Khi bé yêu sợ hãi

Vòng tay cha mẹ sẽ giúp bé yêu thêm vững tâm để vượt

qua nỗi ám ảnh. Bài viết gợi ý cho bạn những cách vượt

qua nỗi sợ hãi một cách nhẹ nhàng cùng với bé yêu.

Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do –bóng tối cơn

gió lạnh thậm chí là bạn thú nhồi bông mà bé vốn yêu

thích. Cũng có thể là bởi bé đã trải qua một tình thế nguy

hiểmvà cảm giác sợ hãi đeo bám hàng ngày hàng tuần sau

đó. Cho dù bé có kinh hãi đến như thế nào thì nỗi sợ thì nỗi

sợ của trẻ con cũng không hẳn là điều đó quá bất thường.

Đó chỉ là những cảm xúc giúp bé khám phá thế giới quanh

mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Khi bé yêu sợ hãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi bé yêu sợ hãi Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do. Vòng tay cha mẹ sẽ giúp bé yêu thêm vững tâm để vượt qua nỗi ám ảnh. Bài viết gợi ý cho bạn những cách vượt qua nỗi sợ hãi một cách nhẹ nhàng cùng với bé yêu. Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do – bóng tối cơn gió lạnh thậm chí là bạn thú nhồi bông mà bé vốn yêu thích. Cũng có thể là bởi bé đã trải qua một tình thế nguy hiểm và cảm giác sợ hãi đeo bám hàng ngày hàng tuần sau đó. Cho dù bé có kinh hãi đến như thế nào thì nỗi sợ thì nỗi sợ của trẻ con cũng không hẳn là điều đó quá bất thường. Đó chỉ là những cảm xúc giúp bé khám phá thế giới quanh mình. Tâm lý trẻ con dễ hoảng sợ bởi nhiều lý do – bóng tối, cơn gió lạnh thậm chí là bạn thú nhồi bông mà bé vốn yêu thích Thấu hiểu tâm lý của con. Điều quan trọng là để trẻ biết được bạn hiểu cảm xúc của chúng lúc này, rằng bạn cũng trải qua điều này khi bạn còn nhỏ. Thành thật tâm sự với trẻ sẽ giúp con bạn hiểu rằng nỗi sợ hãi chúng đang đối mặt chưa phải là tận cùng thế giới. Lời nói của bạn cũng đem lại những lợi ích khác, chúng giúp trẻ thú nhận những cảm xúc của mình. Nên nhớ rằng một khi bạn gần gũi với cảm giác của con cái thì tâm lý của chúng càng đỡ bị đe dọa. Đừng coi thường nỗi sợ của con Dùng những từ như “Con ngốc lắm” hay “Các bạn khác không sợ như con đâu” sẽ khiến cho con bạn nghĩ rằng chúng đúng là những đứa con hư. Nỗi xấu hổ sẽ ngăn cản con bạn nói lên tâm trạng của mình. Và kết quả là con bạn ngày một e dè mặc cho tâm lý sợ hãi của bản thân ngày một lớn dần lên. Nguy hiểm hơn là nó sẽ dẫn đến sự thiếu tự tin ở con bạn sau này. Thể hiện lòng tự tin trước trẻ Đảm bảo với bé rằng bạn hiểu rõ vấn đề và sẽ không để bất cứ tổn hại nào xảy đến cho bé là một phương án cần làm. Ngay cả khi con bạn rơi vào tình trạng hoảng loạn thì điều bạn cần làm là tìm ngay khả năng điều khiển tình huống này thật bình tĩnh trong bản thân mình. Không có gì có thể đẩy nỗi sợ hãi của trẻ con lên cao ngút bằng việc người lớn không biết chọn thái độ đúng vào lúc này. Hãy hỏi bé thật cặn kẽ để hiểu rõ nguồn gốc nỗi sợ hãi của bé. Không hỏi quá nhiều và những câu giải thích dài dòng cũng không cần thiết. Hỏi những câu thật ngắn và đúng vấn đề: “Con kể cho mẹ nghe điều gì làm con sợ?”. Nếu con bạn không tìm ra những từ chính xác để diễn tả thì đừng thúc ép bé. Hãy nói với bé rằng: “có mẹ ở đây rồi và con sẽ không sao đâu”. Quá nhiều câu hỏi và giải thích dài dòng văn tự sẽ làm con bạn đã chẳng hiểu gì mà lại thêm rối và tăng bất an lên bội phần. Đừng cố “truy đuổi” nỗi sợ của con Nhiều khi trẻ con cảm nhận được nỗi sợ mơ hồ. Nếu đúng như vậy, hãy đưa cho con bạn những câu hỏi gợi ý như ”con sợ mấy con chim phải không?”, câu đó ám chỉ rằng có điều gì đó ở loài chim khiến bé sợ hãi. Bạn cần lưu tâm rằng những bé chưa đến tuổi đi học thường thấy khó khăn để tìm từ diễn tả cho những thứ vô hình như cảm xúc. Khi bạn nói “ Chẳng có ma đâu con” thì con bạn cũng chẳng hiểu được. Tập cho con quên đi nỗi sợ bằng thứ gì đó nhẹ nhàng và quen thuộc, một khi đã rõ ràng con bạn đang tập trung vào nỗi sợ và không thể để nó trôi đi, bạn thử đọc một câu chuyện cổ tích hoặc rủ bé cùng chơi với một món đồ chơi hay tô mầu xem. Khi ấy sự tập trung vào những mầu sắc hoặc lời kể chuyện ấm áp nhẹ nhàng của bạn sẽ khiến bé thật sự an toàn. Đừng để nỗi sợ hãi của bé ảnh hưởng đến gia đình Đem lại cảm giác yên tâm, sự chắc chắn và động viên là điều nên làm nhưng đừng giúp con bằng cách sắp xếp lại không gian nhà ở hay thay đổi cách sống của gia đình một cách gượng ép. Cách làm như vậy chỉ xua đi lo lắng của con bạn tạm thời, nhưng về lâu dài lại khiến vấn đề trở nên xấu đi. Hơn nữa, để nỗi sợ của con bạn lấn át gia đình đồng thời vói việc bạn tập cho bé điều khiển người lớn trong những vấn đề sau này. Nghĩ đến những tình huống bất ngờ Những biểu hiện của nỗi sợ hãi bất thường không thể lý giải rất hiếm thấy ở trẻ từ 3 – 4 tuổi. Trong thực tế, có trường hợp bé 3 tuổi bỗng dưng tránh xa sách báo và bỏ đi ngay khi thấy một tờ báo trong phòng. Hiện tượng này cực kỳ không bình thường. Khi bé khoảng 4 tuổi, sự tưởng tượng bắt đầu phong phú dần. Để giúp con bạn trải qua thời kỳ này thì nên nhớ rằng chúng cần hơn hết là cảm nhận được niềm tin vững chắc vào khả năng khiến thế giới trở nên thật sự an toàn từ phía bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhi_be_yeu_so_hai_0877.pdf
Tài liệu liên quan