Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng thƣơng mại

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng thƣơng mại

Theo điều 4 Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ

chức và hoạt động của NHTM: “Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức,

cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo

lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

Theo điều 4 khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội:

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Theo điều 4 khoản 14 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội:

“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam

kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho

vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và một số nghiệp

vụ cấp tín dụng khác”.

Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2011) cho rằng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ

chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong thời gian nhất

định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân

hàng chứa đựng ba nội dung:

 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng .

 Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.

 Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.”

Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một

lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau

một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện

mà hai bên thỏa thuận.

pdf84 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh số thu nợ CVTD, năm 2013 doanh số tăng lên 9,66 tỷ đồng chiếm 37,56% tổng doanh số thu nợ CVTD và tăng 8,91% so với năm 2012. Năm 2014 tình hình thu nợ tốt hơn khi doanh số tăng mạnh đạt 10,45 tỷ đồng chiếm 37,08% tổng doanh số thu nợ và tăng 8,18% so với năm 2013. Nhìn chung tình hình thu nợ sản phẩm cho vay mua nhà, đất ổn định, nhu cầu về nhà ở của khách hàng ngày càng nhiều nên doanh số cho vay tăng và doanh số thu nợ cũng tăng theo, đạt được một kết quả đáng khích lệ như trên là nhờ vào đội ngũ cán bộ tín dụng thẩm định chặt chẽ đã góp phần làm hiệu quả việc thu nợ. Bên cạnh sản phẩm cho vay mua nhà, đất thi tình hình doanh số thu nợ sản phẩm vay tín chấp cũng có dấu hiệu tăng trưởng qua từng năm. Hiện nay, loại hình vay tín chấp dần dần đã trở nên quen thuộc với khách hàng, những khoản vay đa phần là ngắn hạn nên doanh số thu nợ của sản phẩm này thường chiếm tỷ trọng cao. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 4,65 tỷ chiếm 21,43% tổng doanh số thu nợ, năm 2013 doanh số tăng lên 5,54 tỷ đồng 50 tương đương tăng 19,14% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số đạt 6,27 tỷ đồng, doanh số có tăng nhưng chỉ khỏang 13,18% so với năm 2013.  Theo hình thức đảm bảo Tình hình thu nợ vẫn luôn được ngân hàng quan tâm theo dõi thường xuyên, nhất là các khoản vay không có TSĐB vì nó luôn tiềm ẩn những vấn đề rủi ro mà ngân hàng khó có thể nắm bắt được. Mặt khác, do tình hình bất ổn của nền kinh tế nên ảnh hưởng ít nhiều đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và việc thu hồi nợ của ngân hàng vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình thu nợ theo hình thức đảm bảo được thể hiện cụ thể qua bảng sau. Bảng 2.8: Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CV có TSĐB 17,83 82,15 20,61 80,12 22,16 78,63 2,78 15,59 1,55 7,52 CV không TSĐB 3,88 17,85 5,12 19,88 6,02 21,37 1,24 31,96 0,9 17,58 Doanh số thu hồi nợ 21,71 100 25,73 100 28,18 100 4,02 18,52 2,45 9,52 Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 Tình hình thu nợ có TSĐB trong giai đoạn này của ngân hàng rất ổn định, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, doanh số thu nợ luôn tăng qua từng năm. Năm 2012 doanh số là 17,83 tỷ đồng chiếm 82,15% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2013 con số này tăng lên 20,61 tỷ đồng chiếm 80,12% tổng doanh số thu nợ và tăng 15,59% so với năm 2012. Năm 2014 tình hình thu nợ vẫn duy trì ổn định và tăng trưởng với doanh số thu nợ đạt 22,16 tỷ đồng chiếm 78,63% tổng doanh số thu nợ và tăng 7,52% so với năm 2013. Tình hình thu nợ cho vay không có TSĐB luôn được cải thiện qua từng năm, cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ đạt 3,88 tỷ đồng chiếm 17,85% tổng doanh số thu nợ. Sang 51 năm 2013 tình hình có vẻ khả quan hơn khi doanh số lúc này là 5,12 tỷ chiếm 19,88% tổng doanh số và tăng mạnh 31,96% so với năm 2013. Dần đi vào ổn định và tăng trưởng nhiều hơn, doanh số thu nợ cho vay không có TSĐB năm 2014 đạt 6,02 tỷ đồng chiếm 21,37% tổng doanh số cho vay và tăng 17,58% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện công tác thu hồi nợ. Để làm được điều đó là cả một quá trình nỗ lực làm việc của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ của chi nhánh để doanh số thu nợ luôn tăng trưởng qua từng năm, nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, góp phần ngày một nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh. 2.2.5.3 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng  Theo thời hạn Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.9: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 21,53 32,26 24,07 30,11 27,57 28,48 2,54 11,8 3,5 14,54 Trung và dài hạn 45,21 67,74 55,86 69,89 69,25 71,52 10,65 23,56 13,39 23,97 Dƣ nợ CVTD 66,74 100 79,93 100 96,82 100 13,19 19,76 16,89 21,13 Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 Năm 2012, thời gian này hoạt động cho vay tiêu dùng còn gặp những khó khăn do ảnh hưởng nền kinh tế nên dư nợ cho vay tiêu dùng là 66,74 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang đến năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên 79,93 tỷ đồng tương đương 19,76% so với năm 2012 và. Năm 2014, có lẽ là giai đoạn phát triển vượt bậc của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, dư nợ tăng lên 96,83 tỷ đồng tương đương với 21,13% so với năm 2013. SHB đã ban hành các sản phẩm tín dụng cá nhân đa dạng, tiện ích. Các sản phẩm tiêu dùng của SHB được thiết kế thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của 52 khách hàng như cho vay mua nhà, mua ô tô, hỗ trợ du học, cho vay tín chấpVới chính sách cạnh tranh về lãi suất, dịch vụ ngân hàng đa dạng tiện ích, SHB đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ các khách hàng DN và cá nhân quan hệ giao dịch với SHB sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ NH. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kì hạn thì cho vay ngắn hạn tuy có tăng dư nợ qua từng năm nhưng tỷ trọng lại giảm so với cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn là 21,53 tỷ đồng, sang năm 2013 tăng lên 24,7 tỷ đồng tương đương 11,8% so với năm 2012. Dư nợ của năm 2014 là 27,57 tỷ đồng và tăng 14,54% so với năm 2013. Cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Cụ thể năm 2012 dư nợ cho vay trung dài hạn là 45,21 tỷ đồng, năm 2013 dư nợ tăng lên 55,86 tỷ đồng tương đương tăng 23,56% so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ là 69,25 tỷ đồng tăng 23,97% so với năm 2013.  Theo sản phẩm Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % CV mua nhà 32,54 48,76 44,19 55,29 58,18 60,09 11,65 35,8 13,99 31,66 CV mua ô tô 17,47 26,18 20 25,02 22,92 23,67 2,53 14,48 2,92 14,6 Tài trợ du học 6,88 10,31 7,71 9,65 7,49 7,74 0,83 12,1 (0,22) (2,85) CV tín chấp 1,25 1,87 2,22 2,78 2,87 2,96 0,97 77,6 0,65 29,28 Các sp khác 8,6 12,88 5,8 7,26 5,36 5,54 (2,8) (32,56) (0,44) (7,6) Dƣ nợ CVTD 66,74 100 79,93 100 96,82 100 Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 Trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng thì sản phẩm cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng dần qua từng năm, vì TP.HCM là thành phố lớn đông dân 53 cư nhất cả nước nên nhu cầu mua nhà đất vì thế cũng rất cao. Năm 2012 thị trường bất động sản không ổn định, tình hình giá nhà đất cũng biến động nên ngân hàng cũng rất thận trọng trong việc quyết định cấp tín dụng . Dư nợ cho vay mua nhà năm 2012 là 32,54 tỷ đồng chiếm 48,76 . Sang đến năm 2013, tình hình bất động sản có dấu hiệu khả quan hơn, dư nợ cho vay mua nhà tăng lên 44,19 tỷ tương đương 35,8% so với năm 2012 và nâng tỷ trọng cho vay mua nhà lên 55,29% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2014 nhu cầu mua nhà đất của người dân tăng cao, ngoài nhu cầu mua để ở thì một số khách hàng có nhu cầu đầu tư vào bất động sản, vì thế dư nợ cho vay mua nhà của năm 2014 là 58,18 tỷ đồng tăng 31,66% so với năm 2013 và chiếm 60,09% trong tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó sản phẩm cho vay mua ô tô cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2012 dư nợ cho vay mua ô tô là 17,47 tỷ đồng chiếm 26,18%. Năm 2013 con số này là gần 20 tỷ đồng tăng 14,48% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 25,02% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2014 dư nợ cho vay mua ô tô tiếp tục tăng 22,92 tỷ đồng tương đương 23,67% trong tổng dư nợ cho vay. Từ năm 2013 khi nền kinh tế đã có dấu hiệu khôi phục, điều kiện sống của người dân tốt hơn tạo điều kiện cho nhu cầu mua xe ô tô phát triển. Nhận thấy được vai trò của sản phẩm cho vay mua ô tô, chi nhánh đã nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và phối hợp với Công ty ô tô Trường Hải để đưa ra sản phẩm cho vay mua xe Trường Hải nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay này.  Theo hình thức đảm bảo Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.11: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % CV có TSĐB 55,53 83,2 67,52 84,47 82,41 85,12 11,99 21,59 14,89 22,05 CV không có TSĐB 11,21 16,8 12,41 15,53 14,41 14,88 1,2 10,7 2 16,12 Dƣ nợ CVTD 66,74 100 79,93 100 96,82 100 Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 54 Qua bảng số liệu trên ta thấy, cho vay có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2012 dư nợ cho vay có TSĐB là 55.53 tỷ đồng chiếm 83,2% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2013 tăng lên 67,52 tỷ đồng tương đương tăng 21,59% so với năm 2012, năm 2014 tăng mạnh lên 82,41 tỷ đồng tương đương tăng 22,05% so với năm 2013. Cho vay không có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 17% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Năm 2012 dư nợ cho vay không có TSĐB là 11,21 tỷ đồng chiếm 16,8% dư nợ cho vay. Sang năm 2013, dư nợ cho vay không TSĐB có tăng nhẹ 12,41 tỷ đồng tương đương tăng 10,7% so với năm 2012. Năm 2014 vẫn theo xu hướng dư nợ có tăng nhẹ là 14,41 tỷ đồng tương tăng 16,12% so với năm 2013. Chi nhánh rất thận trọng trong việc cho vay không có TSĐB nhằm hạn chế về vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.2.6 Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái và môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì các ngân hàng phải cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng để tăng trưởng lợi nhuận, vì thế rủi ro tín dụng càng tăng cao. Vấn đề thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ xấu là những vấn đề quan trọng luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua, chi nhánh đã luôn tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro đồng thời tiến hành nhiều biện pháp để giảm thiểu nợ quá hạn và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ khó đòi Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 ( Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ quá hạn CVTD 1,92 1,75 1,7 Dƣ nợ CVTD 66,74 79,93 96,82 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,88% 2,19% 1,76% Nguồn: Báo cáo thường niên SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 55 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 Nguồn: Báo cáo thường niên SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 Chất lượng cho vay tiêu dùng ngày càng được cải thiện, tuy nhiên do những dư âm, hậu quả của những khoản nợ xấu, nợ quá hạn để lại sau khi sáp nhập với Habubank, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của chi nhánh năm 2012 là 1,92 tỷ đồng chiếm 2,88% là năm có dư nợ quá hạn lớn nhất trong giai đoạn 2012-2014. Tuy nhiên đến năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,19% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tương đương 1,75 tỷ nợ quá hạn. Năm 2014 tình hình nợ quá hạn có vẻ đã khả quan hơn khi giảm xuống còn 1,76% tương đương 1,7 tỷ nợ quá hạn. Tình hình dư nợ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn của chi nhánh, chú trọng đến tăng trưởng bền vững trước rồi mới đến lợi nhuận. Ngoài ra nhờ vào quy trình cho vay chặt chẽ, kết hợp với việc thẩm định và kiểm soát kỹ lưỡng các khoản vay nên đã góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh. 2.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 2.2.7.1 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn huy động Đây là chỉ tiêu giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động vốn, xác định hiệu quả của nguồn vốn huy động. 66.74 79.93 96.82 1.92 1.75 1.7 0 20 40 60 80 100 120 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ CVTD Nợ quá hạn CVTD 56 Bảng 2.13 Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn huy động của SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dƣ nợ CVTD 66,74 79,93 96,82 Tổng nguồn vốn huy động 945,12 972,31 995,46 Dƣ nợ CVTD/Tổng vốn 7,1% 8,22% 9,73% Năm 2012 tỷ lệ dư nợ CVTD trên vốn huy động là 7,1 , sang đến năm 2013 tỷ lệ tăng lên 8,22% và tiếp theo năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 9,73%. Tình hình huy động vốn của ngân hàng tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên dư nợ cho vay tiêu dùng còn thấp so với các loại hình tín dụng khác, vì vậy ngân hàng cần phải đẩy mạnh nhiều biện pháp để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa. 2.2.7.2 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dƣ nợ cho vay Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của khoản cho vay tiêu dùng đối với tổng các khoản cho vay, nói lên mức độ phát triển của cho vay tiêu dùng. Bảng 2.14 Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay tiêu dùng/ tổng dƣ nợ cho vay của SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dƣ nợ CVTD 66,74 79,93 96,82 Tổng dƣ nợ cho vay 725,86 759,25 798,32 Dƣ nợ CVTD/ Tổng dƣ nợ 9,2% 10,53% 12,13% Nhìn chung tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh giai đoạn này còn thấp, năm 2012 là một năm đầy khó khăn đối với SHB Sài Gòn vì thế tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhiều hạn chế và chỉ đạt 9,2% trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng trưởng đều qua từng năm, năm 2013 là 10,53% và năm 2014 tăng lên là 12,13%. Chi nhánh đã tăng cường nhiều biện pháp phát 57 triển mảng tín dụng tiêu dùng để ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.2.7.3 Vòng quay vốn Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn nhanh giúp cho ngân hàng đưa vốn vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Bảng 2.15: Chỉ tiêu vòng quay vốn của SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012- 2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ CVTD 21,71 25,73 28,18 Dƣ nợ CVTD 66,74 79,93 96,82 Vòng quay vốn (lần) 0,32 0,32 0,29 Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng nhìn chung còn thấp, doanh số thu nợ còn thấp so với dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2012 và năm 2013 vòng quay vốn tín dụng là 0,32 lần và năm 2014 giảm chỉ còn 0,29 lần. Loại hình cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nên tốc độ thu hồi nợ chậm. Ngoài ra, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM nói chung, đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ. 2.2.7.4 Hệ số thu nợ Bảng 2.16: Hệ số thu nợ của SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh số thu nợ CVTD 21,71 25,73 28,18 Doanh số CVTD 75,31 81,67 123,29 Hệ số thu nợ 28,83% 31,5% 22,86% 58 Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng mà ngân hàng cho vay, tức là với doanh số cho vay hiện có, ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ của chi nhánh vào năm 2012 đạt 28,83%, sang năm 2013 tình hình có vẻ tốt hơn khi hệ số thu nợ lúc này tăng lên 31,5% và năm 2014 do doanh số thu nợ tăng không nhiều nhưng doanh số cho vay tăng mạnh nên hệ số thu nợ giảm mạnh chỉ còn 22,86%. Doanh số cho vay tăng trưởng qua từng năm kèm theo công tác thu hồi nợ được kiểm tra giám sát kỹ càng nên hệ số thu nợ của chi nhánh tăng trưởng qua từng năm, kết quả thu nợ của ngân hàng ngày càng tốt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như kết quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng tốt hơn. 2.2.8 Đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 2.2.8.1 Những kết quả đạt đƣợc Trong thời gian vừa qua, SHB chi nhánh Sài Gòn đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong mọi mặt, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Giữ vững, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và đạt được các kết quả kinh doanh khả quan. Sau khi nhận sáp nhập Habubank và cơ cấu lại bộ máy ngân hàng, chuyên môn hóa các khối nghiệp vụ nhằm tập trung vào đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao, giúp phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng . So với các đối thủ cạnh tranh thì SHB chi nhánh Sài Gòn đã tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tăng cường huy động vốn với lãi suất hấp dẫn và tăng cường phát hành thẻ. Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi. Mặc dù trong giai đoạn này cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trong không cao trong cơ cấu tín dụng của SHB chi nhánh Sài Gòn nhưng cùng với sự tăng lên về doanh thu cũng như trong doanh số cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng đã cho thấy một dấu hiệu tốt, góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Mặt khác, cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm vào đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình thì ngân hàng có thể tạo ra được các sản phẩm đi kèm như dịch vụ thanh toán bằng 59 thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà, làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời tạo được mối quan hệ với khách hàng góp phần quảng bá thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng. Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, có kỹ năng làm việc và có chuyên môn cao cũng góp phần vào sự thành công của ngân hàng. 2.2.8.2 Những hạn chế và nguyên nhân  Hạn chế  Thủ tục cho vay tiêu dùng còn khá rườm rà đặc biệt ở khâu thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay và mất nhiều thời gian khiến chi nhánh không đáp ứng kịp khi có nhiều khách hàng vay cùng lúc. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng thường đến NH gặp trực tiếp cán bộ tín dụng, thực hiện các thủ tục vay vốn theo đúng trình tự mà NH quy định nên việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của NH mất rất nhiều thời gian.  Hình thức quảng cáo của chi nhánh còn hạn chế, hoạt động tuyên truyền, khuyến mãi chưa thu hút được khách hàng, chi nhánh chưa chủ động sáng tạo trong công tác truyền thông nên vẫn còn khá nhiều người tiêu dùng chưa tiếp cận cũng như chưa biết nhiều về các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh.  Lãi suất cho vay của các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa cụ thể và vẫn còn khá cao so với các sản phẩm vay khác, tối thiểu là 12 /năm và còn tăng sau khoảng thời gian nhất định. Điều này làm cho khách hàng ngần ngại khi đến vay tại chi nhánh và làm giảm hiệu quả cạnh tranh so với các ngân hàng khác.  Do khách hàng vay tiêu dùng thường là cá nhân nên việc xác định nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay là rất khó. Công tác thẩm định còn mang nặng hình thức, chủ quan của cán bộ tín dụng, phương pháp định giá TSĐB, thế chấp còn nhiều hạn chế, cán bộ tín dụng gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin khách hàng.  Khả năng đáp ứng nguồn vốn vay của khách hàng vay tiêu dùng còn chưa cao, chủ yếu là vay trung dài hạn. Trong khi nguồn vốn vay trung dài hạn thì tập trung chủ yếu phục vụ đối tượng là các doanh nghiệp.  Một số nguyên nhân  Thị trường cho vay tiêu dùng là thị trường đầy tiềm năng và đang dần trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây, vì thế không những chỉ có các NHTM khác mà bên cạnh đó còn có những công ty tài chính lớn cũng đang hướng vào phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm mới của mỗi ngân hàng liên tục được tung ra thị trường 60 với nhiều tiện ích đi kèm, mặt khác là việc thủ tục vay tín chấp ở các công ty tài chính thường đơn giản hơn so với ở ngân hàng, điều đó dẫn tới việc khách hàng luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn nên việc cạnh tranh là điều khó tránh khỏi.  Số lượng cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cá nhân còn hạn chế và chưa thật sự ổn định, một cán bộ tín dụng đôi khi phải quản lý rất nhiều hồ sơ khách hàng cùng lúc và phải xử lý rất nhiều công việc từ chuẩn bị hồ sơ, đi gặp khách hàng, đi thẩm định tài sản , vì thế sẽ hạn chế hiệu quả công việc và không tránh khỏi những thiếu sót.  Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, về chuyển quyền sở hữu , còn khá phức tạp. tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất còn chậm. SHB thực hiện cho vay tiêu dùng chủ yếu dựa vào các quy chế chung như Quy định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi bổ sung Quy chế này, Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 và một số quy định khác của NHNN và pháp luật có liên quan.  Môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng làm cho tâm lý người dân ngại chi tiêu mua sắm, hoạt động cho vay tiêu dùng vì thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, hoat động của các NHTM vì thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, trong thời gian tới còn nhiều thách thức nhưng cùng với sự nỗ lực phấn đấu, làm việc của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên nên ngân hàng đã đạt được những kết quả tốt trong các lĩnh vực hoạt động. Dư nợ và doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng trưởng khá tốt, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, với nhiều sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong những năm qua SHB chi nhánh Sài Gòn đã không ngừng cố gắng để hoàn thành các mục tiêu đề ra, chất lượng cho vay tiêu dùng cũng ngày càng được đảm bảo hơn. Chương 2 đã phân tích những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại SHB Sài Gòn, trên cơ sở đó phân tích và đề ra một số giải pháp phát triển mở rộng họa động cho vay tiêu dùng tại chương 3. 62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH SÀI GÒN 3.1 Định hƣớng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn  Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm ngân hàng truyền thống trên nền tảng công nghệ cao để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.  Xây dựng một chiến lược rõ ràng hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, đa dạng và tiện ích gắn liền trực tiếp đến các nhu cầu của những đối tượng khách hàng năm trong khu vực hoạt động mục tiêu.  Từng bước mở rộng quy mô chi nhánh và tăng cường thêm số lượng các phòng giao dịch trực thuộc để tận dụng các lợi thế về chi phí, uy tín và thị phần tại TP. Hồ Chí Minh.  Thực hiện chính sách nguồn nhân lực năng động, thực hiện tuyển chọn, đào tạo và đãi ngộ trên cơ sở kết quả công việc, kết hợp tạo môi trường phát triển nghề nghiệp lâu dài.  Hiện đại hóa công nghệ với công nghệ thông tin làm nòng cốt để tạo động lực thực hiện đổi mới quy trình kinh doanh và quản trị ngân hàng.  Tăng thêm số lượng nhân viên tín dụng của bộ phận cho vay tiêu dùng để có thể giải quyết hồ sơ nhanh hơn, hiệu quả hơn, khai thác được hết tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng và tăng lợi nhuận của chi nhánh.  Hoàn thiện bộ máy hoạt động của chi nhánh để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. 3.2 Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại SHB Chi nhánh Sài Gòn  Giải quyết nhanh chóng thủ tục cho vay Nhu cầu vay tiêu dùng đang ngày tăng cao, người dân tìm đến những sản phẩm vay tiêu dùng thường muốn được sớm giải quyết cho vay sớm, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trước mắt. Một trong những hạn chế của chi nhánh hiện nay là thời gian giải quyết 63 hồ sơ vay của khách hàng còn mất nhiều thời gian do số lượng cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cá nhân còn ít. Vì vậy chi nhánh cần phải bổ sung số lượng nhân viên phụ trách khách hàng cá nhân, cụ thể hóa công việc ở từng giai đoạn, tránh trường hợp một nhân viên phải phụ trách tất cả công việc trong công tác chuẩn bị hồ sơ vay để tránh tình trạng thời gian giải quyết hồ sơ bị kéo dài, đảm bảo quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng phải chặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_han.pdf
Tài liệu liên quan