Khóa luận Những ưu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Tri thức với sức mạnh đã,

đang và sẽ là công cụ, là động lực cho mọi sự phát triển. Tri thức được xem là

một lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội và giúp bảo tồn, phát

huy và nâng cao sức mạnh của nhân loại. Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng

khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra với quy mô rộng lớn trên toàn thế

giới. Khi khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì

thông tin thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho mỗi quốc gia và toàn nhân

loại vững bước trên con đường phát triển.

Đồng thời, thế kỷ XXI cũng chứng kiến những thành tựu của khoa học

công nghệ đã và đang góp phần vào sự phát triển cũng như sử dụng, bảo tồn và

phát huy các giá trị đó là một nhu cầu tất yếu. Thư viện – nơi bảo quản và phân

phối tri thức là đối tượng cần áp dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao

năng lực và hiệu quả hoạt động. Với mục đích hoàn thiện quy trình nghiệp vụ,

tăng cường khả năng phục vụ người dùng tin, các thư viện và cơ quan thông tin

đã từng bước tin học hóa, tự động công tác phục vụ người dùng đọc .

Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm tới nguồn lực thông tin và nhận

thấy được vai trò của các cơ quan thông tin - Thư viện trong việc quản lý các

nguồn lực thông tin đó là không thể thiếu Nghị quyết 16/NQTW của Bộ Chính

trị về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới đã nêu rõ : “Xây dựng hệ

thống thông tin hiện đại hoá về khoa học và công nghệ kịp thời cung cấp

thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các

cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần

thiết từ nước ngoài, nhất là các nước có trình độ phát triển cao”.

pdf88 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Những ưu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả vào một khổ mẫu thống nhất đem lại một số lợi ích:  Một hiển thị thống nhất các biểu ghi mà chúng thƣờng khác biệt do sự ảnh hƣởng bởi giao diện gốc của tài nguyên mục tiêu  Khả năng so sánh các biểu ghi, cho phép sắp xếp theo sự phù hợp cũng nhƣ kết hợp lại và loại bỏ trùng lặp trong danh mục kết quả cho dù biểu ghi trong các danh mục đó bắt nguồn từ các tài nguyên khác biệt nhau.  Xây dựng một đƣờng dẫn OpenURL cho phép phát sinh các nối kết phù hợp ngữ cảnh (context-sensitive linking) tới các dịch vụ khác. Tiếp đó, xử lý kết quả đòi hỏi một bộ quy luật cần đƣợc tuân thủ, các quy luật cho phép phần mềm ánh xạ trƣờng dữ liệu chính xác, chuyển đổi các bộ ký tự, phân tích cú pháp trƣờng dữ liệu để xuất ra siêu dữ liệu phù hợp cho việc sinh ra một đƣờng dẫn OpenURL, và nhiều yêu cầu khác nữa Khoá luận tốt nghiệp 59 Giả sử, một trƣờng dữ liệu dƣới đây: / , Vol. Issue , p Ví dụ :Macrobiotics Today May/June2002, Vol. 42 Issue 3, p25 Health June2002, Vol.16 Issue 5, p120 Cán bộ Trung tâm kích hoạt các quy luật để trích xuất thông tin cần thiết gồm: (1) Tên tạp chí ở trong vị trí đầu tiên và kết thúc trƣớc tên của một tháng (2) Tên của một tháng đƣợc tiếp theo bởi năm nếu không có dấu “/”. Một năm có bốn chữ số. (3) Sau chuỗi ký tự “Vol.” là số quyển, và tiếp đó là một khoảng trống (4) Sau chuỗi ký tự “issue” là số xuất bản định kỳ, và tiếp sau đó là một khoảng trống (5) Sau chuỗi ký tự “p” tiếp sau là số trang bắt đầu. Cấu trúc KnowledgeBase và các chức năng chứa đựng trong nó đã cho phép Trung tâm cài đặt các cổng tài nguyên nhanh chóng, đồng thời tận dụng đƣợc KnowledgeBase trung tâm nhƣ là cơ sở tƣơng tác với các tài nguyên mục tiêu, và đƣa vào đó ngữ cảnh đặc thù và yêu cầu quản trị riêng của Trung tâm . Hơn thế nữa, chính KnowledgeBase bao gồm một tài nguyên giá trị có tính tiềm năng mà các chƣơng trình máy tính có thể truy cập trong một ngữ cảnh không sử dụng MetaLib để trích xuất thông tin chứa đựng trong đó. 2.2.6 Tùy biến và cá biệt hóa danh mục tài nguyên thông tin Cổng thƣ viện phải cho phép tùy biến theo nhu cầu, cho phép tùy biến các danh mục tài nguyên theo từng nhóm ngƣời sử dụng, đƣợc định nghĩa theo tính chất của bộ phận, chức năng công việc hoặc các lĩnh vực quan tâm. Ngƣời sử Khoá luận tốt nghiệp 60 dụng cũng cần cá biết hóa các vùng làm việc trong cổng thƣ viện, nó có thể chứa các lịch sử tìm kiếm, danh mục các nguồn tài nguyên yêu thích, tham chiếu đến các tài liệu hữu ích từng đƣợc thu thập và sử dụng. Các dịch vụ cá biệt hóa đặc trƣng bao hàm khả năng thực hiện tìm kiếm tự động trên các qui định cơ bản, với kết quả tìm kiếm đƣợc cung cấp bằng email, nhƣ vậy ngƣời sử dụng có thể thiết lập và quản lý các dịch vụ kiến thức riêng biệt của mình. Tiêu chí đánh giá phần mềm này đƣợc thể hiện rõ nhất thông qua chức năng tạo lập khu vực nghiên cứu riêng của phần mềm Metalib mà tại Trung tâm đang áp dụng tính năng này khá hiệu quả. Khu vực nghiên cứu riêng ( My reseach) đây chính là không gian riêng dành cho ngƣời dùng khi đăng nhập vào hệ thống, là nơi mà ngƣời sử dụng đƣợc phép lƣu giữ những biểu ghi đã tìm thấy trong mỗi lần truy cập CSDL, tạp chí và bài báo, thông qua đó giúp ngƣời dùng tin lƣu giữ những thông tin trong những lẫn tìm kiếm trƣớc nhƣ : Xây dựng chủ đề tìm kiếm CSDL riêng; Xây dựng chủ đề tìm kiếm riêng; Lƣu thuật ngữ tìm kiếm; Lƣu từ khóa tìm kiếm; kích hoạt thông báo kết quả tìm kiếm mới tự động cho ngƣời dùng cá nhân . Khi một tìm kiếm đƣợc thực hiện ngƣời sử dụng có thể truy cập vào Menu Tìm kiếm trƣớc để kiểm tra lại thông tin đã tìm kiếm trƣớc. Ngoài ra với chức năng này của phần mềm ngƣời sử dụng có thể điển từ khoá cần tìm các lần tiếp theo, ghi lại địa chỉ Email của mình và nếu có tài liệu mới sẽ gửi vào địa chỉ Email cá nhân. Ví dụ : Lựa chọn tìm kiếm tìm kiếm nhiều CSDL theo chủ đề nghiên cứu ( Vật l‎y và Thiên văn học ) với từ khoá tìm kiếm là “ Solar eclipse”, sau đó tích vào nút để xem thông tin về CSDL cần lựa chọn, tích vào dấu + để lựa chọn những CSDL phù hợp với yêu cầu tin. Nhƣ vậy, chúng ta đã lƣa chọn những tài liệu cần thiết sau khi tiến hành tìm kiếm trong CSDL của phần mềm. Vào tính Khoá luận tốt nghiệp 61 năng tạo lập khu vực nghiên cứu riêng và mở CSDL của mình vừa lƣu trong quá trình tìm kiếm trƣớc ,nhấp chuột vào nút để tạo bộ sƣu tập của chủ đề nghiên cứu, ghi tên và miêu tả về bộ sƣu tập vừa tìm kiếm và cuối cùng chuyển các CSDL đã lƣa chọn vào tên bộ sƣu tập vừa tạo. Hình 18 : Giao diện tạo lập khu vực nghiên cứu riêng Nhƣ vậy, trong khu vực nghiên cứu riêng đã hiển thị những biểu ghi trong những lần tìm kiếm trƣớc và có 3 cách hiển thị : Xem dạng bảng; Xem dạng tóm tắt và xem dạng chi tiết. 2.2.7 Đặc tính phân quyền quản trị truy cập Tính năng quản trị quyền truy cập trong Metalib nổi lên với hai vấn đề chính • Xác thực ngƣời dùng (Authentication) • Trao quyền truy cập (Authorization) Xác thực ngƣời dùng : hệ thống nhận dạng ngƣời dùng tƣơng ứng với hành động kiểm tra User name / password trong Metalib. Việc xác thực quyền truy cập nhằm mục đích chính là :  Đối với ngƣời sử dụng: Để sƣ̉ duṇg các tính năng dành riêng cho m ỗi ngƣời dùng  Tạo bộ sƣu tập riêng Khoá luận tốt nghiệp 62  Lƣu laị lic̣h sƣ̉ tìm kiếm  Lƣu laị các cấu hình riêng (cách hiển thị và ngôn ngữ,)  Sƣ̉ duṇg các nguồn tài nguyên bị hạn chế truy cập  Đối với thƣ viện:  Cho phép ngƣời dùng đọc dùng các chức năng dành riêng cho mỗi ngƣời dùng  Quản trị truy cập Ngƣời sử dụng không cần xác thực khi đã đƣợc xác thực thông qua địa chỉ IP , không cần dùng các chức năng riêng biệt dành cho ngƣời sử dụng, các chính sách truy cập giống nhau đối với các Institutions, Portals, User groups khác nhau Ngƣời sử dụng không cần xác thực khi đã thông qua địa chỉ IP, không cần dùng các chức năng dành riêng cho ngƣời sử dụng Hình 19: Phân quyền truy cập tài nguyên đối với người dùng 2.2.7.1 Phân quyền truy cập đối với ngƣời dùng ( User ) Ngƣời dùng có Thuộc tính của ngƣời dùng, là cơ sở để Metalib trao quyền truy cập, các thuộc tính bao gồm: Khoá luận tốt nghiệp 63  Institutions: Là đơn vị quản trị ngƣời dùng, quản lý về mặt vật lý, ví dụ: User A is a student at VNU University User B is a student at HUT University  User Groups: Là phân chia về mặt logic, cơ sở để trao quyền truy cập, ví dụ: User C is a law student with access to X resource User D is a medical student with access to Y resource  Portals: Quyết định giao diện hiển thị (language, category, quickset,), ví dụ: User D will see the ENG standard interface User E will see the VIE-language interface Thông qua đó thuộc tính ngƣời dùng sẽ quyết định những nguồn tài nguyên nào ngƣời dù ng có thể truy câp̣ , giao diêṇ nào se ̃hiển thi ,̣ ngôn ngữ nào sẽ đƣợc hiển thị , QuickSets (bộ sƣu tập) nào sẽ đƣợc hiển thị , category (chủ đề) nào sẽ đƣợc hiển thị . 2.2.7.2 Phân quyền truy cập với nhóm ngƣời dùng ( User group ) Là cơ sở phân quyền sử dụng đối với một nhóm ngƣời sử dụng, ngƣời sử dụng bị hạn chế quyền truy cập đến những nguồn tài nguyên khác nhau, nghĩa là một tai nguyên thông tin đó có thể thuộc môtk hoặc nhiều nhóm ngƣời sử dụng khác nhau. Ngƣời dùng chỉ có thế sử dụng tài nguyên đã đƣợc cấp quyền cho nhóm mình, tất cả những ngƣời dùng trong nhóm sẽ cơ quyền ngang nhau đã đƣợc cấp cho nhóm đó Ví dụ : Nhóm “Khách” (Guest - Ngƣời dùng chƣa đăng ký hoặc đã đăng ký nhƣng chƣa đăng nhập) Khoá luận tốt nghiệp 64 + Đăng ký theo địa chỉ IP tĩnh: Những đơn vị có địa chỉ IP tĩnh đăng ký (địa chỉ IP tĩnh, thủ trƣởng đơn vị ký tên, đóng dấu) gửi về Trung tâm Thông tin Tƣ liệu (Trung tâm TTTL) để truy cập thƣ viện số từ bất cứ máy tính nào có nối mạng internet trong nội bộ mạng của đơn vị đó (on campus). + Đăng ký theo ID, Password: Các cán bộ khoa học của Viện KH&CN VN đăng ký truy cập vào thƣ viện số để đƣợc cấp một tài khoản riêng (username, password) truy cập thƣ viện số từ bất cứ máy tính nào có nối mạng internet (off campus). Với tài khoản riêng này, nhà khoa học có quyền tạo đƣợc vùng không gian riêng để cất những tài liệu nghiên cứu. 2.2.7.3 Phân quyền truy cập đối với Thủ thƣ (Librarian) Đối với thủ thƣ (Librarian): Có thể phân quyền cho mỗi thủ thƣ sử dụng một số chức năng nhất định trong phần quản trị của Metalib, chẳng hạn: • Ngƣời chuyên cập nhật tài nguyên • Ngƣời chuyên tạo tài khoản ngƣời sử dụng • Ngƣời chuyên xem và tạo báo cáo Nhƣ vậy, có thể nhận thấy tính năng phần quyền truy cập của Metalib đối với thực tiễn phân quyền truy cập là tƣơng đối linh hoạt, thông qua tính năng này đối với từng nhóm ngƣời dùng có thể dễ dàng đăng k‎ý ( Tự tạo tài khoản riêng cho mình hoặc cho nhóm ngƣời sử dụng ) từ đó giới hạn nguồn tài nguyên truy cập, giúp cho việc tìm kiếm nguồn tài nguyên phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng . Tuy nhiên, chức năng này hiện không đƣợc hoạt động theo yêu cầu của Trung tâm mà chịu sự kiểm soát bởi nhà phân phối chính là công ty Ex Libris 2.2.8 Hỗ trợ tiêu chuẩn thông tin thư viện Dựa trên cơ sở tham khảo nhóm tiêu chí đánh giá phần mềm của TS. Tạ Bá Hƣng, KS.Nguyễn Điến, KS.Nguyễn Thắng ( Trung tâm thông tin KHCN Khoá luận tốt nghiệp 65 Quốc gia), tài liệu đƣợc đăng trên tạp chí Thông tin- tƣ liệu số 2/2005, trong đó nêu bật lên ba nhóm tiêu chí đánh giá phần mềm cho thƣ viện Việt nam, trong đó nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn nghiệp vụ TT-TV nhƣ :  Hỗ trợ MARC 21, MARC 21 VN : phần mềm sử dụng khổ mẫu biên mục theo chuẩn MARC 21, MARC 21 VN  Hỗ trợ các quy tắc biên mục và chuẩn hiển thị thông tin biên mục : phần mềm tuân thủ các chuẩn ISBD, AACR2, LC In – publication Catalog, TCVN 4743-89  Trao đổi dữ liệu với các hệ quản l‎ ý siêu dữ liệu (MetaData) theo chuẩn Dublin Core, RDF/XML, chuẩn truy cập các kho lƣu trữ mở . Có thể nhận thấy rõ phần mềm đã đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản về chuẩn nghiệp vụ TT-TV nhƣ: Metalib hỗ trợ đa ngôn ngữ , gắn kết với tài liêụ hƣớng dâñ có khả năng truy xuất dê ̃dàng và hỗ trợ các tiêu chuẩn thông tin thƣ viện và tiêu chuẩn giao tiếp thông tin tiên tiến nhất. Tƣơng thích Unicode Dƣạ trên bản hƣớng dâñ của W 3C về truy xuất nôị dung web phiên bản 1.0 (W3C Web Content Accessibility Guidelines 1.0, Level A, Section 508 of the - Rehabilitation Act – 29 U.S.C. 1974) Lƣơc̣ đồ biểu ghi : MARC, Dublin Core, MAB (Metadata Authority Description) Định dạng dữ liệu: XML, HTML. Giao thức giao diện: Z39.50, SRU/SRW, HTTP, NISO MXG (Metasearch XML Gateway) Phần mềm đáp ứng đƣợc những chuẩn nghiệp vụ TT-TV nhằm mục đích đảm bảo sự tƣơng thích trong trao đổi thông tin, vận hành các sản phẩm và dịch Khoá luận tốt nghiệp 66 vụ thông tin trong môi trƣờng kết nối thông tin toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng nhằm xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin số dựa trên sự hợp tác , sự cộng tác chặt chẽ giữa Trung tâm TT-TL Viện KH&CN với các cơ quan TT-TV trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nhân rộng mô hình TVS ứng dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 3.1 Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm 3.1.1 Tăng cường đầu tư kinh phí Thế giới đang diễn ra quá trình tiến vào “Xã hội thông tin toàn cầu”. Trong bối cảnh đó, việc hƣớng tới sự định hình một xã hội thông tin đã đặt ra yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng thông tin nhƣ một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia. Hơn 30 năm trƣớc, nhà nghiên cứu chiến lƣợc Hoa kỳ D. Bell (1973) đã tiên liệu về vị trí và vai trò của nguồn lực thông tin và Khoá luận tốt nghiệp 67 tri thức sẽ thay chỗ của nguồn lực lao động và tiền, vốn đã ngự trị hơn hai thế kỷ trong xã hội công nghiệp. Là loại tài sản vô hình, thông tin và tri thức khác với các nguồn lực vật chất truyền thống ở những đặc điểm nổi trội, ví nhƣ: không bị giới hạn về trữ lƣợng, trong quá trình sử dụng giá trị của thông tin không bị “hao mòn” hoặc bị mất đi thậm chí có thể đƣợc làm giàu hơn, tức là thông tin có khả năng tái sinh, tự sinh sản và không bao giờ cạn kiệt. Kể từ khi nền khoa học thế giới trƣởng thành với thẩm quyền là “khoa học lớn” (Theo Derek J. de Solla Price), lƣợng thông tin của nhân loại phát triển theo tốc độ hàm mũ. Với sự phát triển của mạng Internet, không gian thông tin của nhân loại đƣợc mở rộng và lớn hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều trang Web đƣợc xây dựng trên mọi lĩnh vực để đăng tải và truyền thông tin. Các bản tin, các loại ấn phẩm, các cơ sở dữ liệu, các cuộc thảo luận và tham vấn đƣợc xuất hiện trên mạng Internet. Mọi hoạt động trong xã hội hiện đại điều phải dựa trên thông tin. Do sự vậy, vấn đề đa dạng hóa nguồn tài nguyên thông tin nhằm bắt nhịp với phát triển của Khoa học và Công nghệ trên thế giới và trong nƣớc là vô cùng cấp thiết. Xây dựng nguồn tài nguyên thông tin đa dạng tại Trung tâm là một vấn đề quan trọng, tuy nhiên việc phát triển nguồn tài nguyên thông tin đòi hỏi sự đầu tƣ tƣơng đối lớn và khá tốn kém. Vì vậy, vấn đề lựa chọn và cập nhật nguồn tài nguyên sao cho phù hợp và đa dạng hoá nguồn lực thông tin với nhu cầu của ngƣời dùng tin tại Trung tâm là một việc làm cần thiết, đòi hỏi đầu tƣ nhiều công sức, trí tuệ và tâm huyết, cần đƣợc phát triển trên cơ sở một hệ thống chính sách ổn đinh, khoa học và có định hƣớng rõ ràng do việc đầu tƣ cho thƣ viện không phải thấy ngay hiệu quả cho nên việc xin kinh phí của nhà nƣớc khá khó khăn. Hiện nay, tại Trung tâm đã xây dựng một số Bộ sƣu tập nhƣ: Hóa học và khoa học vật liệu; kỹ thuật và công nghệ; toán học; Nông nghiệp và thực phẩm; Khoa học máy tính; Khoa học môi trƣờng; Vật lý và thiên văn học ; Sinh học và Khoá luận tốt nghiệp 68 khoa học về sự sống; Khoa học trái đất; Sở hữu trí tuệ. Trong đó phần lớn là CSDL điện tử mua bản quyền truy cập của nƣớc ngoài nhờ khoản hỗ trợ kinh phí của Nhà nƣớc, Trung tâm cần chủ động hơn nữa xin nguồn viện trợ kinh phí của các tổ chức nƣớc ngoài đầu tƣ cho Trung tâm. Nhƣng vấn đề nảy sinh tiếp theo là làm sao có nguồn tài chính để duy trì các hoạt động của trung tâm khi đã hết nguồn kinh phí tài trợ, đây cũng là một bài toán khó vì trung tâm không phải là một đơn vị kinh doanh có thu. Để giải quyết bài toán này ngƣời quản lý phải năng động trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lƣợng nhƣ: dịch tài liệu, làm tổng luận, xây dựng cơ sở dữ liệu,... để tạo ra các nguồn thu ngoài ngân sách. 3.1.2 Lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu điện tử tại cơ quan . Dựa trên cơ sở những yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của ngành thông tin –thƣ viện nói chung và của Viện KHCN nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng nguồn lực thông tin số tại Trung tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển về tổ chức và hoạt động của Viện đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý và hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nguyên tắc của vấn đề thu thập và xử lý nguồn tài nguyên tại Trung tâm dựa trên một số cơ sở nhƣ : Xử lý một lần, sử dụng nhiều lần trên toàn cục trong xử lý tài liệu/ thông tin. Nếu kiểm tra các cơ sở dữ liệu, cùng một tài liệu có nhiều biểu ghi lặp trong một cơ sở dữ liệu ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng và giá trị các cơ sở dữ liệu đƣợc xây dựng, chúng ta cần một mặt, xây dựng và thực hiện một quy trình nghiêm ngặt, mặt khác, cần có sự phân công rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ trong việc xây dựng bộ sƣu tập số tại Trung tâm. Khoá luận tốt nghiệp 69 Dựa trên cơ sở đó các công việc cần tiến hành bao gồm : - Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoàn thiện vấn đề xây dựng nguồn tài nguyên sô tại Trung tâm . - Nguồn lực thông tin số là một bộ phận cấu thành quan trọng bên cạnh nguồn tài liệu dạng khác của Viện Xây dựng nguồn lực thông tin số đa dạng đồng thời đƣợc quản trị trong một hệ thống mạng Intranet/ Internet đảm bảo những yêu cầu nhƣ: khả năng vận hành của dữ liệu; khả năng đa truy cập; khả năng phát triển mở rộng nhằm phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ . Để thực hiện mục tiêu trên thì việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phải đƣợc thực hiện theo một hệ thống, bao gồm những mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể và điều kiện thực tiễn, nhu cầu đặt ra . Yêu cầu cụ thể trong việc xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin số tại Trung tâm bao gồm:  Khả năng truy cập đa chiều: Tác giả, NXB, từ khoá, từng đoạn, câu , từ...  Cho phép lƣu giữ thông tin ở nhiều dạng khác nhau  Cho phép nhiều ngƣời truy cập tại một thời điểm  Tạo truy cập từ xa không giới hạn về không gian, thời gian  Tạo khả năng tiếp cận trực tuyến với tác giả thông qua kênh phản hồi thông tin  Nguồn lực thông tin số cần đƣợc lựa chọn và xây dựng trong môi trƣờng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho việc lƣu giữ, quản l‎ý và khai thác có hiệu quả cao, ổn định và thân thiện đồng thời không bị giới hạn bởi không gian và thời gian  Cần phát triển một hệ thống thông tin mở luôn thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và tƣơng thích với nhiều loại nguồn tin khác nhau .  Tính hữu dụng của tài nguyên : Hữu dụng là lý do cơ bản nhất để quyết định tài liệu điện tử  Xác định rõ nhóm nhóm ngƣời dùng tin chính tại Trung tâm để xác định nguồn tin nào là phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin của họ: Cán bộ lãnh đạo, các nhà Khoá luận tốt nghiệp 70 khoa học, cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các đối tƣợng ngƣời dùng tin khác.  Đẩy mạnh nhu cầu khai thác và sử dụng : Thông tin không có mục tiêu tự thân. Giá trị và hiệu quả của thông tin đƣợc thể hiện ở chỗ chúng đƣợc sử dụng ra sao trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đòi hỏi mỗi ngƣời phải trở thành ngƣời dùng tin tích cực: ý thức đƣợc tầm quan trọng của thông tin, muốn sử dụng thông tin, coi việc khai thác và sử dụng thông tin là thói quen hàng ngày, biết sử dụng thông tin có hiệu quả. Để đạt đƣợc mức trên cần giải quyết những vấn đề cơ bản. Thứ nhất, Trung tâm cần có chính sách khuyến khích sử sụng thông tin, phải có các sản phẩm và dịch vụ tốt và thực sự hữu ích. Thứ hai, cần quảng bá hình ảnh của Trung tâm nhằm đƣa dịch vụ tìm kiếm thông tin đến gần hơn với ngƣời dùng. G.S. Dwight E. Gray, một chuyên gia của Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã từng nói : “Nếu khi quảng cáo cho cơ quan thông tin mà vượt quá những khả năng và giá trị thực có của nó thì sẽ dẫn tới tác dụng phản lại: Người dùng tin sẽ thờ ơ, mặc cảm thậm chí sẽ xa lánh cơ quan thông tin”. Nhƣ vậy, chất lƣợng của các sản phẩm và dịch vụ tra cứu thông tin sẽ là lực kéo quan trọng để mọi ngƣời gần lại với hoạt động Trung tâm. 3.1.3 Các vấn đề bảo quản, khai thác và bản quyền Để đƣa cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metaib tại Trung tâm đi vào vận hành một cách hoàn thiện hơn nữa thì vấn đề xây dựng CSDL là vấn đề cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trƣớc khi xây dựng nguồn tài nguyên số trƣớc nhất cần phải quan tâm tới vấn đề bản quyền, Kochtanek cho rằng : “ Một vấn đề luôn được đặt ra trong thế giới số đó là tác quyền và việc truy cập thông tin. Bản quyền là cách làm truyền thống để bảo vệ quyền sở hữu thông tin ( thường là của nhà xuất bản chính thức chứ không phải tác giả ) và sự kiểm soát của họ đối với việc phổ biến thông tin và dẫn đến việc phổ biến thông tin và dẫn đến sự tăng Khoá luận tốt nghiệp 71 trưởng của công nghiệp xuất bản ( cả ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử ) như chúng ta đã ngày nay. Sau đó là đến cộng đồng người sử dụng Web với nhận thức chống lại việc thương mại hóa việc cung cấp thông tin mà người dùng tin cho rằng cần được cung cấp miễn phí không giới hạn” Trong một thƣ viện truyền thống, quyền sở hữu tài liệu là quan trọng; nhƣng trong lĩnh vực lƣu hành tài nguyên điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng hơn. Một trƣờng hợp cụ thể liên quan đến vấn đề bản quyền nhƣ một cuốn sách chắc chắn không phải là xác lập đƣợc quyền sở hữu đối với tài liệu đó theo nghĩa của bản quyền . Mặc dù có nhiều bản của một tài liệu nhƣng chỉ có một bản quyền. Điều này không chỉ áp dụng cho bản in mà cả cho bản điện tử,. Khi mua một cuốn sách, ta có thể bán lại, nhƣng chắc chăn không mua đƣợc quyền tái phân phối tài liệu đó. Quyền đó tùy thuộc vào vấn đề bản quyền, trong trƣờng hợp này bản quyền thuộc về cơ quan hay tổ chức thuê theo hợp đồng; bản quyền đƣợc sang nhƣợng hay chuyển cho một đơn vị khác thông qua một hợp đồng cụ thể, đƣợc thực hiện bằng văn bản do ngƣời chủ ký tên. Luật bản quyền là hết sức phức tạp. Tình trạng luật pháp đối với tập tin máy tính và tài liệu cụ thể đƣợc xuất bản trên World Wide Web lại khá mờ nhạt. Muốn xây dựng thƣ việc số trƣớc hết cần phải lƣu ý các khía cạnh của vấn đề bản quyền. Sƣu tầm thông tin và làm cho thông tin đó trở nên phổ biến hơn đối những ngƣời khác là một điều liên quan đến vấn đề xã hội, những ngƣời xây dựng Bộ sƣu tập số tại Trung tâm phải là những ngƣời am hiểu về quyền sử hữu trí tuệ và tổ chức xây dựng nguồn tại nguyên dựa trên những yêu cầu mà pháp luật quy định . Vấn đề bản quyền rất phức tạp đối với việc phát triển TVS áp dụng Metalib bởi TVS cũng nhƣ bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào, bị ràng buộc bởi những điều khoản của luật bản quyền đối với tài liệu truyền thống (giấy, vi Khoá luận tốt nghiệp 72 phim...). Nếu tài liệu chƣa đƣợc số hóa, vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ khá đơn giản, nhà xuất bản hoặc tổ chức giữ bản quyền thực hiện in ấn và phát hành tài liệu, thƣ viện chỉ là nơi lƣu trữ và cung cấp dịch vụ đọc văn bản sao tài liệu đã lƣu hành. Nhƣng trong môi trƣờng TVS khi tiến hành quá trình số hóa tài liệu, in bản sao tài liệu truyền thống khi đã chuyển sang dạng thức mới rất dễ sao chép, ấn và phát hành lại, dẫn đến sự vi phạm bản quyền. Để vừa không phƣơng hại đến bản quyền sở hữu trí tuệ, vừa không làm ảnh hƣởng đến sự phát triển và hoạt động của TVS và áp dụng Metalib , cần có hệ thống quản trị quyền thích hợp. Hệ thống này có những chức năng sau:  Theo dõi dấu vết của quá trình sử dụng tài liệu trên mạng  Kiểm soát truy cập của ngƣời dùng  Bổ sung các điều khoản về luật bản quyền cho dữ liệu số  Hạn chế chức năng sao/in tài liệu  Thực hiện giao dịch hạn chế: chỉ cho phép số truy cập đồng thời có giới hạn Bất kỳ một loại hình thƣ viện nào thì vấn đề đặt ra là bảo quản tài liệu. Bảo quản tài liệu trong môi trƣờng thƣ viện số là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nếu nhƣ tài liệu trong thƣ viện truyền thống có thể tồn tại hàng trăm năm là do nhờ áp dụng các biện pháp nhƣ điều hòa khí hậu. Còn trong môi trƣờng TVS tài liệu số đƣợc số hóa và tồn tại dƣới dạng băng từ, âm bản, đĩa CD, VCD, phim ảnh..., do đó vấn đề bảo quản tài liệu không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tuổi thọ của vật mang tin, mà còn phụ thuộc vào tính lỗi thời kỹ thuật. Vấn đề bảo quản trong môi trƣờng TVS liên quan đến những vấn đề nhƣ: điều kiện và môi trƣờng lƣu trữ, khả năng truy cập và bảo quản các tài liệu truyền thống nhờ công nghệ số. 3.2 Đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng Khoá luận tốt nghiệp 73 3.2.1 Đào tạo Người dùng tin Thành phần quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của Trung tâm TT-TL là yếu tố NDT, những ngƣời tạo nên động lực cho sự duy trì và phát triển của trung tâm NDT không chỉ phải có những kỹ năng của TV truyền thống mà phải đóng vai trò chủ động hơn, có kỹ năng hơn sử dụng CNTT vì họ phải trực tiếp tìm kiếm thông tin thông qua cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib. Sử dụng phần mềm Metalib là việc sử dụng những công thức mới, công nghệ mới trong tổ chức, quản lý tài liệu nhƣng vẫn dựa trên nền tảng của TV truyền thống. Do vậy, cần phải có biện pháp hữu hiệu đào tạo ngƣời dùng tin tìm kiếm tài liệu thông qua việc cập nhật thông tin trên Website, mở các lớp tập huấn ngƣời dùng tin tìm kiếm tài nguyên thông tin qua phần mềm . Từ những định hƣớng rõ ràng nhƣ vậy sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn thông tin số rất giá trị tại Trung tâm trong thời gian tới. 3.2.2 Đào tạo cán bộ Trung tâm có trình độ làm chủ công nghệ tiên tiến Cán bộ thƣ viện là một trong những nhân tố quan trọng và là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thƣ viện. Vì vậy, việc nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ tại Trung tâm trong giai đoạn khoa học và công nghệ phát triển mạnh là một yêu cầu cần thiết . Vì vậy, Trung tâm TT-TL viện KHCN cần có những kế hoạc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_nhung_uu_diem_cua_qua_trinh_ap_dung_cong_tim_kiem.pdf
Tài liệu liên quan