Khóa luận Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về việc tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của Đại hội Đảng đã đề ra là: Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu khách quan và có tính quyết định đến đường lối, chính sách của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội phải nói đến vấn đề vốn, chỉ có con đường đầu tư tín dụng, đồng với mới phát huy được hiệu quả.

Các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng là một trong những ngành có vốn lớn nhất để giúp cho nền kinh tế nói chung và cho nông nghiệp - nông thôn nói riêng phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi khu vực nông thôn.

Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, đời sống của nông dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Những kết quả đó có sự đóng góp to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp, với phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Nông nghiệp đã huy động được một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần khu vực nông nghiệp nông thôn.

Định hướng đầu tư vốn của Ngân hàng Nông nghiệp là tiếp cận khách hàng, đưa vốn đến người sản xuất. Vị trí của bộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời nó cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công văn việc làm, tận dụng mọi nguồn lực lao động trong nông thôn, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội nhất là trong khu vực nông thôn hiện nay.

Để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 30 tháng 3 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về “Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn” với quy định hộ gia đình vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Và mới đây là Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ về “Một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2000”, nâng mức vay vốn không phải thế chấp lên 20 triệu đồng. Văn bản này đã được triển khai sâu rộng tới tận thôn bản làm nức lòng nông dân, tạo động lực mới, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, củng cố thêm lòng tin yêu của dân với Đảng, với Chính phủ, với ngành Ngân hàng.

Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy rõ sự cần thiết phải chuyển hướng nhanh đối tượng tín dụng từ khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là sự chuyển hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác đi vào thị trường tín dụng nông thôn và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất còn chứa ẩn nhiều tiềm năng mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là xoá đói - giảm nghèo. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với kinh tế hộ sản xuất còn hạn hẹp do nhiều vướng mắc và trở ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ là rất cần thiết.

Qua thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng và quá trình công tác thực tế nghiên cứu, khảo sát thực tế tại hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở HỘI SỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ GIANG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp.

 

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục lời nói đầu Chương I: Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất I. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta 1. Hộ sản xuất 2. Sự phát triển của kinh tế hộ và vai trò của hộ sản xuất 2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất 2.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. 3. Đặc điểm của kinh tế hộ II. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ 1. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn 2. Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 3. Cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp đối với hộ sản xuất chương ii: tình hình và thực tiễn tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang I. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh của Ngân hàng 2. Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Hà Giang II. Khái quát hoạt động của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hội sở 2. Công tác huy động vốn 3. Công tác sử dụng vốn 4. Công tác khác III. Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang 1. Tình hình cho vay kinh tế hộ nông dân ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang 2. Một số tồn tại và nguyên nhân chương iii: giải pháp nhằm mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang I. Những giải pháp II. Một số kiến nghị cụ thể 1. Đối với Nhà nước 2. Đối với Ngân hàng cấp trên 3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang Kết luận Lời nói đầu Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về việc tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của Đại hội Đảng đã đề ra là: Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu khách quan và có tính quyết định đến đường lối, chính sách của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội phải nói đến vấn đề vốn, chỉ có con đường đầu tư tín dụng, đồng với mới phát huy được hiệu quả. Các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng là một trong những ngành có vốn lớn nhất để giúp cho nền kinh tế nói chung và cho nông nghiệp - nông thôn nói riêng phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi khu vực nông thôn. Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, đời sống của nông dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Những kết quả đó có sự đóng góp to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp, với phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Nông nghiệp đã huy động được một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần khu vực nông nghiệp nông thôn. Định hướng đầu tư vốn của Ngân hàng Nông nghiệp là tiếp cận khách hàng, đưa vốn đến người sản xuất. Vị trí của bộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời nó cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công văn việc làm, tận dụng mọi nguồn lực lao động trong nông thôn, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội nhất là trong khu vực nông thôn hiện nay. Để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 30 tháng 3 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về “Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn” với quy định hộ gia đình vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Và mới đây là Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ về “Một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2000”, nâng mức vay vốn không phải thế chấp lên 20 triệu đồng. Văn bản này đã được triển khai sâu rộng tới tận thôn bản làm nức lòng nông dân, tạo động lực mới, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, củng cố thêm lòng tin yêu của dân với Đảng, với Chính phủ, với ngành Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy rõ sự cần thiết phải chuyển hướng nhanh đối tượng tín dụng từ khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là sự chuyển hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác đi vào thị trường tín dụng nông thôn và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất còn chứa ẩn nhiều tiềm năng mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là xoá đói - giảm nghèo. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với kinh tế hộ sản xuất còn hạn hẹp do nhiều vướng mắc và trở ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ là rất cần thiết. Qua thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng và quá trình công tác thực tế nghiên cứu, khảo sát thực tế tại hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, đây là đề tài phong phú, nhưng rất phức tạp, trong nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn, bản thân tôi còn nhiều hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và của cơ quan đang công tác cùng các bạn đồng nghiệp. Luận văn này chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi ba chương. Chương I: Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất. Chương II: Thực trạng và cho vay hộ sản xuất tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang. Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương I hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò của tín dụng Ngân hàng nông nghiệp đối với sự phát triển của hộ sản xuất I. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta. 1. Hộ sản xuất Nước ta là một nước nông nghiệp thuần tuý với trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chiếm giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và phát triển kinh tế của đất nước. “Chỉ khi nào nông thôn được công nghiệp hoá - hiện đại hoá, khi học vấn, kiến thức và công nghệ tiên tiến nằm trong tay nông dân, được bà con sử dụng thành thạo và vững chắc thay cho “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, khi xưởng máy mọc lên ở các làng mạc, thị trấn, ngành nghề phát triển rộng khắp, một bộ phận đáng kể nông dân trở thành công nhân công nghiệp, hình thành cục diện mới ở các vùng nông thôn thì lúc đó mới có thể nói công nghiệp hoá - hiện đại hoá được hoàn thành cơ bản trên phạm vi cả nuớc”( Trích bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị Khoa giáo toàn quốc ). Chính vì lẽ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn mà chủ nhân là hộ sản xuất có vị trí vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Hộ sản xuất ra đời là một yêu cầu bức xúc của ngành kinh tế, thể hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi Chỉ thị 100 khoán 10 ra đời, kinh tế hộ sản xuất đã hình thành và phát triển đa dạng. Thực chất hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra. Nói cách khác hộ sản xuất là chủ thể trong mọi mối quan hệ sản xuất kinh doanh. 2. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất. 2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất. a. Trước Chỉ thị 100. Sản xuất nông nghiệp nông thôn tồn tại dưới hình thức tập trung như hợp tác xã, nông trường quốc doanh... người lao động làm việc theo kiểu ghi công tính điểm, họ không có quyền gì trong vấn đề lựa chọn kế hoạch sản xuất, ăn chia, phân phối hay sở hữu tư liệu sản xuất. Lúc này khái niệm hộ sản xuất chưa có, hiệu quả sản xuất kém. b. Sau Chỉ thị 100 và khoán 10. Khi chủ trương của Nhà nước được đưa ra thực hiện việc giao khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm người lao động thì hình thức hộ sản xuất nhận khoán ra đời. Họ là người nhận ruộng khoán và tự mình mua sắm vật tư sản xuất, tiến hành đầu tư thâm canh trên ruộng của mình và chỉ phải nộp sản phẩm theo quy định cho tập thể. Nhất là khi có quyết 652 của Nhà nước thực hiện giao ruộng đất lâu dài cho hộ gia đình thì kinh tế sản xuất đã được thực sự phát triển theo hướng đa năng trong tất cả các ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp... Cùng trong bối cảnh đó, do biết sắp xếp bố trí lao động phù hợp mà các hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ thương nghiệp dịch vụ đã hình thành, củng cố ngày càng phát triển. 2.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. a. Vai trò của sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang chế độ quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường đã làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt. Hàng loạt các xí nghiệp, hợp tác xã bị giải thể, sáp nhập hoặc chia nhỏ thành những bộ phận nhận khoán trực tiếp... đã làm cho một số lượng không nhỏ người lao động chuyển sang làm kinh tế tư nhân, các thể... tự mình buơn trải tìm kiếm thị trường, tự mình bố trí sắp xếp công việc, từ khâu dự trữ chuẩn bị sản xuất đến kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra. Chính vì vậy, trên cục diện nền kinh tế đã hình thành đa dạng các ngành nghề ở mọi nơi, mọi lúc, người lao động cũng tận tâm, tận lực mở rộng sản xuất trên các lĩnh vực. Người lao động gần như hầu hết đã có công ăn việc làm, thời gian lao động được sử dụng tối đa, kinh nghiệm sản xuất cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Tiềm năng đất nước và năng lực sản xuất của toàn bộ xã hội đã được khai thác triệt để, có hiệu quả. Việc mở mang ngành nghề đặc biệt là ngành nghề truyền thống, đã tạo ra cơ cấu sản phẩm đa dạng phong phú, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân và góp phần xuất khẩu, tạo nên nền sản xuất hàng hoá khá phát triển. Khi hộ sản xuất đã biết tự chủ về hoạt động của sản xuất kinh doanh và đã thu được hiệu quả kinh tế thì đời sống của họ được nâng lên, tiện nghi sinh hoạt và tư liệu sản xuất cũng trở nên hiện đại hơn, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn với hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang đẹp đẽ, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Thật đúng là hộ sản xuất là những người “dân giàu làm nên nước mạnh, xã hội văn minh”. b. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trước đây kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển một cách ỳ ạch, hiệu quả thấp, vì vậy việc bố trí lao động chưa hợp lý, cách tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm chưa khích lệ được người lao động. Nhưng từ khi hộ sản xuất ra đời, kinh tế hộ sản xuất phát triển rộng rãi thì việc tận dụng lao động về mặt số lượng, cường độ đã được sử dụng hợp lý. Chính vì vậy, hộ sản xuất đã tự chủ trong tất cả các khâu công việc: Từ việc mua sắm vật tư thiết bị sản xuất đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng đất, từng địa phương, từng thời kỳ nhằm thu được hiệu quả cao và tăng cường được khối lượng hàng hoá cho xuất khẩu. Có thể nói Việt Nam từ một nước nghèo, đói ăn đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đó là sự đóng góp to lớn của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Không những thế, việc khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng, khai thác mặt nước trồng thuỷ - hải sản... đã được thực hiện tốt, tạo ra sự phong phú về sản phẩm, đa dạng về chủng loại. Những làng nghề mọc lên cùng với truyền thống, kinh nghiệm lâu đời của cha ông đã góp phần làm cho bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn được đổi mới toàn diện. 3. Đặc điểm của kinh tế hộ. Đặc điểm của kinh tế hộ - nhất là kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp - có vai trò quan trọng như đã nêu ở phần trên, tuy nhiên kinh tế hộ còn gặp phải nhiều khó khăn và còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Sản xuất còn bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự nhiên như: Thiên tai, hạn hán, bão, lụt, dịch bệnh... Hộ sản xuất tuy có kinh nghiệm lâu năm, có tinh thần cần cù chịu khó nhưng chưa được đào tạo phổ biến nên việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế, chỉ dừng lại ở một số ít hộ hoặc một ít cây con chuyên canh, một số vùng địa phương... Hộ sản xuất chưa thực sự tiếp cận và làm quen với kinh tế thị trường, chỉ sản xuất những cái gì mà mình có chứ chưa sản xuất những cái mà thị trường cần. Nhìn chung vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh là quá ít ỏi vì phần lớn dân ta còn nghèo, tích luỹ chưa được là bao, về mặt tâm lý hộ sản xuất còn ngại vay vốn Ngân hàng vì nhiều lý do. Chính vì những đặc điểm trên cho nên việc phát triển ngày càng cao hơn, đòi hỏi rất cả các ngành, các cấp phải có sự hỗ trợ về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực để tạo ra một sự phát triển đồng bộ và cân đối của nền kinh tế. ii. vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ. Tín dụng Ngân hàng là quan hệ Ngân hàng vay mượn với các doanh nghiệp, tư nhân trên nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Trong cơ chế thị trường tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng, nó là trung gian tín dụng, vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Tín dụng Ngân hàng đáp ứng yêu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, tư nhân, các thành phần kinh tế... nhằm duy trì quá trình tái sản xuất được liên tục. Từ đó thúc đẩy quá trình tập trung, tái tạo vốn để tập trung phát triển sản xuất. Ngoài ra tín dụng Ngân hàng còn là công cụ để tài trợ cho các ngành kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ. 1. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã được xác định đúng vị trí và vai trò của mình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu của sự phát triển đó là: Tạo ra một nền sản xuất hàng hoá đa dạng ở nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng cho nền kinh tế và tạo ra bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam hiện đại mà lành mạnh, phát triển và trong sạch. Vì thế tín dụng Ngân hàng trở lên vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế nông thôn, có tín dụng Ngân hàng thì việc tập trung các nguồn vốn ổn định đầu tư tái sản xuất cho sản xuất nông nghiệp. Bởi một lẽ dân ta còn rất thiếu vốn để sản xuất, trong khi đó thế mạnh và khả năng tiềm tàng của đất nước lại rất dồi dào. Nếu có vốn, mọi ngành nghề sẽ được mở mang và phát triển, tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng: Cơ cấu sản phẩm sẽ thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước, tiến tới đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Mặt khác nếu có vốn tín dụng thì người sản xuất có thêm vốn giúp họ mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Như vậy, rõ ràng tín dụng Ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp và chỉ có vốn tín dụng là nguồn vốn gần nhất, tiện lợi nhất giúp các nhà sản xuất có đủ vốn để sản xuất kinh doanh, có cơ sở để hạch toán lãi, lỗ và giúp ngăn chặn tệ nạn xã hội cho vay nặng lãi ở nông thôn. 2. Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ. Trước đây hộ sản xuất do tâm lý ngại vay vốn Ngân hàng và do nhiều lý do khác nữa nên đồng vốn Ngân hàng chưa đến được tận tay người nông dân, họ phải đi vay nặng lãi khi vụ mùa giáp hạt, cho nên kinh tế hộ sản xuất chưa có dịp để phát triển và bùng ra như bây giờ. Ngày nay với hình thức cho vay tới tận tay người sản xuất, đồng vốn Ngân hàng đã len lỏi đến tận các ngõ xóm, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Hộ sản xuất đã quen dần và phấn khởi khi mình có vốn trong tay bất kể lúc nào, đã tự chủ với đồng vốn, tự sản xuất kinh doanh, tính toán thu chi và sắp xếp tiêu dùng gia đình. Họ không phải lo lắng quá nhiều mỗi khi thời vụ đến bởi vì bên cạnh họ đã có người bạn thân thiết vừa cho vay lại vừa tham mưu, giúp đỡ họ trong sản xuất kinh doanh. Với mô hình Ngân hàng mở rộng từ Ngân hàng loại IV, Ngân hàng lưu động và hình thức cho vay người nghèo thông qua tổ chức tương trợ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của kinh tế hộ nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên cho vay tới hộ sản xuất là hình thức phổ biến rộng rãi, làm một thị trường rộng lớn mới mẻ đầy triển vọng nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế và những khó khăn thử thách kể cả những rủi ro tín dụng đối với ngành Ngân hàng. Song phải khẳng định rằng sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng có một phần đóng góp rất lớn của ngành Ngân hàng, hiệu quả kinh tế xã hội mang lại cho đất nước thật lớn lao so với chính những gì mà ngành mang lại cho bản thân mình. 3. Cơ chế tín dụng của ngành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đối với hộ sản xuất. Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích giúp đỡ các hộ sản xuất nông - lâm- ngư diêm nghiệp khai thác tiềm năng đất đai và lao động phát triển sản xuất hàng hoá, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm về lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh thâm canh cây trồng, vật nuôi, mở rộng kinh doanh ngành nghề, tận dụng diện tích mặt nước, bãi triều, đồi trọc để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Ngày 28 tháng 6 năm 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Chỉ thị 202/CT về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất. Để thực hiện chỉ thị trên, ngày 21 tháng 7 năm 1991 Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ký văn bản số 499 quy định về cho vay hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Sau một năm thực hiện chỉ thị trên đã tổng kết những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong cho vay hộ sản xuất. Chính phủ đã ra Nghị định số 14/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 ban hành chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Thông tư số 01/TTNH ngày 26 tháng 3 năm 1993 hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp về kinh tế nông thôn. Ngay sau đó quy định 499/TDNT ban hành ngày 2 tháng 9 năm 1993 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam “Về biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” đã thực sự trở thành cẩm nang tín dụng của ngành và của mỗi cán bộ Ngân hàng. Song để ngày một hoàn thiện hơn về quy chế cho vay tới khách hàng cũng như khuyến khích sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hộ kinh tế. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã căn cứ vào quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30 tháng 9 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành quyết định số 180/QĐ-HĐQT: “Quy định cho vay đối với khách hàng” ngày 15 tháng 12 năm 1998. Đây là văn bản đầu tiên cụ thể hoá các quy định của hoạt động các tổ chức tín dụng về hoạt động tín dụng. Để bổ sung và hoàn thiện hơn các quy định về hoạt động tín dụng cho các tổ chức tín dụng, ngày 25 tháng 8 năm 2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” số 284/2000/QĐ-NHNN. Theo đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có Quyết định số 06/QĐ-HĐQT ngày 18 tháng 1 năm 2001 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng. Trong đó đã cụ thể hoá từng biện pháp nghiệp vụ đối với cho vay hộ sản xuất như sau: 3.1. Nguyên tắc vay vốn. 3.1.1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3.1.2. Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3.1.3. Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Nông nghiệp đối với khách hàng. 3.2. Điều kiện vay vốn. 3.2.1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định cụ thể của pháp luật. * Đối với hộ gia đình, cá nhân: Cư trú tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp cho vay đóng trụ sở Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp là chủ hộ hoặc là người đại diện của hộ. Chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự. Cụ thể: Đại diện cho hộ gia đình phải đủ tuổi từ 18 trở lên. Đại diện cho hộ gia đình không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. 3.2.2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Kinh doanh có hiệu quả. Không có nợ quá hạn khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Nông nghiệp. 3.2.3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: 3.2.4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi. 3.2.5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 3.3. Loại cho vay. 3.3.1. Cho vay ngắn hạn. 3.3.2. Cho vay trung, dài hạn: 3.4. Đối tượng cho vay: Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng nằm trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Các nhu cầu tài chính của khách hàng sau đây: Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó Ngân hàng Nông nghiệp cho vay. Số lãi tiền vay trả cho Ngân hàng Nông nghiệp trong thời hạn thi công, chưa nghiệm thu bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản trả lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. Số tiền khách hàng vay để trả cho khoản vay tài chính (bằng tiền) cho nước ngoài mà các khoản vay đó đã được Ngân hàng Nông nghiệp bảo lãnh, nếu có đủ các điều kiện sau: dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống sử dụng khoản vay trên đang được thực hiện có hiệu quả, khoản vay nằm trong hạn trả nợ, khách hàng đạt được điều kiện vay vốn thuận lợi hơn hoặc tiết kiệm chi phí so với vay vốn nước ngoài và có khả năng trả nợ. Các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Cho vay trung, dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Thời hạn cho vay dài hạn từ trên 60 tháng trở lên, nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết. Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp. Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp có quy định thay đổi về lãi suất và các trường hợp cần thiết, khi khách hàng và Ngân hàng Nông nghiệp có nhu cầu, Ngân hàng Nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1861.DOC
Tài liệu liên quan