nếu có) (mã D341). Số liệu dùng để lên Bảng số liệu tổng hợp đƣợc lấy từ BCKT và giấy tờ làm việc năm 2012, BCTC, CĐPS, Sổ cái năm 2013. Thủ tục này đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu số liệu đầu kỳ đƣợc trình bày phù hợp. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 41 MSSV: 1054030905 Bảng 2.2 : Bảng số liệu tổng hợp. Sau khi tiến hành lập Bảng số liệu tổng hợp, KTV nhận thấy không có sự chênh lệch xảy ra giữa số dƣ đầu năm 2013 và CĐPS 2013 cũng nhƣ giữa số đầu năm 2013 và số cuối năm trên BCKT 2012. Qua đó, KTV đƣa ra kết luận số dƣ đầu kỳ của các khoản Phải thu của khách hàng, Khách hàng trả tiền trƣớc và Dự phòng nợ phải thu khó đòi đƣợc trình bày phù hợp. 2.3.2.4.2 Thủ tục phân tích. Sau khi thực hiện các thủ tục chung, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích theo chƣơng trình kiểm toán đặt ra ban đầu. Đầu tiên, KTV tiến hành so sánh số dƣ phải thu KH năm nay với năm trƣớc và kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm. Bên cạnh đó, KTV sẽ so sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trƣớc, với chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn vị để đánh giá tính hợp lý của số dƣ nợ cuối năm cũng nhƣ khả năng lập dự phòng (nếu có). Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 42 MSSV: 1054030905 Bảng 2.3 : So sánh số dƣ và các chỉ số tài chính. Qua thủ tục phân tích này, KTV nhận thấy: Số dƣ các khoản phải thu của công ty ABC năm nay giảm so với năm trƣớc (-17.24%) do chịu ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm: o Doanh thu thuần giảm hơn năm trƣớc với tỷ lệ không quá chênh lệch so với tỷ lệ giảm số dƣ các khoản phải thu. o Tỷ lệ Các khoản phải thu / Doanh thu thuần giữa 2 năm là tƣơng đƣơng nhau. o Kết hợp với chính sách kế toán các khoản phải thu đƣợc áp dụng nhất quán với năm trƣớc (xem D340): Các hệ số Vòng quay các khoản phải thu và Số ngày thu tiền bình quân gần nhƣ không thay đổi so với năm trƣớc. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 43 MSSV: 1054030905  Số dƣ cuối kỳ các khoản phải thu là phù hợp với tình hình trong năm của đơn vị. Số dƣ Khách hàng trả trƣớc tăng so với năm trƣớc nhƣng tỷ lệ trên doanh thu thuần gần nhƣ không thay đổi cũng là phù hợp với tình hình của đơn vị. Số dự phòng phải thu khó đòi không đƣợc trích lập đã đƣợc thể hiện trong giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trƣớc là do Ban Giám đốc đơn vị không đồng ý trích lập dự phòng. Sau khi hoàn thành thủ tục phân tích, KTV đƣa ra kết luận các biến động về số dƣ các khoản phải thu và dự phòng phải thu khó đòi trong năm là hợp lý. 2.3.2.4.3 Thử nghiệm chi tiết.  Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền trƣớc theo từng đối tƣợng KH (mã D360): KTV tiến hành thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền trƣớc theo từng đối tƣợng KH, sau đó đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ cái, sổ chi tiết theo đối tƣợng, BCĐPS, BCTC). Kế tiếp, KTV sẽ xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thƣờng (số dƣ lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dƣ không biến động, các khoản nợ không phải là KH,...) và thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 44 MSSV: 1054030905 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền trƣớc. Qua thử nghiệm trên, KTV nhận xét thấy: Số dƣ đầu kỳ, số phát sinh, số dƣ cuối kỳ trên bảng tổng hợp khớp với số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị. Một số công nợ có số dƣ không thay đổi từ đầu năm đến cuối năm, trong năm cũng không phát sinh nghiệp mua hàng, thanh toán nợ. o KTV đã tiến hành kiểm tra sổ cái các khoản phải thu và xác định các công nợ này không phát sinh nghiệp vụ trong năm. o Sau khi phỏng vấn và kiểm tra giấy tờ làm việc của KTV tiền nhiệm, KTV phát hiện các khoản công nợ này đã tồn tại từ số dƣ đầu kỳ năm trƣớc và đã đƣợc đề cập đến trong cuộc kiểm toán năm trƣớc cũng nhƣ Thƣ giải trình của Ban Giám đốc nhƣng Ban Giám đốc công ty không đồng ý trích lập dự phòng cho các khoản phải thu này. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 45 MSSV: 1054030905 Cuối cùng, KTV kết luận các khoản phải thu khách hàng, ngƣời mua trả tiền trƣớc đã đƣợc ghi nhận chính xác, đầy đủ, giá trị phù hợp cũng nhƣ trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ hiện hành.  Kiểm tra nghiệp vụ hạch toán bất thƣờng (mã D361): Với thử nghiệm này, KTV sẽ đọc lƣớt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thƣờng (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...) và tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tƣơng ứng (nếu cần). Để kiểm tra các nghiệp vụ KTV cho là bất thƣờng, KTV sẽ đối chiếu trên NKC, chứng từ hóa đơn, hợp đồng, phiếu nhập kho, tờ khai nhập khẩu . Thử nghiệm này đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu các nghiệp vụ đƣợc ghi nhận chính xác. Bảng 2.5 : Kiểm tra nghiệp vụ hạch toán bất thƣờng. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 46 MSSV: 1054030905 Qua thử nghiệm, KTV nhận thấy các nghiệp vụ bất thƣờng đƣợc ghi nhận chính xác với chứng từ gốc, công ty ABC đã hạch toán các nghiệp vụ đúng với bản chất của nghiệp vụ. Qua đó, KTV kết luận các nghiệp vụ đƣợc ghi chép chính xác.  Gửi thƣ xác nhận đến khách hàng (mã D363). Để đảm bảo tính hiện hữu và chính xác của các khoản phải thu khách hàng và khách hàng trả tiền trƣớc, KTV tiến hành lập và gửi TXN số dƣ nợ phải thu KH và KH trả tiền trƣớc đến khách hàng công ty ABC. Sau đó, KTV tổng hợp kết quả nhận đƣợc, đối chiếu với các số dƣ trên sổ chi tiết và giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). Nếu không nhận đƣợc thƣ, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục thay thế nhƣ việc kiểm tra định khoản, xem xét sổ phụ ngân hàng, kiểm tra về việc thu nợ sau ngày khóa sổ kế toán, kiểm tra hóa đơn bán hàng liên quan (hóa đơn, lệnh giao hàng, hợp đồng). KTV đã lập và gửi TXN đến tất cả khách hàng trên Bảng tổng hợp công nợ theo đối tƣợng tại 31/12/2013 (xem D360). Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 47 MSSV: 1054030905 Bảng 2.6 : Gửi thƣ xác nhận đến khách hàng (D363) Sau khi nhận đƣợc thƣ xác nhận từ phía khách hàng của công ty ABC, KTV tiến hành đối chiếu số dƣ cuối kỳ các khoản phải thu của khách hàng và khách hàng trả tiền trƣớc đƣợc công ty ABC ghi nhận với số trên thƣ xác nhận và KTV nhận thấy: Các thƣ xác nhận đã nhận đƣợc thƣ hồi âm đều xác nhận đúng với số dƣ trên sổ kế toán của công ty; Kế toán công ty đã liên hệ với các khách hàng chƣa hồi âm TXN, chỉ còn một số KH nhỏ lẻ chƣa nhận đƣợc TXN; Do kế toán công ty chƣa hoàn thành sổ sách cũng nhƣ chứng từ sau ngày kết thúc niên độ đến thời điểm kiểm toán nên KTV không thể kiểm tra các nghiệp vụ thu nợ sau niên độ. Qua đó, KTV đƣa ra kết luận tiếp tục chờ thƣ hồi âm xác nhận công nợ và không thể thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế khác. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 48 MSSV: 1054030905  Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản Khách hàng trả tiền trƣớc (mã D364). Tại thử nghiệm này, KTV tiến hành lập danh sách khách hàng trả tiền trƣớc và kiểm tra, đối chiếu số tiền với sổ cái các khoản phải thu khách hàng, chứng từ gốc (Hợp đồng, chứng từ chuyển tiền) và đánh giá tính hợp lý của các số dƣ qua việc xem xét lý do trả trƣớc, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Bảng 2.7 : Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản Khách hàng trả tiền trƣớc. Qua đó, KTV nhận thấy số liệu trên chứng từ ngân hàng và hợp đồng phù hợp với số dƣ khách hàng trả trƣớc của công ty ABC và đảm bảo mục tiêu hiện hữu của các khoản khách hàng trả tiền trƣớc. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 49 MSSV: 1054030905  Đánh giá các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ (mã D365). Cuối năm tài chính, công ty ABC tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ để phản ánh đúng và chính xác khoản này tại ngày lập BCTC. Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi của công ty ABC, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chƣa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dƣ cuối kỳ đối với các giao dịch có gốc ngoại tệ. Bảng 2.8: Đánh giá các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. Qua kiểm tra, KTV nhận thấy công ty ABC đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ theo tỷ giá BQLNH: 21.036 VND. Sau khi thảo luận với kế toán công ty, KTV nhận thấy số chênh lệch không trọng yếu nên quyết định không điều chỉnh.  Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi (mã D360). Qua kiểm tra, KTV nhận thấy các khoản dự phòng phải thu khó đòi chƣa đƣợc đánh giá và trích lập dự phòng, phía công ty ABC cũng không đồng ý với đề nghị điều Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 50 MSSV: 1054030905 chỉnh của KTV; do đó vấn đề này sẽ đƣợc đề cập trên Thƣ giải trình của Ban giám đốc cũng nhƣ Thuyết minh BCTC.  Đánh giá việc phân loại và trình bày các khoản phải thu khách hàng trên BCTC (mã D320). KTV sẽ xem xét các khoản nợ phải thu Khách hàng có đƣợc phân loại và trình bày đúng hay không và cần lƣu ý các khoản phải thu khách hàng có số dƣ bên Có thì phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán trong khoản Nợ phải trả. Kiểm toán viên còn cần xem xét việc trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính tuân thủ đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Bảng 2.9: Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.3.2.5 Đưa ra ý kiến kiểm toán. Sau khi kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng, kiểm toán viên tổng hợp những thắc mắc và sai sót để trao đổi với doanh nghiệp. Đối với khoản mục nợ phải Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 51 MSSV: 1054030905 thu khách hàng tại công ty ABC, khoản mục này không có bất kỳ sai sót trọng yếu nào cần điều chỉnh. Do đó, kiểm toán viên đƣa ra ý kiến chấp nhận đối với khoản mục này. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 52 MSSV: 1054030905 CHƢƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1 NHẬN XÉT. 3.1.1 Công ty kiểm toán Việt Úc VAAL. Công ty VAAL tuy mới thành lập vài năm nhƣng hiện nay công ty có một vị thế uy tín trên thị trƣờng Kiểm toán Việt Nam. Nhiều công ty khách hàng tìm đến VAAL với sự chuyên nghiệp và chuyên môn cao. Và để có đƣợc thành tựu ngày hôm nay, VAAL đã nhờ vào Ban lãnh đạo sáng suốt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, độc lập và mang tính chuyên môn cao cũng nhƣ tổ chức bộ máy linh động và hiệu quả. Tại công ty VAAL, Ban lãnh đạo luôn quan tâm, theo dõi tình hình làm việc của đội ngũ nhân viên cũng nhƣ luôn tạo điều kiện cho nhân viên cập nhật kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng luôn quan tâm đến áp lực của nhân viên, đặc biệt là trong mùa kiểm toán. Vì thế công ty thƣờng tổ chức những chuyến đi chơi nhỏ cũng nhƣ những buổi ăn chiều nhẹ nhằm giúp nhân viên có thể giải tỏa áp lực công việc cũng nhƣ thƣ giãn sau thời gian làm việc căng thẳng. Bên cạnh sự tận tình và thấu đáo của Ban lãnh đạo cũng không thể thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên môn cũng nhƣ có tinh thần trách nhiệm và hợp tác cao. Đội ngũ nhân viên công ty kiểm toán Việt Úc thể hiện sự chuyên nghiệp của họ thông qua việc nhân viên luôn giữ tác phong nghiêm túc khi đi làm hoặc khi gặp khách hàng; nhân viên của VAAL luôn làm việc theo tiêu chí trung thực, thẳng thắn, tôn trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp, lịch sự khi đối diện với công việc, đồng nghiệp hay khách hàng. Bên cạnh đó là sự tận tụy, nhiệt tình và luôn đảm bảo tính bảo mật trong công việc. Ngoài ra với sự nhạy bén và linh hoạt trong công việc, luôn chủ động cập nhật thông tin về các văn bản pháp lý, các chuẩn mực, chính sách kế toán, kiểm toán cũng nhƣ việc sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học đã góp phần tạo nên thành tựu của công ty Kiểm toán Việt Úc ngày nay. Một yếu tố quan trọng và không thể thiếu khác trong việc tạo nên thành tựu của công ty VAAL là VAAL có một bộ máy quản lý linh hoạt và hiệu quả. Các nhóm Kiểm toán luôn chủ động hỗ trợ, gắn kết với nhau trong công việc. Các KTV và trợ lý kiểm toán luôn sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cũng nhƣ thông tin chuyên ngành với nhau. Điều này tạo nên sự liên kết chặt chẽ và tinh thần đoàn kết cao đối Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 53 MSSV: 1054030905 với toàn thể nhân viên công ty cũng nhƣ uy tín của VAAL trong môi trƣờng kiểm toán Việt Nam. 3.1.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.  Chuẩn bị kiểm toán. Khi tiến hành kiểm toán cho công ty khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ chủ động trong việc liên lạc với khách hàng và gửi thƣ yêu cầu về các tài liệu cần cho cuộc kiểm toán. Nhờ đó, KTV sẽ có đƣợc sự đánh giá tổng quát về các vấn đề có thể xảy ra đối với công ty khách hàng và nhóm kiểm toán cần lƣu ý và xem xét khi tiến hành kiểm toán. Bên cạnh việc gửi thƣ yêu cầu về tài liệu cần, nhóm Kiểm toán cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành kiểm toán. Trƣởng phòng hoặc trƣởng nhóm sẽ liên lạc với công ty khách hàng về thời gian kiểm toán nhằm mang lại sự thuận tiện cho doanh nghiệp cũng nhƣ cho công tác hỗ trợ kiểm toán. Ngoài ra, nhóm kiểm toán luôn xác định rõ mục tiêu cho từng khoản mục, trƣởng nhóm sẽ phân rõ nhiệm vụ, công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán phụ trách trong cuộc kiểm toán. Điều này góp phần giúp cho nhóm kiểm toán kiểm soát và sử dụng thời gian một cách hiệu quả và tránh việc đƣa ra các thử nghiệm thiếu chính xác.  Nhưng bên cạnh đó, khâu chuẩn bị kiểm toán của VAAL cũng có vài mặt hạn chế sau: Đối với những khách hàng mới, VAAL thực hiện tìm hiểu những thông tin khách hàng và tiến hành đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Song đối với các khách hàng cũ, kiểm toán viên thƣờng ít đánh giá lại những rủi ro của doanh nghiệp mà thƣờng chỉ tìm hiểu thông tin từ các kiểm toán viên trƣớc. Việc này có thể làm kiểm toán viên bỏ qua các rủi ro mới trong quá trình thực hiện kiểm toán doanh nghiệp. Quy trình xác lập mức trọng yếu cho doanh nghiệp kiểm toán chƣa thực sự hoàn chỉnh và rõ ràng. Do đó, việc xác lập mức trọng yếu của doanh nghiệp thƣờng đƣợc các kiểm toán viên đánh giá dựa trên những kinh nghiệm chủ quan của mỗi ngƣời. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 54 MSSV: 1054030905  Thực hiện kiểm toán. Xây dựng hoàn thiện các mẫu giấy tờ làm việc trên máy (Working paper) và Báo cáo kiểm toán mẫu bằng các phần mềm văn phòng thông dụng nhƣ Word, ExcelViệc sử dụng mẫu giấy làm việc trên máy và báo cáo mẫu đã tạo nhiều thuận lợi cho công tác kiểm toán nhƣ: - Tự động tổng hợp thông tin từ các số liệu của khách hàng nhanh chóng và chính xác. - Tiết kiệm thời gian kiểm toán. - Trình bày khoa học, dễ hiểu và chi tiết nên KTV dễ dàng sử dụng số liệu. - Thuận tiện cho việc lƣu trữ thông tin.  Song, giai đoạn thực hiện kiểm toán của công ty VAAL cũng có những hạn chế sau: Các nhận định và đánh giá của Kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ thƣờng mang nặng cảm tính và đƣợc đánh giá bằng các kinh nghiệm về tài chính, thuế của kiểm toán viên. Do đó các thử nghiệm về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thƣờng đƣợc giảm nhẹ và bỏ qua trong quá trình thực hiện kiểm toán. Các kiểm toán viên VAAL chỉ mới dừng lại ở mức độ phân tích sự biến động giữa năm kiểm toán với năm trƣớc, so sánh các chỉ tiêu có liên quan trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ so sánh biến động xu hƣớng mà không so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành và những chỉ tiêu của những doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề kinh doanh. Các thủ tục phân tích cần thiết cho khoản mục nợ phải thu thƣờng ít đƣợc các kiểm toán viên áp dụng.Việc này sẽ hạn chế các kiểm toán viên thấy đƣợc sự hợp lý ở mức độ tổng thể và không thể đƣa ra các quyết định phù hợp cho việc điều chỉnh các thử nghiệm chi tiết phù hợp. Bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ không thực sự đánh giá đƣợc tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát. Vì vậy kiểm toán viên không thể đƣa ra quyết định về việc thu hẹp hay mở rộng các thử nghiệm chi tiết và thực hiện toàn bộ Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 55 MSSV: 1054030905 các thử nghiệm chi tiết đề ra trên quy trình kiểm toán mẫu, do đó sẽ tốn thời gian kiểm toán. Đối với thƣ xác nhận nợ, kiểm toán viên thƣờng sử dụng bảng xác nhận nợ do DN khách hàng gửi xác nhận và tin vào tính trung thực của các khoản mục nợ. Dựa vào những biên bản xác nhận nợ có sẵn làm bằng chứng và không đƣa ra những tỷ lệ thƣ cần phải gửi so với doanh thu cũng nhƣ đƣa ra đánh giá về mức độ hoàn thành đối với thử nghiệm chi tiết gửi thƣ xác nhận. Còn đối với các khoản nợ không có thƣ xác nhận nợ, KTV sẽ tiến hành các thủ tục thay thế mà không tìm hiểu lý do của việc không phản hồi.  Hoàn thành kiểm toán. Nhờ có Báo cáo kiểm toán mẫu đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, KTV chỉ cần nhập các số liệu cơ bản và cần thiết cho báo cáo. Các số liệu trên báo cáo sẽ đƣợc tự động liên kết, tính toán và cập nhật cho những trang còn lại. Báo cáo của VAAL luôn đƣợc kiểm tra cẩn thận trƣớc khi giao cho khách hàng. Việc kiểm tra nhằm tránh các sai sót không cần thiết nhƣ chính tả, canh lề, sử dụng từ ngữ không hợp lývà tạo đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng đối với VAAL. Các báo cáo này sẽ đƣợc kiểm tra 3 lần trƣớc khi gửi đến cho khách hàng bản chính thức. Lần thứ nhất đƣợc kiểm tra tại Báo cáo kiểm toán trên máy. Lần thứ hai sẽ đƣợc kiểm tra sau khi thực hiện in thử báo cáo nháp. Và lần kiểm tra cuối cùng sẽ đƣợc thực hiện sau khi in báo cáo hoàn chỉnh. Hồ sơ kiểm toán tại công ty đƣợc sắp xếp và bố trí một cách có khoa học. Các phần hành đều đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, các hồ sơ còn đƣợc đánh số thứ tự, trình bày đẹp mắt, đƣợc tham chiếu cẩn thận, rất thuận tiện cho việc kiểm tra, rà soát. Các giấy tờ làm việc đƣợc trình bày rõ ràng và đƣợc quản lý chặt chẽ giúp cho KTV cũng nhƣ những ngƣời không tham gia trực tiếp kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ làm việc trên hồ sơ kiểm toán. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 56 MSSV: 1054030905  Các hạn chế của giai đoạn hoàn thành kiểm toán tại công ty kiểm toán Việt Úc: Việc lữu trữ hồ sơ làm việc trên giấy của kiểm toán viên thƣờng đƣợc kẹp vào trong file hồ sơ kiểm toán cùng các bằng chứng thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán, nhƣng VAAL không tiến hành in ra những file làm việc trên máy tính để lƣu trong file hồ sơ giấy hoặc tiến hành scan những bằng chứng thu thập đƣợc để lƣu trữ trong máy. Do đó, việc tra xét lại hồ sơ sẽ gặp nhiều khó khăn về sức lực và thời gian. 3.2 KIẾN NGHỊ. 3.2.1 Công ty Kiểm toán Việt Úc. VAAL cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận khách hàng chuyên biệt để có thể đánh giá hết các rủi ro tiềm tàng từ phía doanh nghiệp của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho quá trình kiểm toán. Đồng thời, từ việc nắm bắt đƣợc những thông tin về khách hàng mà bộ phận này có thể đƣa ra chi phí kiểm toán phù hợp. Việc sử dụng chƣơng trình kiểm toán chung cho tất cả các khách hàng sẽ không thể đƣa ra đƣợc sự đánh giá khách quan về các vấn đề phát sinh thực tế của mỗi cuộc kiểm toán và không linh động cho các doanh nghiệp có loại hình kinh doanh khác nhau.Vì vậy việc xây dựng chƣơng trình kiểm toán cụ thể cho từng khách hàng nên đƣợc xem là thủ tục bắt buộc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Dựa vào các ý kiến tham khảo của các chuyên gia về lĩnh vực đó đồng thời kết hợp với việc thống kê các loại hồ sơ kiểm toán của các nhóm kiểm toán trong các năm qua từ đó có thể đƣa ra những đặc điểm riêng cho từng loại hình doanh nghiệp, những vấn đề trọng yếu, các chỉ số thống kê của ngànhNếu VAAL có thể xây dựng đƣợc quy trình kiểm toán riêng cho từng loại hình doanh nghiệp nhƣ doanh nghiệp chuyên về Thƣơng mại, dịch vụ; Doanh nghiệp chuyên về xây dựng, thiết kế; Doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu.. việc này sẽ giúp cho kiểm toán viên rút ngắn đƣợc thời gian làm việc, nâng cao tính hiệu quả trong công việc. Do thời gian kiểm toán hạn chế nên việc tìm hiểu về khách hàng và thời gian chuẩn bị cho cuộc kiểm toán cũng nhƣ thời gian thực hiện kiểm toán là quá ít. Điều này có thể dẫn đến chất lƣợng cuộc kiểm toán không đƣợc đảm bảo. Kiểm toán viên Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 57 MSSV: 1054030905 VAAL cần dành thời gian nhiều hơn cho một cuộc kiểm toán để đảm bảo chất lƣợng cuộc kiểm toán. 3.2.2 Quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng. Kiểm toán viên thƣờng sử dụng biên bản đối chiếu công nợ giữa đơn vị với khách hàng nhƣ là một bằng chứng kiểm toán thay cho thƣ xác nhận công nợ, điều này làm giảm bớt chi phí và thời gian kiểm toán. Tuy nhiên, bằng chứng này chỉ đáng tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đƣợc đánh giá là hữu hiệu, tình hình tài chính của đơn vị khả quan. Nếu kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là yếu kém, tình hình tài chính đang khó khăn thì việc sử dụng bằng chứng này chứa đựng nhiều rủi ro. Kiểm toán viên có thể sử dụng kết hợp thƣ xác nhận và biên bản đối chiếu công nợ tuỳ từng đơn vị đƣợc kiểm toán. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV của VAAL cần thực hiện thủ tục phân tích để có những hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình tài chính của khách hàng. Sau đó, KTV cần tiến hành phân tích những thông tin này để thấy đƣợc sự biến động cũng nhƣ mối liên hệ với các khoản mục trên BCTC. Sau khi phân tích, nếu phát hiện những biến động bất thƣờng xảy ra họ sẽ tiến hành thảo luận với Ban quản lý công ty và nghe lời giải thích của họ. KTV cần áp dụng thêm thử nghiệm chi tiết về nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi, chủ yếu dựa vào bảng số dƣ chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dƣ của từng khách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ ( tính từ ngày hết hạn trả đến ngày lập báo cáo). Dƣới đây là Thí dụ một hồ sơ kiểm toán về bảng số dƣ chi tiết phân tích theo tuổi nợ : Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 58 MSSV: 1054030905 Bảng 3.1: Bảng ví dụ về số dƣ chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Trên Bảng phân tích tuổi nợ này, KTV có thể thấy đƣợc sự thay đổi trong khoản mục nợ phải thu khách hàng và khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thông thƣờng bảng này đƣợc đơn vị lập ngay khi kết thúc niên độ. Khi nghiên cứu bảng này, tùy thuộc vào tính hữu hiệu của Kiểm soát nội bộ, KTV cần xem lại thể thức lập bảng và xác định các thử nghiệm cần thực hiện. Trƣớc hết, KTV kiểm tra lại việc cộng dồn hàng ngang và hàng dọc. Sau đó xem xét tính hợp lý của sự phân loại công nợ thông qua việc chọn ra một số khách hàng để đối chiếu với sổ chi tiết của họ và đối chiếu với kỳ hạn thanh toán. Số tổng cộng trên bảng cũng đƣợc dùng để đối chiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.Cần kiểm tra lại tổng cộng số dƣ trên các sổ chi tiết, và đối chiếu với tổng số dƣ trên sổ cái. Theo đó, dựa nào bảng phân tích này, KTV sẽ có cơ sở vững chắc để đƣa ra những điều chỉnh hợp lý cho khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Dƣơng Thị Mai Hà Trâm SVTH: Nguyễn Hà Mi 59 MSSV: 1054030905 Ngoài ra, Kiểm toán viên cần xem xét thêm về đối tƣợng các khản Nợ phải thu nào cần lập dự phòng, mức trích lập dự phòng bao nhiêu. Dƣới đây là thông tin tham khảo về hƣớng dẫn xác định các đối tƣợng khoản Nợ phải thu và Dự phòng nợ phải thu nhƣ sau : 1. Đối tƣợng và điều kiện lập dự phòng đối với khoản Nợ phải thu. Các khoản Nợ phải thu phải đảm bảo các điều kiện sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_thu_khach_ha.pdf
Tài liệu liên quan