Khảo sát tương quan giữa chiều dày võng mạc và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Mục đích: Khảo sát mối tương quan giữa bề dày võng mạc và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh

hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD).

Phương pháp: 33 mắt bị bệnh HVMTTTD được nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích bằng chụp

cắt lớp quang học (OCT) ở chế độ quét hoàng điểm, quét 5 đường đứng và ngang qua hoàng điểm và đo thị

trường trung tâm trên chu vi kế tự động bằng chương trình 10-2.

Kết quả: Tổng độ dày võng mạc, bao gồm võng mạc thần kinh và lớp dịch bong, tương quan đáng kể

với sự giảm độ nhạy thị trường trung tâm trong một vòng tròn đường kính 6mm xung quanh hoàng điểm.

Khi tách tổng độ dày võng mạc ra thành lớp võng mạc thần kinh và lớp dịch bong để phân tích, thì chỉ có độ

dày lớp dịch bong tương quan với độ nhạy thị trường trung tâm tại 1°, 3°, 5°, 7°, và 9° từ hố trung tâm

cùng các vị trí trên đường cắt ngang và dọc qua hố trung tâm.

Kết luận: Độ nhạy thị trường đo bằng chu vi kế tự động càng suy giảm khi bề dày lớp dịch, giữa lớp

thần kinh cảm giác và lớp biểu mô sắc tố, càng tăng ở vùng tụ dịch trên mắt bệnh hắc võng mạc trung tâm

thanh dịch.

Từ khoá: bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, độ dày võng mạc, độ nhạy thị trường trung tâm,

OCT

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát tương quan giữa chiều dày võng mạc và độ nhạy thị trường trung tâm trên bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với bề dày hoàng điểm ban đầu (r = -0,73). Như vậy, những bệnh nhân có bề dày võng mạc hoàng điểm lớn thì thị lực phục hồi sẽ kém hơn những bệnh nhân có độ dày võng mạc hoàng điểm nhỏ và ngược lại. Các phương trình hồi qui trong bảng 1-1 dùng để tính toán bề dày võng mạc theo giá trị độ nhạy đo được từ chu vi kế Humphrey. Việc tính toán này nhằm tiên lượng thị lực hồi phục sau khi lành bệnh của bệnh nhân HVMTTTD. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi không có máy OCT tại cơ sở khám và chữa bệnh, nên có thể tận dụng khả năng của chu vi kế Humphrey vào việc tính toán giá trị độ dày võng mạc của bệnh nhân. Do không có sự khác biệt đáng kể về cấu trúc giải phẫu trên võng mạc ở bất kỳ hướng nào từ hố trung tâm mắt, để phân tích hồi quy tuyến tính, chúng tôi kết hợp bốn điểm cách đều từ hố trung tâm gồm trên, dưới, thái dương và mũi ở 1o, 3o, 5o, 7o, 9o. Kết quả từ bảng 1-2 cho thấyđộ dày của lớp võng mạc tổng tương quan chặt với độ nhạy thị trường, ở vùng 1o và vùng 9o hệ số tương quan có mức độ khá chặt. Tuy nhiên phân tích sâu cho thấy, lớp võng mạc thần kinh (NRT) không tương quan với độ nhạy thị trường lớp dịch bong (SRT) tương quan chặt với độ nhạy thị trường. Như vậy có thể rút ra kết luận là chiều cao của lớp dịch bong quyết định mối tương quan giữa độ dày võng mạc và độ nhạy thị trường trên mắt bị HVMTTTD. Kết quả nghiên cứu từ các biểu đồ này cho thấy rằng: lớp võng mạc thần kinh không tương quan với độ nhạy thị trường, chỉ có lớp dịch bong với lớp võng mạc tổng là tương quan với độ nhạy, càng ra xa trung tâm hoàng điểm thì các mối tương quan này càng giảm dần. Độ dày của võng mạc thần kinh có thể được định nghĩa là khoảng cách giữa màng giới hạn trong và phần ngoài của võng mạc cảm thụ (OS)(13,14,15). Mối liên kết giữa phần trong và phần ngoài của võng mạc cảm thụ (IS/OS), phần ngoài (OS), biểu mô sắc tố, có thể nhìn thấy rõ trên máy HD-OCT. Nghiên cứu trước đây của Matsumoto và cộng sự(11) chứng minh được sự dài ra của OS là nguyên nhân chính gây ra phù võng mạc thần kinh, trong khi các cấu trúc của lớp võng mạc thần kinh trên bệnh nhân HVMTTTD thay đổi không đáng kể so với mắt bình thường. Có mối tương quan chặt giữa độ dày của võng mạc thần kinh và độ nhạy thị trường, đã được chứng minh trên mắt bị phù hoàng điểm thứ phát do tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc thể không thiếu máu của tác giả Imasawa và cộng sự(9). Mối tương quan giữa võng mạc thần kinh và độ nhạy thị trường lại không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê trên mắt bị bệnh HVMTTTD trong nghiên cứu này. Lý do này có thể giải thích do độ dày trung bình của võng mạc ở mắt bị phù hoàng điểm thứ phát do tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc thể không thiếu máu lớn, khoảng 800µm, trong khi đó trên mắt bị bệnh HVMTTTD chỉ ở khoảng 400µm. Trên mắt bị tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc thể không thiếu máu, những võng mạc có độ dày 400µm do phù võng mạc tương ứng với sự giảm độ nhạy không quá 5dB(9). Trên mắt bệnh nhân HVMTTTD, hiện tượng phù của võng mạc thần kinh tương đối ít cho nên ảnh hưởng tới độ nhạy thị trường thấp hơn so với ảnh hưởng của lớp dịch bong dưới võng mạc. Trên nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chu vi kế Humphrey để khảo sát sự thay đổi độ nhạy thị trường của võng mạc, kết hợp so sánh và phân tích tương quan với sự thay đổi hình thái Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 36 giải phẫu của võng mạc. Một nghiên cứu trước đó của Ojimavà cộng sự(14) nhận thấy có sự giảm độ nhạy trên mắt sau bệnh HVMTTTD bằng cách sử dụng Microperimetry-1 và HD-OCT, tuy nhiên sự suy giảm chức năng của mắt này thường kèm theo sự biến đổi lớp biểu mô sắc tố hoặc biến đổi chổ nối giữa phần trong và phần ngoài của võng mạc thần kinh (IS/OS). Tóm lại, quá trình nghiên cứu đã phân tích được mối tương quan giữa sự thay đổi hình thái võng mạc với sự thay đổi chức năng võng mạc đo bằng OCT và chu vi kế Humphrey. Độ nhạy võng mạc ở hoàng điểm giảm tương ứng với độ cao võng mạc, bao gồm lớp dịch bong và võng mạc thần kinh. Phân tích chi tiết hơn cho thấy rằngsự giảm độ nhạy chủ yếu bị ảnh hưởng bởi độ cao của lớp dịch bong và không phải do sự phù nề của lớp võng mạc thần kinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bek T, Kandi M (2000), "Quantitative anomaloscopy and optical coherence tomography scanning in central serous chorioretinopathy", Acta ophthalmologica Scandinavica. 78: 632- 637. 2. Bennett G (1955), "Central serous retinopathy", The British journal of ophthalmology. 39: 605-618. 3. Dinc UA, Yenerel M, Tatlipinar S, Gorgun E, Alimgil L (2010), "Correlation of retinal sensitivity and retinal thickness in central serous chorioretinopathy", Ophthalmologica. Journal international d'ophtalmologie. International journal of ophthalmology. Zeitschrift fur Augenheilkunde. 224: 2-9. 4. Furuta M, Iida T, Kishi S (2009), "Foveal thickness can predict visual outcome in patients with persistent central serous chorioretinopathy", Ophthalmologica. Journal international d'ophtalmologie. International journal of ophthalmology. Zeitschrift fur Augenheilkunde. 223: 28-31. 5. Guyer DR, Yannuzzi LA, Slakter JS, et al. (1994), "Digital indocyanine green video-angiography of central serous chorioretinopathy", Archives of ophthalmology. 112: 1057-1062. 6. Haimovici R, Koh S, Gagnon DR, et al. (2004), "Risk factors for central serous chorioretinopathy: a case-control study", Ophthalmology. 111: 244-249. 7. Iida T, Hagimura N, Sato T, Kishi S (2000), "Evaluation of central serous chorioretinopathy with optical coherence tomography", American journal of ophthalmology. 129: 16-20. 8. Iijima H (2000), "[Macular diseases--application of automated static perimetry and optical coherence tomography]", Nippon Ganka Gakkai zasshi. 104: 943-959. 9. Imasawa M, Iijima H, Morimoto T (2001), "Perimetric sensitivity and retinal thickness in eyes with macular edema resulting from branch retinal vein occlusion", American journal of ophthalmology. 131: 55-60. 10. Kitzmann AS, Pulido JS, William JW (2009), Central Serous Chorioretinopathy, In: Yanoff M. and Duker J.S. (eds) Ophthalmology. Elsevier, 677-681. 11. Matsumoto H, Kishi S, Otani T, Sato T (2008), "Elongation of photoreceptor outer segment in central serous chorioretinopathy", American journal of ophthalmology. 145: 162- 168. 12. Nicholson B, Noble J, Forooghian F, Meyerle C (2013), "Central serous chorioretino-pathy: update on pathophysiology and treatment", Survey of ophthalmology. 58: 103-126. 13. Ojima Y, Hangai M, Sasahara M, Gotoh N, Inoue R, Yasuno Y, Makita S, Yatagai T, Tsujikawa A, Yoshimura N. (2007), "Three-dimensional imaging of the foveal photoreceptor layer in central serous chorioretinopathy using high-speed optical coherence tomography.". 14. Ojima Y, Tsujikawa A, Hangai M, et al. (2008), "Retinal sensitivity measured with the micro perimeter 1 after resolution of central serous chorioretinopathy", American journal of ophthalmology. 146: 77-84. 15. Sekine A, Imasawa M, Iijima H (2010), "Retinal thickness and perimetric sensitivity in central serous chorioretinopathy", Japanese journal of ophthalmology. 54: 578-583. 16. Spaide RF (2005), Central Serous Chorioretinopathy, Springer Berlin Heidelberg New York. 17. Springer C, Volcker HE, Rohrschneider K (2006), "[Central serous chorioretinopathy--retinal function and morphology: microperimetry and optical coherence tomography]", Der Ophthalmologe: Zeitschrift der Deutschen Ophthalmologischen Gesellschaft. 103: 791-797. 18. Trần Văn Tây, Lê Minh Tuấn (2006), "Ứng dụng chụp OCT trong chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.", Y học TP. Hồ Chí Minh. 10: 199-202. 19. Yannuzzi LA (2010), "Central serous chorioretinopathy: a personal perspective", American journal of ophthalmology. 149: 361-363. Ngày nhận bài báo: 14/11/2013 Ngày phản biện, nhận xét bài báo: 15/11/2013 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_3079.pdf