Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta từ một thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Niềm vui đất nước hòa bình chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ còn một con đường lựa chọn duy nhất là cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do.
Trước lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.", nhân dân cả nước hăng hái đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc.
Với hàng loạt các thắng lợi trên mặt trận quân sự: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Thực dân Pháp đi từ thất bại này, đến thất bại khác và ngày càng sa lầy ở chiến trường Đông Dương. Đặc biệt, thắng lợi vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị quốc tế Giơnevơ (Thụy Sĩ), ký kết chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương; Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
Thất bại của Pháp trên chiến trường Việt Nam chưa phải là bài học cho đế quốc Mỹ hiếu chiến. Đế quốc Mỹ vẫn nuôi ảo tưởng xâm lược Việt Nam, quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở Đông Dương. Để thực hiện được âm mưu trên, lợi dụng tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevo: tạm thời chia cắt làm hai miền; Mỹ đã ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam và từng bước gạt ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Đông Dương. Hất cẳng Pháp, Mỹ "viện trợ" trực tiếp cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, xây dựng quân đội đánh thuê ở miền Nam và ngang nhiên đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của "khối xâm lược Đông Nam Á". Mỹ không từ một thủ đoạn nào để xâm nhập sâu hơn vào miền Nam.
Sau khi cắt đứt mọi khoản "viện trợ" cho Pháp, Mỹ không ngừng tăng cường "viện trợ" cho chính quyền Sài Gòn nuôi dưỡng đội quân tay sai. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Rô-bo-xơn đã thú nhận nội dung "viện trợ" Mỹ cho miền Nam: " Trước hết những cố gắng của chúng ta nhằm giúp cho Việt Nam (miền Nam) có những lực lượng tự an gần một đội quân chính quy 15 vạn người, một đội cảnh sát 4 vạn rưỡi người và một số đơn vị phòng thủ địa phương. Chúng ta đã ra sức giúp tiền và quân bị cho những lực lượng đã có và chúng ta có sứ mệnh giúp việc huấn luyện quân đội" [1, tr. 299].
Ngoài khoản viện trợ về quân sự, hàng năm Mỹ còn viện trợ một khoản khá lớn cho chính quyền Sài Gòn trong lĩnh vực kinh tế, không phải vì mục đích phát triển kinh tế miền Nam, mà nhằm mục đích biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Trước âm mưu và hành động thâm độc đó của đế quốc Mỹ, nền kinh tế miền Nam đã có những thay đổi như thế nào? Lịch sử đã nhìn nhận nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 ra sao?
Với mong muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của viện trợ Mỹ đến nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, từ đó thấy được những mặt tích cực, tiêu cực của nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn này, chúng tôi đã lựa chọn nội dung "Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975" làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta từ một thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Niềm vui đất nước hòa bình chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ còn một con đường lựa chọn duy nhất là cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do.
Trước lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...", nhân dân cả nước hăng hái đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc.
Với hàng loạt các thắng lợi trên mặt trận quân sự: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950... Thực dân Pháp đi từ thất bại này, đến thất bại khác và ngày càng sa lầy ở chiến trường Đông Dương. Đặc biệt, thắng lợi vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị quốc tế Giơnevơ (Thụy Sĩ), ký kết chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương; Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế.
Thất bại của Pháp trên chiến trường Việt Nam chưa phải là bài học cho đế quốc Mỹ hiếu chiến. Đế quốc Mỹ vẫn nuôi ảo tưởng xâm lược Việt Nam, quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở Đông Dương. Để thực hiện được âm mưu trên, lợi dụng tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevo: tạm thời chia cắt làm hai miền; Mỹ đã ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam và từng bước gạt ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Đông Dương. Hất cẳng Pháp, Mỹ "viện trợ" trực tiếp cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, xây dựng quân đội đánh thuê ở miền Nam và ngang nhiên đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của "khối xâm lược Đông Nam á". Mỹ không từ một thủ đoạn nào để xâm nhập sâu hơn vào miền Nam.
Sau khi cắt đứt mọi khoản "viện trợ" cho Pháp, Mỹ không ngừng tăng cường "viện trợ" cho chính quyền Sài Gòn nuôi dưỡng đội quân tay sai. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Rô-bo-xơn đã thú nhận nội dung "viện trợ" Mỹ cho miền Nam: " Trước hết những cố gắng của chúng ta nhằm giúp cho Việt Nam (miền Nam) có những lực lượng tự an gần một đội quân chính quy 15 vạn người, một đội cảnh sát 4 vạn rưỡi người và một số đơn vị phòng thủ địa phương... Chúng ta đã ra sức giúp tiền và quân bị cho những lực lượng đã có và chúng ta có sứ mệnh giúp việc huấn luyện quân đội" [1, tr. 299].
Ngoài khoản viện trợ về quân sự, hàng năm Mỹ còn viện trợ một khoản khá lớn cho chính quyền Sài Gòn trong lĩnh vực kinh tế, không phải vì mục đích phát triển kinh tế miền Nam, mà nhằm mục đích biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Trước âm mưu và hành động thâm độc đó của đế quốc Mỹ, nền kinh tế miền Nam đã có những thay đổi như thế nào? Lịch sử đã nhìn nhận nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 ra sao?
Với mong muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của viện trợ Mỹ đến nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, từ đó thấy được những mặt tích cực, tiêu cực của nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn này, chúng tôi đã lựa chọn nội dung "ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đến nền kinh tế miền Nam Việt Nam 1954 - 1975" làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
Tuy nhiên, để đi sâu tìm hiểu mọi khoản viện trợ của Mỹ chính quyền Sài Gòn thì vấn đề trở nên rất rộng, vì thế rất khó có thể đi sâu khai thác tìm hiểu mọi vấn đề. Bởi vậy, chúng tôi chỉ chọn những khoản viện trợ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 trong khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu, nghiên cứu về tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 đã trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và độc giả yêu thích lịch sử. Tìm hiểu kinh tế miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Năm 1970, trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 55, Phan Đắc Lực có bài viết: "ý đồ của Mỹ về kinh tế tại miền Nam Việt Nam" đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về từng thời kỳ Mỹ đưa ảnh hưởng của mình vào kinh tế miền Nam như thế nào: giai đoạn trước 1945: Mỹ đặt ở Việt Nam một số cơ sở kinh tế nhỏ bé, hoạt động buôn bán, nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam về nước; giai đoạn sau 1945: ngoài ý đồ kinh tế ở Việt Nam, Mỹ còn có ý đồ về chính trị, muốn biến Đông Dương trong vòng kiểm soát của mình.
Cũng trong thời gian này, cuốn sách "35 năm kinh tế Việt Nam" tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về kinh tế Việt Nam. Trong cuốn sách này, bài viết của tác giả Lê Nguyên: "Kinh tế miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ" đã cho người đọc hiểu đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế miền Nam dưới ách thống trị thực dân mới là gì? Các đặc trưng kinh tế này có điểm gì khác với các thời kỳ trước đó? Từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét của mình về nền kinh tế miền Nam dưới sự thống trị của thực dân kiểu mới. Bài viết của tác giả Lê Nguyên mang lại cho người đọc cái nhìn nhiều mặt khác nhau về nền kinh tế miền Nam trong thời kỳ đó.
Bài viết của ba tác giả: Minh Chi - Quang Tình - Nguyễn Phong "Kinh tế miền Nam dưới ách Mỹ - Diệm" đi sâu khai thác ảnh hưởng của Mỹ đến nền kinh tế miền Nam về công nghiệp, nông nghiệp, đời sống của nhân dân thông qua hình thức "viện trợ". Qua các số liệu thống kê trong bài viết, các tác giả đã đi đến kết luận: "Nền kinh tế mang tính chất thực dân địa và nửa phong kiến" [1].
Viết về nền kinh tế miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến tác giả Đặng Phong. Cuốn sách "21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam" của Đặng Phong đã cung cấp cho người đọc những hình thức viện trợ của Mỹ cho miền Nam trong hơn 20 năm Mỹ tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam.
Gần đây nhất, năm 2004, cuốn sách "Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975" của tác giả Đặng Phong đã đề cập khá chi tiết những hình thức viện trợ của Mỹ tác động đến nền kinh tế miền Nam về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải... Đồng thời, tác giả đưa ra những lời bình, nhận xét hết sức khách quan, một cách nhìn, cách tiếp cận về kinh tế miền Nam từ hai phía. Đặc biệt, những số liệu tác giả đưa ra là rất mới, mang tính xác thực cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Tìm hiểu về những khoản viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975; tìm hiểu những mặt tích cực và tiêu cực của những khoản viện trợ này đến nền kinh tế miền Nam và đời sống của nhân dân miền Nam.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu một số vấn đề về viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn, có tác động như thế nào đến kinh tế miền Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những khoản viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn trong lĩnh vực kinh tế miền Nam.
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài là những khoản viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong khóa luận là: Phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: ảnh hưởng của Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam trước năm 1954
Chương 2: Những khoản viện trợ của Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh tế miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954 - 1975)
Chương 3: Tác động của viện trợ Mỹ đến nền kinh tế miền Nam và bộ đời sống nhân dân miền Nam (1954 - 1975)
Chương 1
ảnh hưởng của Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam trước năm 1954
1.1. giai đoạn từ năm 1925 đến trước năm 1945
Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mặt quay ra biển Đông rộng lớn. Việt Nam không chỉ có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, mà còn có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị và quân sự ở khu vực Đông Nam á. Bởi vậy, đã từ lâu Việt Nam luôn nằm trong sự dòm ngó của các thế lực ngoại bang
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam từ Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê Sơ, Việt Nam luôn nằm trong mục tiêu xâm lược, bành trướng các thế lực phong kiến phương Bắc. Sau khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, đi đôi với quá trình xây dựng bộ máy cai trị, là quá trình vơ vét các nguồn tài nguyên thiên nhiên, của cải, nhân lực của đất nước ta.
Bước sang thế kỷ XIX, lợi dụng triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, viện cớ Nguyễn khủng bố đạo Giatô, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta (8 -1858). Cũng trong thời gian này, nhiều thuyền buôn và chiến thuyền Mỹ đã cập bến Đông Dương. Sau khi thực dân Pháp chiếm miền Nam Việt Nam và Cao Miên thì những lái buôn Mỹ cũng bắt đầu hoạt động tại Nam Kỳ. Những lái buôn Mỹ này ngoài mục đích muốn biến Nam Kỳ thành thị trường tiêu thụ những mặt hàng công nghệ phẩm của chúng, còn muốn vơ vét hàng nông phẩm của Việt Nam đem về nước buôn bán. Tuy nhiên, trong thời gian này, miền Nam Việt Nam đang đặt dưới ách cai trị của thực dân Pháp, bởi vậy mọi hoạt động buôn bán của Mỹ lúc bấy giờ luôn gặp phải cản trở lớn từ phía thực dân Pháp. Bởi vậy, đến trước năm 1939, người ta mới chỉ thấy xuất hiện tại Đông Dương hãng dầu lửa Calte, Petrolium chi nhánh của hãng Standrald oil và hãng Texaco của Mỹ. Về thương mại, trong thời gian này, quan hệ giữa Mỹ và Đông Dương đã dần dần phát triển. Trong những năm từ 1925 đến năm 1929 Mỹ đã thu mua 2,6% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Đông Dương. Từ năm: "1930 đến 1932: Mỹ đã thu mua là 2,3%; 1935 đến 1939: Mỹ đa thu mua là 6,6%" [12].
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đông Dương sang Mỹ trong thời gian này vẫn là cao su. Chỉ tính riêng thời kỳ từ năm 1935 đến năm 1939 khối lượng cao su của Đông Dương xuất sang Mỹ lên đến 92.000 tấn, chiếm 99% tổng giá trị hàng hóa của Mỹ mua của Đông Dương và 38% khối lượng cao su xuất cảng của xứ này" [12].
Ngoài cao su, Mỹ còn nhập khẩu một số mặt hàng khác như: thuốc lá (chiến 3% tổng giá trị hàng hóa mà Đông Dương xuất sang Mỹ; bông vải (chiếm 27% tổng số bông vải nhập của Đông Dương); dầu lửa (chiếm 19,1%); nhựa đường (chiếm 4,6%); kim khí (chiếm 2,4%); máy móc và dụng cụ bằng kim loại (chiếm 17,5%); xe ô tô và phụ tùng thay thế (chiếm 13,4%)" [12].
Tính toàn bộ, Mỹ chiếm 3,8% tổng giá trị hàng hóa nhập cảng và 8,4% tổng giá trị xuất cảng của Đông Dương. Nhìn chung lại, trước chiến tranh Thế giới thứ hai Mỹ mới bắt đầu đặt mối quan hệ buôn bán với Đông Dương. Khối lượng hàng hóa xuất nhập cảng giữa Mỹ với Đông Dương tuy không lớn, những có phát triển qua các năm. Trong thời gian này, các mặt hàng đầu tư trực tiếp Mỹ chưa có gì đáng kể ngoài một vài cơ sở của các cửa hàng bán dầu lửa. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chính sách độc chiếm thị trường, độc chiếm đầu tư và hàng rào thuế quan khắc nghiệt của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Như vậy trong giai đoạn đầu 1925 -1945, ảnh hưởng của Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa rõ nét, chủ yếu Mỹ vẫn nhập khẩu các mặt hàng ở Đông Dương về nước, trong thời kỳ này ý đồ chính trị của Mỹ ở Đông Dương núp sau "chiếc bóng kinh tế" vẫn chưa thể hiện nhiều, phải sang các giai đoạn sau này, ảnh hưởng của Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam mới rõ nét.
1.2. Giai đoạn 1945 -1950
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc đã đánh dấu sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Phong trào giải phóng dân tộc đang trên đà phát triển và phong trào đấu tranh của công nhân trong các nước tư bản đã hình thành. Và như vậy, ba dòng thác cách mạng trên thế giới đang ở thế tiến công, đẩy lùi và từng bước đánh đổ từng bộ phận của đế quốc chủ nghĩa, giành độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu nghiêm trọng, thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới, các nước đế quốc: Đức - ý - Nhật bị các nước Đồng minh chiếm đóng, nền kinh tế bị suy sụp. Mặc dù là những nước thắng trận, nhưng cả Anh và Pháp đều bị kiệt quệ về kinh tế và quân sự, vị trí quốc tế bị giảm sút nghiêm trọng. Ngược lại với Anh và Pháp, từ trong lò lửa chiến tranh Mỹ đã vươn lên trở thành một tên đế quốc hùng mạnh về kinh tế (Mỹ thu được 114 tỷ đôla lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí), khẳng định vị trí của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Bằng sức mạnh kinh tế, Mỹ đã ra sức củng cố vai trò của mình về chính trị, quân sự, nuôi ảo tưởng làm bá chủ thế giới và hiện thực hóa trên thực tế bằng cách tiến hành thực hiện chiến lược toàn cầu chống phá phong trào cách mạng thế giới.
Lợi dụng tình trạng kinh tế suy sụp của các nước đế quốc ở Tây Âu sau chiến tranh, dưới chiêu bài "viện trợ để khôi phục kinh tế châu Âu", một mặt Mỹ đã giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế thừa đang đe dọa nước Mỹ, mặt khác qua đó Mỹ xác lập sự thống trị của tư bản độc quyền Mỹ trong toàn bộ thế giới tư bản. Đối với những nước mà Mỹ coi là "trở lực" trên con đường phát triển của mình, Mỹ đều đề ra những đối sách chống phá:
Với Liên Xô người anh cả trong phe xã hội chủ nghĩa, Mỹ thực hiện chính sách chiến tranh lạnh, vừa hòa hoãn, vừa đe dọa về quân sự, bao vây về kinh tế.Tất cả những hoạt động này được Mỹ gọi dưới cái tên là "thúc đẩy sự tan rã bên trong".
Với các nước chậm phát triển, Mỹ dùng viện trợ kinh tế và kỹ thuật dưới chiêu bài "chống thực dân", nhưng thực chất là thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, hòng nô dịch, đánh phá phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, giành giật thuộc địa và thị trường các nước đế quốc khác, khống chế Mỹ Latinh, nhảy vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, nắm lấy I-xra-en ở Trung Cận Đông, xâm nhập khu vực Đông Nam châu á.
Với Đông Dương, không đợi đến kết thúc chiến tranh, mà ngay trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã có mưu đồ hất cẳng thực dân Pháp, xâm chiếm Đông Dương, xây dựng một bàn đạp để phát triển thế lực của chúng trên toàn Đông Nam á. Về mặt kinh tế, Mỹ muốn mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa và vơ vét nông sản, khoáng sản của Việt Nam như: Gạo, cao su,v.v... "Tổng tháng Mỹ Rudoven đã đưa ra điều kiện: Muốn mua dầu hỏa hoặc nguyên liệu khác của Mỹ thì Nhật phải "tập trung hóa","Đông Dương".
Thực chất điều kiện này của Mỹ là dùng kinh tế làm áp lực để đẩy Nhật ra khỏi Đông Dương. Và ý đồ của Mỹ là thay chân cả Nhật lẫn Pháp để "làm chủ" Đông Dương. Sang năm 1943, Mỹ lại muốn đặt Đông Dương dưới "chế độ ủy trị" của ba nước Mỹ, Anh và Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch), thực chất là đặt Đông Dương trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Đức hoàn toàn thất bại, Nhật đầu hàng không điều kiện. Pháp trở thành nước thắng trận nhưng suy yếu nghiêm trọng và toàn diện cả về chính trị, kinh tế và quân sự.
Năm 1945 - Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam mà cả với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á, đồng thời là một đòn đánh chiến lược giáng vào chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Sự kiện lịch sử đó là làm Việt Nam trở thành đầu mối quân sự có vị trí chiến lược hết sức quan trọng ở khu vực Đông Nam á. Và vì thế mà Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam.
Bằng nhiều thủ đoạn ngoại giao, Truman đã đưa quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc Việt Nam và quân Anh vào Nam Việt Nam, dưới danh nghĩa "giám sát sự đầu hàng của Nhật". Thực ra, đây là một ngón đòn rất xảo quyệt của Truman: Vừa quét sạch quân Nhật, vừa không để cho Pháp trở về, vừa muốn dùng quân Anh và quân Tưởng kiềm chế những lực lượng cách mạng trong nước, vừa thông qua hai "đồng minh" này mở đường cho Mỹ xâm nhập Đông Dương.
Hiệp ước 6/3/1946 đã giúp ta đẩy quân Tưởng ra khỏi miền Bắc một cách êm ấm. Pháp trở lại Việt Nam. Đây không phải là điều Mỹ mong muốn. Đối với Mỹ lúc này, vấn đề không phải lựa chọn giữa Tưởng Giới Thạch và Pháp nữa mà là giữa Pháp và chính quyền cách mạng Việt Nam. Mỹ quay trở lại giúp Pháp, đứng đằng sau Pháp để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bên cạnh mưu đồ về chính trị, Mỹ không quên quyền lợi kinh tế của mình ở Việt Nam.
Từ năm 1946 đến 1950 quan hệ buôn bán giữa Mỹ và Đông Dương (vùng tạm chiếm) được đẩy mạnh hơn trước một bước. Trong thời gian 5 năm đó, Mỹ mua 10,1% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ở Đông Dương. Riêng cao su lên đến 105.000 tấn, chiếm 98% giá trị hàng hóa Mỹ mua của Đông Dương. Về phía Mỹ, hàng hóa nhập vào Đông Dương có giảm hơn so với trước chiến tranh thế giới thứ hai:
"Bông vải chiếm; 9,3% số lượng vải nhập.
Sản phẩm dầu lửa chiếm 7,1%
Phương tiện giao thông đường biển, đường sông và đường hàng không: 3,1%.
Tính toàn bộ, hàng hóa Mỹ chiếm 9,6% tổng giá tự hàng hóa nhập cảng của Đông Dương trong 5 năm từ 1946 đến 1950, mặc dù trong thời gian này, Pháp đẩy mạnh nhập cảng hàng hóa của chính quốc để phục vụ yêu cầu của chiến tranh. Sau khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, theo chỉ thị của Bộ ngoại giao Mỹ, lãnh sứ quán Mỹ ở Đông Dương rất quan tâm đến việc điều tra thu thập những tài liệu kinh tế về Đông Dương, đặc biệt là về Việt Nam. Điều được Mỹ quan tâm nhiều hơn cả là nguồn khoáng sản ở Bắc Bộ. Công ty Phốt phát Florida (Florida Phast Company) rất thêm muốn mở công ty phốt phát ở Lào Cai. Về thiếc, tư bản Mỹ đặc biệt chú ý đến "Mỏ thiếc có hàm lượng cao và trữ lượng lớn ở Vân Nam (Trung Quốc) kéo dài đến vịnh Bắc Bộ (Việt Nam). Ngoài lãnh sứ quán Mỹ còn có nhiều cơ quan và phái đoàn Mỹ cũng nghiên cứu tình hình kinh tế, giao thông vận tải, hầm mỏ và thương mại của Việt Nam. Tư sản Mỹ cũng bắt đầu đặt cơ sở giao dịch buôn bán tại Hà Nội để buôn bán với các thương gia Việt Nam được thuận lợi, dễ dàng. Đa-let, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã nói rằng: "Quyền lợi của Mỹ ở Viễn Đông, về phương diện chiến lược, gắn liền với câu gọi là chuỗi cù lao ven biển. Chuỗi cù lao ven biển này có hai căn cứ trên lục địa: Triều Tiên ở phía Bắc và Đông Dương ở phía Nam. Giữa cái đó là đảo Tây Tây Lan" (tạp chí Ngoại giao Mỹ, tháng 1-1958). Năm 1950, tờ Newyork Times viết: "Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nó có thể xuất khẩu thiếc, Tungstene, Mangannese, than đỏ, gỗ gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đô la hàng năm".
Tổng thống Cisenhowes trong diễn văn đọc ngày 04-8-1953 tại Seatle nói: "nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và tungstene mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam á" [18, tr. 8].
Nếu như ở giai đoạn trước,Mỹ mới khẳng định vị trí kinh tế của mình ở Đông Dương thì bước sang giai đoạn này cùng với những biến đổi về mặt chính trị trên trường Quốc tế-khi chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam giành độc lập và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì Mỹ bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên lĩnh vực chính trị, quân sự hòng ngăn chặn chủ nghĩa xã hội bành trướng ở khu vực Đông Nam á.Sức mạnh kinh tế trở thành bàn đạp nuôi dưỡng ý đồ của Mỹ về mặt chính trị và hiện thực hóa bằng chính sách quân sự.
1.3. Giai đoạn 1950 -1954
Tình hình quốc tế trong thời gian 1950-1954 có nhiều chuyển biến lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Liên Xô sau khi giành được những thành tựu to lớn trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) đã chế tạo thành công bom nguyên tử và bom khinh khí, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ. Và như vậy, Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong chiến lược "nản chí quân thù" bằng đe dọa bom nguyên tử và chủ trương ngăn chặn đối với Liên Xô.
Bên cạnh đó nhưng thắng lợi của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa (10-1949) đánh dấu thất bại nặng nề đối với chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ, làm cho cán cân so sánh lực lượng trên trường quốc tế nghiêng về phía xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Mặt khác cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên của đế quốc Mỹ núp dưới chiêu bài Liên hiệp quốc (1951-1952) cũng không thôn tính được toàn bộ đất nước Triều Tiên. ở Đông Dương, sau thất bại của cuộc tấn công lên Việt Bắc (1947), thực dân Pháp bị nhân dân Việt Nam giáng một đòn chí mạng vào phòng tuyến biên giới Cao Bằng-Lạng Sơn (1950) đẩy thực dân Pháp lún sâu vào khủng hoảng trên nhiều mặt. Để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, không còn con đường nào khác Pháp buộc phải chấp nhận sự tiếp tay viện trợ của Mỹ.
Quyền lợi kinh tế của Mỹ ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là quá rõ ràng, ẩn nấp sau quyền lợi về kinh tế là cả một mưu đồ chính trị thâm độc. Bước sang giai đoạn này (1950 -1954), âm mưu biến Đông Dương - Việt Nam thành thuộc địa mới của Mỹ càng được bộc lộ rõ nét qua viện trợ của Mỹ cho Pháp.
Ngày 08/5/1950, tổng thống Truman chính thức quyết định viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Theo các "tài liệu mật của Lầu năm góc, đó là ở Nam Việt Nam" [18, tr. 22].
Tháng 12/1950, Mỹ ký với Pháp hiệp định viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương:
Từ sau hiệp định này, người Việt Nam càng được nghe nói nhiều hơn đến "viện trợ của Mỹ", ngày càng đụng chạm bằng xương, bằng thịt với viện trợ Mỹ.
Qua mỗi năm, viện trợ Mỹ ngày một tăng lên nhanh chóng dần dần nó trở thành nguồn cung cấp cho cuộc chiến tranh của Pháp. Theo tính toán của Pháp viện trợ Mỹ đã chiếm gần 80% chiến phí của Pháp, tổng cộng khoảng 1700 triệu đôla. Trong tổng số 1700 triệu đôla viện trợ Mỹ đó tuyệt đại bộ phận là vũ khí và dụng cụ chiến tranh.
Không chỉ viện trợ cho Pháp, Mỹ còn ký hiệp ước viện trợ trực tiếp cho Bảo Đại. Tháng 9-1952, Mỹ ký thẳng một hiệp ước tay đôi với chính phủ Bảo Đại, gọi là "hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mỹ".
Từ năm 1950-1954 Mỹ đã viện trợ cho chính phủ Bảo Đại 23 triệu đôla bằng hàng hóa và khoảng 36 triệu đôla bằng tiền Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ cũng viện trợ thẳng cho Bảo Đại khoảng 15 triệu đôla vũ khí. Tổng số các loại viện trợ này khoảng 75 triệu đôla.
Với khoản viện trợ khổng lồ Mỹ tin tưởng rằng sẽ nhanh chóng gạt ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Việt Nam và nhanh chóng Việt Nam sẽ nằm trong vòng kiểm soát của Mỹ.
Dưới đây là bảng "viện trợ quân sự" và "viện trợ kinh tế kỹ thuật" từ năm 1950 đến năm 1954 của Mỹ cho Pháp.
Viện trợ quân sự
Viện trợ kinh tế và kỹ thuật
Năm
Tỷ Frăng
Tỉ lệ so với chi phí chiến tranh ở Đông Dương
Năm
Đôla
1950-1951
170
13%
1950-1951
20.500.000
1952
218
38218%
1952
20.500.000
1953
265
45265%
1953
55.500.000
1954
420
74200%
1954
76.000.000
Nguồn: [1, tr. 267].
Cũng trong khoảng thời gian này, Mỹ bắt đầu vơ vét nguyên liệu của Đông Dương. Có thể thấy rõ điều đó qua số liệu cao su xuất cảng sang Mỹ
Năm
Số lượng
1951
13.398 tấn
1952
20.08 tấn
1953
34.98 tấn
1954
34.28 tấn
Nguồn: [1, tr. 297].
Ngoài ra, Mỹ còn ép Pháp để lại cho bọn tư bản lũng đoạn Mỹ đầu tư vào Đông Dương. Tháng 6 -1950, ngoại trưởng Pháp Lơ-tuốc-nô, tại hội nghị Hoa Thịnh Đốn đã ký một hiệp ước để Mỹ đầu tư vào khối Liên hiệp Pháp. Hiệp ước này mở đường cho tư bản tư nhân Mỹ thò tay vào Đông Dương: Công Ty Hàng không Liên Mỹ Đông Dương; công ty Hàng không Vận tải (Givilais transpert) chiếm 10% cổ phần ngân hàng Đông Dương; công ty Mác-ket (Marquet) nắm mò chì, mỏ thiếc, công ty Moocgang (Morgar) nắm điện thoại...
Pháp hiểu rất rõ rằng: Viện trợ Mỹ thấm đâu thì bàn tay Mỹ cũng nhúng tới đó, quyền và lợi của Pháp cũng cắn xé tới đó. Nhưng tình thế này buộc Pháp phải chấp nhận điều này. Quân đội Việt Minh thì ngày càng lớn mạnh. Chiến tranh kéo dài và ngày càng tổn thất lớn. Nền tài chính Pháp kiệt quệ. Không dựa vào Mỹ thì tất phải lệ thuộc Mỹ, và bị Mỹ chiếm lấy các quyền lợi. Tình cảnh của Pháp lúc này thật khốn quẫn. Trước mặt, đối phương càng đánh càng mạnh, càng dìm Pháp sa lầy sâu hơn trong những thất bại ngày càng lớn.
Tướng Henri Davare, tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ 1953 -1954 trong cuốn "Đông Dương hấp hối", Davarre đã viết:
"Điều nguy khốn nghiêm trọng nhất của viện trợ Mỹ là, về mặt chính trị, nó làm cho Mỹ nhúng tay ngày càng sâu vào các công việc của chúng ta. Nó làm cho ảnh hưởng của Mỹ thay thế dần ảnh hưởng của Pháp đối với các quốc gia liên kết.
Do nhận viện trợ Mỹ, chúng ta đã làm vào tình huống đầy mâu thuẫn... Đó là tấn bi kịch l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan.doc
- Muc luc.doc