Khí thải công nghiệp vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần

Hiện cả nước đã có gần 140 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở gần 50 tỉnh, thành trong cả nước và thu hút được hơn 1,2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều điều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc.

Qua số liệu điều tra cho thấy, trong số KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình xử lý nước thải.

Đối với chất thải rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại một cách an toàn về môi trường.

Về khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là bụi, SO2, NO2, CO. Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần. Cá biệt, có một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần; công nghiệp khai thác than, các nhà máy luyện kim vượt từ 5 đến 125 lần; khai thác và chế biến khoáng sản như than đá, apatit, cao lanh vượt từ 10 đến 15 lần; các nhà máy cơ khí, đóng tàu vượt khoảng 10 đến 15 lần; các nhà máy dệt, may vượt từ 3 đến 5 lần.

Tại một số khu vực dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO, NO2 đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Việc xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực và ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khí thải công nghiệp vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khí thải công nghiệp vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần  Cập nhật: 3:39 PM, 28/12/2007 Hiện cả nước đã có gần 140 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở gần 50 tỉnh, thành trong cả nước và thu hút được hơn 1,2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều điều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc. Qua số liệu điều tra cho thấy, trong số KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình xử lý nước thải. Đối với chất thải rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại một cách an toàn về môi trường. Về khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là bụi, SO2, NO2, CO... Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần. Cá biệt, có một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần; công nghiệp khai thác than, các nhà máy luyện kim vượt từ 5 đến 125 lần; khai thác và chế biến khoáng sản như than đá, apatit, cao lanh vượt từ 10 đến 15 lần; các nhà máy cơ khí, đóng tàu vượt khoảng 10 đến 15 lần; các nhà máy dệt, may vượt từ 3 đến 5 lần. Tại một số khu vực dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO, NO2 đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Việc xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực và ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Xử lý khí thải từ các lò thiêu đốt chất thải Khí thải từ các lò đốt rác y tế rất độc hại. Cần đạt trên 1.000 độ C mới triệt tiêu hoàn toàn dioxin. Gần đây, ở nước ta, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế bằng phương pháp thiêu đốt được áp dụng khá phổ biến, tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là phải xử lý khí thải như thế nào, nhất là các lò thiêu đốt chất thải độc hại. Thạc sĩ Phạm Văn Hải và cộng sự (Viện Nghiên cứu bảo hộ lao động) đã có giải pháp cho vấn đề này. Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải và giảm nhỏ thể tích. Hiện nay, rác thải đô thị do có độ ẩm lớn, rác có nguồn gốc hữu cơ cao, tỷ lệ chất rắn cao khó thiêu đốt nên chủ yếu là xử lý chôn lấp. Tuy nhiên loại rác độc hại như rác y tế hoặc rác công nghiệp thì cần áp dụng phương pháp thiêu đốt bởi nếu chôn lấp sẽ gây nên ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước. Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò thiêu, nhóm nghiên cứu đã phân loại theo công suất nhỏ, trung bình và lớn. Lò đốt công suất nhỏ Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 kg/ngày, có thể ứng dụng công nghệ xử lý gồm thiết bị venturi thấp áp, tháp đệm, quạt khói, bơm, bể tuần hoàn và hệ thống van gió. Nguyên lý làm việc là: Khói lò sau khi ra khỏi buồng thứ cấp qua van gió, đi vào thiết bị venturi để lọc bụi đồng thời hạ nhiệt độ. Từ venturi, nước và khí chuyển sang tháp lọc. Cấu tạo của tháp lọc gồm lớp đệm bằng khâu sứ, giàn phun nước và bộ tách nước. Tại tháp, một phần nước cùng với bụi sẽ chảy xuống bể lắng còn khí sẽ đi ngược lên qua lớp đệm, nơi nó được hạ nhiệt độ, lọc phần bụi còn lại và các chất khí như SO2, HCl. Chất ô nhiễm được nước hấp phụ chảy xuống bể lắng, còn không khí sạch sẽ được đẩy vào ống khói qua quạt và thải vào khí quyển. Thiết bị xử lý khí thải lò thiêu này có thể lắp bổ sung vào hệ thống lò thiêu mà không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của thiết bị lò. Khi cần thiết có thể bổ sung hóa chất vào bể để xử lý khí độc hại. Lò đốt công suất lớn Với lò thiêu có quy mô xử lý trên 1.000 kg/ngày, thường được thiết kế hoàn chỉnh và đồng bộ từ khu vực tập kết rác, lò đốt, thiết bị xử lý, khu vực lấy tro, buồng điều khiển trung tâm... Phần nhiều các khâu được cơ giới hóa hoặc tự động hóa. Nhiệt độ thiêu đốt trung bình của loại lò này lớn hơn 1.000 độ C, thời gian lưu khí 1-2 giây. Hệ thống xử lý khí thải bao gồm: Thiết bị lọc bụi (lọc khô dạng túi vải hoặc tĩnh điện) và thiết bị lọc khí độc như SO2, HCl (dùng vôi bột và than hoạt tính). Các chất này được phun vào buồng hòa trộn sau đó thu lại bằng thiết bị lọc bụi để tuần hoàn. Vôi có tác dụng hấp phụ các khói axít, than hoạt tính hấp phụ dioxin và furan. Hệ thống xử lý còn được lắp các thiết bị báo nhiệt độ, nồng độ một số loại khí như carbon để giám sát chất lượng khí thải và hiệu quả phân hủy của lò. Lò đốt công suất trung bình Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 đến 1.000 kg/ngày có thể dùng loại đáy tĩnh, có cấu tạo nhiều loại buồng đốt, nhiệt độ buồng đốt khí đạt trên 1.000 độ C. Thời gian lưu của khí trong buồng đốt từ 1-2 giây. Hệ thống xử lý khí thải về nguyên tắc cùng nguyên lý với lò công suất lớn đã giới thiệu ở trên. Xử lý chất thải rắn độc hại bằng phương pháp thiêu đốt vẫn là biện pháp chưa thay thế được vì nó có nhiều ưu điểm. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý và nghiên cứu áp dụng các công nghệ phụ nhằm xử lý khí thải từ lò thiêu đốt sẽ giúp cho quá trình xử lý hoàn thiện hơn, bảo vệ tốt môi trường không khí. Hoạt động của bộ trung hòa khí thải Xe hơi là một phương tiện hữu dụng nhưng cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Để góp phần làm giảm lượng khí thải độc hại, các nhà sản xuất ôtô đã chế tạo ra một thiết bị trung hòa khí thải (catalytic converter) đang được sử dụng rộng rãi. Vị trí của bộ trung hòa khí thải đặt trên xe hơi. Chính những bộ trung hòa khí thải này là biện pháp giúp các hãng xe trên thế giới đáp ứng được những quy định ngày càng khắt khe về môi trường tại nhiều quốc gia. Để làm giảm lượng khí thải, những chiếc xe hiện đại rất chú trọng tới việc kiểm soát lượng nhiên liệu đốt cháy trong động cơ. Các kỹ sư cố gắng giữ tỷ lệ hỗn hợp không khí và nhiên liệu ở gần điểm lý tưởng nhất. Trên lý thuyết, nếu đạt tới tỷ lệ này, nhiên liệu sẽ được đốt cháy hoàn toàn. Tỷ lệ tối ưu giữa xăng và không khí là 14,7:1, có nghĩa là để đốt hết một pound xăng (một pound khoảng bằng 0,45 kg), cần 14,7 pound không khí. Tỷ lệ xăng khí trên thực tế thay đổi tùy theo khi lái xe. Đôi khi hỗn hợp này có thể cao hơn 14,7 hoặc có thể thấp hơn (nhiều xăng hơn cần thiết). Quy định về khí thải cao nhất trên thế giới hiện nay là tiêu chuẩn Euro IV. Hiện Trung Quốc đang thực hiện tiêu chuẩn Euro II trên toàn quốc đối với xe hơi, dự kiến sẽ áp dụng Euro III từ năm 2008. Trong khi đó, các thành phố lớn như Thượng Hải hay Bắc Kinh đã thực hiện Euro II từ đầu năm 2003. Việt Nam chưa có quy định bắt buộc về khí thải với ôtô, xe máy sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Một trong số xe hiếm hoi được giới thiệu đạt tiêu chuẩn về khí thải euro III là Fiat Albea của công ty Mekong. Trong lượng khí mà một chiếc xe thải ra, bao gồm các khí sau: - Khí nitrogen (ký hiệu N2, tức là nitơ): phần lớn đi thẳng qua động cơ xe. - Carbon dioxide (CO2): sản phẩm của quá trình đốt cháy trong động cơ, do carbon trong nhiên liệu hòa trộn với oxy trong không khí. - Hơi nước (H2O): cũng sinh ra từ quá trình đốt trong động cơ, do sự kết hợp giữ hydro trong nhiên liệu với oxy trong không khí. Các chất trên không gây hại, dù CO2 góp phần làm nóng trái đất. Nhưng do quá trình cháy không bao giờ diễn ra hoàn hảo (không cháy hết nhiên liệu), từ đó mà một lượng chất có hại được sản sinh, gồm: - Carbon oxide (CO): một khí độc không màu và không mùi. - Hydrocarbon hay chất tổng hợp hữu cơ dễ bay hơi (VOC): sinh ra chủ yếu từ nhiên liệu cháy chưa hết. Ánh sáng mặt trời tác động tới những khí này, tạo ra các chất oxy hóa, phản ứng với oxide nitrogen (oxit nitơ) tạo ra ozone (O3), thành phần chủ yếu có trong sương mù. - Nitrogen oxide (nitơ oxit, NO và NO2, cùng gọi là NOx) góp phần tạo nên hiện tượng sương mù và mưa axit, đồng thời tác động xấu tới màng nhầy não người. Đó chính là 3 chất có trong khí thải xe hơi mà nhiệm vụ của bộ trung hòa khí là làm giảm tối đa lượng khí này thoát ra môi trường. A. Reduction catalyst. B. Oxidization catalyst. C. Lớp lọc bằng ceramic bên trong. Đa số các xe hiện đại được trang bị bộ lọc 3 lớp. Chúng tập trung vào việc làm giảm lượng phân tử phân tử carbon monoxide, VOC và NOx có trong khí thải. Bộ trung hòa khí sự dụng hai lớp xúc tác, một làm giảm khí thải và một và oxy hóa chúng. Cả hai bao gồm cấu trúc ceramic được tráng phủ một lớp kim loại, thường là platinum, rhodium, và/hoặc palladium. Người ta cố gắng tạo ra bề mặt tiếp xúc lớn nhất giữa lớp ceramic với dòng khí thải chạy ngang, trong khi giảm xuống tối thiểu lượng chất xúc tác (catalyst) cần dùng vì giá thành rất đắt. Một bộ trung hòa khí thải 3 lớp có cấu trúc như sau: Lớp xúc tác thứ nhất (the Reduction Catalyst): lớp lọc đầu tiên của bộ trung hòa khí thải. Nó sử dụng platinum và rhodium để làm giảm khí NOx. Khi một phân tử NO hay NO2 tiếp xúc với lớp xúc tác, nguyên tử nitrogen sẽ bị tách ra khỏi phân tử, bám lại trên bề mặt lớp xúc tác. Các nguyên tử nitrogen kết hợp với nhau, tạo ra N2. (2NO => N2 + O2 hoặc 2NO2 => N2 + 2O2). Lớp xúc tác oxy hóa (the Oxidization Catalyst): đây là lớp lọc thứ nhì. Nó làm giảm lượng hydrocarbon và carbon monoxide bằng cách đốt cháy (oxy hóa) chúng nhờ platinum và palladium. Lớp này giúp CO và hydrocarbon phản ứng với lượng oxy còn lại trong khí thải ra (2CO + O2 => 2CO2). Đóng vai trò quan trọng trong việc biến khí độc hại thành các chất khí không ảnh hưởng đến môi trường là oxy. Lượng oxy này được điều chỉnh bởi máy tính. Lớp thứ ba chính là hệ thống kiểm soát dòng khí thải và sử dụng thông tin này để điều chỉnh hệ thống phun nhiên liệu. Một cảm biến không khí gắn giữa bộ trung hòa khí và động cơ (gần động cơ hơn). Cảm biến này thông báo cho máy tính về lượng không khí còn lại trong khí thải ra. Lớp xúc tác làm bằng ceramic. Máy tính sẽ tăng hoặc giảm lượng oxy trong khí thải bằng cách điều chỉnh tỷ lệ hỗn hợp khí và nhiên liệu. Sơ đồ kiểm soát này cho phép máy tính đảm bảo rằng tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu - khí trong động cơ gần đạt mức tối ưu. Và nó cũng đảm bảo đủ lượng oxy trong khí thải để cho phép sự lớp xúc tác oxy hóa đốt cháy lượng hydrocarbon và CO còn thừa sau kỳ nổ trong động cơ. Bộ trung hòa khí có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm sự ô nhiễm, và về thực chất, hiệu quả của nó còn có thể tăng hơn nữa. Một thiếu sót lớn nhất của hệ thống này nó chỉ làm việc tại một nhiệt độ đủ cao. Thời điểm khởi động xe sau một đêm trời lạnh, bộ trung hòa khí gần như không hoạt động. Giải pháp đơn giản cho vấn đề này là gắn nó gần động cơ hơn nữa. Tức là đưa khí thải tới bộ trung hòa khí nhanh hơn. Nhưng điều đó lại dẫn đến việc làm giảm tuổi thọ của bộ catalytic converter. Hiệu ứng sốc nhiệt (giống như khi ta đổ nước nóng vào một cốc thủy tinh) sẽ ảnh hưởng tới chất liệu ceramic. Chất liệu này còn bất tiện ở chỗ không thể làm mỏng lớp bề mặt xúc tác như ý muốn, vừa không tăng được diện tích tiếp xúc với khí thải, vừa gây cản trở đối với luồng khí thoát ra. Để thay thế lớp ceramic, hiện nay người ta đã chế tạo được bộ lọc sử dụng kim loại, chịu nhiệt tốt hơn. Làm nóng bộ trung hòa khí thải trước khi khởi động xe là một biện pháp khác để giảm tối thiểu những chất khí độc hại. Cách đơn giản nhất là sử dụng điện để sưởi. Có điều, hệ thống điện 12V trên phần lớn xe ôtô hiện nay không cung cấp đủ năng lượng để làm nóng bộ catalytic converter ở thời gian cần thiết. Ít ai có thể chờ được thời gian vài phút để cho bộ trung hòa khí kịp nóng trước khi khởi động xe. Những chiếc xe hybrid hiện nay, gắn một động cơ xăng thông thường với một động cơ điện, cho phép giải quyết khó khăn này một cách dễ dàng.  Biến khí thải độc hại thành vô hại bằng kỹ thuật ôxy hóa khử Hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy hóa chất Tân Bình - TP Hồ Chí Minh. Đó là công trình nghiên cứu vừa được công bố của Tiến sĩ Lê Văn Tiệp (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - TP HCM). Thiết bị xử lý này phù hợp với các lò đốt rác thải y tế, công nghiệp, và có thể gắn vào ống xả xe hơi, xe gắn máy... Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Tiệp (Phân viện Khoa học vật liệu tại TP HCM, thuộc Trung tâm KHTN và CNQG) có tên Khử ôxit nitơ trên xúc tác với sự có mặt của hydro carbon trong hỗn hợp phản ứng. Ôxit nitơ, với hơn 90% là NO và NO2 (ký hiệu là NOx) là những chất khí độc gây hại cho sức khỏe con người, một trong những tác nhân gây mưa axit và phá hủy tầng ozone của khí quyển. Nguồn chính tạo thành ôxit nitơ là các động cơ đốt trong và các lò đốt làm việc ở nhiệt độ cao. Theo Tiến sĩ Tiệp, trong khi những tiến bộ khoa học trên thế giới đã giúp loại lưu huỳnh khỏi dầu mỏ, làm giảm SO2, thì ô nhiễm ôxit nitơ - một dạng nguy hiểm không kém, đang trở nên nghiêm trọng và chưa có biện pháp loại trừ tận gốc. Mặt khác, so với các khí độc hại khác như ôxit carbon, hydro carbon, muội than... thì ôxit nitơ khó xử lý hơn. Ở nước ta tới nay, kể cả công trình của Tiến sĩ Tiệp, mới chỉ có hai nghiên cứu trong lĩnh vực này.  Thông thường, người ta xử lý khí thải bằng hấp phụ (dùng than hoạt tính) hoặc hấp thụ (dùng nước hoặc một dung dịch nước) để giữ lại các chất độc. Cách này có hạn chế là không triệt để, chỉ có tác dụng nhất thời mà thực ra các chất độc vẫn còn nguyên, không hề bị thay đổi tính chất hóa học. Hơn nữa, các chất hấp phụ nhanh chóng mất hoạt tính do đã bão hòa, và không còn tác dụng loại bỏ chất độc nữa. Nguy hại hơn nữa là phương pháp này đã chuyển chất thải khí thành chất thải rắn và lỏng, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Phương pháp của Tiến sĩ Tiệp khắc phục được những nhược điểm trên: Ông dùng phản ứng ôxy hóa khử để biến khí độc thành không độc.  Cụ thể của việc xử lý này có hai nội dung: 1. Chuyển C, CO, COV (hợp chất hữu cơ bay hơi) về CO2 không độc bằng phản ứng ôxy hóa, nghĩa là đốt cháy với sự có mặt của ôxy; 2. Chuyển NOx về ôxy và nitơ, là phản ứng khử ngược lại với phản ứng trên. Hai quá trình này phải thực hiện đồng thời. Vì thế, phải tìm một "khoảng" cho phép để chỉnh nồng độ ôxy sao cho cả hai quá trình đều cùng thực hiện được, đồng thời tìm chất xúc tác thích hợp. Cả hai việc đều đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại. Chính vì thế, ở Việt Nam rất khó làm, lĩnh vực này hầu như còn bỏ ngỏ. Theo Tiến sĩ Tiệp, việc áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, rất phù hợp cho các lò đốt rác thải y tế, lò đốt rác thải công nghiệp. Nhiều đơn vị đã đến đặt hàng lắp ráp thiết bị khử ở Phân viện Khoa học vật liệu, trong đó có: Bệnh viện Sóc Trăng, Trung tâm Lao và bệnh phổi Tiền Giang, Nhà máy Nông dược Tiền Giang... Thiết bị xử lý khí thải bằng xúc tác do Phân viện chế tạo cũng rất phù hợp cho nhiều loại xe, kể cả xe gắn máy. Tiến sĩ Tiệp cho biết, các nước trên thế giới đều có ống xả xúc tác xử lý khí thải xe hơi, cho nên họ không phải... bịt mặt khi ra đường như ở ta.  Phân tử CO2 được tạo thành như thế nào? Lần đầu tiên người ta quan sát được sự tạo thành phân tử CO2 ở cấp độ vi mô. Điều đó không những giúp người ta hiểu rõ hơn phản ứng hóa học quan trọng này, mà còn giúp tối ưu hóa việc xử lý khí thải ôtô, làm trong sạch không khí hay làm các đầu dò hóa học. Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Wilson Ho, Đại học California ở Irvine (Mỹ), đã sử dụng kính hiển vi đặc biệt để nghiên cứu sự tạo thành phân tử CO2 từ phân tử CO và ôxy nguyên tử dính trên bề mặt kim loại (trong thí nghiệm là bạc). Thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Người ta dịch một phân tử CO tới hai nguyên tử ôxy dính trên bề mặt bản kim loại. Hình 1 (H1) cho thấy một phân tử CO cô lập dính trên bề mặt bản kim loại. Hình 2 (H2) cho thấy một phân tử CO được đặt gần hai nguyên tử ôxy. Quan sát cho thấy, khi phân tử CO dịch đến khoảng cách 1,78 angstrom (1angstrom =10 mũ -10 mét), phức hợp O-CO-O được tạo thành. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được phức hợp này. Bằng cách tạo ra một hiệu điện thế để truyền electron vào phức hợp này, người ta đưa nó lên một trạng thái năng lượng cao hơn, và do đó, kém bền vững hơn. Phức hợp sẽ tự động phân hủy thành phân tử CO2 và ôxy nguyên tử. Thực tế, các va chạm của chuyển động nhiệt của các phân tử (trong động cơ ô tô) sẽ kích thích phân tử lên mức năng lượng cao hơn của electron. Thí nghiệm 2. Thí nghiệm 2: Người ta hạ đầu dò có dính phân tử CO xuống (H1), phản ứng với một nguyên tử ôxy (H2). Phân tử CO được nhả ra khi người ta đặt một hiệu điện thế giữa đầu dò và bản kim loại. Cuối cùng, chỉ còn lại một nguyên tử ôxy đính trên bản kim loại (H3). Những thí nghiệm này chứng tỏ phân tử CO chỉ phản ứng với ôxy nguyên tử trên bề mặt bản kim loại mà thôi.  Công nghệ mới thu CO2 từ ống khói Khí CO2 thoát lên rất mạnh làm nước trào ra khỏi cốc. Tờ New York Times, hôm qua (18/6), cho biết, Mỹ đang thử nghiệm rộng rãi công nghệ mới trong việc xử lý khí thải CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Theo đó, khí CO2 sẽ được hút trực tiếp từ ống khói trước khi nó kịp thoát vào không khí. “Chúng ta có cơ sở tin rằng, công nghệ mới sẽ đóng góp lớn cho việc giải quyết vấn đề khí thải, nhất là kỹ thuật hút, giữ và xử lý biệt lập khí carbon ”, Tổng thống Bush nói. Trước nay, những nỗ lực giải quyết khí thải CO2 tập trung theo 2 hướng: Thứ nhất là thay thế nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng khác không sản sinh CO2, như năng lượng hạt nhân, nhiệt mặt trời hoặc sức gió. Thứ hai là ưu tiên sản xuất các phương tiện hoặc vật dụng tiêu thụ ít năng lượng, hoặc dùng điện thay cho khí đốt, ví dụ ôtô điện, xe điện… Các biện pháp này tuy hạn chế khối lượng khí CO2 thải ra, nhưng vẫn chưa triệt để, bởi lượng khí thải thoát ra từ các ống khói nhà máy hiện nay vẫn là quá lớn. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ hút khí CO2 trực tiếp từ ống khói, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là hướng giải quyết cho tương lai. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới còn đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do giá thành xử lý quá đắt. Giá xử lý một tấn khí thải CO2 hiện là 2,75 USD, nhưng với công nghệ này, mức giá lên cao gấp 15-20 lần. Một vấn đề nữa là nên cất giữ khí thải ở đâu? Theo các chuyên gia, nếu thế giới vẫn tiêu thụ nhiên liệu khí đốt như hiện nay thì các “bãi thải ngầm” (chôn khí CO2) dưới lòng đất sẽ đầy ắp trong vòng mấy chục năm nữa. Hiện nay hàng năm có khoảng 25 tỷ tấn khí carbon (tức 25 triệu tấn/ngày) được dẫn xuống biển. Đa số các nhà khoa học cho rằng, đây là một biện pháp khá an toàn. Tuy nhiên, các nhà môi trường cảnh báo, khí CO2 có thể gây hại cho các sinh vật sống ở đáy biển, vì làm cho nước ở đó chua hơn. Mặt khác, nếu sơ suất, có thể mấy trăm năm nữa, lượng khí CO2 khổng lồ bị "nhốt" dưới đáy biển sẽ bùng thoát lên. Một thảm hoạ loại này đã xảy ra năm 1986 ở Cameroon, khi lượng khí CO2 tích tụ hàng nghìn năm từ đáy hồ Nyos đột ngột thoát lên, dìm chết 1.700 người. (Theo Vnexpress) [ In ]  [ Lên đầu trang ]  [ Quay lại ]      “Thuần hoá” những chiếc hồ giết người Nước chứa khí CO2 phun trên hồ Nyos.  Tối 21/8/1986, một đám mây cácbonic khổng lồ phun lên từ lòng hồ Nyos trên vùng núi phía tây bắc Cameroon. Dòng khí chết người và nặng nề này từ từ trườn xuống những ngọn đồi, tràn vào các thung thũng và làng mạc, làm ngạt thở tất cả các sinh vật sống trên đường đi của nó. 1.700 người đã chết vào buổi sáng hôm sau. Do đợt phun trào này và một đợt vào năm 1984 tại hồ Monoun, cách Nyos 59 dặm về phía đông nam, người dân trong vùng luôn phải sống trong lo sợ rằng những chiếc hồ này sẽ tiếp tục giết người. Trên thực tế, lượng khí độc trong hai hồ, thực chất là khí CO2, hiện còn nhiều hơn cả trước khi sự phun trào xảy ra. Giải pháp cho “bom nổ chậm” Đến nay, một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã bước đầu tháo được “ngòi nổ” hồ Nyos bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới hồ, cho phép thứ nước giầu khí CO2 tại đáy hồ sủi bọt lên và giải phóng bớt CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất dưới đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học tại Cơ quan Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: “Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”. Ngoài việc đặt hệ thống đường ống khử khí độc, các nhà khoa học còn lắp một hệ thống cảnh báo sớm trên mỗi hồ. Khi nồng độ CO2 tăng cao, còi báo và ánh sáng nhấp nháy sẽ hoạt động, báo động cho người dân sống trong vùng có thể chạy thoát. Mặc dù vậy, nguy hiểm chưa hẳn đã hết. Theo các nhà khoa học, hồ Nyos vẫn còn chứa lượng khí CO2 khổng lồ và một đường ống đơn độc không đủ để giải phóng hết chúng. Cần có từ 4-5 đường ống tương tự để loại bỏ mối nguy hiểm ở đây cũng như tại hồ Monoun. Núi lửa làm tích tụ khí dưới đáy hồ Hồ Nyos và hồ Monoun là những hồ trên miệng núi lửa, hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa và do tích tụ nước mưa. Trong hầu hết các hồ loại này, những tầng nước luân chuyển từ trên mặt xuống đáy hồ và ngược lại theo chu kỳ. Trong quá trình đó, các khí từ lòng đất xâm nhập vào đáy hồ cuối cùng sẽ được giải phóng ra bầu khí quyển. Nhưng hồ Nyos, hồ Monoun và hồ Kivu ở Đông Phi lại không giống như vậy. Các lớp nước không có sự luân chuyển trên dưới và vì vậy các khí độc khi xâm nhập đáy hồ sẽ bị “khoá” chặt tại đây. Sau đó, khi một cơn bão hay một vụ lở đất xảy ra, khiến một khối lượng lớn nước bề mặt chìm xuống dưới, đẩy nước dưới đáy hồ đi lên. Khí độc từ trạng thái hoà tan sẽ thoát ra ngoài, giống như các bọt khí nổi lên khi một chai nước khoáng bị mở nắp. Trong vụ hồ Nyos vào năm 1986, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80 m, di chuyển với tốc độ 45 dặm mỗi giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 12 dặm. Ước tính hồ đã nhả ra khoảng 1 km3 khí CO2, đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám mây khí này nhỏ hơn, nhưng cũng đủ làm 37 người thiệt mạng. Trang chủ Chính trị Công đoàn Xã hội Kinh tế Pháp luật Quốc tế Thể thao Văn hoá Công nghệ Thông tin Khoa học Môi trường Tin tức-Sự kiện Môi trường quanh ta Vấn đề hôm nay Ý kiến Hỏi & đáp Phóng sự Trang Việc làm Bạn đọc viết Tấm lòng vàng Hồ sơ Lao Động cuối tuần Báo Xuân 2008 Trang quảng cáo Đăng ký tin thư   Email của bạn       Quảng cáo Việc làmKết bạnTìm đườngTrí tuệ Việt NamTìm đồng độiLiên hệ Quảng cáoPhiên bản cũ Trang nhất > Môi trường > Tin tức-Sự kiện Lưu để đọc sau  Email bài này Bản in  Ý kiến bạn đọc Quảng Nam: "Trắng" hệ thống xử lý nước thải tất cả khu, cụm CN Lao Động số 52 Ngày 07/03/2008 Cập nhật: 12:11 AM, 07/03/2008 (LĐ) - Tin từ UBND tỉnh ngày 6.3: Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp (CN) và 23 cụm CN đang hoạt động sản xuất, nhưng đều chưa có hệ thống xử lý nước thải CN. Riêng 5 khu CN, lượng nước thải khoảng 6.000m3/ngày, nhưng chỉ mới có Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc đang trong quá trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 2.500m3/ngày, dự kiến đầu quý II/2009 mới vận hành. Giảm khí thải, được trả tiền Một nhà máy ximăng xả khói thải mù mịt vào môi trường, nếu nhà máy bỏ tiền đầu tư xử lý làm giảm lượng khí thải trên không chỉ có lợi cho chính mình mà còn có thể nhận được tiền, từ cơ chế mua bán lượng khí thải trên thị trường thế giới. Tương tự, các nhà máy gốm sứ ở Bình Dương hiện nay, nếu thay củi, than đá đốt lò nung bằng khí gas, cũng có thể nhận được tiền. Hay một nhà đầu tư, bỏ tiền ta xây dựng một nhà máy phát điện bằng sức gió mà “nguyên liệu” này quá thừa thãi ở Việt Nam, ngoại việc thu được tiền bán điện, cũng có thể nhận được tiền… từ các nước giàu, nhờ dùng sức gió, thay vì dùng nhiên liệu tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Giảm khí thải… có tiền Theo Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào năm 2005 mà Việt Nam tham gia phê chuẩn vào năm 2002, có 6 loại khí gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Mỗi tấn CO2 tương đương một đơn vị tín chỉ giảm phát thải CER (Certified Emission Reductions), các loại khí còn lại quy đổi ra CO2. Nghị định cũng đưa ra cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước phát triển như EU là 8%, Mỹ 7%, Nhật 6%. Thế nhưng, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường Việt Nam (RCEE), việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở các nước phát triển rất khó khăn và tốn kém hơn các nước đang phát triển như trường hợp của Việt Nam. Và do vậy các nước này mới bỏ tiền đầu tư công nghệ và mua lượng giảm khí thải ở các nước đang phát triển để đạt chỉ tiêu giảm phát thải theo cam kết của Nghị định thư Kyoto. Nội dung cơ bản của CDM theo Nghị định thư Kyoto: Các nước phát triển, bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân, đưọc phép tự thực hiện các dự án đầu tư cuả mình ở các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, các nước phát triển đầu tư các dự án CDM có thể được tính lượng giảm phát thải cuả dự án cho mình, còn các nước đang phát triển-nơi thực hiện dự án- có thể bán chỉ tiêu giảm phát thải cho các nước phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn bán tín chỉ CER thì các doanh nghiệp phải tham gia cơ chế phát triển sạch CDM (viết tắt của Clean Development Mechanism Projects), phải chứng minh doanh nghiệp của mình giảm được các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chứ không phải doanh nghiệp nào tự giảm khí thải cho mình đều có thể bán. Ngoài việc doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất-đang được Chính phủ bắt buộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doco_nhiem_mt_.doc
Tài liệu liên quan