Khóa luận Đội ngũ trí thức Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đưa nước ta trở thành một nước tiên tiến nhanh chóng, hoà nhập vào dòng tiến hoá chung của nhân loại, chúng ta chỉ có một con đường là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đảng ra cũng xác định rằng để thực hiện được những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, không chỉ bằng nhiệt tình và lòng dũng cảm như trước đây mà cần phải phát huy hoạt động trí tuệ và tài năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân.

Đội ngũ trí thức là đại biểu tập trung cho trí tuệ dân tộc. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta thì trí thức tham gia trực tiếp và chủ yếu vào nâng cao dân trí, là bộ phận nguồn lực khoa học kỹ thuật, trí thức góp phần lớn lao vào việc phát triển lực lượng sản xuất.

Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của đội ngũ Trí thức trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên không phải mọi cấp, mọi người dân hay một bộ phận không nhỏ trí thức chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đây là một thực trạng đã và đang tồn tại ở nước ta.

 

doc44 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Đội ngũ trí thức Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đưa nước ta trở thành một nước tiên tiến nhanh chóng, hoà nhập vào dòng tiến hoá chung của nhân loại, chúng ta chỉ có một con đường là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đảng ra cũng xác định rằng để thực hiện được những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, không chỉ bằng nhiệt tình và lòng dũng cảm như trước đây mà cần phải phát huy hoạt động trí tuệ và tài năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân. Đội ngũ trí thức là đại biểu tập trung cho trí tuệ dân tộc. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta thì trí thức tham gia trực tiếp và chủ yếu vào nâng cao dân trí, là bộ phận nguồn lực khoa học kỹ thuật, trí thức góp phần lớn lao vào việc phát triển lực lượng sản xuất. Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của đội ngũ Trí thức trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên không phải mọi cấp, mọi người dân hay một bộ phận không nhỏ trí thức chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vai trò của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đây là một thực trạng đã và đang tồn tại ở nước ta. Vì vậy để làm rõ hơn vai trò của đội ngũ trí thức là một nhân tố cơ bản trong việc thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, em xin chọn đề tài “Đội ngũ trí thức Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”. Làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Tầm quan trọng của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, lý luận, các học giả ở nước ta. Đã có những bài viết, luận án đáng lưu ý như sau: Đỗ Mười - Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi với và xây dựng đất nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Phạm Tất Dong: Trí thức Việt Nam tiến và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995. Phan Thanh Khôi: Động lực trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay - Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1992. Nguyễn Thanh Tuấn: Đặc điểm và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Luận án PTS triết học, Hà Nội, 1995. Ngô Đình Xây: Những yêu cầu đối với trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tạp chí Cộng sản số 27-2002. Phan TờtDong: Xu thế phát triển của đội ngũ trí thức, Tạp chí Triết học số 10-1998 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. + Mục đích: Sáng tỏ thêm vấn đề đội ngũ trí thức là một nhân tó cơ bản trong thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đưa ra một số phương hướng giải pháp đế trí thưc Việt Nam thực hiện tốt vai trò của mình. + Nhiệm vụ: -Làm rõ khái niệm trí thức. -Khái quát đặc điểm và xu hướng biến đổi của trí thức Việt Nam. -Làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. + Khái quát những vấn đề cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. + Đưa ra một số giải pháp để đội ngũ trí thức nước ta thực hiện tốt vai trò của mình. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: + Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. + Luận văn đã sử dụng tham khảo hoá giữa nghiên cứu củ một số sách, báo, bài viết, luận án về vấn đề trí thức. + Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: phân tích tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, đi từ trừu tượng đến cụ thể. 5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Góp phần nhỏ vào nghiên cứu trí thức, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam. ý nghĩa thực tiễn, từ những điểm rút ra trong luận văn, có thể góp phần nhận thức một cách rõ nét hơn vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. 6. Kết cấu: Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính gồm: 2 chương và 5 tiết. Bản luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Thạc sĩ Ngô Thị Phượng, cũng như sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp, K47A và các thầy cô giáo trong khoa Triết học. Qua bản luận văn này cho tôi gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn, các bạn bè và thầy cô giúp đỡ tôi thực hiện thành công bản luận văn này. Bản luận văn này được hoàn thành xong chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tôi xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp của bạn bè, thầy cô. II. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở vn và những yêu cầu đặt ra trước đội ngũ trí thức. 2.1. Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam. Ngày 30-7-1994, Hội nghị lần thứ bảy của Ban chấp hành Trung ương Đảng chính sách Việt Nam (khoá VII) đã ra Nghị quyết số 07/NQ-HNTW về “phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”, trong đó đã khẳng định: “Mục tiêu lâu dài cảu công nghiệp hoá, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trìnhđộ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” ĐảNg Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khoá VII), Hà Nội, 1994, tr.70. . Hệ thống quan điểm chỉđạo việc triển khai công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước được xác định như sau: -Công nghiệp hoá, hiện đại hóa phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa; -Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là sự nghiệp củatoàn dân, củ mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo, được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. -Khoa học, công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. -Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước. Tăng cường kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa.Hội nghị Trung ương 7 (khoá VII) coi giải pháp về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao là căn bản. Giải pháp đó gồm các công việc sau: a. Gấp rút đào tạo cán bộ đầu đàn, các tổng công trình sư cho các ngành công nghệ then chốt; b. Mở rộng việc cử chuyên gia ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát, trao đổi khoa học, đồng thời cho mở một số trường đại học hoặc viện nghiên cứu công nghệ quốc tế hay khu vực ở Việt Nam; c. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học - công nghệ đến làm việc trự tiếp ở các doanh nghiệp và các địa phương. d. Mau chóng trẻ hoá cán bộ ở các cơ sở nghiên cứu - triển khai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã xác định rõ: “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, khẳng định, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển cảu công nghiệp và tiến bộ của khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” Sđd tr. 65. . Trong toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hoá, khái niệm trung tâm là công nghệ mới. Do vậy, bàn đến công nghiệp hoá, trước hết, người ta hiểu rằng, công nghiệp hoá là quá trình trang bị hoặc trang bị lại công nghệ mới cho các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với các ngành then chốt. Yêu cầu làm chủ công nghệ mới, nhất là công nghệ cao, là hết sức bức thiết. Việc nhập công nghệ mới, làm chủ nó là biến công nghệ mới thành cảu mình đòi hỏi cần đến trình độ trí tuuệ cao của người lao động. Do vậy, lực lượng đi đầu trong việc tiếp cận với công nghệ mới nắm chắc nó, sử dụng nó phải là những nhà khoa học công nghệ - những trí thức. Khi khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trí thức là lực lượng sản xuất có vai trò nòng cốt trước yêu cầu nhập công nghệ mới, chuyển giao công nghệ đó cho công, nông. Công nghiệp hoá là quá trình làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã hội. Tỷ trọng GDP trong nông nghiệp sẽ giảm xuống, tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Sự chuyển đổi này sẽ dẫn theo hiện tượng cấu trúc lại lực lượng lao động trong xã hội. Sẽ có hàng chục triệu nông dân chuyển sang lao động công nghiệp; số nông dân còn lại sẽ trở thành những công nhân nông nghiệp hoặc những lao động nông nghiệp được đào tạo chuyên môn cao dần, nắm trong tay những công nghệ mới. Bản thân giai cấp công nhân cũng có những thay đổi, nhất là sự xuất hiện ngày càng nhiều công nhân cổ trắng. Các nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ cũng được đào tạo cao hơn trước, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ trí thức và xử lý thông tin. Quá trình trí thức hoá công, nông ngày càng mang tính tự giác và ngày càng đòi hỏi trí thức tham gia vào quá trình này đông đảo hơn, tích cực hơn. Công nghiệp hoá còn là một quá trình đẩy mạnh sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chứ nó không chỉ đơn thuần bao hàm quá trình kinh tế - kỹ thuật. Sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở đây chủ yếu là quá trình đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số và cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí, nâng dần mức hưởng thụ văn háo cho người lao động v.v… Lực lượng lao động chủ yếu đề đẩy mạnh các quá trình kinh tế - xã hội là đội ngũ trí thức chứ không phải ai khác. Gần một triệu thầy giáo, mấy trăm ngàn thầy thuốc, hàng chục vạn cán bộ khoa học và công nghệ cùng các nhà văn, nhà báo và các nhà nghệ thuật sẽ phải tham gia vào quá trình này. Cuối cùng, phải nói đến công nghiệp hoá như một quá trình mở cửa để chủ động hội nhập với thế giới hiện đại, giao lưu với các nền văn minh trên thế giới, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là quá trình nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân. Với chức năng bảo vệ, phát huy nền văn hoá dân tộc, trí thức phải giữ được bản sắc văn hoá truyền thống trong các hoạt động của xã hội. Song, với chức năng truyền bá văn hoá, trí thức lại phải chọn lọc những giá trị mới mẻ, tiến bộ trong nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu những tinh hoa văn háo nhân loại. Đó là quá trình nâng cao trìnhđộ văn hoá cho nhân dân. Với chức năng bảo vệ, phát huy nền văn hoá dân tộc, trí thức phải giữ được bản sắc văn hoá truyền thống trong các hoạt động của xã hội. Song, với chức năng truyền bá văn hoá, trí thức lại phải chọn lọc những giá trị mới mẻ, tiến bộ trong nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới để đưa vào đời sống xã hội nước ta. Có thể gọi đây là một trong những nhiệm vụ mà lực lượng trí thức phải thực hiện dể hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (Về những nhiệm vụ cụ thể của trí thức trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, sẽ trình bày cụ thể ở phần sau). Tiếp theo các Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), ngày 24-12-1996, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ hai (khoá VIII) đã ra Nghị quyết số 02-NQ/HNTW “về định hướng chiến lược phát triển khoa học vf công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Nghị quyết đã khẳng định đến năm 2020 phải phấn đấu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để đạt mục tiêu này, cần phải quán triệt những quan điểm sau đây: -Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học, công nghệ. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. -Trong qr công nghiệp hoá, hiện đại hóa phải phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hớp với tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới. -Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí và hoài bão lớn, quyết tâm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp như mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hóa mà Đảng đã nêu trong Nghị quyết. Về mô hình công nghiệp hoá ở nước ta, quan điểm của Đảng như sau: “Đảng ta chủ trương khong lặp lại những mô hình công nghiệp hoá cổ điển, mà tự tìm lấy một mô hình phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện thế giới ngày nay. Để làm được việc ấy, giáo dục và khoa học phải tạo ra những con người đủ kiến thức và năng lực lựa chọn, thích nghi vf sáng tạo công nghệ mới và hiện đại hoá những công nghệ truyền thống, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu” BáoNd ngày 16-2-1997 (Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mưới tại Hội nghị Khoa giáo toàn quốc, Hà Nội, 15-2-1997). . Việc tìm kiếm mô hình đã khó, nhưng việc giải quyết những vấn đề chung cho các mô hình công nghiệp hoá lại càng khó, đòi hỏi phải có trình độ trí tuệ của thời đại mới có thể giải quyết được. Để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng trung bình từ nay tới đó khoảng 10%/năm. Điểm lại sự phát triển của ác nước trên thế giới, chưa thấy có nước nào giữ được mức tăng trưởng cao và bền trong hơn 20 năm. Chỉ số tăng trưởng kinh tế 10% năm đặt phía trước chúng ta quả là một thách thức lớn. Nhưng, vấn đề không chỉ là tăng trưởng để tạo ra GDP ngày càng lớn, mà còn là nhằm đạt tới trình độ văn hoá và văn minh cao hơn. Để góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đội ngũ trí thức phải là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. 2.1.2. Những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ trí thức. Trí thức là lực lượng đi đầu trong phong trào tiến quân vào khoa học và công nghệ, trước hết là trên địa bàn nông nghiệp, và nông thon. Thực chất của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế - xã hội của đất nướ từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính sang một hệ thống có năng suất cao, hiệu quả cao, dựa trên những phương pháp công nghiệp, những công nghệ tiên tiến. Trong một đất nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam, chỉ riêng sự tăng đời sống tự nhiên đã cho thấy, sức mạnh s nông nghiệp của chúng ta suốt gần 70 năm qua không đáp ứng được áp lực gia tăng dân số. Trong phong trào tiến quân vào khoa học và công nghệ, trí thức phải là lực lượng xung kích thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trước hết ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Trên trận địa này có các hướng cơ bản sau đây: Một là, tích cực tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo. Hiện nay trong nước ta có tới 90% hộ đói nghèo tập trung vào nông thôn (thu nhập bình quân đầu người 50.000đ - 60.000 đ/tháng/người; Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương ngày 16-11-1998). Đến cuối năm 1996, đầu năm 1997, cả nước còn 2,8 triệu hộ gia đình (trên 13 triệu người) thuộc diện đói nghèo. Nếu tính theo 6 hạng mục công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, nước sinh hoạt thì cả nước còn 1.700 xã thuộc diện nghèo, không đủ các hạng mục trên. Trí thức tham gia xoá đói, giảm nghèo không chỉ có nhiệm vụ đưa khoa học và công nghệ về với nông dân, mà còn phải là lực lượng lao động trực tiếp ở địa bàn nông thôn. Hai là, đẩy mạnh chương trình định canh, định cư: Từ năm 1991 đến năm 1995, nước ta đã có 618 dự án định canh, định cư với 160.600 hộ tham gia, tổng số vốn đầu tư là 473.793 triệu đồng. Hiện nay, vấn đề định canh, định dư vẫn đang là cấp thiết. Tham gia vào chương trình này, trí thức có nhiệm vụ sau: -Nghiên cứu phong tục, tập quán, quan hệ xã hội của đồng bào các dân tộc để có chủ trương phù hợp; -Hướng dẫn nhân dân áp dụng công nghệ nuôi trồng những cây, con thích hợp, mang lại năng suất cao và hiệu quả cao; -Xây dựng các cơ sở hạ tầng như công trình thuỷ lợi, giao thông, trạm hạ thế, nước sạch, cửa hàng mua bán, trạm xá, lớp học, trụ sở chính quyền v.v… Ba là, góp phần thực hiện chương trình giải quyết việc làm. Lực lượng lao động nôgn thôn ở nước ta hàng năm tăng gần 800.000 người. Do ngành nghề, dịch vụ nông thôn chưa phát triển, ruộng đất canh tác tính trên đầu người rất hạn hẹp nên số lao động dôi dư ở nông thôn rất lớn. Nghiên cứu phát triển ngành nghề ở nông thôn, dạy nghề cho nông dân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng thuộc tính công nghiệp là một công việc không thể thiếu vắng người trí thức. (Hiện ở nông thôn Việt Nam còn trên 2,2 tỷ ngày công/năm chưa được sử dụng). Bốn là, đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn nông nghiệp và nông thôn. Trong cả nước hiện có 31 cơ quan khoa học - công nghệ đang đẩy mạnh các hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn với khoảng 7.000 cán bộ (trong đó có 510 người có trình độ trên đại học, 3.700 người có bằng đại học). Thành tích đáng kể là đã tạo được 33 giống lúa mới, 6 giống ngô mới, mở rộng sản xuất thử 16 giống ưu thế lại để nạc hoá đầu lợn, sinh hoá đàn bò và nâng cao năng suất đàn gia cầm… Các công trình tưới tiêu, thau chua, rửa mặn đất phèn, nuôi tôm thương phẩm, đánh bắt cá biển, chế biến gạo, càphê, hạt điều, chè, thuỷ sản, v.v… đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, lực lượng trí thức tham gia ở chương trình này còn quá mỏng. Trước mắt, cần lưu ý: -Xây dựng hệ thống nghiên cứu, triển khai gọn nhẹ gắn chặt với sản xuất nông nghiệp hơn nữa; -Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ nông thôn phải cân đối hớn (Hiện tỷ lệ đại học/trung cấp/sơ cấp ở Việt Nam là 1/7/8, của thế giới là 1/2/4). Một số lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp chưa có cán bộ đầu đàn. -Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu nông nghiệp và nông thôn (hiện tại còn quá nghèo nàn, lạc hậu); -Tăng đầu tư chuyển giao công nghệ trong nông thôn và nông nghiệp (hiện còn quá thấp, chỉ bằng 1/10-1/15 mức đầu tư ở các nước trong khu vực và trên thế giới). Năm là, tham gia chương trình khuyến nông. Các trung tâm khuyến nông ở tỉnh, thành phố hiện chỉ có hơn 1000 cán bộ, ở các trạm khuyến nông cấp huyện mới có khoảng 800 cán bộ trong biên chế Nhà nước. Trí thức cần tham gia chương trình khuyến nông với các hình thức thích hợp với chức năng của mình là: Tập huấn về công nghệ mới. Tổ chức tham guan khoa học kỹ thuật. Xây dựng câu lạc bộ phổ biến tri thức mới; Bồi dưỡng cán bộ xã, thôn về sản xuất, khẳng định, v.v… *Nâng cao dân trí làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế. Dân trí là vấn đề hết sức cơ bản trong bài toán tăng trưởng kinh tế. Dân trí không đơn thuần là vấn đề “được đi học”, mà là sự hiểu biết về khoa học, về công nghệ, về sản xuất, về quản lý, về đạo đức và pháp luật để ứng dụng vào lao động sản xuất, vào dịch vụ xã hội, vào mọi công việc liên quan đến sự phát triển văn hoá và văn minh. Nói đến dân trí là đề cập tới vấn đề trí thức và thông tin với tư cách là một yếu tố quan trọng trong nguồn nhân lực. Bất kỳ nước đang phát triển nào, nếu biết đề cao yếu tố “tri thức” và “thông tin”, bỏ qua chiến lược phát triển tuần tự, chuyển sang áp dụng chiến lược nhảy vọt, tập trung các ngành công nghệ cao và dựa vào chúng để tiến hành công nghiệp hoá thì hoàn toàn có thể rút ngắn được thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mình. Chính sự tận dụng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng của khoa học và công nghệ mới đã làm “cất cánh” nhiều quốc gia” Trần Xuan Phương: Những đặc trưng chủ yếu cùa cuộc cách mạng công nghệ mới. Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (Tài liệu tham khảo, 8-1996) . Nói đến tăng trưởng kinh tế là phải nói đến dân trí, đến tri thức của con người, đến nguồn tài nguyên trí tuệ củaqg; do đó, phải nói đến yếu tố giáo dục như là một lĩnh vực phải có sự đầu tư thích đáng. Báo cáo của Ngân hàng thế giới trong các năm vừa qua đều nói đến quá trình nâng cao trí tuệ con người tỏng mối quan hệ với tăng trưởn kinh tế, và giáo dục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là điều chắc chắn. Cứ đến trường thêm một năm có thể làm tăng hơn 10% tiền công. ở Hàn Quốc, một năm học thêm sẽ làm cho sản lượng trang trại tăng 2%, còn ở Malaixia là 5%. Giáo dục góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua cả tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ nâng cao trình độ và quan điểm của họ lẫn tích luỹ kiến thức. Vai trò của giáo dục có thể được tính bằng cách so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó học một khoá đào tạo với chi phí cho khoá đào tạo. Kết quả này gọi là tỷ suất lợi nhuận xã hội khi đầu tư vào giáo dục, mặc dù nó chưa phản ánh được tất cả các lợi ích xã hội và những ảnh hưởng bên ngoài. Thực tế cho thấy, “tỷ suất lợi nhuận giáo dục rất cao ở những nước có thu nhập vừa và thấp. Tình hình mỗi nước một khác, nhưng nhìn chung, ở các nền kinh tế chưa phổ cập giáo dục cơ sở, tỷ suất lợi nhậun của giáo dục tiểu học là cao nhất, sau đó là giáo dục trung học và cuối cùng là đại học. Rất thú vị là những nước đã phổ cập giáo dục tiểu học có mức tăng trưởng cao đều có xu hướng cho thấy tỷ suất lợi nhuận của giáo dục trung học lại cao hơn của giáo dục tiểu học” Phùng Minh Lại: Đầu tư vào con người và sự tăng trưởng, Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (Tài liệu tham khảo 4-1997), tr 4-5 .. *Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học. Nếu coi số lượng nhà khoa học và kỹ sư tính trên triệu dân như một chỉ số của tài nguyên trí tuệ thì ta chú ý bảng sau đây: Số lượng nhà khoa học và kỹ sư tính trên triệu dân Paul Kennedy: Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.307. Nhật Bản 3548 Mỹ 2685 Châu Âu 1632 Châu Mỹ latinh 209 Các nước Arập 202 Châu á (trừ Nhật Bản) 99 Châu Phi 53 Khi phân tích yếu tố nào làm cho châu Phi không tăng trưởng được, Paul Kennedy đã viết rằng, hoàn cảnh dẫn đến sự tồi tệ là “dầu tư hoàn toàn không tương xứng về nhân lực và yếu kém trong việc triển khai giáo dục, đào tạo, quản lý khẳng định, tìm hiểu khoa học và năng lực kỹ thuật. Theomotj báo cáo, chi phí cho nghiên cứu khoa học tính theo đầu người ở châu Phi không đạt một USD trong khi ở Mỹ là 200 USD một người; vì vậy, người châu Phi luôn luôn lê lết đằng sau phần còn lại của thế giớivề khoa học” Paul Kennedy: Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 305-306 . ở nhiều nước châu Phi (malauy, Zămbia, Lêxôthô, Xômali) chi phí cho giáo dục đã giảm đi; vì vậy, sau vài thập kỷ, rất ít trẻ được đến trường. Tuy người dân ham học nhưng cũng không vượt qua trình độ trung học, ngoại trừ một số nhỏ. Ví dụ Ănggôla có 2.400.000 học sinh ở tiểu học trong năm học 1982-1983, nay chỉ còn 150.000 ở trung học và 4.700 theo mức học cao hơn. Ngược lại, ở Thụy Điển, với số dân ít hơn một chút, đã có 570.000 học sinh trung học và 179.000 ở mức cao học. Trong số 5.000.000 dân ở Burundi chỉ có 218 nhà khoa học và kỹ sư (1984). Trong khi những nhà khoa học Phi khẩn thiết kêu gọi các cấp lãnh đạo hãy “trực tiếp nắm lấy khoa học và công nghệ như là nhân tố chủ chốt của thay đổi xã hội”, thì do hoàn cảnh lên năm quyền (các cuộc đảo chính quân sự) và đấu tranh để giữ đất nước, họ làm cho chiến lược lấy khoa học như động cơ thúc đẩy cùng trở nên vô vọng Paul Kennedy: Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 305-306 . Về vấn đềe xây dựng đội ngũ khoa học và công nghệ ở Việt Nam, ta có thể khẳng định rằng, đến nay ta đã có một lực lượng khoa học và công nghệ có đủ sức đóng góp cho việc tiếp thu và sáng tạo khoa học và công nghệ, xây dựng nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học và công nghệ đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đã đào tạo được không ít cán bộ khoa học có trình độ trên đại học. Qua các nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của đất nước, các nhà khoa học Việt Nam đã kiến nghị nhiều phương án phát triển sản xuất theo vùng và lãnh thổ, đã tiếp thu vf làm chủ một số công nghệ cao, tạo ra nhiều giống cây, vật njôi có chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp. Chính nhờ lực lượng khoa học vf công nghệ Việt Nam mà nhiều công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao và áp dụng trong một số lĩnh vực như viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, giao thông - vận tải, trong mtọ số ngành công nghiệp (dệt, may, chế biến lương thực, thực phẩm vấcc nông sản khác). Các doanh nghiệp với những công nghệ tiên tiến đã tạo nên bộ mặt mới cho nền công nghiệp Việt Nam và góp phần to lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Lực lượng khoa học và công nghệ Việt Nam trong những năm qua đã có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, bảo tồn, giữ vững và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những ưu điểm đó, phải nói đến những mặt bất cập, yếu kém cần khắc phục. Cụ thể là: Một là, năng lự đội ngũu khoa học và công nghệ còn non yếu, nhất là năng lực triển kha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCNXH (34).doc
Tài liệu liên quan