Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng

Quyền khiếu nại, tố cáo giúp người dân

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tập thể, của công dân và lợi ích của chính bản thân mình;

Đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

Góp phần tham gia quản lý nhà nước, xây dựng, làm trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNGKhiếu nại, tố cáo là quyền Hiến địnhPhản ánh trình độ phát triển dân chủ hoá xã hội;Thể hiện quyền làm chủ của công dân với nhà nước.Đối với người dân Quyền khiếu nại, tố cáo giúp người dân:Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tập thể, của công dân và lợi ích của chính bản thân mình;Đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;Góp phần tham gia quản lý nhà nước, xây dựng, làm trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.Đối với Nhà nước Khiếu nại, tố cáo là một kênh quan trọng để:Giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền;Khuyến khích người dân tham gia quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện, sửa chữa những sai sót trong quá trình hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình;Kịp thời chấn chỉnh, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, bổ sung, sửa đổi những quy định của pháp luật còn thiếu, còn chồng chéo, bất hợp lý;Tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng và nhà nước.Khung pháp lý cho hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998;Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005;Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo;Các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác (VD: luật công chứng, pháp lệnh giám định, luật luật sư ).A. Một số vấn đề chung về khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo I. Khiếu nại1. Khái niệm:Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.2. Người có quyền khiếu nạiCông dânQuyết định hành chính, hành vi hành chính Cơ quan, tổ chứcCán bộ, công chứcQuyền, lợi ích hợp pháp Người khiếu nại là cá nhân Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy đinh của pháp luật;Người chưa có năng lực dân sự đầy đủ nhưng theo quy định của pháp luật có quyền khiếu nại;* Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đuợc hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật.Người khiếu nại là cơ quan, tổ chứcCơ quan nhà nước;Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;Tổ chức kinh tế;Đơn vị vũ trang nhân dân.* Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng đầu tổ chức được quy định trong Quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức.3. Đối tượng của khiếu nạiQuyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩmquyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụthể trong hoạt động quản lý hành chính Quyết định hành chínhHành vi hành chínhQuyết định kỷ luậtQuyết định bằng văn bản củangười đứng đầu cơ quan tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: khiểntrách cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộcthôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình Hành vi của cơ quan hànhchính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệmvụ, công vụ theo quy đinhcủa pháp luật 4. Hình thức khiếu nạiKhiếu nại bằng lời nói thông qua việc trực tiếp trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnKhiếu nại bằng việc gửi đơn đếncơ quan nhà nước có thẩm quyềnNội dung đơn khiếu nại: Ngày tháng năm khiếu nại Tên, địa chỉ người khiếu nại Tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quantổ chức bị khiếu nại Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nạiChữ ký của người khiếu nạiCán bộ có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung và yêu cầu người khiếunại ký vào đơnKhiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức phải được thực hiện bằng đơn5. Thời hiệu giải quyết khiếu nạiGiải quyết khiếu nại lần đầu: 90 ngày (không kể thời gian trở ngại khách quan) kể từ ngày Nhận được quyết định hành chính Biết được có hành vi hành chính(Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ Luật)Giải quyết khiếu nại lần tiếp theo: 30 ngày kể từ ngày Hết thời hạn giải quyết khiếu nại Nhận được quyết định giải quyết lần đầu mà khôngđồng ý (trường hợp vùng sâu, xa, đi lại khó khăn thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày)(Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức thì thời hiệu là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật)6. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nạiQuyền của nguời khiếu nại: Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại; Được khôi phục quyền, lợi ích hợppháp đã bị xâm phạm, được bồithường thiệt hại theo quy định; - Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiệnvụ án hành chính tại Toà án; Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.Nghĩa vụ của nguời khiếu nại: Khiếu nại đến đúng người có thẩmquyền giải quyết;- Trình bày trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giảiquyết khiếu nại; chịu trách nhiệmtrước pháp luật về các nội dung, tài liệu đó;- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định về việc giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.7. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại Quyền của người bị khiếu nại: Đưa ra bằng chứng về tínhhợp pháp của quyết định hànhchính, hành vi hành chính bị khiếu nại; Được nhận quyết định giảiquyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theođối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại Nghĩa vụ của người bị khiếu nại: Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại; thông báobằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửiquyết định giải quyết khiếu nại cho người bịkhiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề việc giải quyết của mình; Giải trình về quyết định hành chính, hành vihành chính bị khiếu nại, cung cấp các thôngtin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền yêu cầu; Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra.Khiếu nại tiếp theo:Cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại lần đầu - Khởi kiện tại Toà ánKhiếu nại lần đầu:Người đã ra quyết định hành chínhNgười có hành vi hành chínhThủ trưởng cơ quan có cán bộ công chứccó hành vi bị khiếu nại8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại9. Thủ tục giải quyết khiếu nạiNgười khiếu nại (trong thời hiệu khiếu nại lần đầu)Người, cơ quan quản lý cán bộ công chức có hành vi bị khiếu nại Thụ lý, nếu không phải nêu rõ lý do (thời hạn 10 ngày) Giải quyết và ra quyết định (thời hạn 30 hoặc 45 ngày đối với trường hợp phức tạp; trường hợp di lại khó khăn thì thời hạn trên là 45 hoặc 60 ngày ). * Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu:- Ngày, tháng, năm ra quyết định;- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;- Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nộidung khiếu nại;- Việc bồi thuờng cho người bị thiệt hại, nếu có;- Quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.9. 1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầuNgười khiếu nại (trong thời hiệu khiếu nại tiếp theo)Cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu:- Thụ lý, nếu không phải nêu rõ lý do (thời hạn 10 ngày) Giải quyết và ra quyết định (thời hạn 45 hoặc 60 ngày đối với trường hợp phức tạp; trường hợp di lại khó khăn thì thời hạn trênlà 60 hoặc 70 ngày ). * Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo:- Ngày tháng năm ra quyết định;- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả thẩm tra xác minh; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyếtkhiếu nại trước đó; Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phân hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;- Việc bồi thuờng cho người bị thiệt hại, nếu có;- Quyền khiếu nại tiếp, nếu là quyết định giải quyết cuối cùng thì ghi rõ.Khởi kiện tại Toà án hành chính9. 2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần tiếp theo9.3. Thụ lý đơn khiếu nạiĐiều kiện để khiếu nại được cơ quan nhà nước thụ lý, xem xét giải quyết- Người khiếu nại có đủ điều kiện của chủ thể khiếu nại;- Việc khiếu nại được thực hiện trong thời hiệu, thời hạn do pháp luật quy định;- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng; - Việc khiếu nại chưa được Toà án thụ lý để giải quyết. Một số lưu ý khi thụ lý đơn khiếu nạiĐối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và đủ các điều kiện quy định thì thụ lý để giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều nguời thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng lẻ để thực hiện việc khiếu nại ;Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và nhưng không đủ các điều kiện thụ lý để giải quyết thì trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết rõ lý do;Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định về thủ tục giải quyết tố cáo;Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cơ quan cấp trên trực tiếp nhận được có trách nhiệm thụ lý để giải quyết.II. Tố cáoKhái niệm: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. 1. Người có quyền tố cáoBất kỳ công dân nào khi biết được hành vi trái pháp luật của cơ quan tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức đều có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời 2. Đối tượng của tố cáoNhững hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Quyền của người tố cáo:- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù Nghĩa vụ của người tố cáo: - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật- Trong đơn tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình3. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáoQuyền của người bị tố cáo:- Được thông báo về nội dung tố cáo; - Được đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sựthật;- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hạido việc tố cáo không đúng gây ra- Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thậtNghĩa vụ của người bị tố cáo: - Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyềnyêu cầu- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền;- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mìnhgây ra.4. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo5. Nguyên tắc giải quyết tố cáoKhông xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký;Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết;Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết;Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.6. Thủ tục giải quyết tố cáoPhân loại và xử lý đơn tố cáo (trong thời hạn 10 ngày), nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì thụ lý, tiến hành các việc sau đây: - Tiến hành xác minh nội dung tố cáo;- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theoquy định của pháp luật khi thấy cần thiết;- Ra kết luận về nội dung tố cáo;- Xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm;- Quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị với cơ quan, tổ chức cá nhân cóthẩm quyền.B. Các quy định về khiếu nại, tố cáo trong Luật công chứng 1. Công chứng - một lĩnh vực đặc thùTính chất công - Công chứng viên được nhà nước (Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm) để thực hiện chức năng công đó là bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch. - Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và hiệu lực thi hành (như văn bản của cơ quan nhà nước có thảm quyền, bản án có hiệu lực của Toà án). Tính chất của một nghề tự do - Công chứng viên thực hiện công chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng do mình thực hiện. - Công chứng viên được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, hình thức tổ chức hành nghề công chứng, tự do tổ chức hoạt động trong+ nội bộ tổ chức hành nghề do mình thành lập; không hưởng lương từ ngân sách mà từ hoạt động nghề nghiệp của mình. 2. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động công chứngQuan hệ giữa công dân - cơ quan nhà nướcQuan hệ giữa cơ quan nhà nước - cơ quan nhà nướcQuan hệ giữa công chứng viên - tổ chức hành nghề công chứngQuan hệ giữa người yêu công chứng - công chứng viên 3. Các quy định về khiếu nại trong Luật công chứngKhoản 3 và 4 Điều 18 về bổ nhiệm công chứng viên;Khoản 2 và 3 Điều 27 về thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng;Điều 63 về khiếu nại đối với việc từ chối công chứng. 4. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng Xác định quan hệ phát sinh khiếu nạiChọn luật điều chỉnh để giải quyết Đối với việc tố cáo trong công chứng được áp dụng theo các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành như đã nêu trên. Giải quyết tố cáo trong hoạt động công chứngGiải quyết tranh chấp Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Toà án để giải quyết tranh chấp đó. Đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.DIEM TUA VANG CO., LTD Address: 308/9A Cach Mang Thang Tam, Ward 10, District 3, HCM City. Tel: 08.35 262 008 - .35 262 068    Hotline: 094 6666 749 – 094 6666 748 Email: info@diemtuavang.com – Web: www.diemtuavang.com Điểm tựa vàng – Điểm tựa thành công!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkhieu_nai_to_cao_trong_cong_chung_442.ppt
Tài liệu liên quan