Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị

Tóm tắt: Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400

năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc

những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thủ phủ của các

chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản

văn hóa quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước,

sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn đã đạt

được nhiều thành quả to lớn, góp phần xây dựng Huế trở thành một trung tâm văn hóa du

lịch của đất nước, thành phố festival đặc trưng của Việt Nam.

Bài tham luận dưới đây đề cập đến 3 nội dung chính: 1-Triều Nguyễn với các di

sản văn hóa cung đình; 2- Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung

đình tại cố đô Huế; 3-Một số định hướng chiến lược cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá

trị di sản của cố đô Huế

pdf68 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu diễn theo phong cách nghệ thuật xưa để tạo nguồn nhân lực kế cận; giới thiệu, quảng bá sâu rộng hơn nữa cho đông đảo công chúng trong và ngoài nước được làm quen, được thưởng thức, được biết cái hay, cái đẹp của Nhã nhạc cung đình đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, nghệ sỹ có công gìn giữ Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam. Abstract: Hue Court Music (Nha Nhac) was acknowledged as “The Masterpiece of the Oral and Intangible Heritage of Humanity” by UNESCO in 2003. Nhã means elegance and solemnity, Nhạc is music. Nha Nhac means elegant and solemn music. Hue court music is often performed in great ceremonies of the court, in god rituals and worshipping ancestors, which becomes indispensible type of court music of dynasty. Nha Nhac has 3 factors: music, dance and sing, or it can be said that Hue court art in general and Nha Nhac in particular are synthetic art: music, dance and sing, in which music and dance occupy higher proportion. Being a unique musical type of Vietnam, in order to preserve and enhance its value and to “make the precious pearl not be faded by time”, the author would like to give some opinions and orientations: keeping the original form of the present court orchestra; teaching and training Nha Nhac professional executants for young generation on traditional art, catching the performing technique and old performance style to train adjacent working 52 source; introducing and popularizing Nha Nhac for international and national audiences to get acquaintance with and enjoy its beauty, simultaneously having preferential policy to artists and artisans who have merits of preserving Nha Nhac – Vietnamese Court Music. * * * Những vấn đề bảo tồn, phục hồi và phát huy múa cung đình Huế trong giai đoạn hiện nay NSND Phan Thị Bạch Hạc (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Múa cung đình Huế là thể loại múa hát cổ điển mang tính chất kế thừa, nhưng so với múa cung đình các triều đại trước đã được chuyên nghiệp hóa, tách biệt hẳn với múa dân gian. Quan niệm thẩm mỹ, ý niệm về các giá trị đạo đức của xã hội Việt Nam thời kỳ quân chủ đã thấm nhuần và lan tỏa trong các vũ khúc cung đình Huế. Điều này thể hiện qua từng động tác và sự phát triển của nó, như đội hình quy củ, tuyến múa theo hàng, quy mô hoành tráng... Những năm qua, từng dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể luôn được triển khai đồng bộ và mang lại những hiệu quả thiết thực, điều này đã đem lại cho nghệ thuật cung đình Huế nói chung, múa cung đình Huế nói riêng có thêm một sức sống mới. Đây cũng là một trong lý do khách du lịch thường xuyên đến Nhà hát Duyệt thị Đường (Đại Nội - Huế) để thưởng thức loại hình nghệ thuật tưởng rằng đã mai một với thời gian. Abstract: Hue royal dance is a kind of classical one of legacy. However, compared to royal dances in previous dynasties, it was professionalized and separated with folk dances. Vietnamese society‟s concepts of beauty and moral values in monarchical period are penetrated and spread on Hue royal dances. They are expressed by acts and their development such as methodical formation, dance on lines, grand scale During years, projects of conservation and promotion of intangible cultural values have been deployed synchronously. Many practical achievements contribute to Hue royal art in general and Hue royal dance in particular. This is also the reason why lots of tourists frequently visit Hue Royal Theatre (Hue Citadel) to enjoy this kind of art which is thought to be lost gradually over time. * * * 53 Chúc văn trong các lễ tế thời nhà Nguyễn Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao Tóm tắt: Chúc văn là một thể văn để ca tụng công đức người đã khuất, được dùng để đọc trong tế lễ. Trong lễ tế hưởng thời nhà Nguyễn phần đọc chúc rất quan trọng, diễn ra trong phần sơ hiến (dâng rượu lần thứ nhất). Ngày xưa chúc văn rất thịnh hành, những từ chúc phúc, chúc tụng trong Hán Việt, rồi chúc mừng trong tiếng Việt cũng từ đó mà sinh ra. Tuy nhiên, trong dân gian, ngay từ trước cũng không thông văn tự khi cúng tế thường nhờ người viết, không muốn sánh với tế hưởng trong cung nên người ta chuyển sang dùng thể sớ văn, loại văn này thích hợp với nhạc tế hơn. Abstract: Chúc văn (testament), a literary style extolling the dead‟s merits, is used to read in the rituals. In Nguyen dynasty, reading chúc văn (testament) played an important role in sơ hiến part (that means offering wine for the first time). In the old days, chúc văn (testament) was very popular, wishes and congratulations in Chinese-Vietnamese and in Vietnamese also appeared. However, among the common people, they did not have knowledge of letters and asked for help. Later they changed to sớ văn (petition), more suitable for the ritual music. * * * Đàn miếu và nghi lễ Đại tự triều Nguyễn ở Huế ThS Huỳnh Thị Anh Vân (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Cùng với việc chọn Huế làm kinh đô, triều Nguyễn đã để lại một di sản vật thể đồ sộ gồm nhiều kiến trúc cung đình, trong đó các công trình phục vụ cho hoạt động nghi lễ của triều đình. Các hình thức đàn miếu và nghi lễ đại tự có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của triều đại. Sự hình thành của các công trình này cũng như các nghi thức tế tự đều có ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Trung Quốc ở một mức độ nhất định và được triều Nguyễn, nhất là các vị vua đầu triều, đặc biệt chú trọng. Việc quy hoạch vị trí, xây dựng kiến trúc và thực hành nghi lễ được điển chế hóa bằng nhiều quy định chặt chẽ. Vì thế, có thể nói các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế là những hình thức tiêu biểu và hoàn thiện nhất trong các đàn miếu (và nghi lễ) thời kỳ quân chủ ở Việt Nam với nhiều nét đặc sắc về quy hoạch, hình thức kiến trúc, trang trí mỹ thuật, tính điển chế, tính chính danh và tính triết lý. Abstract: Selected Hue as the national capital, the Nguyen dynasty left a huge amount of heritage properties including numerous royal architectures in which the ritual constructions for the great national worship played an important role in the spiritual life 54 of the dynasty. Their establishment and the related ceremonies had certain influence from the Confucius theory and were paid special attention by the Nguyen emperors, especially by emperors at the early period of the dynasty. The location planning, architectural building and worshipping ceremony were codified by many strict regulations. Therefore, it can be said that the ritual constructions of great national worship and related ceremonies in Hue under the Nguyen were the most typical and completed forms among those of other monarchical dynasties in Vietnam with many distinguished features of the planning, architecture, fine arts, codification, legitimation and philosophy. * * * Lễ hội cung đình triều Nguyễn - Quá trình hình thành và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị ThS Lê Thị An Hòa (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, là nơi bảo lưu tương đối nguyên vẹn các công trình kiến trúc, đền đài, lăng tẩm, đình, miếu. Ngoài di sản văn hóa vật thể đó, Huế là nơi bảo tồn lưu giữ một khối lượng văn hóa phi vật thể khổng lồ mà trong đó lễ hội cung đình Nguyễn đóng vai trò quan trọng, bởi nó phản ánh các hoạt động văn hóa do vương triều này sáng lập nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Trong bối cảnh đất nước hiện nay với tinh thần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển bền vững, thì việc bảo tồn phát huy giá trị các lễ hội cung đình Huế có ý nghĩa rất quan trọng. Đứng trước thực trạng ấy cần phả đưa ra giải pháp bảo tồ ồi sinh lễ hội cung đình cả về phần “lễ” lẫn phần “hội”, đáp ứng nguyện vọng tâm linh của người dân đặc biệt phục vụ chiến lược phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh quốc tế hiện nay là điều rất cần thiết. Abstract: Hue is the last capital city of Vietnamese feudalism, where architectural constructions, temples, tombs and pavilions are preserved in intactness. Apart from that tangible heritage, Hue keeps in it a large quantity of intangible heritage in which royal festivals of Nguyen court play an important role because it reflects cultural activities created by this dynasty in order to satisfy cultural and spiritual life. Royal festivals reflect ritual activities of Nguyen court, mostly paid more attention to “ritual” than “festival”. In present context of our country, with the spirit of building Vietnamese culture which is progressive and deeply imbued with ethnic identities – important endogenous strength of stable development – the preservation and enhancement of values of Hue court‟s royal festivals have important meaning. Confronting with that real state, it is necessary to do 55 research on the formation of the festivals in order to offer appropriate preservation solutions to revive royal festivals in both “ritual” and “festival” sides, meeting the spiritual expectations of the citizens, especially serving the target of developing stable tourism in the present international context is extremely necessary. * * * Gìn giữ Mộc bản triều Nguyễn cho muôn đời sau ThS Nguyễn Xuân Hùng (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV) Tóm tắt: Mộc bản triều Nguyễn là những tài liệu đặc biệt, viết bằng chữ Hán Nôm khắc ngược trên gỗ để in ra thành sách, phản ánh các lĩnh vực lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, văn hóa được dùng dưới thời phong kiến Việt Nam và còn lưu giữ đến ngày nay. Dưới biến động của lịch sử, việc gìn giữ Mộc bản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước năm 1960, tài liệu Mộc bản được nhà Nguyễn lưu giữ tại Kinh đô. Năm 1960, toàn bộ số Mộc bản và Châu bản được đưa về Đà Lạt lưu trữ tại 3 địa chỉ khác nhau. Do quá trình vận chuyển và cơ sở vật chất bị xuống cấp, tài liệu đã bị mối, mục, ngâm nước. Sau năm 2006 đến nay, Mộc bản được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV bảo quản trong kho thông gió hiện đại. Hiện nay, trong tổng số 34.619 tấm Mộc bản, số lượng tài liệu bị khuyết tật (rạn nứt, cong vênh, rêu, cặn mực) chiếm tỷ lệ khá lớn. Nguyên nhân là do sự lão hóa tự thân của Mộc bản, điều kiện khí hậu, chiến tranh, sự vô tâm của con người. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã đề ra giải pháp, triển khai đề án bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản tư liệu thế giới này nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận lâu dài, vĩnh viễn. Abstract: Nguyen dynasty‟s wood-blocks are valued special documents written in Han – Nom scripts carved upside down to make books. Aspects of history, geography, politics – society, military, culture in Vietnamese feudalism are reflected and conserved until now. Due to the historical changes, the conservation of wood-blocks is also seriously influenced. Before 1960, they were archived at the Citadel by Nguyen dynasty. In 1960, all Wood-blocks and Chau version (Nguyen dynasty‟s Imperial archives) were kept in 3 different addresses in Dalat. Due to the transferring process, material facilities in bad condition, the documents were rotten, worm-eaten and soaked in water. After 2006 to present, Wood-blocks have been maintained in modern storage with ventilation system of National Archives IV Center. At present, among 34.619 pieces of Wood-block, a large number of documents are being damaged (crackled, curved, and covered with moss). Because of Wood-block‟s 56 age, weather conditions, war and people‟s awareness, Center of National Archives IV suggests the solutions and deploys the projects of value conservation and enhancement of this international documentary heritage to ensure long-term and ever-lasting approaching possibility. * * * Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn tiềm năng hợp tác và phát triển ThS Hà Văn Huề ThS Nguyễn Thu Hoài (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) Tóm tắt: Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từ 1802 đến 1945. Với những tiềm năng thông tin phong phú, xác thực, có độ tin cậy cao, Châu bản triều Nguyễn đã và đang được khai thác hiệu quả để phục vụ xã hội trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong công cuộc khôi phục, bảo tồn các di sản văn hóa cung đình triều Nguyễn. Việc liên kết, chia sẻ thông tin giữa các di sản văn hóa và di sản tư liệu để hợp tác ngày càng phát triển là xu thế cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm bào tồn, gìn giữ, phát huy hơn nữa giá trị của các di sản này./. Abstract: Nguyen Dynasty‟s Imperial archives are the administrative documents formed during the state governance of the Nguyen Dynasty, the last dynasty in Vietnam's history, from 1802 to 1945. With the potential of rich information, authenticity, and high reliability, Imperial archives of Nguyen dynasty have been effectively exploited to serve the society in many ways, especially in the restoration and conservation of cultural heritage of the dynasty. The linkage and information sharing between cultural heritage and documentary heritage to develop cooperation are increasingly necessary trend in the current period to conserve, preserve, promote the values of this heritage./. * * * Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế - Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị một cách bền vững TS Phan Thanh Hải – ThS Lê Thị An Hòa (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là hệ thống thơ văn chữ Hán do các hoàng đế triều Nguyễn (1802-1945) trước tác, được chạm, khắc, khảm, cẩn trực tiếp trên 57 các công trình kiến trúc tại cố đô Huế theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”. Theo thống kê, hiện nay tại đây vẫn bảo tồn được 2697 ô thơ văn và số lượng tương đương ô họa. Ngày 19/5/2016, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) thuộc UNESCO. Tham luận này sẽ giới thiệu tổng quan về di sản tư liệu độc đáo trên, một số kinh nghiệm của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong việc xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận di sản, và những định hướng cùng giải pháp để bảo tồn và phát huy di sản tư liệu này một cách bền vững và hiệu quả. Tham luận gồm 4 phần chính: 1- Giới thiệu về Thơ văn trên trên kiến trúc cung đình Huế 2- 3- 4- Một số giải pháp để thúc đẩy nâng cao giá trị di sản tư liệu trong thời gian tới Abstract: Royal literature on Hue royal architecture consists of literature in Han script composed by Nguyen emperors (1802-1945) and later directly carved, engraved, inlaid on Hue constructions in the styles “one verse, one picture” or “one letter, one picture”. Statistics show that 2697 verse panels and an equivalent number of picture panels are being conserved. On May 19 th , 2016, royal literature on Hue royal architecture was recognized Documentary Heritage of Memory of the World in Asia – Pacific Region (MOWCAP), UNESCO. This report will introduce the overview of this original documentary heritage, some experiences of Hue Monuments Conservation Center in making the record for suggesting heritage recognition and tendencies or solutions in conserving and enhancing this documentary heritage stably and effectively. The report consists of 4 main parts as follows: 1. Introduction of royal literature on Hue royal architecture 2. Process of making the heritage record and some experiences 3. Plan of value conservation and enhancement of royal literature on Hue royal architecture 4. Some solutions to improve and heighten the values of documentary heritage next time * * * 58 Di sản thơ văn của Dực Tông Hoàng Đế - vua Tự Đức ThS Phan Đăng Tóm tắt: Tự Đức là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn, ông nắm quyền trong một thời gian dài, dài nhất trong các vị vua nhà Nguyễn, từ 1848 đến 1883. Bên cạnh cuộc đời hoạt động chính trị nhiều phức tạp trong tình hình đất nước đầy biến động, vua Tự Đức còn là một tác gia có số lượng tác phẩm rất đồ sộ (gồm 17 bộ đã được in ấn) về nhiều lĩnh vực, là một nhà thơ lớn của hoàng tộc nói riêng và của văn học thế kỷ XIX nói chung. Nhưng do nhiều nguyên nhân, di sản thơ văn quý giá đó vẫn chưa được nghiên cứu và giới thiệu một cách đầy đủ. Đến nay, chúng tôi nghĩ việc sưu tầm, bảo quản, hiệu đính, phiên dịch, chú giải, giới thiệu, phổ biến tác phẩm của Tự Đức nói chung, thơ văn nói riêng, là điều vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa. Bởi vì những tư liệu quý báu đó không chỉ để đánh giá đúng mức vai trò của vua Tự Đức về nhiều mặt, mà còn là một phần di sản văn hóa quan trọng, ghi dấu bước đường phát triển của văn hóa dân tộc trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Abstract: The emperor Tu Duc was the fourth successor of the Nguyen dynasty, ruling over a long period of time, between 1848 and 1883, the longest reign of all the emperors in the dynasty. Aside from leading a political life with many upheavals, he was an author of numerous works, including 17 published volumes in various fields. He was a great royal and national poet in the 19 th century. However, due to several reasons, his valuable amount of works have not been extensively studied and introduced completely and properly. To date, we reckon it is imperative and meaningful to collect, conserve, revise, translate, annotate, introduce and impart the literary works by the emperor Tu Duc. Not only do those valuable documents help to properly assess the role of the emperor Tu Duc in different areas, but they also form an important cultural heritage, marking the road map of the nation‟s cultural development during a peculiar phase of Vietnamese history. * * * Thơ trên ô hộc pháp lam ở Bi Đình - Hiếu Lăng ThS Lê Na (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Bi Đình là một trong những công trình kiến trúc thuộc Hiếu lăng (tức lăng vua Minh Mạng). Đây là công trình thứ 3, thuộc trục thần đạo nối từ Đại Hồng Môn cho đến chân La Thành sau mộ vua. Hòa cùng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bi Đình bên ngoài nổi bật với những bức tranh thơ hoàn mỹ. 59 Thơ trên ô hộc pháp lam ở Bi Đình là một thành công của nghệ thuật trang trí bên ngoài thuộc mỹ thuật Huế xưa, vừa rất khéo léo lại vừa rất trí tuệ. Theo thống kê, thơ trên ô hộc pháp lam ở Bi Đình hiện có 11 đoạn thơ, mỗi đoạn gồm 2 câu được bố trí trong 11 ô hộc. Các đoạn thơ này qua một thời gian tra xét, lục tìm, đối chiếu từ các thư tịch cổ đã được sáng tỏ là những đoạn thơ trích ra từ 11 bài thơ thất ngôn trong Ngự chế thi của vua Minh Mạng các tập 2, 3, 4. Mặc dù thơ trên ô hộc pháp lam còn lại không được trọn vẹn với 12 ô hộc, nhưng chúng vẫn phát huy được tính chất trang trí và sự khéo léo của những người thợ. Với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, các đoạn thơ không chỉ phác họa được một phần non sông gấm vóc xinh đẹp của xứ sở Thuận Hóa mà còn đưa con người đến gần hơn với vua Minh Mạng, đến với góc tâm hồn bình yên và sâu lắng nhất của vị vua này. Abstract: Stele House is one of architectural constructions belonging to Hiếu Tomb (tomb of the emperor Minh Mang). This is the third construction belonging to Holy Axis connected from Dai Hong Gate to La Thanh behind the grave. In harmony with beautiful landscape, Stele House is outstanding with perfectly beautiful verse pictures. Verses on enameled panels at Stele House are a success of exterior decorative art belonging to old Hue fine arts which is skillful and intelligent. According to statistics, verses on enameled panels at Stele House include 11 verses, each includes 2 sentences arranged on 11 panels. After searching and comparing with ancient document, these verses are proved to be quoted from eleven 7-word poems in Ngự chế thi of the emperor Minh Mang, volume 2, 3, 4. Though verses on enameled panels are not complete with 12 panels, they still enhance the decorative and skillful characteristic of workmen. With simple and easy- understanding words, the verses not only outline the beautiful country of Thuan Hoa region but also get the people closer to the emperor Minh Mang and the most peaceful and deepest soul of this emperor. * * * Thơ văn ngự chế triều Nguyễn: Lược khảo tư liệu và đề xuất hướng tiếp cận nghiên cứu và phát huy giá trị TS Nguyễn Tuấn Cường CN Mai Hương – CN Lê Như Duy (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Tóm tắt: Thơ văn ngự chế viết bằng chữ Hán chữ Nôm của các hoàng đế triều Nguyễn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa cung đình thời Nguyễn (1802- 1945). Phần lớn di sản thơ văn ngự chế ấy hiện còn chưa được phiên dịch ra tiếng Việt 60 (qua chữ Quốc ngữ) và giới thiệu với đông đảo độc giả, mà vẫn còn tồn tại dưới dạng văn bản chữ Hán chữ Nôm cổ. Đa số các văn bản Hán Nôm ấy hiện được lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) - trung tâm lớn nhất lưu trữ văn bản Hán Nôm của Việt Nam. Để tiến tới lập kế hoạch chi tiết khai thác di sản ấy, bài viết này bước đầu khảo sát trữ lượng nhóm văn bản này, nêu ra một số đặc trưng về số lượng, từ đó đề xuất một số giải pháp để tổ chức phiên dịch, chú giải, xuất bản và giới thiệu di sản ấy tới các nhà nghiên cứu và những người quan tâm. Abstract: The royal literature written in Sinographs and Nom script by emperors of the Nguyễn dynasty (1802-1945) is no doubt a significant part of court culture of the dynasty. Most of such royal literature is still waiting to be translated into Vietnamese and introduced a wider audience who could not read Sinographs and Nom script. The majority of such documents are currently archived in the Institute of Sino-Nom Studies (in Hanoi) - the biggest center for Sino-Nom documents of Vietnam. In order to figure out a detailed plan to deal with this legacy, this paper first makes a survey on the documents, then points out some quantity features, finally promotes some ideas for translating, annotating, publishing, and introducing this heritage to the public. * * * Dấu tích văn hóa thời Nguyễn từ hệ thống “bảo tàng”, “thư viện” làng xã vùng Huế TS Trần Đình Hằng ( Phân viện VHNTQGVN tại thành phố Huế) Tóm tắt: Thời Nguyễn bao gồm cả giai đoạn Đàng Trong của các chúa Nguyễn cho đến 143 năm của đất nước Đại Nam (1802 - 1945). Thời Nguyễn có nhiều đóng góp nổi bật cho lịch sử và văn hóa nước nhà. Nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam thời Nguyễn thông qua việc khảo sát tư liệu từ hệ thống tự miếu (đình, chùa, miếu, nhà thờ), hòm bộ của các gia tộc, làng xã sẽ góp phần bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề quan trọng, từ di sản văn bản Hán Nôm, đồ tự khí, nghi thức cúng tế, lễ hội hiếm hoi còn lại. Từ một số trường hợp khảo sát ở vùng Huế, chúng tôi coi đây là những “bảo tàng”, “thư viện” đặc biệt quí hiếm, cần sớm được chú trọng khai thác, thái độ, hướng bảo tồn, phát huy giá trị một cách phù hợp trong giai đoạn hiện nay, trên khắp cả nước. Abstract: Nguyen monarchy lasted from the period of Nguyen Lords' Inner Region (Dang Trong - Cochinchina) to the 143 years of Dai Nam country (1802-1945). Nguyen monarchy is greatly contributive to Vietnamese history and culture. Researching Vietnamese history and culture under Nguyen monarchy by investigating documents from the systems of village's communal houses, Buddhist temples, familial temples, archives of different families and villages, so on, will clarify many important questions from the 61 remaining Han-Nom documentary heritages, ritual objects, worshipping ceremonies, and festivals. From the result of our investigation at Hue region, we consider those systems specially precious "museum" and" library" that need appropriately exploring, preserving and enhancing in present time nationwide. * * * Vấn đề khai thác, phát huy các tư liệu của triều Nguyễn PGS.TS Đinh Quang Hải (Viện Sử học) Tóm tắt: Trong 143 năm trị vì đất nước của triều Nguyễn (từ năm 1802 đến 1945) đã để lại cho hậu thế kho di sản tư liệu đồ sộ và vô cùng giá trị như: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn. Bên cạnh đó, hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cũng là một loại hình tư liệu độc đáo của triều Nguyễn. 1. Tư liệu triều Nguyễn - một kho tư liệu vô giá Trong 4 “Di sản tư liệu” thế giới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã được UNESCO công nhận của Việt Nam, có đến 2 di sản tư liệu thuộc về triều Nguyễn là Mộc bản và Châu bản. Khối tài liệu Mộc bản gồm 34.618 tấm gỗ được khắc ngược trên để in ra các sách chữ Hán - Nôm tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX với nội dung phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn gồm 773 tập tài liệu gốc của 11/13 triều vua Nguyễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_bai_tham_luan_viet_anh_3114.pdf