Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit

Tính đến tháng 1/2010, Việt Nam có 115.7 triệu người dung điện thoại di động với tốc độ gia tăng số lượng thuê bao nhanh chóng. Theo đánh giá của tổng cục thống kê ước tính tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam tính đến tháng 1/ 2010 tăng 68% so với cùng thời điểm năm trước và số thuê bao di động tại Việt Nam hiện gấp khoảng 6 lần số thuê bao cố định. Nhận định trong thời gian tới. số lượng thuê bao di động còn có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn do việc giảm giá cước của các nhà mạng để thu hút và phát triển thị phần thuê bao của mình. Vì thế Việt Nam đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ để triển khai loại hình dịch vụ mới – dịch vụ Mobile Markeitng (tiếp thị qua điện thoại di động).

Là một trong những công ty truyền thông hàng đầu trong cả nước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của mình, công ty Cổ phần Truyền Thông Gapit luôn chú trọng đến việc xây dựng và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động, đặc biệt là dịch vụ Mobile Marketing. Mục tiêu lâu dài của công ty là xây dựng và tạo lập mối quan hệ bền chặt với các khách hàng tổ chức, mở rộng thị trường dịch vụ Mobile Marketing của mình. Vậy giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông cũng như hoàn thiện dịch vụ Mobile Marketing để Gapit có thể cung cấp dịch vụ này tốt nhất tới các nhóm khách hàng khác nhau đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế kinh doanh của mình? Với lý do trên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit” là khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về hoạt động truyền thông Mobile Marketing trên thế giới và Việt Nam

Chương II: Thực trạng hoạt động truyền thông Mobile Marketing của công ty Gapit

Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit.

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tính đến tháng 1/2010, Việt Nam có 115.7 triệu người dung điện thoại di động với tốc độ gia tăng số lượng thuê bao nhanh chóng. Theo đánh giá của tổng cục thống kê ước tính tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam tính đến tháng 1/ 2010 tăng 68% so với cùng thời điểm năm trước và số thuê bao di động tại Việt Nam hiện gấp khoảng 6 lần số thuê bao cố định. Nhận định trong thời gian tới. số lượng thuê bao di động còn có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn do việc giảm giá cước của các nhà mạng để thu hút và phát triển thị phần thuê bao của mình. Vì thế Việt Nam đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ để triển khai loại hình dịch vụ mới – dịch vụ Mobile Markeitng (tiếp thị qua điện thoại di động). Là một trong những công ty truyền thông hàng đầu trong cả nước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của mình, công ty Cổ phần Truyền Thông Gapit luôn chú trọng đến việc xây dựng và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động, đặc biệt là dịch vụ Mobile Marketing. Mục tiêu lâu dài của công ty là xây dựng và tạo lập mối quan hệ bền chặt với các khách hàng tổ chức, mở rộng thị trường dịch vụ Mobile Marketing của mình. Vậy giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông cũng như hoàn thiện dịch vụ Mobile Marketing để Gapit có thể cung cấp dịch vụ này tốt nhất tới các nhóm khách hàng khác nhau đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế kinh doanh của mình? Với lý do trên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit” là khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động truyền thông Mobile Marketing trên thế giới và Việt Nam Chương II: Thực trạng hoạt động truyền thông Mobile Marketing của công ty Gapit Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit giúp cho các doanh nghiệp biết tới và lựa chọn một phương tiện quảng cáo rất mới mẻ ở Việt Nam.Ngoài ra, hoạt động Mobile Marketing của công ty truyền thông Gapit cũng còn nhiều mặt hạn chế, vì vậy mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng Mobile Marketing của doanh nghiệp để từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và để ra một số giải pháp để Mobile Marketing ngày một được biết tới hơn đồng thời nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như doanh thu cho công ty truyền thông Gapit. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu ở trên thì đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: - Nghiên cứu về các khái niệm, các vấn đề lý luận có liên quan đến dịch vụ Mobile Marketing. - Nghiên cứu và phân tích quy trình thực hiện dịch vụ Mobile Marketing hiện tại của Gapit và các đối thủ cạnh tranh. - Tìm hiểu các nguyên nhân, yếu tố và điều kiện bất cập gây khó khăn trong quá trình thực hiện dịch vụ Mobile Marketing. - Tổng hợp và phân tích các dữ liệu liên quan để đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho dịch vụ Mobile Marketing của công ty Gapit. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu a. Thông tin cần thu thập Để phục vụ tốt nhất cho quá trình nghiên cứu đề tài và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động Mobile Marketing cho công ty, thì đề tài cần thu thập các thông tin sau đây: Thông tin thứ cấp: - Thị trường dịch vụ Mobile Marketing trên thế giới và Việt Nam. - Phân tích hoạt động Mobile Marketing của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Gapit. - Các vấn đề lý thuyết liên quan đến dịch vụ Mobile Marketing. - Các dịch vụ mà công ty Gapit cung cấp. - Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing của công ty truyền thông Gapit. - Quy trình thực hiện và các hạn chế còn tồn tại trong quá trình cung ứng dịch vụ Mobile Marketing của công ty tới khách hàng. - Các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, cán bộ nhân viên của GAPIT về dịch vụ Mobile Marketing. - Chiến lược và định hướng phát triển dịch vụ Mobile Marketing của GAPIT. Các thông tin trên được thu thập từ nội bộ công ty, từ sách, báo, tạp chí, internet… Thông tin sơ cấp - Nhận định, đánh giá của khách hàng là một số tổ chức, doanh nghiệp về dịch vụ Mobile Marketing. - Nhận định, đánh giá của khách hàng là các cá nhân về dịch vụ Mobile Marketing. Các thông tin trên được thu thập từ các tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng cũng như chưa sử dụng dịch vụ Mobile Marketing. b. Đối tượng nghiên cứu: Đối với các thông tin và các nguồn thông tin trên, đề tài nghiên cứu hướng đến các đối tượng dưới đây: c. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các tài liệu thứ cấp kết hợp với tài liệu sơ cấp mà người tham gia nghiên cứu tiến hành nghiên cứu. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên những thông tin thu thập được cùng các phương pháp so sánh để nghiên cứu những vấn đề mà đề tài đặt ra. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MOBILE MARKETING TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tổng quan về Mobile Marketing trên thế giới Mobile Markeing đầu tiên ra đời tại Mỹ năm 2004. Các hình thức Mobile Marketing thông dụng đang được triển khai trên thế giới hiện nay bao gồm thông tin cơ bản, chương trình bình chọn, tham gia chương trình khuyến mãi, xem video trên điện thoại di động…Công cụ này đang được xem là một khuynh hướng mới trong tiếp thị hiện nay. Trên thế giới, việc áp dụng Mobile Marketing diễn ra các đây 6 năm, chủ yếu ở Châu Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á. Chương trình Mobile Marketing đầu tiên được thực hiện bởi hãn sản xuất nước giải k hát Labatt Brewing( Canada). Theo tìm hiểu thì ban đầu Mobile Marketing diễn ra từ các máy tính cá nhân tới điện thoại di động dưới dạng SMS và đến nay thì SMS Marketing trở thành phổ biến. Theo nghiên cứu của eMarketer, ngân sách dành cho mobile marketing trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2006, ngân sách sử dụng cho mobile marketing mới ở con số 410 triệu USD thì đến năm 2007 con số này đã ở mức gấp đôi - 878 triệu USD.Con số dự báo cả năm 2008 sẽ là 1,54 tỷ USD, năm 2009 sẽ là 2,29 tỷ USD, năm 2010 là 3,3 tỷ USD và 4,36 tỷ USD vào năm 2011. Có thể nói tốc độ tăng trưởng ngân sách sử dụng cho mobile marketing tăng ở cấp số nhân. Nguồn: eMarketer, 12/2009 Ngày nay, Mobile Marketing được triển khai hầu hết ở các nước: Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Úc. Bảng trên đưa ra số liệu về tình hình khai thác quảng cáo dựa trên việc nhắn tin qua điện thoại di động vào năm 2008. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ thuê bao di đọng gửi tin nhắn cho thuê bao khác ở các nước đều rất cao: ở Ý con số này lên tới 87,7%, Tây Ban Nha là 85,4%...Số lượng quảng cáo qua SMS trong tháng ở Pháp là 64,7%, ở Anh là 35,4%...Đây đều là những tỉ lệ cao, cho thấy Mobile marketing đang ngày càng đuwocj ứng dụng phổ biến. Con số tỉ lệ phản hồi của khách hàng đối với quảng cáo qua SMS là rất đáng lưu ý: ở Pháp tỉ lệ này là 4,6%, ở Ý con số này thâm chí còn lên tới 8,1%; tỉ lệ phản hổi ở Mỹ cũng đạt 2,4% Text – Based Mobile Advertising, by Country: 2009(%) THÔNGTIN Quốc gia Pháp Đức Ý TBN Anh Mỹ Gửi SMS cho người khác 75.9 79.6 87.7 85.4 87.4 47.9 Quảng cáo qua SMS: Số lượng trong tháng 64.7 31.1 56.0 73.1 35.4 19.2 Quảng cáo qua SMS: Phản hồi 4.6 1.9 8.1 3.6 3.7 2.4 Nhà cung cấp 49.2 20.9 45.6 59.8 23.6 11.5 Có giấy phép 12.9 7.0 13.5 8.3 6.3 2.7 Không giấy phép 20.8 6.3 11.9 10.9 5.4 Nhìn nhận lại một cách tổng quan về Mobile marketing trên thế giới đó là: - Thị trường Mobile marketing đang phát triển và được triển khai mạnh mẽ trên thế giới - Sự phản hồi tích cực từ thị trường - Hiệu quả của quảng cáo trên Mobile tăng lên đáng kể - Giới trẻ trở thành đối tượng chính cho các chương trình Mobile marketing - Hầu hết được các công ty trên thế giới chú trọng và coi hoạt động Mobile marketing là 1 công cụ quan trọng giúp cho khách hàng nhận biết một cách nhanh nhất về thương hiệu cũng như các thong tin mới nhất về công ty… Tổng quan về Mobile Marketing ở Việt Nam Mobile Marketing hiện không còn là một khái niệm mới của nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thị trường Mobile Marketing mới thực sự được biết đến từ vài năm trở lại đây song hứa hẹn sự phát triển mãnh mẽ bởi những lợi ích mà dịch vụ này mang lại. Với việc ra đợi tại Mỹ năm 2004 và phải đến năm 2006 Mobile marketing mới được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến dưới hình thức triển khai căn bản nhất là gửi thông tin cho khách hàng. Đầu tiên là chiến dịch sơ khai mà các ngân hàng trong nước áp dụng như Vietcombanks, Agribanks…thông báo về lãi suất tiền gửi, dịch vụ cho vay trả góp…hay việc gửi tin nhắn quảng cáo kèm theo các tin nhắn miễnphis được gửi từ website của các nhà cung cấp mạng thông tin di động như Viettel, MobiFone, VinaPhone…đến nay Mobile Marketing đã được ứng dụng vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, đã có nhiều chiến dịch được thực hiện khá thành công, điển hình như chương trình bình chọn ảnh đẹp chụp trên điện thoại Nokia mang tên “Nokia – khoảnh khắc cuộc sống” vói gần 30.000 người tham gia bình chọn qua di động hay chương trình nhắn tin để được tặng áo thun Levi’s….Các chiến dịch này đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi do kết hợp được hiệu ứng truyền thông trên di động và các phương tiện truyền thông khác như báo chí, truyền hình, tờ rơi. Bên cạnh SMS mà các công ty đang sử dụng dưới hình thức là Mobile Marketing thì tin nhắn PSMS đã bắt đầu nở rộ kể từ sự ra đời của trò chơi dự đoán trên truyền hình với số điện thoại 19001750 và nhãn hiệu Nokia, tiếp đến là hàng loạt các chương trình, trò chơi dự đoán, bình c họn các cuộc thi, chuonxg trình trên ruyền hình như “ Tôi yêu Việt Nam” của Honda, nhắn tin bình chọn ca sĩ yêu thích của “ Sao mai điểm hẹn”, “ VietnamIdol”… Tất cả các chiến dịch này cũng bước đầu đánh dấu sự đóng góp tích cực của Mobile marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khoảng những năm 2008 trở lại đây các ứng dụng của Mobile marketing không chỉ đơn thuần là việc gửi tin nhắn quảng cáo mà kênh truyền thông hiện vẫn còn mới ở Việt Nam này được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới của công ty, các chương trình khuyến mại…theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức chương trình bình chọn trên truyền hình thông qua các chương trình giải trí, các trò chơi..;tổ chức các chương trình khuyến mãi khi doanh nghiệp, công ty đưa ra các sản phẩm mới hoặc là trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; hình thức gửi tin nhắn thông báo tới các khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng về các thông tin mới nhất của công ty và các chương trình khuyến mãi sắp diễn ra; nhắn tin để tham gia chương trình trúng thưởng; bưu điện ảo hay tải những ứng dụng giải trí trên di động thông qua wap. Theo những tìm hiểu mới nhất để phục vụ chuyên đề thực tập này thì ưu điểm nổi bật và cũng là đặc thù của Mobile marketing là tính tương tác 2 chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng Mobile marketing như một phương tiện hữu hiệu cho công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, làm nghiên cứu thị trường, thậm chí là đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang sử dụng. Và bằng chứng là ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm tới phương thức truyền thông này Tại Việt Nam, 65% trong 88 triệu người sống và làm việc tại Việt Nam trẻ hơn 30 tuổi, 57% trẻ hơn 25 tuổi, độ tuổi có khuynh hướng ưa dùng sản phẩm công nghệ số cao. Tính đến hết tháng 6/2008, đã có hơn 48 triệu thuê bao di động tại Việt Sơ đồ: Thị trường di động Việt Nam và thị phần các nhà mạng Tuy nhiên, những hình thức triển khai trên chỉ dưới dạng thông tin thông báo và khách hàng tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Còn ứng dụng mà một số nhà cung cấp dịch vụ SMS tiếp cận với khách hàng theo quy trình giới thiệu trực tiếp, ký hợp đồng sau đó kết hợp với các nhà khai thác mạng để triển khai thì phải mất 5-10 ngày, do vậy chiến dịch mobile marketing chưa đáp ứng được về mặt thời gian. Tính đến thời điểm này, có lẽ Gapit là đơn vị cung cấp dịch vụ mobile marketing tiên phong trên thị trường với sản phẩm Gapit Keywordz được thực hiện một năm trở lại đây. Theo các nhà cung cấp dịch vụ, chỉ còn phụ thuộc phía cơ quan Nhà nước. ViettelMedia đã thử nghiệm dịch vụ mobile marketing được nửa năm nay. Khi các điều kiện của thị trường cho phép thì chúng tôi sẽ lập tức triển khai ngay dịch vụ này Theo tìm hiểu về Mobile Marketing đói với Ông Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc Kinh doanh và Công nghệ - Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam - cho biết Việt Nam là một thị trường còn mới và chưa định hình rõ ràng. Đã có một số công ty đưa ra các bản chào về mobile marketing và một số doanh nghiệp có quan tâm nhưng chưa đủ trở thành một thị trường thực sự nên sẽ còn phải mất thêm khoảng 2 năm nữa mới có sự định hình rõ hơn về thị trường này. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MOBILE MARKETING CỦA CÔNG TY GAPIT Sơ lược về công ty Cổ phần truyền thông Gapit Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần truyền thông Gapit Tên Tiếng Anh: Gapit Communication Joint Stock Company Tên viết tắt: GAPIT - Địa chỉ công ty Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Song Kim, số 278 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.5121928; Fax:043.5121927 Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083. 8 933 0569; Fax: 083. 8933 057 Văn phòng đại diện tại Singapore: 2, Ang Mo Kio Street 64, #03-01B, Econ Industrial Building, Singapore 569084. Điện thoại: +65 6390 5361; Fax: +65 6535 1911 - Tài khoản ngân hàng Tên tài khoản: Công ty Cổ phần truyền thông Gapit Ngân hàng: Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô Địa chỉ ngân hàng: 14 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Số tài khoản: 12510370011971 Swift Code: BIDVVNNX123 - Ban điều hành Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Nguyễn Trung Kiên Tổng Giám Đốc: Shỉley John Edward Giám Đốc điều hành chi nhánh tại Singapor: Phoon Wai Leong - Loại hình doanh nghiệp Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009937 Do phòng đăng ký kinh doanh số 01, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 10 tháng 11 năm 2005, sửa đổi lần 9 ngày 23 tháng 04 năm 2009 1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Với mục tiêu Gapit trở thành công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động cũng như mạng Internet vì thế Công nghệ và truyền thông là các lĩnh vực hoạt động chính của công ty và cũng chính là năng lực thế mạnh. Các dịch vụ chính mà công ty cung cấp: Giái pháp Mobile Marketing – Gapit Keywordz Keywordz là giải pháp Mobile Marketing trực tuyến cung cấp trên website www.keywordz.vn. Với Keywordz, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tạo và thực hiện các chương trình Marketing cho các thuê bao di động một cách đơn giản và dễ dàng nhất. - Thực hiện, quản lý điều hành trực tuyến. - Kịch bản đa dạng và tùy biến. - Tiếp cận với tất cả các khách hang là các thuê bao di động, cố định không dây toàn quốc. - Quản trị nội dung với các định dạng text, code, rich media. - Báo cáo trực tuyến và báo cáo phân tích Dash board - Quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng trực tuyến - Hỗ trợ khách hàng 24/7 - Hiển thị song ngữ 1.1.2.1 Cổng giao tiếp Mobile, IVR và SMS – giá trị gia tăng - Cung cấp các nội dung, dịch vụ giải trí trên điện thoại Di động qua website www.miu.com.vn - Khám phá các tiện ích của di động từ Internet - Sử dụng di động là thiết bị cơ bản để phát triển các dịch vụ tiện ích nhất - Xây dựng cộng đồng cho giới trẻ thông qua nhiều dịch vụ tiện ích Phát triển cổng thông tin điện tử và di động, sở hữu nội dung số trên các lĩnh vực giải trí, âm nhạc, thông tin kinh tế, tài chính, thời sự, giao thông, từ thiện, tư vấn, giải đáp…Cung cấp nội dung cho cổng thông tin trong nước và trên thế giới. Rất nhiều dịch vụ SMS đã và đang thành công thông qua cổng kết nối SMS của GAPIT như Yahoo!SMS, BSC( Công ty chứng khoán BIDV), Công ty Viễn thông Hải Phòng; Yêu thể thao; VinaFTC, Sam Media, StandardCharter( Sybase), Macro Kios, Truyền hình cáp Việt Nam(VCTV), HBBS( Công ty chứng khoán Habubank Chương trình truyền hình tương tác Trong đó CP: là Content Provide – cung cấp nội dung số - Thực hiện chương trình bình chọn lưu lượng lớn: + Ghi hình và phát băng + Phát sóng trực tiếp + Hệ thống báo cáo online + Hệ thống xác định giải thưởng dành cho người tham gia - Kết hợp cùng đài truyền hình cung cấp tải nội dung cho điện thoại di động + Chạy trailer + Chạy chữ chân trang - Hợp tác cùng các công ty sản xuất chương trình cung cấp trò chơi tương tác trên truyền hình + Đoán sao + Họ đang làm gì? + Nối kết tình yêu Đi đầu trong công nghệ, Gapit cung cấp giải pháp và hỗ trợ hệ thống cho hàng loạt các chương trình truyền hình tương tác sản sinh lưu lượng cao nhất tại Việt Nam như Đồ Rê Mí, Duyên dáng truyền hình, Thần tượng Âm nhạc (VietnamIdol), Thần tượng âm nhạc Châu Á(ASIAN Idol), Bình chọn ca sĩ, nghệ sĩ được yêu thích nhất(HTV Awards),Người chiến thắng… Dịch vụ Digital Media - Booking quảng cáo trọng gói tại Yahoo, Google, MSN và các website nổi tiếng tại Việt Nam - thiết kế, tư vấn chương trình Marketing trực tuyến. - Cung cấp các nội dung quảng cáo trên điện thoại di động, banner trên Wap và các công cụ tìm kiếm tại Yahoo, Google… 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần truyền thông GAPIT (tên viết tắt là GAPIT) được thành lập năm 2005 bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thôn, viễn thông và công nghệ thông tin. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103009937 do phòng đăng ký kinh doanh số 01, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 11 năm 2005.Đón đầu trong giai đoạn bùng nổ của thương mại điện tử, sự phát triển ngành cung cấp nội dung số tại Việt Nam, GAPIT tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tích hợp dựa trên công nghệ không dây và Internet, các dịch vụ nội dung trên mạng di động, internet, giải pháp quảng cáo trọn gói và các chương trình truyền hình Mobile tương tác. Ngày 01/11/2007, quỹ đầu tư DFJ VinaCapital L.P( viết tắt là DFJV) chính thức công bố hoạt động đầu tư vào GAPIT Communication JSC GAPIT tự hào là một trong những công ty tư nhân đầu tiên hợp ta cs với tất cả các nhà mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel, S – Fone. Vietnammobile.. trong lĩnh vực cung cấp nội dung cho thue bao di động thông qua phương thức SMS( số truy nhập 8x69). Ngoài ra GAPIT hiện đang hợp tác với các công ty sở hữu bản quyền chương trình, công ty sở hữu thương hiệu, công ty cung cáp thông tin di động, đài truyền hình – phát thanh, công ty quảng cáo, các dối tác cung cấp dịch vụ nội dung và đem lại doanh thu cho đối tác trên cơ sở các chương trình giải trí, truyền hình tương tác và các dịch vụ nội dung trên di động phục vụ khách hàng. Thế mạnh của công ty là có được một đội ngũ chuyên hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông, viễn thông trong nước và quốc tế. Hiện nay đội ngũ cán bộ 100% là tiến sĩ, kỹ sư, cử nhân được đào tạo tại các trường chuyên ngành danh tiếng nước ngoài và trong nước. Mô hình làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế, đa ngôn ngữ do Ban giám đốc đieuf hành gồm các chuyên gia đầu ngành nước ngoài và trong nước lãnh đạo, quản lý.Đến nay GAPIT đã có tổng số nhân viên kỹ thuật, kinh doanh làm việc ổn định, lâu dài là 80 cán bộ. Ngoài ra GAPIT còn có đội ngủ cộng tác viên bao gồm tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư đang cộng tác làm việc tại các Viện nghiên cứu và các trường Đại học ở nước ngoài và đội ngũ cộng tác viên trẻ là sinh viên, thực tập viên, nhấp số liệu gồm hơn 20 nhân viên. 1.1.4 Hệ thống mục tiêu, chiến lược, sứ mệnh của công ty - Mục tiêu phát triển: GAPIT đặt mục tiêu phát triển trở thành công ty truyền thông hàng đầu của Việt Nam đồng thời không ngừng mở rộng phạm vị hoạt động các nước thuộc khu vực. Sứ mệnh của GAPIT là cung cáp các dịch vụ Mobile và Internet hữu ích, giá cả hợp lý, mang tính giải trí cao cho tất cả các khách hàng ở mọi cộng đồng. - Nguyên tắc hợp tác: GAPIT đã xác định cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động phát triển của công ty đều dựa trên nguyên tắc chung. Đó là: TIN CẬY, CHẤT LƯỢNG, DỊCH VỤ và GIÁ TRỊ. - Chiến lược kinh doanh: Mục tiêu của GAPIT là trở thành công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động cũng như internet. Với sự đa dạng và phong phú trong nội dung cung cấp và các chiến dịch quảng cáo rộng khắp, uy tín thương hiệu GAPIT, thương hiệu dịch vụ thông qua tổng đài 8x69 được các đối tác, người tiêu dung biết đến là thương hiệu chất lượng, đa dạng và hấp dẫn tạo được tiếng vang lớn trên thị trường viễn thông. 1.1.5 Cơ cấu tổ chức các phòng ban công ty Trụ sở chính của Gapit được đặt ở Hà Nội, đứng đầu là ông John Shirley.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là hệ thống các bộ phận, phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các phòng ban này có chức năng, quyền hạn khác nhau nhưng mọi hoạt động của từng bộ phận đều hướng tới mục tiêu chung về quản lý sản xuất của cả công ty. Việc phân chia tách bạch các phòng ban trong công ty đã giúp cho hoạt động cũng như việc quản lý hoạt động của các phòng ban được dễ dàng hơn. Và như vậy mỗi phòng ban được phâpn chia sẽ đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ cụ thể Sơ đồ 1.1: Tổ chức các phòng ban tại GAPIT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Ban thư ký trợ lý P. Quan hệ Đối tác Phòng Kỹ thuật P. Kinh doanh P.Kế toán Hành Chính CHI NHÁNH TP. HCM P. Chăm sóc khách hàng Trong đó nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban như sau: Hội đồng quản trị( HĐQT) Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, phương án đầu tư, giải pháp phát triển htij trường, tiếp thị và công nghệ…Quyết định mức lương, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty và quyết định việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền lập chương trình, kế hoạch hoạt đọng của HĐQT, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập họp HĐQT và một số quyền hạn, nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định. Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc của công ty bao gồm: Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc Nhiệm vụ chính của Ban Tổng Giám Đốc là điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, Tổng Giám đốc đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật và khách hàng về mọi hoạt động sản xuất đó cũn như các hoạt động của nhân viên cấp dưới. Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tham gia điều hành công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi các bộ phận được phân công ủy quyền và giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban thư ký – trợ lý Ban thư ký – trợ lý có chức năng thăm mưu, cố vấn cho Tổng Giám đốc quán lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty theo đúng quy định Pháp luật. Bên cạnh đó tham gia đề xuất với Ban Tổng Giám đốc những chủ chương, biện pháp tăng cuời công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khoăn, vướng mắc trong công ty theo quyên hạn à trách nhiệm của từng phòng. Phòng kinh doanh Có nhiệm vụ định hướng, phát triển ý tưởng, biên soạn lên các kịch bản mới, các chương trinh, sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng. Mở rộng quan hệ, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Kiểm tra, chạy thử nghiệm các kịch bản trước khi được phát hành. Đưa ra các chiến lược quảng cáo thật hiệu quả. Khám phá thị trường mới, nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Cùng với phòng Kỹ thuật, phòng Chăm sóc khách hàng xây dựng chương trinh, kế hoạch cho công ty. Phòng Quan hệ đối tác Chịu trách nhiệm về tìm đối tác, các thủ tục ký hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch cung ứng lập mã, theo dõi tình hình chạy sản lượng tin nhắn bên đói tác( bên A), hướng dẫn cách chạy chương trình, kịch bản mới, cách thức xem sản lượng tin…Tiến hành theo dõi sản lượng tin đối tác đạt được, đánh giá, quản lý và chăm sóc đối tác để báo cáo lên ban Tổng Giám đốc công ty tình hình hoạt động kinh doanh. Chiu rách nhiệmquanr lý toàn bộ mã, thu hội mã của đói tác, trả lời các thắc mắc của đối tác trong quá trình chạy chương trình, cung cấp kịp thời các kịch bản mới cho đối tác. Phòng Kỹ thuật Bao gồm các kỹ sư, chuyên gia, chuyên viên công nghệ thông tin, quản trị web, chạy chương trinh…Bộ phạn này chịu trách nhiệm về toàn bộ kỹ thuạt cung ứng trong các gói dịch vụ cốt lõi của công ty, có nhiệm vụ quản lý hệt thống đường truyền 24/24. Lập trình phần mềm chạy chương trình. Theo dõi hệ thống nhận tin, trả tin từ phía khách hàng và đối tác. Thống kê, tổng hợp các sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110932.doc
Tài liệu liên quan