I. Tính cấp thiết của đề tài:
Xu hướng vận động của nền kinh tế là hội nhập, việc canh tranh của các doanh
nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt thì chất lượng của thông tin kế toán được xem là
tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo an toàn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn
hay nhỏ. Kế toán không chỉ thực hiện việc ghi chép, luân chuyển nguồn vốn hợp lý
mà còn đưa ra những thông tin nhanh chóng giúp cho nhà quản lý kịp thời đưa ra
các quyết định kinh doanh
Khi đi vào hoạt động thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt ra mục tiêu giảm
chi phí và nâng cao lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng
quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược
kinh doanh rõ ràng, nghĩa là doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường.
Hơn nữa, việc hạch toán cũng rất quan trọng, tránh trường hợp “lỗ thật, lãi ảo”. Vì
vậy vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh cần phải chính xác. Giúp doanh
nghiệp có chiến lược mới sau mỗi chu kỳ kế toán. Nhất là đối với các doanh nghiệp
thương mại có nhiều hình thức bán hàng.
Chính vì lý do đó, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ TIN HỌC
H.T.L”
II. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận duy vật biện chứng
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp thông qua các tài liệu trên mạng,
sách báo, các báo cáo tổng kết cuối năm của Công ty Cp Công Nghệ Tin Học HTL
đồng thời quán triệt các mục tiêu, chính sách của cơ quan thuế và bộ tài chính
Các phương pháp kế toán khác: cân đối, tài khoản,
106 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học H.T.L, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành, hạch toán trên phần mềm các bút toán như sau:
Nợ TK 8211: số tiền thuế TNDN tạm phải nộp trong quý
Có TK 3334: số tiền thuế TNDN tạm phải nộp trong quý
- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, lập phiếu chi trên phần
mềm với cách hạch toán như sau:
Nợ TK 3334: số tiền thuế TNDN
Có TK 111, 112,: : số tiền thuế TNDN
Cuối năm:
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải
nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
Trường hợp 1:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, Hạch toán thêm nghiệp vụ vào phần
mềm như sau:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, lập phiếu chi trong
phần mềm với cách hạch toán như sau:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112,
Trường hợp 2:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 49 -
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành, Hạch toán bút toán tổng hợp trên phần mềm như
sau:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211– Chi phí thuế TNDN hiện hành.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, vào phần mềm hạch toán tăng
(hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí
thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch,
vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp như sau:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211– Chi phí thuế TNDN hiện hành.
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh
lệch, vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp như sau:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc
ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn
nhập trong năm), vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp như sau:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc
hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 50 -
(Là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn
hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm), vào phần mềm hạch toán
bút toán tổng hợp như sau:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa
tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại được hoàn nhập trong năm), vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp
như sau:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập
hoãn lại phải trả phát sinh trong năm), vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp
như sau:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số
phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh
lệch vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp như sau:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212– Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh
lệch vào phần mềm hạch toán bút toán tổng hợp như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 51 -
Nợ TK 8212– Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Số liệu thực tế:
Trong kỳ công ty có phát sinh chi phí thuế TNDN hiện hành như sau:
- Ngày 31/12/2010 kế toán xác định thuế TNDN năm 2010 và hạch toán như
sau:
Nợ TK 8211: 24.568.276
Có TK 3334: 24.568.276
- Ngày 31/12/2010 kế toán xử lý kết chuyển TK 8211 sang TK 9111 – xác định
kết quả kinh doanh như sau:
Nợ TK 9111: 24.568.276
Có TK 8211: 24.568.276
Sổ chi tiết TK 8211:
Sổ Cái TK 8211:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 52 -
Trong kỳ công ty không có phát sinh chi phí thuế TNDN hoãn lại.
2.2.6 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.2.6.1 Các công việc cần làm trước khi khóa sổ kế toán:
Trước khi khóa sổ kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển các tài khoản
như sau:
? Kết chuyển giá vốn hàng bán
? Kết chuyển chi phí tài chính
? Kết chuyển chi phí bán hàng
? Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
? Kết chuyển chi phí khác
? Kết chuyển doanh thu bán hàng
? Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
? Kết chuyển thu nhập khác
? Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN
? Kết chuyển chi phí thuế TNDN
? Kết chuyển lãi/lỗ
2.2.6.2 Thời điểm và phương pháp tính xác định kết quả kinh doanh:
Cuối tháng kế toán tạm tính kết quả kinh doanh, lập báo cáo kết quả kinh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 53 -
doanh tháng và báo cáo thuế.
Cuối năm kế toán tổng hợp dữ liệu và xác định kết quả kinh doanh năm và
lập các báo cáo tài chính: bảng Cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo
xác định kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo
thuế.
2.2.6.3 Tài khoản sử dụng:
TK 911 – xác định kết quả kinh doanh.
2.2.6.4 Quy trình ghi sổ:
Số liệu thực tế:
- Ngày 31/12/2010 kế toán xử lý các bút toán kết chuyển doanh thu thuần,
chi phí cụ thể như sau:
? Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 9111: 8.735.000
Có TK 6321: 8.735.000
? Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 9111: 46.022.997
Có TK 6421: 42.221.106
Có TK 6424: 745.040
Có TK 6425: 218.057
Có TK 64271: 178.235
Có TK 64278: 89.650
Có TK 64282: 972.727
Có TK 64283: 1.598.182
? Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK 9111: 137.506
Có TK 811: 137.506
? Kết chuyển doanh thu bán phần mềm:
Nợ TK 5111: 75.938.000
Có TK 9111: 75.938.000
? Kết chuyển doanh thu thiết bị tin học:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 54 -
Nợ TK 5112: 14.000.000
Có TK 9111: 14.000.000
? Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 5113: 48.100.000
Có TK 9111: 48.100.000
? Kết chuyển chi phí thuế TNDN:
Nợ TK 9111: 24.568.276
Có TK 8211: 24.568.276
? Kết chuyển lãi/lỗ:
Nợ TK 9111: 58.574.221
Có TK 4212: 58.574.221
SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN
TK 911 TK 511
TK 632
TK 811
TK 642
8.735.000 138.038.000
46.022.997
137.506
58.574.221
TK 421
24.568.276
TK 821
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 55 -
Sổ chi tiết TK 9111:
Sổ cái TK 911:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 56 -
? Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 12/2010:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 57 -
CUỐI NĂM CÔNG TY LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH (phụ lục)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 58 -
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 NHẬN XÉT CHUNG:
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về tình hình thực tế kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Công Nghệ Tin Học H.T.L kết hợp với
lý luận đã được học và nghiên cứu, Tôi có một số đánh giá như sau:
Nhìn chung quá trình ghi nhận và hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty là phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Công ty chấp hành tốt
các chính sách, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Phần mềm kế toán HTL-iDAS, công ty đã áp dụng hiệu quả đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu quản trị của công ty.
3.1.1 Ưu điểm:
- Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán nên việc hạch toán và xử lý dữ liệu rất
nhanh chóng, kịp thời.
- Các chứng từ được lưu trữ có hệ thống giúp cho công việc kiểm tra, đối chiếu
thuận lợi. Chứng từ gốc về chi phí, doanh thu được kiểm tra chặt chẽ và phân theo
loại hình kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo
tài chính.
- Dữ liệu kế toán được lưu trữ bảo mật trên phần mềm rất tốt, phân quyền chặc
chẽ.
- Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, năng động và giỏi nghiệp vụ, đây là
nhân tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển công ty.
3.1.2 Nhược điểm:
- Các khoản nợ phải thu khó đòi (quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế,
các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh
toán nhưng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, khó khăn, mất khả năng chi
trả,): công ty chưa có trích lập dự phòng khoản này, cũng như các khoản do khách
hàng chiếm dụng vốn (dịch vụ đã hoàn thành và nghiệm thu nhưng khách hàng vẫn
chưa thanh toán hết , thường kéo dài trong một khoảng thời gian dài khách hàng mới
thanh toán) thì công ty chưa có biện pháp để hạn chế tình trạng này.
- Các khoản doanh thu chưa thực hiện (khách hàng trả tiền trước cho những dịch
vụ chưa hoàn thành) được ghi nhận trên phần mềm nhưng chưa phát sinh chi phí, kế
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 59 -
toán không trích trước chi phí dẫn đến kết quả kinh doanh lãi/lỗ chênh lệch nhau khá
lớn giữa các kỳ.
- Hiện Công ty không sử dụng tài khoản 641- Chi phí bán hàng, mà đưa những
chi phí liên quan đến việc bán hàng vào tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
để hạch toán. Do đó cấp trên sẽ khó biết được chi phí sử dụng cho từng bộ phận và
khó đưa ra kế hoạch cho tương lai cần phải sử dụng chi phí như thế nào là phù hợp.
3.2 KIẾN NGHỊ:
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động
kinh doanh tại Công ty CP công nghệ tin học H.T.L
Với những khó khăn nêu trên phần nhận xét và những kinh nghiệm có được tôi
có một số phương hướng như sau nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết
quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Công Nghệ Tin Học H.T.L:
Một là, các khoản nợ phải thu khó đòi, Công ty cần phải lập khoản: “Dự
phòng nợ phải thu khó đòi” TK 139, khoản dự phòng phải thu khó đòi này được tính
vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo. Để tránh tình trạng
khách hàng chiếm dụng vốn và để thu hồi được công nợ phải thu nhanh chóng, khi
ký hợp đồng với khách hàng cần thể hiện rõ trong hợp đồng về điều khoản thanh
toán là: sau khi dịch vụ hoàn thành và ký nghiệm thu hợp đồng nếu khách hàng
chưa thanh toán đủ số tiền trong hợp đồng đã ký kết thì Công ty sẽ tính lãi trên số
tiền khách hàng còn nợ và tính lãi suất theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm hiện
hành.
Hai là, đối với những khoản doanh thu chưa thực hiện Công ty nên trích trước
các chi phí liên quan đến khoản doanh thu chưa thực hiện này, khi các chi phí thực
tế phát sinh kế toán sẽ điều chỉnh lại chi phí đã trích trước theo đúng với chi phí
thực tế phát sinh.
Ba là, các khoản chi phí bán hàng – TK 641 phát sinh tại Công ty sẽ không
nhập chung vào chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642 nữa mà Công ty sẽ mở thêm
tài khoản chi phí bán hàng để theo dõi riêng những chi phí phát sinh liên quan đến
việc bán hàng. Như vậy khi báo cáo các khoản chi phí phát sinh lên cấp quản trị sẽ
thấy rõ được các khoản chi phí phát sinh của từng bộ phận như thế nào để kịp thời
điều chỉnh và ra kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn trong việc kinh doanh sao cho có
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 60 -
hiệu quả hơn.
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động
kinh doanh tại Công ty CP công nghệ tin học H.T.L
Theo như nhược điểm đã nêu trong phần nhận xét và 3 phương hướng hoàn
thiện vừa nêu trên thì tôi xin nêu giải pháp cụ thể cho từng nhược điểm của Công ty
nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh mà
Công ty đang áp dụng:
3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện về khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó
đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi, Công ty cần phải lập khoản: “Dự phòng nợ
phải thu khó đòi” sử dụng TK 139 ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, sau đây tôi xin nêu cách thức hạch toán cũng
như chứng từ sử dụng, sổ sách liên quan đến tài khoản này như sau:
- Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin
cậy về các khoản nợ phải thu hoặc khó đòi ( vd: khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn
thất, thiệt hại lớn về tài sảnnên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã
làm thủ tục đòi nợ nhiều lần mà vẫn không thu được nợ). Theo quy định hiện hành
thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng
chủ yếu dười đây:
? Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung,
từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
? Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách hàng về số tiền còn nợ
chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng,
cam kết nợ, đối chiếu công nợ
- Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
? Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay
nợ, bản cam kết hợp đồng và cam kết trả nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần
nhưng vẫn chưa thu được;
? Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
- Phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 61 -
? Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1
năm.
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2
năm.
70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3
năm.
? Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm
vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,
đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án...thì
doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Phương pháp hạch toán
(1) Trích lập dự phòng cuối kỳ
Cuối kỳ kế toán năm hoặc giữa niên độ doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ
phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán xác định số
dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập, nếu số dự
phòng phải thu khó đòi ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải thu
khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước, số chênh lệch lớn hơn được hạch
toán vào chi phí như sau:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
(2) Số cần trích lập nhỏ hơn số đã trích lập ở kỳ trước, số chênh lệch phản
ánh:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
(3) Trường hợp xóa nợ
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không đòi được thì được
phép xóa nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi ( nếu đã lập dự phòng )
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng )
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 62 -
Có TK 138 – Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
(4) Trường hợp đã xóa nợ, nay đòi được
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 711 – Thu nhập khác
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
Ví dụ minh họa dựa trên số liệu thực tế của Công ty trong phần Chương 2 có
trình bày:
Lấy nghiệp vụ bán hàng ( bán phần mềm kế toán DAS ) cho Công ty Premier
ngày 28/12/2010 số tiền là: 75.938.000 đồng sau đây sẽ trích lập dự phòng cho
khách hàng này như sau:
Giả sử: 04/2011 khoản nợ phải thu khó đòi đối với Công ty Premier là : 75.938.000
đồng ( Công ty quá hạn thanh toán 3 tháng)
05/2012 Công ty Premier trả 20.000.000 đồng (bằng chuyền khoản) cho
Công ty trong số nợ 75.938.000 đồng ở năm 2010 ( Công ty quá hạn thanh toán trên
1 năm)
02/2013 Công ty Premier trả 10.000.000 đồng (bằng tiền mặt) cho Công ty
trong số nợ 75.938.000 đồng ở năm 2010 ( Công ty quá hạn thanh toán trên 2 năm)
12/2013 Công ty Premier không còn khả năng thanh toán (do bị phá sản),
Công ty quyết định xóa toàn bộ khoản nợ phải thu khó đòi của Công ty Premier
Theo thông tư 244 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thì kế toán Công ty sẽ
trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với khách hàng này như sau:
04/2011 mức trích lập dự phòng Công ty phải lập cho Công ty Premier là:
75.938.000 đồng × 30% = 22.781.400 đồng
05/2012 mức trích lập dự phòng Công ty phải lập cho Công ty Premier là:
(75.938.000 đồng – 20.000.000 đồng) × 50% = 27.969.000 đồng
Do 04/2011 Công ty lập dự phòng cho Công ty Premier là 22.781.400 đồng
nên 05/2012 Công ty chỉ cần phải trích lập thêm:
27.969.000 đồng - 22.781.400 đồng = 5.187.600 đồng
02/2013 mức trích lập dự phòng Công ty phải lập cho Công ty Premier là:
(55.938.000 đồng - 10.000.000 đồng) × 70% = 32.156.600 đồng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 63 -
Do 05/2012 Công ty lập dự phòng cho Công ty Premier là 27.969.000 đồng
nên 02/2013 Công ty chỉ cần phải trích lập thêm:
32.156.600 đồng - 27.969.000 đồng = 4.187.600 đồng
12/2013 Công ty xóa toàn bộ khoản phải thu khó đòi còn lại là: 45.938.000
đồng
Hạch toán các khoản trên như sau:
(04/2011) Nợ TK 642: 22.781.400 đồng
Có TK 139: 22.781.400 đồng
(05/2012) Nợ TK 112: 20.000.000 đồng
Có TK 131: 20.000.000 đồng
Nợ TK 642: 5.187.600 đồng
Có TK 139: 5.187.600 đồng
(02/2013) Nợ TK 111: 10.000.000 đồng
Có TK 131: 10.000.000 đồng
Nợ TK 642: 4.187.600 đồng
Có TK 139: 4.187.600 đồng
(12/2013) Nợ TK 139: 32.156.600 đồng
Nợ TK 642: 13.781.400 đồng
Có TK 131: 45.938.000 đồng
Đồng thời ghi Nợ TK 004: 45.938.000 đồng
Như vậy ta thấy khi Công ty áp dụng TK 139 đối với những khách hàng có nợ
phải thu khó đòi thì khi xảy ra rủi ro như bên khách hàng bị phá sản hoặc bỏ
trốn...thì Công ty sẽ đưa khoản nợ chưa thu được ghi tăng cho chi phí quản lý doanh
nghiệp – TK 642, như vậy sẽ làm giảm khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
phải đóng của Công ty (áp dụng theo đúng nguyên tắc phù hợp của kế toán).
3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện về khoản chi phí phải trả
Do Công ty kinh doanh chủ yếu là bán phần mềm nên thường đi kèm theo là
dịch vụ bảo trì phần mềm, thời hạn bảo trì của mỗi phần mềm là 1 năm trở xuống,
nếu khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ bảo trì khi hết hạn bảo trì thì sẽ ký tiếp cho
1 năm sau. Doanh thu về dịch vụ bảo trì phần mềm thì thường phát sinh trước ( thu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 64 -
tiền trước khi thực hiện dịch vụ bảo trì ) các chi phí liên quan đến dịch vụ bảo trì (
vd: chi phí công tác, chi phí bảo hành, sửa chữa máy móc). Các chi phí này phát
sinh theo tính chu kỳ hằng tháng.
Hiện tại khi phát sinh nghiệp vụ này kế toán Công ty hạch toán doanh thu
trước, sau đó khi nào có chi phí phát sinh sẽ hạch toán chi phí sau. Như vậy làm cho
khoản doanh thu và chi phí giữa các kỳ không phù hợp ? ảnh hưởng đến báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ( khoản doanh thu và chi phí không áp
dụng đúng theo nguyên tắc phù hợp ) .
Sau đây tôi xin nêu giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ này như sau: Công ty nên
sử dụng thêm tài khoản chi phí phải trả – TK 335 ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính để trích trước chi phí cho
những chi phí phát sinh thực tế sau này. Cách thức hạch toán cũng như chứng từ sử
dụng, sổ sách liên quan đến tài khoản này như sau:
- Nội dung chi phí trích trước bao gồm:
Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian
nghỉ phép.
Chi phí sửa chữa lớn những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có
tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa lớn năm
kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.
Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa vụ
có thể xác định được mùa vụ ngừng sản xuất . Kế toán tiến hành trích
trước và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ những chi phí
sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh.
Trích trước lãi trái phiếu ( trả sau )
...
- Chứng từ kế toán
Bảng chi phí trích trước;
Các chứng từ kế toán khác liên quan.
- Phương pháp hạch toán
Tôi xin nêu một vài nghiệp vụ hạch toán có liên quan đến tình hình phát sinh
thực tế tại Công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 65 -
Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh các chi phí dự tính sẽ phát
sinh:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
Khi các chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi:
(1) Nợ TK 623, 627, 641, 642 ( Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước )
Có TK 111, 112...
(2) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả ( Số đã trích trước )
Có TK 623, 627, 641, 642 ( Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích
trước )
Ví dụ minh họa dựa trên số liệu thực tế của Công ty trong phần Chương 2 có
trình bày:
Lấy nghiệp vụ 10/12/2010 Kế toán lập phiếu chi: chi tiền công tác phí cho
nhân viên đi công tác là: 1.598.182 đồng.
Theo thông tư 244 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thì kế toán Công ty sẽ
hạch toán khoản chi phí này như sau:
Giả sử: Cuối tháng 11/2010 kế toán lập khoản chi phí trích trước là: 2.000.000 đồng
cho khoản chi phí bảo trì phần mềm trên cơ sở khoản chi phí phát sinh có tính chu
kỳ hằng tháng, hạch toán như sau:
Nợ TK 641: 2.000.000 đồng
Có TK 335: 2.000.000 đồng
Đến ngày 10/12/2010 tiến hành thanh toán khoàn chi phí đó: 1.598.182 đồng ( số
chi phí thực tế phát sinh ít hơn chi phí trích trước ) thì kế toán sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 335: 2.000.000 đồng
Có TK 641: 2.000.000 đồng
Nợ TK 641: 1.598.182 đồng
Có TK 111: 1.598.182 đồng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
SVTH: NGUYỄN QUỲNH CHI Trang - 66 -
3.2.2.3 Giải pháp hoàn thiện về khoản chi phí bán hàng
Các chi phí bán hàng phát sinh tại Công ty như: chi phí nhân viên đi công tác
để giới thiệu sản phẩm, chi phí tiền lương nhân viên bán hàng...hiện Công ty đang
hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642. Do đó Công ty nên sử dụng
thêm TK 641 – Chi phí bán hàng để hạch toán riêng nhằm giúp cho ban lãnh đạo
nắm bắt được chính xác tình hình các khoản chi phí phát sinh tại Công ty để đưa ra
phương hướng kinh doanh cho phù hợp .
Vì vậy Công ty nên đưa tài khoản 641 vào sử dụng, TK 641 – Chi phí bán
hàng ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài
Chính, cách thức hạch toán cũng như chứng từ sử dụng, sổ sách liên quan đến tài
khoản này tôi đã trình bày trong phần Chương 1 và có sơ đồ hạch toán kèm theo.
Ví dụ minh họa dựa trên số liệu thực tế của Công ty trong phần Chương 2 có
trình bày:
Lấy nghiệp vụ ngày 31/12/2010 Kế toán trích lương: 39.601.272 đồng và
ngày 10/12/2010 Kế toán lập phiếu chi: chi tiền công tác phí cho nhân viên đi công
tác: 1.598.182 đồng.
Theo thông tư 244 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thì kế toán Công ty sẽ
hạch toán khoản chi phí bán hàng này như sau:
Gỉa sử 31/12/2010 chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng là 10.000.000
đồng trong tổng số tiền lương cả Công ty là 39.601.272 đồng, kế toán sẽ hạch toán
như sau:
Nợ TK 6411: 10.000.000 đồng
Có TK 3341: 10.000.000 đồng
Đóng BHXH 16%, BHYT 3% ( Công ty không đóng BHTN, KPCĐ ), mức
lương cơ bản đóng thuế giả s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_ke_toan_xac_dinh_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai.pdf