Chuyện lủng củng nội bộ ở một số CTCK giống như những cuộc
“hôn nhân” vội vàng, không lường định hết những lúc thị trường
“nóng, lạnh” bất thường.
Câu chuyện trước đây khi thị trường chứng khoán còn sôi động,
một nhóm doanh nghiệp cùng ngành nghề rủ nhau lập công ty
chứng khoán (CTCK) với mục đích “để có chỗ anh em kiếm thêm
tiền, đồng thời gắn kết thân tình”.
Khi thành lập, mọi người còn so bì chuyện góp vốn, cuối cùng
phải giải quyết tranh chấp bằng cách bốc thăm. Và câu chuyện
đầu tư trái ngành không có vấn đề gì x ảy ra khi thuận buồm xuôi
gió, nhưng khi thị trường đảo chiều, mọi chuyện cũng xoay 180
độ
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khi tất cả không nhìn về một hướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi tất cả không
nhìn về một hướng
Chuyện lủng củng nội bộ ở một số CTCK giống như những cuộc
“hôn nhân” vội vàng, không lường định hết những lúc thị trường
“nóng, lạnh” bất thường.
Câu chuyện trước đây khi thị trường chứng khoán còn sôi động,
một nhóm doanh nghiệp cùng ngành nghề rủ nhau lập công ty
chứng khoán (CTCK) với mục đích “để có chỗ anh em kiếm thêm
tiền, đồng thời gắn kết thân tình”.
Khi thành lập, mọi người còn so bì chuyện góp vốn, cuối cùng
phải giải quyết tranh chấp bằng cách bốc thăm. Và câu chuyện
đầu tư trái ngành không có vấn đề gì xảy ra khi thuận buồm xuôi
gió, nhưng khi thị trường đảo chiều, mọi chuyện cũng xoay 180
độ.
Từ chỗ thâm giao, thâm tình nay chính công ty chứng khoán lại
trở thành nơi gây ra những mối bất hòa. Không chỉ có nhóm
doanh nghiệp trên rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” mà rất nhiều
CTCK hiện nay cũng đang rơi vào trường hợp tương tự. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự rạn nứt đó.
Thiếu tầm nhìn chiến lược
Sự thua lỗ của các CTCK được các chuyên gia tài chính cho
rằng, một phần do ban lãnh đạo đưa ra chiến lược quá hời hợt,
trong khi lĩnh vực này đòi hỏi chất lượng phục vụ, chi phí đầu tư
cao.
Đầu tư ở đây phải được hiểu là chi tiêu liên tục cho hệ thống
quản trị, chất lượng phục vụ và hệ thống nhân sự giàu kinh
nghiệm làm việc một cách bài bản. Nghĩa là khi chi phí đầu tư đó
tăng, tỷ lệ thuận theo đó là sự hài lòng của nhà đầu tư, danh mục
khách hàng trung thành và dịch vụ hoàn chỉnh về công nghệ quản
trị, công nghệ phục vụ.
Thường thì để đạt được những yếu tố trên, các CTCK phải có
chiến lược lâu dài, tối thiểu năm năm mới có thể đạt được một vị
trí tương đối trong thương trường… và chi cả 100 tỉ đồng cũng là
chuyện thường.
Nếu ngay từ khi thành lập, ban lãnh đạo các CTCK có được sự
chuẩn bị tốt về nguồn lực, xác định được lộ trình và chỉ tập trung
vào dịch vụ thì không có chuyện bị động như trong thời gian vừa
qua.
Đằng này ở nhiều CTCK, ban lãnh đạo quá coi trọng phát triển
doanh số, đặc biệt khi thị trường chứng khoán toàn “màu hồng”,
việc tiếp cận các khoản đầu tư khá dễ dàng và khả năng sinh lợi
khá cao từ mảng tự doanh.
Một số CTCK khác kêu gọi đối tác chiến lược trong và ngoài
nước tham gia góp vốn một cách dễ dàng, lợi nhuận thu được
khá cao khiến nhiều tổ chức cá nhân bị choáng ngợp. Và kết quả
là số lượng CTCK mới thành lập rộ lên như nấm sau mưa.
Nhưng thực tế kinh doanh chứng khoán không đơn giản. Một số
CTCK ra đời sau này không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
chứng khoán, không có khả năng dự báo tốt, thẩm định kỹ lưỡng
các danh mục đầu tư, dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan.
Khi thị trường suy giảm một cách nhanh chóng và bất ngờ như
năm 2008, nhiều công ty không có phương án cắt lỗ rõ ràng, kịp
thời để bảo toàn vốn, dẫn đến lỗ chồng lỗ.
Thua lỗ dẫn đến mâu thuẫn
Việc gấp gáp ra đời của hàng loạt CTCK trước đây dẫn đến
người giỏi trong ngành trở nên khan hiếm. Những công ty ra sau
muốn lôi kéo người giỏi chỉ còn cách đề nghị một khoản lương
hậu hĩnh đi kèm các chính sách đãi ngộ hấp dẫn khác.
Có những ông chủ còn chấp nhận mời cả những người chưa có
chút kinh nghiệm gì trong lĩnh vực chứng khoán về làm tổng giám
đốc, miễn là người đó từng làm việc ở ngân hàng hay công ty
bảo hiểm.
Nhưng nay khó khăn nguồn thu từ phí cầm cố repo, môi giới, tư
vấn, bảo lãnh phát hành… không đủ để trang trải cho các khoản
chi phí cố định hàng tháng. Các khoản lương bổng cao ngày
trước trở thành gánh nặng đối với hội đồng quản trị (HĐQT) vì
ban điều hành không đảm bảo đủ doanh thu được giao.
Bên cạnh đó, ở một số công ty chứng khoán do không chuyên
nghiệp, thiếu sự phân chia rõ quyền hạn và trách nhiệm của các
thành viên trong HĐQT và tổng giám đốc dẫn đến sự lấn sân
nhau trong công việc điều hành, đưa đến nhiều quyết định đầu tư
khá rủi ro.
Đến khi thị trường suy giảm một cách nhanh chóng và bất ngờ,
công ty lâm vào cảnh khó khăn, HĐQT và ban điều hành thay vì
cùng ngồi lại để tìm ra giải pháp lại chỉ lo mổ xẻ chuyện đúng sai,
ai là người quyết định những khoản đầu tư gây thua lỗ. Các
thành viên trong HĐQT bất đồng ý kiến, quay sang trách móc lẫn
nhau, người muốn đi đường dài, kẻ muốn bỏ cuộc.
Có người ví chuyện lủng củng nội bộ ở một số CTCK giống như
những cuộc “hôn nhân” vội vàng, không lường định hết những lúc
thị trường “nóng, lạnh” bất thường. Khi kết quả kinh doanh không
đạt như kỳ vọng thì mâu thuẫn phát sinh, sự ra đi của tổng giám
đốc là điều khó tránh khỏi.
Để tồn tại, một số CTCK buộc phải tính toán lại chiến lược phát
triển sao cho phù hợp với nguồn lực tài chính của mình. Điều này
đòi hỏi các công ty phải tận dụng người có năng lực, quản trị phải
hiệu quả.
Và quan trọng hơn là từ hai phía những ông chủ và người làm
thuê phải có cùng một tầm nhìn chung về dài hạn thì công ty mới
có khả năng trụ lại được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khi_tat_ca_khong_nhin_ve_mot_huong.pdf