Đặt vấn đề: Điếc đột ngột là bệnh lý hay gặp trong cấp cứu nội khoa Tai Mũi Họng, nhưng việc chẩn đoán,
điều trị cũng như tiên lượng còn nhiều hạn chế, vì vậy cần nhiều nghiên cứu thử nghiệm và nhiều phương tiện
đánh giá khách quan.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự thay đổi của phản xạ cơ bàn đạp trong bệnh điếc đột ngột. Khảo sát mối
tương quan giữa phản xạ cơ bàn đạp và thính lực đồ trong bệnh điếc đột ngột.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca, thực nghiệm lâm sàng và
cận lâm sàng không nhóm chứng trên 231 ca / 277 tai. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh.Từ
tháng 06 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát vai trò phản xạ cơ bàn đạp trong bệnh lý điếc đột ngột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 247
KHẢO SÁT VAI TRÒ PHẢN XẠ CƠ BÀN ĐẠP
TRONG BỆNH LÝ ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Nguyễn Văn Hải*, Phạm Ngọc Chất**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Điếc đột ngột là bệnh lý hay gặp trong cấp cứu nội khoa Tai Mũi Họng, nhưng việc chẩn đoán,
điều trị cũng như tiên lượng còn nhiều hạn chế, vì vậy cần nhiều nghiên cứu thử nghiệm và nhiều phương tiện
đánh giá khách quan.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự thay đổi của phản xạ cơ bàn đạp trong bệnh điếc đột ngột. Khảo sát mối
tương quan giữa phản xạ cơ bàn đạp và thính lực đồ trong bệnh điếc đột ngột.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca, thực nghiệm lâm sàng và
cận lâm sàng không nhóm chứng trên 231 ca / 277 tai. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh.Từ
tháng 06 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013.
Kết quả: Trong231 ca / 277 tai: mối tương quan giữa phản xạ cơ bàn đạp và thính lực đồ với số liệu thống
kê qua các mẫu cho thấy: Thính lực đường khí lúc nhập viện và sau 10 ngày điều trị (mức độ cải thiện) của 2
nhóm PXCBĐ âm và dương: PXCBĐ âm 106 tai; thu hồi trung bình lại được 11,57dB. PXCBĐ dương: 171
tai; thu hồi trung bình là: 16,43dB.
Kết luận: Bệnh nhân có phản xạ cơ bàn đạp dương thì thu hồi thính lực tốt hơn là phản xạ cơ bàn đạp âm.
Từ khóa: Điếc đột ngột
ABSTRACT
ROLE OF STAPEDIAL REFLEX IN SUDDEN DEAFNESS
Nguyen Van Hai, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 247 ‐ 251
Background: Sudden deafness is a common disease occur to medical emergency in department of
otolaryngology.But in the way of diagnosing,cure and prognosis are limited so we need many researches,testes
and a lots research facilities in order to have a fair evaluation.
Objectives: ‐To detect the changes of pedal reflex in sudden deafness.To consult the correlations between
pedal reflex and audiogram in sudden deafness.
Method: Research and describe in many cases,experiment on clinical trials and subclinical trials of 231
cases/277 ears at ENT hospital,Ho Chi Minh city from June 2012 to May 2013
Results: In 231 cases/277 ears: the correlations between pedal reflex and audiogram in sudden deafness with
statistical documentaries show that: Hearing ability when enter the hospital and after 10 day‐cure of 2 groups
positive pedal reflex and negative pedal reflex : Negative pedal reflex of 106 ears;recoverable average: 11,57
dB. Positive pedal reflex of 171 ears;recoverable average: 16,43 dB
Conclusion: Patients who have positive pedal reflex recover hearing ability more quickly than patients who
have negative pedal reflex.
Key word: Sudden deafness
* Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Văn Hải ĐT: 0983100994 Email: bsvanhai@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 248
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điếc đột ngột là bệnh lý cấp cứu thường gặp
trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, Chẩn đoán
chủ yếu để xác định điếc đột ngột dựa vào đo
thính lực, song đo thính lực tuy là thử nghiệm
khách quan nhưng mang tính chủ quan cho nên
giá trị vẫn còn mặt hạn chế.
Do đó vẫn cần nhiều nghiên cứu, nhiều
nghiệm pháp thử nghiệm và nhiều phương tiện
đánh giá khách quan, nhằm xác định bệnh lý
điếc đột ngột để phân loại mức độ, chọn lựa
phương pháp điều trị và đánh giá kết quả hồi
phục sức nghe sau điều trị cũng như tiên lượng
bệnh. Có nhiều phương tiện để khảo sát sức
nghe từ đơn giản đến phức tạp, từ chủ quan đến
hoàn toàn khách quan; chính vì vậy, rất cần
những nghiên cứu ứng dụng những thử nghiệm
khách quan này vào lâm sàng. Điều này sẽ giúp
cho thầy thuốc thêm phương tiện để chẩn đoán
và tiên lượng cũng như kết quả điều trị.
Điếc đột ngột là điếc tai trong, hơn nữa phản
xạ cơ bàn đạp là một thử nghiệm đánh giá chức
năng cơ bản, hoàn toàn khách quan, không xâm
hại đến người bệnh, dể dàng thực hiện và người
bệnh cũng dễ dàng hợp tác, thao tác đơn giản.
Phản xạ cơ bàn đạp tuy không đánh giá trực tiếp
sức nghe song qua đó, có thể giúp thầy thuốc dự
đoán người bệnh nghe được ở mức độ nào.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Khảo sát vai trò phản xạ cơ bàn đạp trên bệnh
điếc đột ngột”
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán điếc đột ngột
được điều trị nội trú tại bệnh viên Tai Mũi Họng
Tp. HCM từ 2012 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả hàng loạt ca.
Qui trình thực hiện
Qua 277 tai được chẩn đoán điếc đột ngột,
được khám lâm sàng, khai thác bệnh sử cũng
như tiền sử và làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
Bệnh nhân được đo phản xạ cơ bàn đạp và thính
lực đồ 3 lần liên tiếp cách nhau mỗi 5 ngày(lúc
nhập viện, sau 5 ngày và kết thúc đợt điều trị).
Điều trị theo phát đồ chuẩn của bệnh viện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đăc điểm lâm sàng
Điếc đột ngột tai phải: 118 tai, chiếm
42,6%.Điếc đột ngột tai trái: 159 tai, chiếm
57,4%.Tuổi được ghi nhận: Tuổi nhỏ nhất
18.Tuổi lớn nhất 59.Tuổi trung bình 40,63.Tỉ lệ
giới tính: Nam 49,8%. Nữ 50,2%.
Biểu đồ 1: Thời gian khởi phát bệnh
Nhập viện ngày thứ nhất: 11 tai chiếm
4%,Ngày thứ hai: 35 tai chiếm 12,6%;Ngày thứ 3:
28 tai chiếm 10,1%; sau ngày thứ 3 chiếm 73,3%.
Sau ngày thứ 3: 203 tai.
Biểu đồ 2: Phân độ nghe kém lúc nhập viện
Độ 1; 41tai chiếm 14%. Độ 2; 87tai chiếm
31,3%. Độ 3; 80tai chiếm 28,9%. Độ 4, 69tai
chiếm 24,9%. Tổng số 277tai chiếm 100%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 249
Mối tương quan giữa PXCBĐ và thính
lực đồ lúc nhập viện
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính, thính lực trung
bình: 80,96dB.
‐ Nhóm PXCBĐ dương tính, thính lực trung
bình 58,71dB
Với kết quả thống kê này ta nhận thấy giữa 2
nhóm phản xa cơ bàn đạp âm và dương có sự
khác biệt rõ có độ chênh nhau khoảng 30dB đây
là một con số có ý nghĩa. Nếu tiếp tục điều trị
sau năm ngày đánh giá lại sự thay đổi đó là rất
rõ.
Phản xạ cơ bàn đạp sau 5 ngày điều trị
‐ Âm tính: 79 tai chiếm 28,6%
‐ Dương tính: 198 tai chiếm 71,4%
So sánh PXCBĐ lúc nhập viện và sau 5
ngày điều trị:
Phản xạ cơ bàn đạp Âm Dương Tổng số
Lúc nhập viện 106 171
277
Sau 5 ngày điều trị 79 198
Thính lực thay đổi sau 5 ngày điều trị
‐ Đường khí và đường xương mất nhiều
nhất 50dB
‐ Cải thiện lớn nhất đường khí: 78,33dB;
đường xương: 86,67dB
‐ Trung bình: đường khí là 10,9dB. Đường
xương là 10,8dB
Thính lực chung sau 10 ngày điều trị
Qua mẫu nghiên cứu, sau 10 ngày điều trị,
chúng tôi nhận thấy:
‐ Thính lực đường khí trung bình: 52,97dB.
‐ Thính lực đường xương trung bình:
47,83dB
Sự thay đổi Pxcbđ từ lúc nhập viện đến lúc
xuất viện
Sự thay đổi PXCBĐ trong quá trình điều trị.
PXCBĐ Âm Dương Tổng số
Lúc nhập viện 106 171
277 Sau 5 ngày 79 198
Sau 10 ngày 87 190
Thính lực đường khí lúc nhập viện và sau 10
ngày điều trị (mức độ cải thiện) của 2 nhóm
PXCBĐ âm và dương
PXCBĐ Kết quả (tai) Trung bình thu hồi được (dB)
Âm 106 11,57
Dương 171 16,43
‐ PXCBĐ âm: 106 tai; thu hồi trung bình lại
được 11,57dB
‐ PXCBĐ dương: 171 tai; thu hồi trung bình
là: 16,43d
Qua kết quả nghiên cứu, trong nhóm nghe kém
độ 1 lúc nhập viện và đến khi xuất viện
chúng tôi nhận thấy
Nhóm có PXCBĐ âm tính, tỉ lệ trở về bình
thường: 0%; vẫn giữ nguyên độ 1: 83,3%; chuyển
nặng thành độ 2: 16,7%.
Trong khi nhóm có PXCBĐ dương tính: tỉ lệ
trở về bình thường 34,3%; vẫn giữ nguyên độ 1:
60,6%; chuyền nặng thành độ 2 ít hơn với tỉ lệ:
5,7%.
Trong nhóm điếc đột ngột độ 2 lúc nhập viện
đến khi xuất viện chúng tôi ghi nhận
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính: thính lực đường
khí trở về độ 1 và bình thường là 40,9%, vẫn giữ
nguyên độ 2 là 54,2%.
‐ Trong khi đó nhóm PXCBĐ dương tính lúc
nhập viện: thính lực đường khí trở về độ 1 và
bình thường là 53,9%, vẫn giữ nguyên độ 2 là
41,3%.
Từ kết quả nghiên cứu, trong nhóm điếc đột
ngột độ 3 lúc nhập viện đến khi xuất viện chúng
tôi nhận thấy:
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính lúc nhập viện: thính
lực giảm xuống thành độ 2, 1, và bình thường là
58,9%, giữ nguyên độ 3 là 23,5%, và chuyển
thành độ 4 là 17,6%.
‐ Nhóm PXCBĐ dương tính lúc nhập viện:
thính lực giảm xuống thành độ 2, 1, bình thường
là 67,8%, giữ nguyên độ 3 là 32,3%, và không ghi
nhận trường hợp chuyển thành độ 4.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 250
Trong nhóm điếc đột ngột độ 4 lúc nhập viện
đến khi xuất viện chúng tôi nhận thấy
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính lúc nhập viện: thính
lực giảm xuống độ 3, 2,1, bình thường chiếm tỉ lệ
ít: 16,7%, giữ nguyên độ 4: 83,3%.
‐ Nhóm PXCBĐ dương tính lúc nhập viện:
thính lực giảm xuống độ3,2,1,bìnhthường là
57,1% và giữ nguyên độ 4 là 42,9%.
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 277 tai bị điếc đột ngột tại
BV Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh từ
tháng 7 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013, chúng
tôi có thể rút ra kết luận như sau:
Xác định sự thay đổi của PXCBĐ trong điếc
đột ngột
Trong 277 tai nghiên cứu, có 106 tai có
PXCBĐ âm tính chiếm tỉ lệ 38,3%. 177 tai có
PXCBĐ dương tính chiếm tỉ lệ 61,7%.
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính có trung bình
đường khí mất 80,96dB cao hơn rất nhiều so với
nhóm PXCBĐ dương tính là 58,71dB và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê.
‐ Sau 5 ngày điều trị điếc đột ngột, nhóm
PXCBĐ âm tính còn 79 tai chiếm tỉ lệ 28,6%,
tương ứng với sức nghe trung bình đường khí
mất là 74,7dB. nhóm PXCBĐ dương tính có 198
tai chiếm tỉ lệ 71,4%, tương ứng với sức nghe
trung bình đường khí mất là 45,4dB.
‐ Sau 10 ngày điều trị điếc đột ngột, nhóm
PXCBĐ âm tính là 87 tai chiếm 31,4%, tương
ứng với sức nghe trung bình đường khí mất là
84,3dB. Nhóm PXCBĐ dương tính là 190 tai
chiếm 68,6%, tương ứng với sức nghe đường khí
mất trung bình là 40,6dB.
Với số liệu thống kê đã có, cho thấy có mối
tương quan như sau:
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính theo từng thời điểm
điều trị, kết quả sức nghe giảm đi nhiều hơn.
‐ Nhóm PXCBĐ âm tính chuyển qua dương
tính hay vẫn dương tính theo từng thời điểm
điều trị, sức nghe tăng lên nhiều hơn.
Mối tương quan giữa PXCBĐ và thính lực
trong điếc đột ngột
‐ Nhóm điếc đột ngột độ 1 lúc nhập viện:
+ Nhóm PXCBĐ âm tính: sức nghe tốt hơn là
0%, giữ nguyên độ 1 là 83,3%, nặng hơn là
16,7%.
+ Nhóm PXCBĐ dương tính: sức nghe tốt
hơn là 34,3%, giữ nguyên độ 1 là 60,6%, chuyển
sang độ 2 là 5,7%. Không có trường hợp nào
chuyển sang độ 3 và 4.
‐ Nhóm điếc đột ngột độ 2 lúc nhập viện:
+ Nhóm PXCBĐ âm tính: sức nghe tốt hơn là
40,9%, giữ nguyên độ 2 là 54,2%, chuyển thành
độ 3 là 4,5%.
+ Nhóm PXCBĐ dương tính: sức nghe tốt
hơn là 53,9%, giữ nguyên độ 2 là 41,3%, chuyển
sang độ 3 là 4,8%. Không có trường hợp nào
chuyển sang độ 4.
‐ Nhóm điếc đột ngột độ 3 lúc nhập viện:
+ Nhóm PXCBĐ âm tính: sức nghe tốt hơn là
58,9%, giữ nguyên độ 3 là 23,5%, nặng hơn là
17,6%.
+ Nhóm PXCBĐ dương tính: sức nghe tốt
hơn là 67,8%, giữ nguyên độ 3 là 32,3%, không
có trường hợp nào nặng hơn.
‐ Nhóm điếc đột ngột độ 4 lúc nhập viện:
+ Nhóm PXCBĐ âm tính: sức nghe tốt hơn là
16,7%, giữ nguyên độ 4 là 83,3%.
+ Nhóm PXCBĐ dương tính: sức nghe tốt
hơn là 57,1%, giữ nguyên độ 3 là 42,9%.
Nhìn chung:
+ Nhóm PXCBĐ âm tính sức nghe hồi phục
là 29%, vẫn giữ nguyên độ điếc là 65,6%, độ điếc
nặng hơn là 5,4%.
+ Nhóm PXCBĐ dương tính sức nghe cải
thiện là 52,6%, giữ nguyên độ điếc là 44,5%, độ
điếc nặng lên là 2,9%.
KẾT LUẬN
Với kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã có
được, nó đóng góp một phần nào đó cho bệnh
nhân điếc đột ngột cũng như dự hậu và tiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 251
lượng cho người bệnh.
‐ Dù là điếc ở cấp độ nào mà thấy xuất hiện
PXCBĐ thì khả năng phục hồi tốt.
‐ PXCBĐ dương (đinh cao) thì mức độ cải
thiện gần như hoàn toàn.
‐ Trong quá trình điều trị mà thấy xuất hiện
PXCBĐ thì tiên lượng và dự hậu tốt hơn.
‐ Ngay khi xuất viện mà thính lực đồ không
cải thiện nhưng có xuất hiện PXCBĐ thì dự hậu
tốt, nên động viên bệnh nhân tiếp tục theo dõi
và điều trị tiếp. (không nên bỏ điều trị).
‐ Trong quá trình điều trị, cũng như quay lại
tái khám mà không thấy xuất hiện PXCBĐ cũng
đồng nghĩa là thính lực không cải thiện, thì nên
khuyên người bệnh tốt hơn là nên tìm phương
pháp hỗ trợ khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Lan Anh (2003), “Góp phần nghiên cứu điều trị Điếc đột
ngột vô căn bằng Oxy cao áp tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Nguyễn Đình Bảng (1992), “Điếc đột ngột”, tài liệu dịch: Cẩm
nang thực hành Tai Mũi Họng, trang 174 – 177
3. Lương Sĩ Cần (2003), “Giải phẫu và sinh lý nghe”. Tài liệu nội
trú Tai Mũi Họng số 2. Điếc và nghễnh ngãng, trang 43 – 50.
4. Huỳnh Khắc Cường (2007), “Sinh lý nghe của bộ máy thính
giác”. Bài giảng lâm sàng Tai Mũi Họng, trang 42‐47
5. Đặng Xuân Hùng (2010), Thính học lâm sàng và phản xạ âm
(phản xạ cơ bàn đạp), Nhà xuất bản Y học, trang 82‐107
6. Ngô Ngọc Liễn (2001). Thính học ứng dụng. Nhà xuất bản Y
học, trang 3 – 46.
7. Lê Văn Lợi (1998), “Cấp cứu thần kinh giác quan – Điếc đột
ngột”. Cấp cứu Tai Mũi Họng, trang 445 – 461
8. Ft‐rguson MA, Smith PA, Lutman ME, Mason SM, Coles
RRA, Gibbin KP (1996). Effciency of test used to screen for
cerebello‐pontine
9. Gelfand SA (1997).Essntials ofaudiology. New York: thieme
Medical Publishers.
10. Lew H, Jerger J (1991) Diagnostic applications of
suprathreshold acoustic reflex orphology, Hear Instrum;
42(8): 21‐23
11. Qiu WW, Stucker FJ (1997) Characteristics of acoustic reflex
latency in normal‐hearing subjects. Scand Audiol
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 247_0967.pdf