Khảo sát tính hiệu quả của sát khuẩn tay nhanh theo mức độ che phủ của hóa chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay

Mở đầu: Tuân thủ vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh là một trong các vấn đề y tế quan trọng và thu

hút nhiều sự quan tâm vì sự liên quan trực tiếp tới khả năng lan truyền mầm bệnh gây nhiễm khuẩn bệnh viện,

vì tính thách thức trong vấn đề tuân thủ của nhân viên y tế, tính hiệu quả của các loại hóa chất sát khuẩn tay và

của các quy trình kỹ thuật vệ sinh tay.

Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả của quy trình sát khuẩn tay nhanh đang áp dụng thông qua độ che phủ

hóa chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay sau khi hoàn tất quy trình sát khuẩn tay nhanh.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát tính hiệu quả của sát khuẩn tay nhanh theo mức độ che phủ của hóa chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 412  KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA SÁT KHUẨN TAY NHANH   THEO MỨC ĐỘ CHE PHỦ CỦA HÓA CHẤT SÁT KHUẨN   TRÊN BỀ MẶT DA BÀN TAY  Huỳnh Minh Tuấn*,**, Nguyễn Vũ Hoàng Yến*, Trịnh Thị Thoa*, Nguyễn Kim Huyền*, Vũ Thị Châm*,  Vương Minh Nguyệt*  TÓM TẮT  Mở đầu: Tuân thủ vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh là một trong các vấn đề y tế quan trọng và thu  hút nhiều sự quan tâm vì sự liên quan trực tiếp tới khả năng lan truyền mầm bệnh gây nhiễm khuẩn bệnh viện,  vì tính thách thức trong vấn đề tuân thủ của nhân viên y tế, tính hiệu quả của các loại hóa chất sát khuẩn tay và  của các quy trình kỹ thuật vệ sinh tay.  Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả của quy trình sát khuẩn tay nhanh đang áp dụng thông qua độ che phủ  hóa chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay sau khi hoàn tất quy trình sát khuẩn tay nhanh.  Phương pháp nghiên  cứu: Thực nghiệm mô tả, tiền cứu; thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên  phân tầng (n=410). Đối tượng: Nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên hành chính).   Kết quả: Độ che phủ trung bình của hóa chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay: 88,02% (<50%: 1,7%;50%‐ 75%: 9,7%;>75%: 88,6%). Tỷ lệ không được che phủ bởi hóa chất sát khuẩn: lưng bàn tay: 60% (247); móng và  dưới móng: 57% (236), lòng và lưng ngón: 55% (227), kẽ tay: 48% (198), lòng bàn tay: 3%.  Kết luận:Trong điều kiện chăm sóc y tế giản đơn tại khu khám bệnh hoặc bệnh phòng thường, phương  pháp sát khuẩn tay nhanh với dung dịch hoặc gel chứa cồn còn bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt kỹ  thuật. Phần lưng bàn tay, móng và dưới móng, lòng và lưng ngón, kẽ ngón tay rất dễ không tiếp xúc với  hóa chất sát khuẩn. Cần có chương trình tập huấn, đào tạo, tuyên truyền hiệu quả dựa trên thực hành và  minh họa bằng hình ảnh.  Từ khóa: Nhiễm khuẩn bệnh viện, vệ sinh tay, hóa chất sát khuẩn, độ che phủ.  ABSTRACT  EVALUATE THE EFFICACY OF RAPID HAND SANITIZER BY THE COVERAGE RATE (%)   OF DISINFECTANT ON THE SURFACE OF HAND SKIN  Huynh Minh Tuan, Nguyen Vu Hoang Yen, Trinh Thi Thoa, Nguyen Kim Huyen, Vu Thi Cham,   Vuong Minh Nguyet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 412 ‐ 417  Background: Hand  hygiene  compliance  related  to  taking  care  of  patient  is  currently  one  of  the most  important medical  issues  and  attracted  to many  interests  because  of  its  direct  involvement  to  the  potential  transmissions of microbial pathogens which cause healthcare associated infections, the challenge of the compliance  among healthcare workers, and the quality of different disinfectants and technical procedures.   Objectives: Evaluate the efficacy of the technical procedure of rapid hand sanitizer by the coverage rate (%)  of disinfectants on the surface of hand skin.  Method: Empirical description, prospective; stratified random sampling method (n=410).  Results: The average coverage rate of fluorescence on the surface of hand skin: 88.02% (<50%: 1.7%; 50%‐ * Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM  ** Bộ môn Vi sinh ‐ Đại học Y Dược Tp. HCM  Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Minh Tuấn  ĐT: 0909349918 Email: huynhtuan@yds.edu.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 413 75%: 9.7%; >75%: 88.6%). The missing parts, which are the ones of the hand skin not covered by fluorescence  were the dorsum of the hand: 60% (247); the nail and under‐nail areas: 57% (236); the front and back sites of  fingers: 55% (227); the both sides of fingers: 48% (198); and the palm of the hand: 3%.  Conclusions: In the situation of carrying simple medical practices at outpatient department and/or normal  patient  room,  hand  hygiene  technique  by  alcohol‐based  rub  (liquid  or  gel)  still  remains  some  particular  limitations in term of technical. Hand skin area covered  less than 75% by antiseptic after applying completely  six‐step hand hygiene  technique  is more  than 10%. Furthermore,  such areas of dorsum of  the hand, nail and  under‐nail areas,  front and back sites of  fingers, and between  fingers are not easily exposed by antiseptic. It  is  necessary  to  organize  training,  teaching  courses  efficiently  in  hand  hygiene  basing  on  good  practice  and  visualization of the risk of microbial pathogen transmission via hand.  Keywords: Health care associated infection (HCAI), Hand hygiene, disinfectant, coverage rate.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện  (NKBV)  là một  trong những vấn  đề y  tế nóng bỏng và  được quan  tâm nhiều nhất. NKBV  làm kéo dài  thời gian nằm viện, gây ra nhiều biến chứng tàn  phế,  làm  tăng  khả  năng  đề  kháng  kháng  sinh  của vi khuẩn gây bệnh,  là gánh nặng  tài chính  cho người bệnh và gia  đình, và  cuối  cùng  làm  tăng tỷ lệ tử vong.  Về vai trò của bàn tay NVYT làm lan truyền  các tác nhân gây NKBV, ngay  từ  thế kỷ 17, các  nghiên cứu của Ignaz Semmelweis ở Vienna, Áo  và Oliver Wendell Holmes ở Boston, Mỹ đã cho  thấy bàn tay của NVYT là trung gian lan truyền  các mầm bệnh trong bệnh viện. Tiếp theo nhiều  thập  kỷ  sau  đó,  nhiều  nghiên  cứu  đã  đưa  ra  chứng cứ về khả năng lây truyền mầm bệnh qua  trung gian bàn tay (Casewell, 1977; Allen, 1975;  Pittet, 1999). Tác nhân vi khuẩn gây bệnh sẽ có  thể  được  lan  truyền  từ  người  bệnh  này  sang  người  bệnh  khác  (hoặc  từ  người  bệnh  sang  NVYT) thông qua một chuỗi các sự kiện liên tục:  (i) vi sinh vật tồn tại trên da của người bệnh, và  được  thải vào môi  trường  chung quanh người  bệnh, (ii) các vi sinh vật này có khả năng ngoại  nhiễm  vào  bàn  tay  của NVYT  thông  qua  các  hoạt  động  chăm  sóc,  đụng  chạm  trực  tiếp vào  người bệnh hoặc môi trường xung quanh người  bệnh,  (iii)  nhiều  loại  vi  sinh  vật  có  khả  năng  sống sót và tồn tại trên bàn tay NVYT vài phút,  (iv) không vệ  sinh  tay hoặc vệ  sinh  tay không  đúng cách hoặc hóa chất sát khuẩn dùng cho vệ  sinh  tay  không  có  tác dụng,  (v)  bàn  tay  ngoại  nhiễm  của NVYT  tiếp  xúc  trực  tiếp  với  người  bệnh khác hoặc làm lây nhiễm lên một dụng cụ  chăm sóc người bệnh khác. Từ đó đã hình thành  khái niệm về vệ sinh tay trong cơ sở y tế, những  năm của thập kỷ 1980 đánh dấu các tiến bộ vượt  bậc về khái niệm và thực hành vệ sinh tay trong  cơ sở y  tế khi hướng dẫn vệ sinh  tay cấp quốc  gia đầu tiên ra đời (Hoa Kỳ).  Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng đã phát  hành các khuyến cáo về vệ sinh bàn tay trong cơ  sở y tế, bản cập nhật năm 2009 (WHO, 2009).  Tại Việt Nam cho đến hiện nay, văn bản nhà  nước quy định về vấn đề vệ sinh tay trong cơ sở  y  tế  là Công Văn  số 7517/BYT‐ĐTr về “Hướng  dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và  sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn”  ban  hành  ngày  12/10/2007  (Công  văn  số  7517/BYT‐ĐTr,  2007).  Theo  tài  liệu  này,  quy  trình  kỹ  thuật  sát  khuẩn  tay  nhanh  gồm  sáu  bước như sau:  Lấy 3ml dung dịch  chứa  cồn vào  lòng bàn  tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau.  Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các  ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.  Chà hai  lòng bàn  tay vào nhau, miết mạnh  các kẽ ngón tay.  Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này  vào lòng bàn tay kia và ngược lại.  Dùng  lòng  bàn  tay  này  xoay  ngón  cái  của  bàn tay kia và ngược lại.  Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia  và ngược lại.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 414 Ghi  chú:  1/ Mỗi  bước  “chà”  5  lần;  2/ Thời  gian “chà” tay tối thiểu 30 giây, hoặc chà xát tay  cho đến khi tay khô; 3/ Không áp dụng phương  pháp này trong trường hợp biết chắc hoặc nhìn  thấy vết bẩn trên tay như: cầm nắm, đụng chạm  vào vật dụng bẩn, tay dính máu, dính chất tiết.  Rõ ràng là theo các quy trình này (WHO và  Bộ Y Tế) các bước kỹ thuật đã được thiết kế để  có  thể  “nhắm”  đến  việc  loại  bỏ  vi  sinh  vật  ô  nhiễm trên da bàn tay ở các vùng: lòng bàn tay,  lưng bàn  tay, phần da  lòng và  lưng ngón  tay,  phần  da  kẽ  tay  hai  bên,  phần móng  và  dưới  móng. Các quy trình kỹ thuật có đặt yêu cầu cụ  thể về thời gian nhằm mục đích đạt được sự tiếp  xúc  cần  thiết  (về  thời  gian)  giữa  hóa  chất  sát  khuẩn  và  vi  sinh  vật  ô  nhiễm  (nếu  có)  nhằm  mục đích tiêu diệt vi sinh vật.  Trong quá trình thực hành kiểm soát nhiễm  khuẩn, sự quan sát của chúng tôi dấy lên lo ngại  rằng quy trình kỹ thuật sát khuẩn tay nhanh đã  không được thực hiện một cách đúng đắn. Bởi vì  chúng tôi cho rằng các bước kỹ thuật trong quy  trình dù không thật phức tạp nhưng cũng không  phải quá đơn giản, trong khi thái độ của đại đa  số nhân viên y  tế  lại  rất  thờ  ơ và không quan  tâm  đến vấn  đề này. Khi  tìm  tài  liệu y văn  tại  Việt Nam  thì  thấy  số  liệu khoa học về vấn  đề  này còn rất ít, do vậy chúng tôi thực hiện nghiên  cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của sát khuẩn  tay nhanh dựa trên một yếu tố là độ che phủ của  hóa  chất  sát  khuẩn  trên  da  bàn  tay  sau  hoàn  thành quy trình kỹ thuật. Thực hiện nghiên cứu  này, chúng  tôi mong muốn đóng góp vào kiến  thức y học chung về vệ sinh tay trong cơ sở y tế,  nhằm giúp nhân viên y  tế nâng  cao kiến  thức,  thái độ, thực hành đối với vệ sinh bàn tay trong  chăm sóc người bệnh.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nhân  viên  y  tế  đang  công  tác  trong  bệnh  viện không phân biệt  tuổi, giới,  trình  độ, khoa  làm việc.  Cỡ mẫu  và  phương  pháp  lấy mẫu  ngẫu  nhiên phân tầng  Dân số chung (N:  tổng số nhân viên  tại các  khoa phòng  có  tiếp  xúc với người bệnh)  được  chia thành các dân số nhỏ hơn (Số nhân viên tại  các khoa), mỗi một khoa được gọi  là một  tầng.  Để đạt được kết quả tối ưu của sự phân tầng, số  lượng nhân viên của từng khoa phải được chia  tỷ lệ, có nghĩa là sự phân bố của nhân viên y tế  trong cỡ mẫu tương đương với sự phân bố trong  dân số chung. Gọi Ni là dân số của khoa i, n là  cỡ mẫu, và ni là số đối tượng được chọn từ tầng  i, thì Ni/N = ni/n, hay số đối tượng được chọn từ  mỗi khoa sẽ là ni = n(Ni/N) (Bảng 1).  Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa/phòng  trong bệnh viện  Khoa phòng Tổng số (Ni) % theo dân số (Ni/N) Số lượng (ni) Cấp Cứu 37 4,862023653 20 Nội Tim Mạch 38 4,993429698 20 Hồi Sức 62 8,14717477 33 Tai Mũi Họng 24 3,153745072 13 Nội Tổng Hợp 41 5,387647832 22 Mắt 13 1,708278581 7 Tạo Hình Thẩm Mỹ 15 1,97109067 8 Ngoại 1 22 2,890932983 12 Ngoại 2 49 6,438896189 26 Ngoại 3 32 4,20499343 17 Xét Nghiệm 55 7,227332457 30 Nội Soi 25 3,285151117 13 Chẩn Đoán Hình Ảnh 101 13,27201051 54 Dược 60 7,884362681 32 Phẫu Thuật 95 12,48357424 51 Thăm Dò Chức Năng 9 1,182654402 5 Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn 30 3,94218134 16 Phẫu Thuật Tim 53 6,964520368 29 Tổng 761 100 410(n) Quy  trình  kỹ  thuật  sát  khuẩn  tay  nhanh  bằng hóa chất sát khuẩn dạng gel có chứa cồn và  chất phát huỳnh quang: áp dụng theo quy trình  của WHO và Bộ Y Tế (WHO, 2009 và Công văn  số 7517/BYT‐ĐTr, 2007).  Quy ước và phương pháp tính diện tích da  bàn tay  Theo phương pháp tính diện tích da bị bỏng  của Blokhin và Glumov (1953) thì diện tích một  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 415 gan bàn tay (tính từ lằn cổ tay đến đầu các ngón  tay) của bệnh nhân bằng 1% diện tích da toàn cơ  thể người  đó. Suy  ra diện  tích da một bàn  tay  chiếm 2% diện tích da toàn cơ thể. Các nhà khoa  học  ước  tính diện  tích da bao phủ  cơ  thể một  người trung bình khoảng 2m2. Do đó, diện  tích  da của một bàn tay là 0,04m2 (400cm2).  Toàn bộ da  từ cổ  tay  trở xuống  là 100% và  được chia  thành các vùng với  tỷ  lệ % như  sau  (Hình 1):  ‐ Lòng bàn tay: 25%, trong đó  Chia làm 4 phần đều nhau, mỗi phần 6,25%  ‐ Mu bàn tay: 25%, trong đó  Chia làm 4 phần đều nhau, mỗi phần 6,25%  ‐ Mỗi ngón tay: 10%, trong đó:  Vùng móng và dưới móng: 3,3%.  Vùng kẽ tay 2 bên: 3,3%.  Vùng lòng và lưng ngón: 3,3%.  Hình 1: Quy ước phân chia các khu vực trên bàn tay  Tính  toán “độ che phủ” của hóa chất sát  khuẩn trên da bàn tay  Quan sát các vùng không sáng màu huỳnh  quang và cộng tỷ  lệ %, sau đó tính độ che phủ  của dung dịch sát khuẩn tay bằng cách lấy 100%  trừ đi cho  tỷ  lệ  các vùng da mà dung dịch  sát  khuẩn tay không che phủ.  KẾTQUẢ‐BÀNLUẬN  Phân tích mẫu nghiên cứu (Bảng 2)  Toàn  bộ  có  412  nhân  viên  y  tế  tham  gia  nghiên cứu,  trong  đó chúng  tôi  đã hoàn  thành  việc  thực  nghiệm  sát  khuẩn  tay  nhanh  và  ghi  hình trong 410 trường hợp (tỷ lệ 99,51%).  Bảng 2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu  Số lượng (Tỉ lệ %) Phân bố mẫu theo tuổi Dưới 30 tuổi 268(65,29) Từ 30 - 50 tuổi 129(31,55) Trên 50 tuổi 13(3,16) Phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm làm việ Dưới 5 năm 266(64,81) Trên 5 năm 144(35,19) Phân bố mẫu theo trình độ của nhân viên y tế Bác sỹ 33(8,01) Điều dưỡng 215(52,43) Kỹ thuật viên 52(12,62) NVHC/Hộ lý 56(13,59) Học viên 15(3,64) Nhân viên Dược 32(7,77) NVYT khác 8(1,94) Kết quả phân tích mức độ che phủ của hóa  chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay sau  khi  đã  thực  hiện  quy  trình  kỹ  thuật  sát  khuẩn tay nhanh  Trong  412 nhân viên y  tế  tham  gia nghiên  cứu, chúng tôi ghi hình được tổng cộng 410 hình  ảnh  bàn  tay  sau  khi  thực  hiện  quy  trình  sát  khuẩn  tay nhanh với hóa  chất  sát khuẩn dạng  gel chứa cồn có pha hợp chất phát màu huỳnh  quang (khi soi dưới đèn huỳnh quang).  Trong 410 mẫu thu thập được, chỉ có 47 mẫu  (chiếm  11,46%)  đạt  100% mức  độ  che phủ  của  hóa chất sát khuẩn  trên  toàn bộ bề mặt da bàn  tay. Sự khác biệt theo tuổi, số năm kinh nghiệm  làm việc và trình độ không có ý nghĩa thống kê.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 416 Tuy vậy, tỷ lệ đạt thấp một cách đáng kinh ngạc  ở tất cả các nhóm đối tượng (Bảng 3).  Bảng 3: Tỷ lệ số bàn tay đạt 100% độ che phủ của  hóa chất sát khuẩn sau khi thực hiện xong quy trình  sát khuẩn tay nhanh với hóa chất sát khuẩn dạng gel  có chứa cồn và chất phát huỳnh quang.  Tỷ lệ số bàn tay đạt 100% độ che phủ của hóa chất sát khuẩn (%) Tỷ lệ chung 11,46 Bác sỹ 15,15 Điều dưỡng 9,35 Kỹ thuật viên 9,62 NVHC/Hộ lý 12,5 Học viên 13,33 Nhân viên Dược 18,75 NVYT khác 25 Khi phân tích và tính toán mức độ che phủ  trung bình của hóa chất sát khuẩn  trên da bàn  tay sau khi hoàn thành quy trình sát khuẩn tay  nhanh,  điều  an  ủi  là  gần  90%  nhân  viên  y  tế  tham gia nghiên  cứu  đạt mức  độ  che phủ  của  hóa chất sát khuẩn  trên da bàn  tay  từ 75‐100%  (Bảng 4), Tuy vậy, vẫn có 7  trường hợp  (chiếm  1,7%), sau khi đã hoàn tất đầy đủ sáu bước của  quy  trình sát khuẩn  tay nhanh mà  độ  che phủ  của hóa chất trên da bàn tay vẫn thấp hơn 50%  (!), Các  nhóm  đối  tượng  tham  gia  nghiên  cứu  gồm  bác  sĩ,  điều  dưỡng,  kỹ  thuật  viên,  nhân  viên  hành  chánh  đều  cho  kết  quả  tương  đối  tương đồng (từ trên 88% mức độ che phủ da bàn  tay),  chỉ  có  nhóm  hộ  lý  cho  kết  quả  thấp  hơn  (hơn 86%), dù rằng sự khác biệt này không có ý  nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 5).  Bảng 4: Độ che phủ trung bình da bàn tay sau hoàn  thành quy trình sát khuẩn tay nhanh  Độ che phủ bàn tay (%) 0 - <25% 0 25% - <50% 1,7 50% - <75% 9,7 75% - 100% 88,6 Khi tiến hành phân tích vùng nào của bàn  tay ít được che phủ bởi hóa chất sát khuẩn tay  sau  khi  hoàn  thành  quy  trình  sát  khuẩn  tay  nhanh,  chúng  tôi  phát  hiện  được:  ngoại  trừ  vùng  lòng bàn  tay  (là nơi  trực  tiếp hứng hóa  chất sát khuẩn từ bình đựng), những vùng da  còn  lại  trên bàn  tay, bao gồm vùng  lưng bàn  tay, vùng  lòng và  lưng ngón  tay, vùng kẽ  tay  hai bên, vùng móng và dưới móng, đều có  tỷ  lệ bị bỏ sót (không được che phủ bởi hóa chất  sát khuẩn) rất cao, từ khoảng 50‐60% (Bảng 6).  Khi phân  tích  riêng  đối  tượng bác  sĩ và  điều  dưỡng,  thậm  chí  vùng móng  và  dưới móng  còn có tỷ lệ bị bỏ sót lên đến hơn 75% (Bảng 7),  mà y văn  đã ghi nhận nhiều  đây  là vùng  ẩn  nấp của vi khuẩn và cũng  là vùng có tần suất  đụng chạm đến người bệnh (có nghĩa là có khả  năng lây truyền bệnh nhiều nhất).  Bảng 5: Độ che phủ trung bình da bàn tay sau hoàn  thành quy trình sát khuẩn tay nhanh theo từng đối  tượng nhân viên y tế  Độ che phủ trung bình theo đối tượng (%) Bác sỹ 88,1 Điều dưỡng 87,8 Kỹ thuật viên 88,2 NVHC 88,6 Hộ lý 86,9 Bảng 6: Tỷ lệ các vùng da của bàn tay không được  che phủ bởi hóa chất sát khuẩn sau hoàn thành quy  trình sát khuẩn tay nhanh (bác sĩ và điều dưỡng)  Bác sỹ (33) Điều dưỡng (216) Lòng 0 3,7 Lưng 48,48 58,8 Móng và dưới móng 75,76 54,63 Kẽ tay 2 bên 42,42 48,15 Lòng và lưng ngón 51,52 52,31 Bảng 7: Tỷ lệ các vùng da của bàn tay không được  che phủ bởi hóa chất sát khuẩn sau hoàn thành quy  trình sát khuẩn tay nhanh  Tỷ lệ các vùng da của bàn tay không được che phủ bởi hóa chất sát khuẩn (%) Lòng 3.16 Lưng 59,95 Móng và dưới móng 57,28 Kẽ tay 2 bên 48,06 Lòng và lưng ngón 55,1 Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  thực  nghiệm mô phỏng  tình huống chăm  sóc người  bệnh trong phòng khám bệnh hay trong phòng  bệnh bình thường, yêu cầu nhân viên y tế tham  gia nghiên cứu hoàn thành quy trình sát khuẩn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 417 tay nhanh và sau đó tiến hành ghi hình lại ngay.  Các kết quả  thu  được  đã phân  tích  ở  trên bao  gồm độ che phủ của hóa chất sát khuẩn trên da  bàn  tay  (trung bình  88,6%),  các  vùng dễ  bị  bỏ  sót  cho  thấy  có  lẽ  còn  có  nhiều  vấn  đề  cần  phải được nghiên cứu sâu rộng hơn đối với kỹ  thuật  sát khuẩn  tay nhanh bằng  các  loại dung  dịch hoặc gel có chứa cồn. Chúng ta biết đối với  kỹ  thuật này,  yếu  tố duy nhất  giúp  loại  bỏ  vi  sinh vật ô nhiễm trên da bàn  tay  là sự  tiếp xúc  (có  điều  kiện  về  thời  gian)  giữa  hóa  chất  sát  khuẩn với vi sinh vật, chứ không hề có tác động  của yếu tố vật lý như cọ rửa bằng bàn chải trong  kỹ  thuật  rửa  tay với nước và  xà phòng  (trong  nghiên cứu này chúng tôi không đặt vấn đề với  hóa chất sát khuẩn và giả  thuyết rằng hóa chất  sát khuẩn sử dụng ở đây đạt hiệu quả tiêu diệt  vi  sinh  vật  theo  yêu  cầu). Nếu  cho  rằng  quy  trình  kỹ  thuật  sát  khuẩn  tay  nhanh  là  hợp  lý,  trong  các bước kỹ  thuật  đều  có nhắm  đến  các  vùng da khác nhau  trên bàn  tay  thì có  lẽ động  tác kỹ  thuật phức  tạp đã hạn chế hiệu quả của  quy  trình,  và  rõ  ràng  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng tôi cho thấy người nhân viên y tế, bất kể  lứa  tuổi,  trình  độ,  kinh  nghiệm  lâu  năm  hay  không,  đều  không  dễ  dàng  thực  hiện  tốt  quy  trình kỹ thuật này (mà trong thâm tâm của tất cả  mọi  người  chúng  ta  đều  cho  nó  là  giản  đơn,  không mấy  khi  được  quan  tâm  đến). Do  vậy,  chúng  tôi  cho  rằng  điều  cốt  lõi  ở  đây  là  phải  được  đào  tạo một  cách nghiêm  túc,  thực hành  nhiều lần, và phải có kiểm soát chặt chẽ.  KẾTLUẬN  Sau  hoàn  thành  quy  trình  sát  khuẩn  tay  nhanh  bằng  hóa  chất  sát  khuẩn  dạng  gel  có  chứa  cồn,  độ  che phủ  trung  bình da  toàn  bộ  bàn tay là 88,6%. Ngoại trừ vùng lòng bàn tay,  các vùng khác của bàn tay (lưng bàn tay, lòng  và  lưng ngón  tay, kẽ  tay hai bên, phần móng  và dưới móng)  đều  có  tỷ  lệ bị bỏ  sót  (không  được che phủ bởi hóa chất sát khuẩn sau hoàn  thành quy  trình  sát khuẩn  tay nhanh)  rất  cao  (xoay quanh 50%). Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng không phát hiện được sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê theo độ tuổi, theo kinh nghiệm  lâu năm, và  theo  trình  độ  của nhân viên y  tế  tham  gia nghiên  cứu  (bác  sĩ,  điều dưỡng,  kỹ  thuật viên, nhân viên hành chánh, hộ lý, nhân  viên vệ sinh).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y Tế (2007). Công Văn số 7517/BYT‐ĐTr về “Hướng dẫn  thực  hiện  quy  trình  rửa  tay  thường  quy  và  sát  khuẩn  tay  nhanh bằng dung dịch chứa cồn”, Hà Nội, Việt Nam.  2. Casewell M, Phillips I (1977), Hands as route of transmission  for Klebsiella species, B MJl, 2:1315–1317,  3. Pittet D, et al (1999), Bacterial contamination of the hands of  hospital staff during routine patient care, Archives of Internal  Medicine, 159: 821–826,  4. Steere AC, Mallison GF  (1975), Hand washing practices  for  the  prevention  of  nosocomial  infection,  Annals  of  Internal  Medicine, Vol, 83:683‐685,  5. WHO  (2009). Guidelines on Hand Hygiene  in Health Care.  WHO Press, World Health Organization,  20 AvenueAppia,  1211 Geneva 27, Switzerland,  Ngày nhận bài báo: 07/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf412_1_5298.pdf
Tài liệu liên quan