Nhà triết học đầu tiền nêu đưa ra lý thuyết khế ước một cách chi tiết là Thomas
Hubbes.
Trong Leviathan, Hobbes đưa ra học thuyết chủ nghĩa của mình về quốc gia và
nhà nước hợp pháp với nền tảng là lý thuyết khế ước xã hội. Leviathan được viết
trong thời nội chiến Anh Quốc; nhiều nội dung trong sách thể hiện sự cần thiết của
quyền lực tập trung mạnh mẽ để chống sự tàn ác của bất hòa và nội chiến.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khế ước xã hội của Thomas Hobbes, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khế ước xã hội của Thomas Hobbes
1
Nhà triết học đầu tiền nêu đưa ra lý thuyết khế ước một cách chi tiết là Thomas
Hubbes.
Trong Leviathan, Hobbes đưa ra học thuyết chủ nghĩa của mình về quốc gia và
nhà nước hợp pháp với nền tảng là lý thuyết khế ước xã hội. Leviathan được viết
trong thời nội chiến Anh Quốc; nhiều nội dung trong sách thể hiện sự cần thiết của
quyền lực tập trung mạnh mẽ để chống sự tàn ác của bất hòa và nội chiến.
Bắt đầu từ hiểu biết cơ chế của bản chất và khát vọng của cong người, Hobbes giả
định cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có chính quyền, một điều kiện mà ông
gọi là trạng thái tự nhiên. Trong trạng thái đó, con người có quyền đối với bất cứ
cái gì trong thế giới kể cả quyền giết lẫn nhau. Hobbes lý luận như vậy sẽ dẫn đến
sự chống lại lẫn nhau, do đó cuộc sống là “cô độc, kinh tởm, nghèo nàn, bạo lực
và ngắn ngủi.”
Để thoát khỏi trạng thái chiến tranh, con người thừa nhận một khế ước xã hội và
xác lập một xã hội dân sự. Theo Hobbes, xã hội mà dân dưới quyền lực tối cao,
trong xã hội đó tất cả cá nhân trong xã hội hy sinh nhiều quyền tự nhiên để được
bảo vệ (khác với xã hội trạng thái tự nhiên, A từ bỏ quyền giết B để B cũng làm
như A.) Quyền lực tối cao bị vi phạm sẽ trả giá bởi chiến tranh.
Leviathan nổi tiếng bởi tư tưởng tôn giáo cực đoan nên đã nhận được nhiều ý kiến
phê bình rộng khắp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hubbes là người vô thần
nhưng thật chất có nhiều ý kiến trái ngược nhau do không đủ chứng cứ.
Cuộc đời và tác phẩm Thomas Hobbes
Thomas Hobbes sinh ngày 5 tháng 4 năm 1588 trong gia đình một mục sư tại
Malesbern (Anh). Trong những năm học phổ thông Hobbes tỏ ra có năng khiếu
môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ. Năm 15 tuổi, Hobbes đã là sinh viên Đại
học Oxford. Kết thúc khóa học 5 năm, Hobbes đạt loại giỏi, nhất là ở các môn
Lôgíc học và Vật lý. Aristote là một trong những tên tuổi để lại dấu ấn sâu đậm
trong hành trang tư tưởng của Hobbes. Với học lực như thế, Hobbes được quyền
lựa chọn nơi làm việc, được đề nghị ở lại trường giảng môn Lôgíc, song ông từ
chối do tính chất kinh viện sáo rỗng của giáo dục đại học thời ấy. Để có nhiều thời
gian dành cho nghiên cứu khoa học, Hobbes nhận lời làm gia sư cho con trai một
huân tước. Năm 1610 Hobbes cùng học trò (con trai huân tước) sang Pháp và
Italia khoảng 3 năm, làm quen với nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị,
nhiều nhà khoa học lớn. Trở về Anh, Hobbes tìm hiểu các tác phẩm của F. Bacon,
tỏ ra tâm đắc với ý tưởng “Đại phục hồi khoa học” (The Great Instauration), nhất
là với “Công cụ mới” (Novum Organum).
Hobbes
Nước Anh thời Hobbes đầy ắp các biến cố chính trị. Sự khủng hoảng trong quan
hệ với Tây Ban Nha dưới thời Nữ hoàng Elizabeth trị vì (1558 – 1603), những
căng thẳng xã hội trong quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa, những mâu thuẫn giữa
các phe phái trong triều đình đã làm lung lay nền quân chủ từ chính kiến trúc
thượng tầng. James I (1603 – 1625), người kế nghiệp Elizabeth, tạo nên vương
triều Stuart, làm tăng thêm khả năng đối đầu và xung đột chính trị. Với thuyết
“Quyền lực của nhà vua do Thượng đế ban cho”, James toan tính biến ngai vàng
thành quyền lực tuyệt đối và bất khả xâm phạm, vượt lên trên cả pháp luật. Trong
chính sách đối ngoại James tiến hành truy bức và hãm hại tôn giáo, mà cụ thể là
Thanh giáo (Puritanism, từ tiếng Latinh purus, nghĩa là trong sạch, là phong trào
tôn giáo – chính trị của Anh và Scotland vào thế kỷ XVI – XVII chống chuyên chế
và Nhà thờ Anh, xác lập cộng đồng riêng theo phái Calvin, đòi tách nhà thờ ra
khỏi nhà nước, chống lối sống xa hoa của giới quý tộc và tăng lữ), tăng thuế vô tội
vạ, bóc lột nhân dân, gây hấn với các thành viên quốc hội. Trong chính sách đối
ngoại James kết thân và nhượng bộ Tây Ban Nha, khiến giai cấp tư sản Anh bất
bình. Vua Charles I, người kế nghiệp James vào năm 1625, tiếp tục chính sách tàn
bạo và độc đoán, áp dụng thêm những khoản thuế mới, làm dấy lên làn sóng phản
kháng sôi sục trong nhân dân lẫn các thành viên Quốc hội. Những diễn biến đó
báo trước một cuộc cách mạng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi cách mạng nổ ra
(1640, đánh dấu bằng sự kiện triệu tập Viện nguyên lão) Hobbes đứng về phía quý
tộc, không tán thành đường lối của những người Nghị viện. Từ năm 1640 đến
1651 Hobbes sống tại Paris.
Sự kiện nổi bật trước tiên trong quá trình diễn ra cách mạng tư sản Anh là cuộc
đấu tranh giữa những người bảo hoàng và những người “nghị viện”. Những người
bảo hoàng tập hợp xung quanh vua Charles I chủ trương bảo vệ quyền lợi của quý
tộc phong kiến, ủng hộ chuyên chế. Ngược lại, những người “nghị viện” bảo vệ
quyền lợi tư sản công – thương nghiệp, lôi cuốn giới “quý tộc mới” vào các công
việc buôn bán, kinh doanh, xa dần lập trường thủ cựu trước đây. Giới quý tộc mới
ngày càng lớn mạnh, cảm thấy Anh giáo không có lợi cho mình, bởi lẽ nó đã trở
thành công cụ của nhà vua nhằm duy trì chế độ chuyên chế. Những người nghị
viện được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những thị dân nghèo và nông dân tự do. Kết
quả của cuộc đấu tranh đó là phái bảo hoàng bị lật đổ, vua Charles I bị xử tử vào
ngày 30 tháng 1 năm 1649 theo bản án của tóa án tối cao, được lập ra ngay trong
năm đó.Tiếp đó, nền cộng hòa (Commonwealth) ra đời (1649 – 1653).
Cuộc nội chiến đẫm máu giữa phái Độc lập, tập hợp giai cấp tư sản và quý tộc
mới, và phái Bình đẳng theo xu hướng cấp tiến, đã làm suy yếu cách mạng, mở
đường cho sự chấp chính của Cromwell, người đứng đầu quân đội Nghị viện. Sau
cái chết của vị Giám quốc Cromwell (1658, tình hình nước Anh trở nên rối ren.
Trong bối cảnh đó sự dung hòa giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới với lực lượng
bảo hoàng đã đưa con của Charles I lên ngôi, lấy hiệu là Charles II. Dù chịu sự
quản lý của Nghị viện, song Charles II vẫn tìm cách cấu kết với phe bảo hoàng,
đưa ra nhiều sắc lệnh phản động, đàn áp nhân dân và những người từng chống lại
vua cha. Cuối năm 1661, Charles ra lệnh quật mộ Cromwell, bêu đầu để thị uy
trước công chúng. Nền quân chủ đã trở lại. Là người đứng về phía Thanh giáo
Hobbes không thể làm ngơ trước những sự kiện này. Ông đã mất dần niềm say mê
nghiên cứu khoa học và những dự định chính trị. Thông qua hàng loạt bài viết
Hobbes buộc phải tự bảo vệ trước những lời buộc tội về chủ nghĩa vô thần.và sự
liên đới chính trị với phe Cromwell
Dù là người có năng lực nghiên cứu, nhưng mãi đến năm 40 tuổi Hobbes mới cho
ra công trình đầu tiên, đó là bản dịch tác phẩm của sử gia Hy Lạp Phucidic về
chiến tranh Peloponnesse. Trong thời gian tại Pháp, năm 1629 Hobbes làm quen
với tác phẩm “Các nguyên lý” của Euclide. Sau đó vài năm, trong chuyến hành
trình sang các nước Tây Âu khác lần thứ ba (1634 – 1636) Hobbes lại bị Galileio
cuốn hút bằng “Đối thoại về hai hệ thống chủ yếu nhất của thế giới – Hệ thống
Ptolemei và hệ thống Copernic”, Hobbes cũng trao đổi thư từ với Descartes, một
người Pháp xem Hà Lan là quê hương thứ hai của mình. Nhận bản thảo “Những
suy tư siêu hình học” của Descartes, đọc kỹ nhiều lần, nhưng không đồng ý với
Descartes ở một số điểm, nhất là quan niệm về đối tượng của triết học và vấn đề
phương pháp nhận thức. Hobbes trả lời Descartes bằng một bài viết từ lập trường
của duy cảm luận duy vật (1642). Cũng tại Pháp trong chuyến đi lần thứ 3 ấy
Hobbes tiếp xúc với Mersenn, và từ nhân vật này ông biết đến Gassendi, người
phục hồi nguyên tử luận của Démocrite và Epicure, nhờ đó mà tạo được ảnh
hưởng nhất định đến tư tưởng khoa học tự nhiên thế kỷ XVII. Năm 1636 trong
thời gian lưu lại tại Florence (Italia) Hobbes gặp Galileio, nhưng không trao đổi
được nhiều về các vấn đề cần quan tâm.
Cuộc tranh luận với Descartes tạo điều kiện cho Hobbes xác lập hệ thống các quan
điểm triết học thực sự của mình. Vẫn như trước các vấn đề chính trị – xã hội có
sức thu hút lớn đối với Hobbes. Vì thế phần thứ ba trong hệ thống triết học của
mình (Về công dân) Hobbes công bố trước tiên (1642). Năm 1651 tại London,
Hobbes xuất bản bằng tiếng Anh tác phẩm đồ sộ “Leviathan” (tên gọi đầy đủ là
“Leviathan, hay vật chất, hình thức và quyền lực nhà nước giáo hội và nhà nước
công dân” – Leviathan, or the matter, form and power or a commonweath
ecclesiastical and civil). Tiếp đó Hobbes lần lượt cho ra mắt người đọc “Về cơ
thể” (1655, tiếng Latinh), “Về con người” (1658, tiếng Latinh). Ba tác phẩm riêng
biệt – “Về cơ thể”, “Về con người”, “Về công dân” – được tập hợp thành bộ tác
phẩm thể hiện tư tưởng triết học cơ bản của Hobbes – “Về những nguyên lý triết
học”.
Sau khi công bố, cả “Về công dân” lẫn Leviathan” đều bị liệt vào danh mục sách
cấm của Nhà thờ. Trong lần xuất bản bằng tiếng Latinh (1668) Hobbes buộc phải
điều chỉnh một số nội dung của “Leviathan”, nhất là những chỗ bị coi xúc phạm
đến quyền lực nhà vua và uy tín của nhà thờ.
Đối tượng triết học của Thomas Hobbes
Trong chương 1 của “Phép tính, hay Lôgíc học”, thuộc về “Học thuyết về vật thể
(cơ thể), Hobbes đã đưa ra định nghĩa về triết học như sau: "Triết học là sự nhận
thức đạt được nhờ sự luận giải đúng (per rectam ratiocinalionem), và giải thích các
hành vi, hay các hiện tượng, từ những nguyên nhân đã được chúng ta nhận thức,
hay các nguyên cớ phát sinh, và, ngược lại, giải thích các nguyên cớ có thể phát
sinh từ các hành vi mà chúng ta biết rõ" (Hobbes, t.1, 1989, tr. 74). Mục đích của
triết học là làm giàu thêm lợi ích cuộc sống của con người (Sđd, t.1, tr. 77). Với
cách hiểu như thế về triết học, Hobbes đã đứng vào hàng ngũ những người tiên
phong trong cuộc đấu tranh chống triết học cũ, thứ triết học chỉ tỏ ra chặt chẽ và
uyên bác hình thức, song lại nghèo nàn về nội dung, tách khỏi các nhu cầu thực
tiễn của con người.
Cần thấy rằng khái niệm triết học của Hobbes có nội hàm rất rộng, theo nghĩa
“khoa học của các khoa học”, trong đó có cả vật lý, hình học, các lĩnh vực khoa
học kỹ thuật. Đó cũng là điểm chung của các nhà triết học cận đại, từ Bacon bên
Anh đến Hegel bên Đức. K. Marx gọi Hobbes là người hệ thống hóa chủ nghĩa
duy vật Bacon. Nhận định này cho thấy sự tương đồng cơ bản giữa Hobbes và
Bacon trong nhiều vấn đề. Vào thời ấy tiếng vang của tuyên bố bất hủ do Bacon
khởi xướng “Tri thức là sức mạnh” còn rất lớn. Descartes và nhiều nhà tư tưởng
khác, trong đó có Hobbes, đều hướng đến tinh thần này. Theo Hobbes, nhiệm vụ
của triết học là hướng con người đến sự khám phá thế giới, nâng cao vị trí của
mình trong thế giới. Ông nhấn mạnh: "Kỹ thuật, xét như sự ứng dụng tri thức khoa
học, là sự đảm bảo những thành quả vĩ đại của nhân loại”. Cũng như Bacon,
Hobbes xem triết học kinh viện là trở ngại lớn đối với nhận thức khoa học.Tuy
nhiên, trong quá trình đó Hobbes đã điều chỉnh một phần phương pháp luận
Bacon, đồng thời đưa vào nội dung của chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh các
vấn đề mới, làm gần Bacon với Descartes, tách triết học chính trị ra thành một bộ
phận riêng, nhưng không tách biệt với các phần khác. Bacon sống vào đêm trước
cách mạng tư sản Anh, còn Hobbes là người chứng kiến và nếm trải những diễn
biến của cách mạng tư sản, phản ánh những vấn đề của nó vào học thuyết của
mình. Điều này giải thích vì sao quan điểm chính trị – xã hội chiếm vị trí hàng đầu
trong triết học Hobbes, còn vấn đề nhận thức luận và bản thể luận đóng vai trò dẫn
nhập lý thuyết cho nó. Đó là điểm khác biệt trước tiên giữa Hobbes và Bacon.
Vào thế kỷ XVII tại các nước Tây Âu triết học phát triển trong mối liên hệ phức
tạp với cả tri thức khoa học lẫn thần học – tôn giáo. Sự tồn tại của học thuyết “Hai
chân lý” đã phản ánh thực trạng này (theo học thuyết “Hai chân lý” có hai con
đường dẫn đến chân lý – con đường thứ nhất dẫn đến việc nhận thức Cái thiêng
liêng, thể hiện ở nội dung Kinh Thánh; con đường thứ hai được mở ra trong quá
trình tìm hiểu thế giới bằng sức mạnh của trí tuệ con người). Sự khác nhau giữa
Hobbes và Bacon cũng biểu hiện ở thái độ đối với thần học nói chung, học thuyết
“Hai chân lý” nói riêng. Hobbes khẳng định: "Triết học loại trừ thần học, tức học
thuyết về bản tính và các đặc điểm của Thượng đế vĩnh viễn, không được sáng tạo
và bất khả tri” (T. Hobbes, Tác phẩm chọn lọc, T.1, Nxb Tư tưởng, M, 1964, tr.
58). Triết học là hệ thống hoạt động duy lý của trí tuệ đang nhận thức, thứ trí tuệ,
một mặt, từ các nguyên nhân đã biết đi đến giải thích các hành vi và các hiện
tượng, mặt khác, xuất phát từ các hiện tượng này hay hiện tượng khác, hướng đến
cơ sở tạo nên chúng. Xét thực chất, khái niệm chân lý chỉ vận dụng vào triết học,
đồng nhất với khoa học. Lẽ cố nhiên Hobbes không bác bỏ thần học, mà chỉ mong
muốn đặt nó vào vị trí xác đáng, để nó thực hiện đúng chức năng của mình.
Hobbes xem tôn giáo như nhân tố đảm bảo tính toàn vẹn của quốc gia, mà tính
toàn vẹn, theo ông, là cơ sở của những cơ sở văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, khác
với Bacon, Hobbes không thừa nhận cái gọi là thần học tự nhiên với tính cách là
bộ phận cấu thành của triết học. Đối với Hobbes thần học là thứ “tri thức” mặc
khải thần thánh, không chịu sự phân tích duy lý nào, và cũng không cần đến nó.
Như vậy, Thượng đế là khái niệm của thần học, chứ không phải của triết học.
“Thần học tự nhiên” là một khái niệm trống rỗng, vô nghĩa.
Từ thái độ đối với thần học, Hobbes tỏ ra quyết liệt hơn so với Bacon trong cách
phê phán triết học kinh viện. Nếu Bacon gọi triết học kinh viện là hình thức tri
thức trung cổ, thứ tri thức được hình thành nhờ các nhà “bác học phòng giấy”, thì
Hobbes quy triết học kinh viện về “thuật chiêm tinh mới”, làm lệch lạc nhận thức
con người. Hobbes né tránh cả thuật ngữ “siêu hình học”, vì theo ông, nó được các
nhà thần học và triết học kinh viện sử dụng nhằm biện minh cho thần học mặc
khải. Khái niệm “vật chất” bị Hobbes thay bằng khái niệm vật thể, hay cơ thể, với
mục đích làm sáng tỏ hơn đối tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận này thể hiện ngay
trong việc phân tích con người, vấn đề nổi bật của hệ thống triết học Hobbes. Con
người được đề cập trong phần 2 của “Về những nguyên lý…” và phần 1 của
“Leviathan”. Con người một mặt là “vật thể giữa vô số các vật thể tự nhiên”, mặt
khác, là thực thể đạo đức, tinh thần. Với tính cách đó, nó là người sáng tạo nên các
vật thể nhân tạo, tạo dựng nền văn hóa. Nhà nước là vật thể nhân tạo quan trọng và
phức tạp nhất.
Là người hệ thống hóa triết học Bacon, Hobbes cố gắng giảm bớt tính cực đoan ở
phương pháp luận kinh nghiệm – quy nạp do Bacon khởi xướng. Trong lời bạt
“Cùng bạn đọc”, tác phẩm “Về vật thể" Hobbes nhấn mạnh rằng khi bắt đầu phần
1 của công trình này với tên gọi “Lôgíc học” ông đã “thắp lên một ngọn đuốc của
lý trí". Cách hiểu triết học ở đây hoàn toàn theo tinh thần Descartes, dù Hobbes
không hề đã động gì đến nhà triết học Pháp cùng thời. Triết học được xác định là
“lý trí tự nhiên của con người” (ratio naturalis), còn sự nhận thức được thực hiện
thông qua “tư duy chuẩn xác”, hay “luận giải đúng” (per rectam ratiocinationem),
lý giải hành vi (hoạt động) từ các nguyên nhân đã được nhận thức hay “những cơ
sở phát sinh”, và ngược lại. Các phần của “Vật thể” cho thấy tính chất “trung hòa”
của triết học Hobbes so với bậc tiền bối trực tiếp là Bacon.
Phần thứ nhất được Hobbes đặt tên là “Logíc học”, hay “Phép tính”, đề cập đến vị
trí của triết học trong đời sống xã hội, quan hệ giữa triết học với các lĩnh vực tri
thức khác. Cách đặt tên cũng cho thấy thiên hướng nghiên cứu của Hobbes đã
khác với Bacon. Trong phần 2 - “Triết học thứ nhất” Hobbes trình bày các phạm
trù chủ yếu của bản thể luận (học thuyết về tồn tại) như không gian, thời gian, các
thuộc tính của vật thể, ngẫu nhiên và tất nhiên, nguyên nhân và kết quả. Các quy
luật vận động gắn với vấn đề đại lượng được phân tích trong phần 3. Phần 4 làm
sáng tỏ các vấn đề của vật lý học với tính cách là khoa học về các hiện tượng tự
nhiên.
Như đã nói trên, đối tượng của triết học được Hobbes quy về vật thể (cơ thể), và
do đó phần mở đầu của “Về những nguyên lý triết học” là “Học thuyết về vật thể"
(De corpore). Hobbes viết: "Đối tượng của triết học, hay vật chất mà nó lý giải, là
mọi vật thể, mà chúng ta biết được sự xuất hiện của chúng thông qua những xét
đoán, và có thể, trong những quan hệ nhất đinh, chúng ta so sánh chúng với những
vật thể khác, nói khác đi, mọi vật thể mà ở đó diễn ra sự liên kết và phân giải,
nghĩa là, mọi vật thể mà sự hình thành và các thuộc tính của chúng có thể được
chúng ta nhận thức” (Sđd, t.1, 1989, tr. 79). Việc xem vật thể là khái niệm nền
tảng, gắn với cách lý giải các vấn đề bản thể luận và nhân sinh – xã hội, hàm chứa
cả mặt tích cực lẫn hạn chế về thế giới quan và phương pháp luận của triết học
Hobbes. Hạn chế rõ ràng nhất là chủ nghĩa máy móc. Hobbes xem xét con người
chủ yếu như vật thể (hay cơ thể) tự nhiên, vật lý, còn học thuyết về con người thì
bị quy về cái gọi là vật lý xã hội, với lập luận như sau: nếu vật lý theo nghĩa trực
tiếp của từ đó nghiên cứu các hiện tượng, các quy luật của giới tự nhiên, thì vật lý
xã hội tìm hiểu các quy luật, các hiện tương trong thế giới của chính con người,
nếu trong tự nhiên có lực hút và lực đẩy, thì trong quan hệ giữa người với người
đó là hòa bình và chiến tranh! Ở phần Dẫn nhập của Leviathan có đoạn:"Nghệ
thuật của con người, nghệ thuật mà nhờ đó Thượng đế sáng tạo nên thế giới và
điều khiển nó, là sự mô phỏng thiên nhiên…Thế nào là quả tim, nếu không phải là
một lò xo? Thế nào là những dây thần kinh, nếu không phải là những sợi dây
thiều, còn các khớp xương – nếu không phải là những bánh xe, truyền sự vận động
sang khắp cơ thể, như người thợ mong muốn? Chắc hẳn nghệ thuật còn phát triển
hơn nữa, khi nó mô phỏng tác phẩm ưu tú của tự nhiên – đó là con người.
Leviathan vĩ đại…cũng chỉ là con người nhân tạo…Trong Leviathan này quyền
lưc tối cao, cái quyền lực đã đem lại cho toàn bộ cơ thể cuộc sống và vận động, là
linh hồn nhân tạo, những nhân vật trọng yếu và những đại diện của quyền tư pháp
và quyền hành pháp là những khớp xương nhân tạo; sự ban thưởng và trừng
phạt…là những dây thần kinh, cũng thực hiện chừng ấy chức năng như trong vật
thể tự nhiên; phúc lợi và sự giàu có của tất cả các thành viên là lực của nó; salus
populi, an ninh của nhân dân, những vị tư vấn mong biết mọi thứ, là ký ức; công
bằng và luật lệ là lý trí nhân tạo và ý chí; thế giới công dân – sức khỏe; sự nổi loạn
– bệnh tật; và nội chiến – cái chết. Cuối cùng, khế ước và sự đồng thuận mà nhờ
đó các bộ phận của cơ thể chính trị lần đầu tiên được tạo ra, liên kết lại, giống như
cái “fiat”, hay “con người được sáng tạo ra” (Sđd, tr. 8). Đoạn trích vừa nêu giúp
chúng ta hiểu tính chất máy móc của triết học Hobbes theo nghĩa trực tiếp lẫn
nghĩa rộng. Tính chất này sẽ được tìm hiểu cụ thể.
Trong khi xem xét con người như vật thể đặc biệt, Hobbes đồng thời vạch ra sự
khác biệt giữa con người với các vật thể tự nhiên. Con người, theo Hobbes, là một
vật thể tự thân vận động, với đời sống tâm lý và hoạt động nhận thức phức tạp, với
ngôn ngữ – phương tiện giao tiếp và dấu hiệu của tính ưu việt của tồn tại người,
mà thiếu nó sẽ không có xã hội, không có nhà nước. Đây chính là điểm xuất phát
để Hobbes đi đến lĩnh vực các “vật thể nhân tạo”, bao gồm toàn bộ nền văn hóa,
các thiết chế chính trị – xã hội, nhất là nhà nước. Hobbes tỏ ra tâm đắc và tự hào
về triết học nhà nước, hay triết học xã hội, hay như cách ông gọi – triết học đạo
đức, triết học công dân (philosophia moralis, philosophia civilis), được phân tích ở
phần ba của “Về những nguyên lý triết học” và “Leviathan”. Hobbes cho rằng
công lao của Galileio, Kepler, Gassendi, Harvey và các nhà khoa học tự nhiên
khác là đã xác lập nên khoa học về giới tự nhiên và về con người như bộ phận của
nó, song chỉ có ông mới tiến lên phía trước so với các triết gia cổ đại (Aristote
chẳng hạn) trong khoa học về xã hội và nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế triết học
chính trị của Hobbes còn quá nhiều mâu thuẫn và bất cập, phản ánh tính phức tạp
của đời sống chính trị tại Anh thời kỳ cách mạng và nội chiến, cũng như trình độ
nhận thức chung của thế kỷ XVII.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76_2227.pdf
- 75_0026.pdf