Tổ chức xã hội có thể được hiểu, hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là
một dạng hoạt động, hay mức độ trật tự, hài hoà giữa các thành phần của một chỉnh thể
xã hội. Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chỉ bất kỳ tổ chức nào trong xã hội, còn theo
nghĩa hẹp, tổ chức xã hội chỉ là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào
đó.
Trong xã hội học, khái niệm tổ chức xã hội được dùng chủ yếu với nghĩa là một
thành tố của cơ cấu xã hội. Với ý nghĩa này tổ chức xã hội chính là một hệ thống các
quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân để đạt được một mục đích nhất định. Như vậy,
một tập hợp các cá nhân nhưng không kèm theo quan hệ xã hội thì chưa phải là một tổ
chức xã hội. Tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp, tồn tại khá phổ biến, nhưng
không phải mọi nhóm thứ cấp đều là tổ chức xã hội. Một tổ chức xã hội thường có các
dấu hiệu sau:
- Là một nhóm xã hội được lập ra một cách có chủ định, các thành viên trong
nhóm xã hội ấy đều ý thức được rằng sự tồn tại của nó là để đạt một mục đích nhất
định.
59 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khoa học xã hội - Chương 5: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện của sự xung đột xã hội. Những phong trào đấu tranh ấy đã tạo nên sự biến đổi
xã hội trên những phạm vi, mức độ khác nhau.
- Tăng trưởng dân số
Phát triển nhanh dân số là một trong những động lực chính đưa đến sự biến đổi
của xã hội hiện đại. Sự biến đổi căn bản quy mô dân số có thể gây ra thay đổi sâu sắc về
văn hoá, xã hội, đồng thời đòi hỏi những mô hình tổ chức xã hội mới. Việc gia tăng dân
số ngày càng đặt ra nhiều vấn đề đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự
tăng trưởng hay suy giảm dân số đều có tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội.
- Yếu tố tư tưởng
Các nhà xã hội học đều cho rằng, tư tưởng có thể giúp cho xã hội giữ nguyên
trạng thái hoặc có thể kích thích sự biến đổi của nó, nếu như những niềm tin và chuẩn
mực xã hội không còn phù hợp với nhu cầu xã hội. Như vậy, tư tưởng, lý luận giữ vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm biến đổi xã hội. K. Marx từng nói: “vũ
khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản, cũng giống như vũ khí tinh thần của giai
cấp vô sản là triết học”.
3.4.2. Điều kiện biến đổi xã hội
- Thời gian
Bất kỳ một sự biến đổi nào cũng cần phải có thời gian, đây là một điều kiện quan
trọng để có thể diễn ra sự biến đổi. Bản thân thời gian không tạo ra sự biến đổi, nhưng
nó rất cần thiết cho sự thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ, tức là phải có đủ thời
gian để tạo ra cái mới thay cho cái cũ, cái lỗi thời.
- Hoàn cảnh
Trong những môi trường xã hội nhất định cuộc sống và hoạt động của con người
luôn chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Nhưng con người không chỉ thụ động trước hoàn
cảnh, mà còn có thể tác động tích cực trở lại làm thay đổi hoàn cảnh. Như vậy, mọi sự
biến đổi xã hội đều phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hoá và vật chất.
- Nhu cầu xã hội
Bất kỳ xã hội nào dù sơ khai hay hiện đại đều có những nhu cầu của mình về văn
hoá, xã hội. Nhu cầu xã hội vừa là điều kiện, vừa là động lực thúc đẩy tư duy sáng tạo
và khả năng tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới của con người. Sự đáp ứng nhu cầu xã
hội thường đi đến sự biến đổi, tìm tòi, phát hiện ra cái mới, cái tiến bộ.
3.5. Những biến đổi xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
3.5.1. Biến đổi về kinh tế, chính trị
- Kinh tế
Công cuộc đổi mới ở nước ta được đánh dấu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12-1986), nhưng những dấu hiệu của sự đổi mới thì
phải sau năm 1990 mới thực sự rõ nét. Từ năm 1991-1995, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) bình quân hàng năm đạt 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% (1986) xuống
67,1% (1991) và 12,7% (1995). Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài
nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995 là 27,4%. Lương thực không những đủ
ăn mà còn xuất khẩu ngày một tăng. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở
công nghiệp trọng yếu được xây dựng. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với
tính chất, trình độ và yêu cầu của sản xuất. Nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được xây dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả(Văn kiện ĐH VIII). Cuộc sống của
người dân, nhìn chung ngày càng được cải thiện, mức sống và chất lượng sống không
ngừng tăng. Số hộ gia đình đói nghèo giảm nhanh (năm 1990 là 35-40%, năm 1996 còn
20-25%).
- Chính trị
Đảng, Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh, sửa đổi đường lối, chính sách trong điều
hành và lãnh đạo đất nước. Các nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XI,
không ngừng bổ sung và từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới xây dựng đất nước.
Chính nhờ những đổi mới trong chính trị như vậy mà trong những năm đổi mới, đất
nước có một nền chính trị ổn định, xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được
củng cố. Quan hệ hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ, phá được thế bao vây, cô lập, mở
rộng hợp tác và tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế và khu vực. Đồng
thời thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Nhờ không ngừng bổ sung, hoàn thiện
từng bước đường lối đối nội và đối ngoại, uy tín của Việt Nam ngày càng cao trên
trường quốc tế, quan hệ với các quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển.
3.5.2. Biến đổi về giáo dục - đào tạo
Mạng lưới trường học phổ thông phát triển rộng khắp, hầu hết các xã trong cả
nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đã có trường, lớp
tiểu học. Đại bộ phận các xã vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở, các huyện có
trường trung học phổ thông. Nhiều tỉnh, huyện đã có trường dân tộc nội trú dành cho
con em đồng bào các dân tộc ít người. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, công lập,
bán công, dân lập và tư thục ở tất cả các cấp học.
Ngăn chặn được sự giảm sút qui mô giáo dục, số lượng học sinh, sinh viên trong
các cấp học, ngành học ngày càng tăng. Hệ thống giáo dục mầm non không ngừng được
mở rộng. Giáo dục sau đại học đã đào tạo được một số lượng đáng kể cán bộ có trình độ
cao mà trước đây chủ yếu dựa vào nước ngoài. Chất lượng giáo dục - đào tạo trở thành
vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội có nhiều
thay đổi, cho nên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Bao gồm các hệ đào tạo: chính
quy, không chính quy tập trung, tại chức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa Đồng thời
mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Tăng cường số lượng các trường đại học, cao
đẳng để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tiến hành sắp xếp lại hệ thống các trường
đại học, cao đẳng, thành lập các trường đại học quốc gia, đại học vùng; đại học, cao
đẳng cộng đồng thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo với nhiều trường đại
học trên thế giới.
3.5.3. Những biến đổi khác
Thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật ở nước ta từ khi bước vào
thời kỳ đổi mới đã có những bước phát triển đáng kể. Các loại hình hoạt động của thông
tin đại chúng ngày càng phong phú, đa dạng như: báo viết, báo hình, báo nói, báo điện
tử Hình thức, nội dung, chất lượng truyền thông đã đáp ứng những nhu cầu về cung
cấp thông tin, hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân trong xã hội; góp phần tích
cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, đẩy
lùi văn hoá độc hại.
Y tế, có nhiều chuyển biến đáng kể, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng không ngừng được quan tâm, mở rộng. Một số trung tâm y tế được đầu tư nâng
cấp và trang bị lại, công tác bảo vệ môi trường, môi sinh được triển khai rộng rãi
Sự biến đổi của xã hội kéo theo sự biến đổi của gia đình, quy mô của gia đình
ngày càng giảm, mô hình gia đình hạt nhân (gia đình hiện đại) dần thay thế gia đình
truyền thống (gia đình mở rộng). Chức năng của gia đình cũng có nhiều thay đổi, chức
năng giáo dục gia đình ngày càng chuyển dần cho xã hội. Gia đình không còn đơn
thuần là một đơn vị sản xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng. Tính độc lập của các
thành viên trong gia đình ngày càng được củng cố, quan hệ giữa các thàng viên cũng
bình đẳng hơn. Vai trò giới trong gia đình đã có nhiều thay đổi, người phụ nữ có nhiều
cơ hội để tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực xã hội, có thu nhập kinh tế riêng, độc
lập với chồng. Nam giới tôn trọng và đánh giá đúng năng lực và cống hiến của phụ
nữ
4. MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU KHÁC CỦA XÃ HỘI HỌC
Trong cơ cấu của xã hội học, ngoài cấp độ tổng quát của xã hội học đại cương còn
bao gồm xã hội học chuyên biệt, đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể của đời sống
xã hội. Trong phạm vi của giáo trình này chỉ giới thiệu hai lĩnh vực nghiên cứu của xã
hội học có liên quan nhiều tới ngành luật học, đó là Xã hội học luật pháp và Xã hội học
về tệ nạn xã hội và Xã hội học gia đình.
4.1. Xã hội học pháp luật
4.1.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu
Xã hội học pháp luật là một ngành chuyên biệt của xã hội học, có nhiệm vụ
nghiên cứu bản chất, chức năng và cơ chế hoạt động của pháp luật cũng như hiệu quả
của công tác tư pháp trên từng cấp độ khác nhau trong một xã hội nhất định.
Lịch sử ra đời và phát triển của pháp luật gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển
của nhà nước. Một trong những chức năng cơ bản của nhà nước là điều hoà các quan hệ
xã hội, duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội trong một trật tự nhất định, mà công cụ
có hiệu quả nhất để thực hiện tốt chức năng đó là pháp luật. Cơ sở ra đời của nhà nước
là sự xuất hiện của chế độ tư hữu và sự phân hoá xã hội thành những tầng lớp, giai cấp
có quyền lực kinh tế, chính trị và địa vị xã hội đối kháng nhau. Các giai cấp thống trị
luôn sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Mỗi hình thái kinh tế xã
hội sản sinh ra một kiểu nhà nước và một chế độ chính trị - xã hội nhất định. Vai trò của
luật pháp trong từng chế độ xã hội vì thế cũng rất khác nhau. Chức năng của pháp luật
từ chỗ chủ yếu tập trung bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đã dần dần chuyển sang
chức năng quản lý xã hội và điều hoà các quan hệ xã hội, mà trên thực tế là điều hoà
các quy phạm pháp luật cụ thể, nhằm xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện các quan hệ
xã hội. Do đó, quy phạm luật pháp và cơ chế hoạt động của quy phạm pháp luật trong
xã hội được coi là đối tượng nghiên cứu đầu tiên của xã hội học pháp luật. Nội dung
của các quy phạm pháp luật chính là các thiết chế pháp luật. Trong mỗi xã hội luôn tồn
tại một hệ thống thiết chế pháp luật phản ánh bản chất của xã hội đó.
Nhiệm vụ của xã hội học pháp luật là phải chỉ ra những vấn đề cơ bản như: sự
hình thành của các quy phạm pháp luật, mức độ phổ biến của nó trong xã hội, ý thức
pháp luật của các thành viên trong xã hội, ảnh hưởng của pháp luật đến các mối quan hệ
xã hội, dư luận xã hội về các vấn đề pháp luật và hiệu lực của pháp luật trong đời sống
xã hội như thế nào...? Trả lời được những câu hỏi đó có nghĩa là xã hội học pháp luật đã
đưa ra cho bộ phận quản lý pháp luật những kiến giải cần thiết để có những điều chỉnh
phù hợp, nhằm nâng cao vai trò chức năng của pháp luật trong quản lý và điều hoà xã
hội.
4.1.2. Quan hệ giữa xã hội học pháp luật với các xã hội học chuyên biệt khác
Để thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, xã hội học pháp luật có quan hệ mật
thiết với nhiều chuyên ngành xã hội học khác như: xã hội học chính trị, xã hội học quản
lý, xã hội học đạo đức xã hội, xã hội học gia đình, xã hội học tội pham, xã hội học tệ
nạn xã hội.v.v... Xã hội học chính trị chuyên nghiên cứu các quy luật quan hệ về quyền
lực giữa các giai cấp xã hội, các tập hợp chính trị và sự tương tác giữa chúng. Quyền
lực pháp luật là thứ quyền lực đặc thù – quyền lực chính trị cao nhất, nên các giai cấp
thống trị luôn tìm cách chiếm giữ để thể hiện và bảo vệ quyền lực của mình. Quyền lực
của một xã hội được thể chế hoá trong quyền lực của bộ máy nhà nước, mà pháp luật là
công cụ để duy trì bộ máy nhà nước. Mọi nhà nước đều ban hành một hệ thống chính
sách để quản lý xã hội, mà chủ thể quản lý xã hội là giai cấp thống trị. Các chính sách
xã hội là một dạng biểu hiện cụ thể của pháp luật, nó được xem như là những chuẩn
mực, giá trị đã được mặc định; nếu các cá nhân hay nhóm xã hội không tuân thủ thực
hiện theo, thì có nghĩa là đã vi phạm pháp luật.
Xã hội học pháp luật cũng không thể tách rời xã hội học tội phạm và xã hội học tệ
nạn xã hội. Vấn đề tội phạm và tệ nạn xã hội luôn là những vấn đề nhức nhối của mọi
xã hội, các hình thức hoạt động của nó đều vi phạm pháp luật. Nhiệm vụ của xã hội học
pháp luật là cố gắng tìm ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp trong từng môi
trường cụ thể của sự phạm tội này (các nhân, gia đình, nhà trương, xã hội...). Vì vậy
trong nghiên cứu, xã hội học pháp luật không thể bỏ qua xã hội học cá nhân, xã hội học
gia đình, xã hội học giáo dục. Những biến đổi của gia đình, nhà trường và xã hội đều có
tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi thành viên theo chiều hướng tích cực hay
tiêu cực. Mỗi cá nhân trong xã hội tiếp nhận sự tác động đó như thế nào thường phụ
thuộc vào nhều yếu tố như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tín
ngưỡng tôn giáo... Để lý giải được những điều này, nhà nghiên cứu phải đi tìm sự liên
hệ tất yếu giữa xã hội học pháp luật với các chuyên ngành xã hội khác.
4.1.3. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học pháp luật
- Nghiên cứu tính hiệu lực của pháp luật hiện hành
Tính hiệu lực của hệ thống pháp luật hiện hành là giá trị phổ quát nhất của pháp
luật đối với xã hội. Nhờ nghiên cứu nó mà nhà xã hội học có thể đánh giá được bản chất
của xã hội, đồng thời xác định được giai cấp nào đang thống trị xã hội, bản chất của giai
cấp đó là tích cực, tiến bộ hay phản động, lạc hậu. Trong xã hội có sự đối kháng giai
cấp, nhà nước không chỉ sử dụng pháp luật làm công cụ tổ chức xây dựng xã hội mà
còn sử dụng luật pháp để trấn áp giai cấp đối kháng. Hệ thống pháp luật bao gồm: lập
pháp, tư pháp, hành pháp cùng với các thiết chế đi theo như tò án, nhà tù... do giai cấp
thống trị đề ra, trước hết là nhằm xiết chặt sự đàn áp giai cấp đối kháng. Trong xã hội
như vậy, hệ thống pháp luật có tính hiệu lực rất cao về mặt hình thức, ngoại trừ giai cấp
thống trị, các bộ phận dân cư khác trong xã hội đều mang một ý thức xã hội bắt buộc,
chứ không hề có một tình cảm pháp luật nào và thường trực một nỗi lo sợ trước hệ
thống pháp luật.
Trong những thể chế xã hội mà quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp thuộc về
đông đảo quần chúng nhân dân, nhà nước là của dân, do dân và vì dân thì vai trò, chức
năng của pháp luật có nhiều thay đổi. Nhà nước vẫn phải thực thi hai chức năng chính
là tổ chức xây dựng xã hội và trấn áp những thế lực thù địch, phản động. Nhưng lúc
này, sự trấn áp của nhà nước chỉ tác động lên một bộ phận nhỏ trong xã hội chứ không
phải đối với đông đảo quần chúng nhân dân và pháp luật là công cụ đắc lực phục vụ
cho các mục tiêu tiến bộ, ngoài chức năng quản lý, điều hoà các quan hệ xã hội, điểm
nổi bật trong vai trò, chức năng của pháp luật là bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của đại
đa số dân cư trong xã hội. Pháp luật đứng về phía nhân dân, vì nhân dân nên người dân
sẽ tự giác nâng cao tình cảm pháp luật và có những hành vi pháp luật đúng đắn; tính
hiệu lực của hệ thống pháp luật hiện hành nhờ vậy mới đạt được giá trị thực.
- Nghiên cứu ý thức pháp luật của các bộ phận dân cư
Xã hội luôn bao gồm nhiều bộ phận dân cư khác nhau, được phân định bởi những
dấu hiệu xã hội như: thành phần xã hội, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, tuổi tác, giới tính,
điều kiện môi trường sống... Mỗi bộ phận xã hội thường có ý thức pháp luật khác nhau,
nên dẫn đến những hành vi pháp luật cũng khác nhau.
Kết quả điều tra xã hội học ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, bộ
phận dân cư có ý thức pháp luật thấp nhất là thanh thiếu niên. Đây là bộ phân dân cư
còn ít tuổi, kinh nghiệm sống chưa nhiều, lượng kiến thức về pháp luật mà giáo dục nhà
trường cung cấp còn rất sơ sài (nhất là với trẻ em nông thôn vùng sâu, vùng xa); thêm
vào đó là sự lơ là, chủ quan và thiếu sự quản lý, hướng dẫn của gia đình. Trong những
năm vừa qua, hiện tượng phạm tội ở trẻ em tuổi vị thành niên không chỉ gia tăng về số
lượng mà nguy hiểm hơn là mức độ tàn bạo của các hành vi phạm tội cũng tăng cao.
Điều này không chỉ phản ánh sự thấp kém trong ý thức pháp luật, mà còn phản ánh sự
băng hoại về mặt đạo đức xã hội của tầng lớp thanh thiếu niên – những chủ nhân tương
lai của đất nước.
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có
nhiều biến chuyển đáng kể; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận dân cư trong xã
hội không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là
cơ sở cho sự phát sinh một bộ phận xã hội mới – các chủ doanh nghiệp. Bộ phận xã hội
này, một mặt, cố gắng nắm vững các quy phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh;
mặt khác, nghiên cứu lợi các khe hở của luật pháp để trốn tránh trách nhiệm, đặc biệt
tìm mọi cách mưu lợi cho bản thân, bất chấp những hậu quả xấu mang lại cho xã hội
(cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế, xả
chất thải độc hại ra môi trường...).
4.2. Xã hội học tệ nạn xã hội
4.2.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu
Xã hội học tệ nạn xã hội là một ngành xã hội học chuyên nghiên cứu các hình
thức biểu hiện và nguyên nhân của các tệ nạn trong một xã hội nhất định; đồng thời
thông qua việc tìm hiểu sự tác động của các tệ nạn xã hội đến các bộ phận dân cư và
thái độ của các bộ phận xã hội ấy đối với các tệ nạn xã hội, nhà nghiên cứu đưa ra
những giải pháp có thể giúp cho việc quản lý xã hội.
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng thuộc về mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, có
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh sống của toàn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc,
rượu chè, ma tuý, mại dâm, tham nhũng và những tha hoá đạo đức khác. Tệ nạn xã hội
là vấn đề nan giải, là hiện tượng có tính phổ biến ở mọi thời đại, mọi quốc gia, nhưng
quy mô, mức độ và sự tác động của nó đối với xã hội thì khác nhau. Giải quyết các tệ
nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ của mọi quốc gia nhằm làm trong sạch môi
trường xã hội. Chính vì vậy, tệ nạn xã hội là hiện tượng sớm được sự quan tâm nghiên
cứu của xã hội học. Theo E. Durkheim, tệ nạn xã hội là một loại bệnh lý của xã hội,
trách nhiệm của xã hội học là phải tìm ra cách chữa trị nó để làm cho “cơ thể xã hội”
được khoẻ mạnh. Trong quá trình nghiên cứu loại đối tượng này tuyệt đối không được
có thành kiến với chúng, mà phải xem xét một cách khách quan để xác định đúng
nguyên nhân xuất hiện. Không được đối xử với những người mắc tệ nạn xã hội như với
những tội phạm, mà phải tìm cách giáo dục họ, thấu hiểu tâm lý và khơi gợi cho họ con
đường hướng thiện. Bản thân những người mắc tệ nạn xã hội là những người đã tự huỷ
hoại bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần.
4.2.2. Những nội dung cơ bản của xã hội học tệ nạn xã hội
- Nguyên nhân phát sinh của các tệ nạn xã hội
+ Nguyên nhân khách quan của các tệ nạn xã hội bắt nguồn từ hai lĩnh vực chủ
yếu là kinh tế và xã hội:
Nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chính, bao trùm và làm cho các tệ nạn xã hội
khó bị loại trừ nhất. Bởi vì trong mọi xã hội, quan hệ kinh tế là quan hệ luôn chi phối
mọi quan hệ xã hội. Vì mục đích kinh tế mà nảy sinh trộm cắp, cướp giật, bán dâm,
rượu chè, ma tuý và cờ bạc; vì nguồn lợi kinh tế mà những kẻ có chức quyền mắc vào
tội tham nhũng, nhận hối lộ... Họ vừa là chủ thể kiếm tiền , vừa là nạn nhân của những
đồng tiền kiếm được.
Nguyên nhân xã hội, theo quan điểm của Nho giáo bản chất ban đầu của mọi con
người đều lương thiện, trong sáng (“nhân chi sơ tính bản thiện” – Khổng Tử), nhưng do
tác động của môi trường sống mà bản chất ban đầu đó của con người có những biến đổi
khác nhau. Sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp, không có sự lôi kéo, cám dỗ của
cái xấu thì con người sẽ không ngừng hoàn thiện, tiến bộ. Ngược lại, sống trong một
môi trường đầy bất đắc, bất an, có nhiều phần tử suy đồi nhân cách... thì con người luôn
có nguy cơ rơi vào các tệ nạn xã hội. Bởi vì, con người xã hội là con người không tồn
tại một cách riêng lẻ, biệt lập, trái lái luôn bị ràng buộc và chịu sự tác động qua lại giữa
con người với con người, giữa con người với xã hội.
+ Nguyên nhân chủ quan, con người xã hội là con người có nhân cách, nhân cách
của con người có quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện. Nhân cách là yếu tố
quan trọng tạo cho con người bản lĩnh sống. Nhân cách và bản lĩnh vững vàng sẽ tạo
cho con người “sức đề kháng” để né tránh và vượt qua những tác động xấu của môi
trương, hoàn cảnh, không bị lôi cuốn vào những cám dỗ, sa ngã... Trình độ nhận thức,
trình độ văn hoá thấp, lười biếng, đua đòi... đều là những nhân tố dễ làm cho con người
rơi vào các tệ nạn xã hội.
- Ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, tệ nạn xã hội có tác động xấu đến nhiều lĩnh
vực xã hội: nó làm phương hại đến nhiều giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, làm rối
loạn đời sống an ninh xã hội, gây ra nhiều nguy cơ cho cuộc sống của cộng đồng, gây
nhiều tổn hại về kinh tế, sức khoẻ, tinh thần cho gia đình và xã hội...
4.2.3. Một số vấn đề tệ nạn xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay
- Ma tuý, mại dâm, do tính chất siêu lợi nhuận của việc buôn bán các chất gây
nghiện, mà các loại hình phạt đặc biệt của luật pháp cũng không thể ngăn ngừa hết
những kẻ “gieo rắc cái chết trắng”. Âm mưu, thủ đoạn và mức độ liều lĩnh của bọn
buôn bán ma tuý ngày càng tinh vi và táo tợn. Nhiều gia đình tan nát, nhiều con người
khoẻ mạnh trở nên tiều tuỵ, không còn sức sống. Từ nghiện hút ma tuý mà nảy sinh bao
tệ nạn xã hội khác như: trộm cắp, cướp của, giết người, mại dâm. Theo số lượng thống
kê, hiện nước ta có hàng vạn gái mại dâm, hoạt động mại dâm diễn ra dưới nhiều hình
thức khác nhau, thường là lẩn quất trong các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán
karaoke, trung tâm mát xa, quán cà phê, gội đầu... Nó không chỉ là biểu hiện của sự suy
đồi về đạo đức xã hội, phẩm giá con người, mà còn là đầu mối lan truyền của “căn bệnh
thế kỷ - HIV/AID”.
- Tham nhũng, nhận hối lộ được coi “quốc nạn”, xuất hiện nhiều trong các cơ
quan công quyền, kinh tế. Biểu hiện của nó cũng rất đa dạng: cắt xén công quỹ, rút bớt
kinh phí từ các dự án (“rút ruột công trình”), mại lộ, chạy chức quyền, bằng cấp... Nó
không chỉ làm phương hại đến lợi ích xã hội, mà còn làm mất lòng tin của quần chúng
nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, làm thoái hoá biến chất
một bộ phận cán bộ trong các cơ quan nhà nước...
- Buôn lậu hàng hoá từ nước ngoài qua đường tiểu ngạch, khai báo sai lệch với cơ
quan hải qua... không chỉ làm thất thu nguồn thuế nhập khẩu mà còn làm lũng đoạn thị
trường trong nước, gây nhiều thiệt hại cho các ngành sản xuất nội địa...
4.3. Xã hội học gia đình
4.3.1. Quan niệm chung về gia đình
- Khái niệm gia đình
Gia đình là một phạm trù cơ bản của xã hội học, xuất hiện rất sớm trong lịch sử
xã hội loài người, song để xác định cho được nội dung của khái niệm gia đình thì
không hề đơn giản, bởi gia đình được xem xét dưới nhiều góc độ và đặc trưng khác
nhau. Mỗi khoa học khi xem xét vấn đề gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm riêng
phù hợp với nội dung nghiên cứu của mình. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra sự so
sánh giữa gia đình loài người với đời sống cặp đôi trong thế giới động vật và rút ra kết
luận răng: khác với cuộc sống cặp đôi của thế giới động vật, gia đình loài người luôn bị
ràng buộc bởi các điều kiện văn hoá, xã hội, các quy định, chuẩn mực, giá trị và sự
kiểm tra, tác động của xã hội.
Gia đình là khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hoá,
kinh tế khiến cho nó không giống với bất cứ một nhóm xã hội nào. Dưới góc độ xã
hội học: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành
viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm
đáp ứng các nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của
xã hội về tái sản xuất con người .
Tiêu chuẩn để xác định khái niệm gia đình rất đa dạng, nhưng tiêu chuẩn phổ quát
nhất vẫn là:
+ Một gia đình thường bắt đầu từ sự kết hôn, do vậy nó có sự ràng buộc về mặt
pháp lý và chịu sự kiểm soát của áp lực dư luận, tập tục và đạo đức xã hội.
+ Tính huyết thống, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm tạo cho gia đình trở thành
một thiết chế xã hội đặc thù.
- Quan niệm chung về gia đình
Gia đình là là một hiện tượng lịch sử, có sự ra đời, biến đổi và phát triển. Trong
tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" F. ăngghen đã
phân tích rõ nguồn gốc và các hình thức của gia đình trong lịch sử. Còn Xã hội học cho
rằng: Gia đình là một nhóm xã hội có đời sống tâm lý, xã hội đặc thù, một loại hình
thiết chế quan trọng trong cơ cấu xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là
quan hệ đặc biệt, có tác động thường xuyên, sâu sắc đối với việc hình thành nhân cách
của mỗi người. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhờ quan hệ huyết thống
và do đó luôn có sự cảm thông sâu sắc vì lợi ích chung, không vụ lợi và có tinh thần
trách nhiệm rất cao đối với nhau. Có thể có nhiều cách quan niệm và diễn đạt khác
nhau, nhưng gia đình vẫn luôn luôn được coi là thiết chế trụ cột của xã hội. Con người,
từ buổi ấu thơ cho đến lúc "đầu bạc, răng long", cho dù đã từng trải qua rất nhiều biến
động trong đời sống chính trị, xã hội thì trong gia đình vẫn giữ nguyên trật tự cha là
cha, mẹ là mẹ Con cái và cha mẹ cùng chung sống trong một mái ấm gia đình, cùng
“bươn chải” để gia cố, phấn đấu sao cho cộng đồng gia đình luôn được ấm no, hạnh
phúc. Từ trong thực tế của cuộc sống gia đình, mỗi người sẽ hình thành được lương
tâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0039_p2_9618.pdf