Mục tiêu: Khảo sát tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập bằng siêu
âm sinh hiển vi.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 90 bệnh nhân bị chấn thương đụng
dập nhãn cầu đến khám và điều trị tại Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 05/2012 đến
05/2013, các bệnh nhân này được khám lâm sàng và thực hiện siêu âm sinh hiển vi ở mắt chấn thương.
Kết quả: tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập hay gặp trên siêu âm
sinh hiển vi là lùi góc tiền phòng, xuất huyết tiền phòng và đứt dây chằng Zinn (63 – 74%). Tăng nhãn áp
do chấn thương đụng dập nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương phối hợp nhau (xuất huyết tiền phòng,
lùi góc tiền phòng và lệch thể thủy tinh).
Kết luận: Siêu âm sinh hiển vi là phương tiện tốt trong chẩn đoán tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn
cầu do chấn thương đụng dập, đặc biệt khi có tổn thương phù giác mạc và xuất huyết tiền phòng kèm theo.
Từ khóa: chấn thương đụng dập nhãn cầu, tổn thương phần trước nhãn cầu, siêu âm sinh hiển vi
8 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát tổn thương phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập bằng siêu âm sinh hiển vi (ubm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vi
Liên quan giữa tăng nhãn áp và tổn thương
các cấu trúc phần trước nhãn cầu trên siêu
âm sinh hiển vi.
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy tăng
nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu
không phải do một tổn thương độc lập gây ra
mà là hậu quả của nhiều tổn thương phối hợp
nhau như xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền
phòng và lệch thể thủy tinh. Theo nghiên cứu
của Girkin và cộng sự, ở bệnh nhân bị chấn
thương đụng dập nhãn cầu, tỷ lệ bệnh nhân bị
glôcôm trong vòng sáu tháng là 3,39%(7), tỷ lệ
này sẽ tăng lên 10% trong vòng mười năm tiếp
theo(12). Do vậy, các bệnh nhân chấn thương
đụng dập nhãn cầu cần phải theo dõi lâu dài
để phát hiện và điều trị kịp thời biến chứng
glôcôm thứ phát.
Liên quan giữa nhãn áp thấp và tổn thương
tách thể mi trên siêu âm sinh hiển vi.
Theo Ding và cộng sự thì tách thể mi do
chấn thương đụng dập nhãn cầu là nguyên
nhân thường gặp gây tình trạng nhãn áp
thấp(5). Nghiên cứu hiện tại cho thấy nhãn áp
thấp do tách thể mi cũng chiếm tỷ lệ cao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 7
46,67% và nguy cơ tách thể mi ở bệnh nhân bị
chấn thương đụng dập nhãn cầu có nhãn áp
thấp là 65 lần. Nếu tổn thương tách thể mi
không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
thì tình trạng nhãn áp thấp kéo dài sẽ gây ra
bệnh lý hoàng điểm do nhãn áp thấp, phù gai
thị hoặc nặng hơn có thể dẫn đến teo nhãn
cầu(26). Do vậy, cần phải làm siêu âm sinh hiển
vi ở các bệnh nhân chấn thương đụng dập
nhãn cầu có nhãn áp thấp, nếu có tổn thương
tách thể mi thì cần phải điều trị ngay đồng
thời cần phải theo dõi định kỳ bằng siêu âm
sinh hiển vi để đánh giá kết quả điều trị nhằm
tránh xảy ra các biến chứng trên.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng
4/2013 có 90 bệnh nhân với 90 mắt bị chấn
thương đụng dập được khám lâm sàng và
khảo sát bằng siêu âm sinh hiển vi, kết luận
được rút ra như sau:
- Chấn thương đụng dập nhãn cầu hay xảy
ra ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ giới
và đa số bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động
chân tay.
- 56,67% bệnh nhân giảm thị lực nặng (ST(+)
– BBT) và 48,89% bệnh nhân bị tăng nhãn áp
(>21mmHg).
- Tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn
cầu do chấn thương đụng dập hay gặp trên
siêu âm sinh hiển vi là lùi góc tiền phòng, xuất
huyết tiền phòng và đứt dây chằng Zinn (63 –
74%).
- Độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA
ở bệnh nhân có tổn thương lùi góc tiền phòng
lần lượt là 3,27 ± 0,46mm, 0,82 ± 0,31mm và
49,060 ± 10,130.
- Độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA
ở bệnh nhân có tổn thương hẹp góc tiền phòng
lần lượt là 1,49 ± 0,67mm, 0,08 ± 0,09mm và
7,250 ± 8,180.
- Bệnh nhân đứt dây chằng Zinn trên 900
chiếm đa số với tỷ lệ 72,22%.
- Tăng nhãn áp do chấn thương đụng dập
nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương phối
hợp nhau (xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền
phòng và lệch thể thủy tinh).
- Tổn thương tách thể mi chiếm tỷ lệ 46,67%
ở nhóm có nhãn áp thấp, nguy cơ tách thể mi ở
bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu có
nhãn áp thấp là 65 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Farhan HM, AlMutairi RN (2013). "Anterior segment
biometry using ultrasound biomicroscopy and the Artemis-2
very high frequency ultrasound scanner". Clinical
Ophthalmology; 7: 141-147.
2. Cao H, Li L, Zhang M (2012). "Epidemiology of patients
hospitalized for ocular trauma in the Chaoshan region of
China, 2001–2010". Plos One. 7(10).
3. Ceylan OM, Küçükevcilioğlu M, Erdurman FC, et al. (2011).
"Ultrasound biomicroscopic findings of blunt eye trauma".
Gülhane Tıp Derg.; 53: 31-33.
4. Ding C, Zeng J (2012). "Clinical study on hypotony following
blunt ocular trauma". Int J Ophthalmol.; 5(6): 771-773.
5. Firat PG, Doganay S, Cumurcu T, et al. (2012). "Anterior
segment complications in ocular contusion". J Trauma
Treatment.; 1(1): 1-7.
6. Girkin CA, McGwin GJr, Long C, et al. (2005). "Glaucoma
after ocular contusion: a cohort study of the United States eye
injury registry". J Glaucoma.; 14(6): 470-473.
7. Heur M, Jeng BH (2008). "Ultrasonography of the anterior
segment". Ultrasound Clin.; 3(2): 201-206.
8. Ikeda N, Ikeda T, Nagata M, et al. (2002). "Pathogenesis of
transient high myopia after blunt eye trauma". Ophthalmology.;
109(3): 501-507.
9. Ishikawa H, Schuman JS (2004). "Anterior segment imaging:
ultrasound biomicroscopy". Ophthalmol Clin North Am.; 17(1):
7-20.
10. Jasielska M, Bielinski P, Olejniczak M, et al. (2012). "Ocular
blunt trauma during wood chopping as the reason for serious
visual impairments". Annals of Agricultural and Environmental
Medicine; 19(4): 751-753.
11. Kaufman JH, Tolpin DW (1974). "Glaucoma after traumatic
angle recession. A ten-year prospective study". Am J
Ophthalmol.; 78(4): 648-654.
12. Khatry SK, Lewis AE, Schein OD, et al. (2004). "The
epidemiology of ocular trauma in rural Nepal". Br J
Ophthalmol; (88): 456-460.
13. Kuhn F (2008). Ocular traumatology. Springer. 47-72.
14. Kutner BN (1988). "Case report. Acute angle closure glaucoma
in nonperforating blunt trauma". Arch Ophthalmol; 106(1): 19-
20.
15. Lee JY, Kim JH, Kim HM, et al. (2007). "Comparison of
anterior chamber depth measurement between orbscan IIz
and ultrasound biomicroscopy". Journal of Refractive Surgery;
23: 487-491.
16. Lê Minh Thông (2010). Nhãn khoa cận lâm sàng. Nhà xuất bản
Y học. 102-110.
17. Luo L, Li M, Zhong Y, et al. (2013). "Evaluation of secondary
glaucoma associated with subluxated lens misdiagnosed as
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 8
acute primary angle-closure glaucoma". J Glaucoma; 22(4): 307-
310.
18. Mohammadi SF, Zandian M, Fakhraie G, et al. (2012).
"Ultrasound biomicroscopy findings in fireworks-related blunt
eye injuries". Eur J Ophthalmol; 22(3): 342-348.
19. Narayanaswamy A, Vijaya L, Shantha B, et al. (2004).
"Anterior chamber angle assessment using gonioscopy and
ultrasound biomicroscopy". Japanese Journal of Ophthalmology;
48(1): 44-49.
20. Ozdal M, Mansour M, Deschênes J (2003). "Ultrasound
biomicroscopic evaluation of the traumatized eyes". Eye; 17:
467–472.
21. Pandita A, Merriman M (2012). "Ocular trauma epidemiology:
10-year retrospective study". The New Zealand Medical Journal;
125(1348): 61-69.
22. Raju KV, Nima CA, Anju AK (2009). "Closed globe injuries - A
tertiary care experience". Kerala Journal of Ophthalmology; 21(1):
27-30.
23. Sihota R, Kumar S, Gupta V, et al. (2008). "Early predictors of
traumatic glaucoma after closed globe injury: trabecular
pigmentation, widened angle recess, and higher baseline
intraocular pressure". Arch Ophthalmol; 126(7): 921-926.
24. Silverman RH (2009). "High-resolution ultrasound imaging of
the eye - a review". Clin Experiment Ophthalmol; 37(1): 54-67.
25. Ulagantheran V, Fauzi A, Reddy S (2010). "Hyphema due to
blunt injury: a review of 118 patients". Int J Ophthalmol; 3(3):
272-276.
26. Yang JG, Yao GM, Li SP, et al. (2011). "Surgical treatment for
42 patients with traumatic annular ciliochoroidal
detachment". Int J Ophthalmol; 4(1): 81-84.
27. Yoo C, Oh JH, Kim YY, et al. (2007). "Peripheral anterior
synechiae and ultrasound biomicroscopic parameters in
angle-closure glaucoma suspects". Korean J Ophthalmol; 21(2):
106-110.
28. Yoon KC, Kim DJ, Ahn JK, et al. (2005). "Ultrasound
biomicroscopy for the assessment of zonules after ocular
trauma". Chonnam Medical Journal; 41(3): 271-275.
29. Zhou WK, Li XY, Zhang JS (2009). "Comparison of IOL master
and ultrasound biomicroscopy in anterior chamber depth
measurement". Int J Ophthalmol; 2(4): 352-354.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013
Ngày phản biện, nhận xét bài báo: 15/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_9306.pdf