Blended learning là mô hình học tập kết hợp giữa học tập theo các
phương pháp truyền thống (face – to – face) và học tập trực tuyến (e – learning).
Mô hình học tập kết hợp này giúp học sinh linh hoạt, chủ động hơn trong các hoạt
động học tập nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin dưới sự định hướng của
giáo viên. Bài báo này khảo sát thói quen học tập của học sinh và cơ sở vật chất
tại một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp
ứng dạy học blende learning.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát thói quen học tập của học sinh và cơ sở vật chất tại một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng dạy học Blended Learning, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẢo Sát thÓi QuEn họC tập CỦa họC Sinh và CƠ SỞ vật Chất
tẠi mỘt SỐ trƯỜng trung họC phỔ thÔng
trên đỊa Bàn thành phỐ hà nỘi nhẰm đáp Ứng dẠy họC
BlEndEd lEarning
Nguyễn Hoàng Trang, Mai Văn Hưng1
Lê Diệu Phương2
Phạm Văn Hiếu3
Nguyễn Thị Hồng Nhung4
Tóm tắt: Blended learning là mô hình học tập kết hợp giữa học tập theo các
phương pháp truyền thống (face – to – face) và học tập trực tuyến (e – learning).
Mô hình học tập kết hợp này giúp học sinh linh hoạt, chủ động hơn trong các hoạt
động học tập nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin dưới sự định hướng của
giáo viên. Bài báo này khảo sát thói quen học tập của học sinh và cơ sở vật chất
tại một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp
ứng dạy học blende learning.
Từ khóa: Khảo sát, Blended learning, Face – to – face, E – learning, Công nghệ
thông tin.
1. Đặt vấn đề
Blended learning là một khái niệm không mới và đã được áp dụng rộng rãi tại
nhiều cơ sở đào tạo trên khắp thế giới. Đối với Blended learning, hình thức tổ chức
dạy học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV) và hình thức tổ chức dạy học
trực tuyến e-learning với tính tự giác của học sinh (HS) được kết hợp mềm dẻo và
bổ sung lẫn nhau để tận dụng tối đa ưu điểm của công nghệ thông tin (CNTT) nhằm
mang lại hiệu quả học tập tốt nhất. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục, tỉ
lệ “vàng” trong dạy học kết hợp giữa dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến hiện
nay là 30/70. Với tỉ lệ này, các hoạt động dạy học trực tuyến chiếm vai trò chủ đạo,
1 Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
2 Trường THPT Lương Văn Can.
3 Hệ thống giáo dục Alpha School.
4 Học viện Khám phá.
Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 185
việc học được cá nhân hóa rất cao. Nhận thứ về vai trò của người dạy và người học
đã thay đổi, trong đó người dạy là người định hướng cho quá trình học, còn người
học chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin và hoàn thành quá trình lĩnh hội tri thức.
Học viện Innosight [2] đã thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu về dạy học
kết hợp tại 60 cơ sở đào tạo trên khắp nước Mỹ. Cuộc khảo sát cho thấy có 6 mô hình
dạy học kết hợp đang được áp dụng tại các trường học chính quy, không chính quy
tại Mỹ bao gồm: Face – to – face driver, rotation, flex, online lab, self – blend, online
driver. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện các nghiên cứu về mô
hình dạy học Blended learning [1, 3, 4, 5]. Ngoài ra, Blended learning cũng đang
được một số trường đại học và trường phổ thông áp dụng như Trường Đại học FPT,
Trường Phổ thông Liên cấp Olympia. Tuy nhiên việc vận dụng dạy học Blended
learning ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế bởi những yếu tố ảnh hưởng khác nhau
như: cơ sở vật chất, điều kiện tài chính của trường học, đặc thù môn học và chương
trình học, phụ thuộc vào năng lực, nhu cầu và điều kiện cá nhân của đối tượng theo
học. Để nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học Blended
learning, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát tại các trường trung học phổ thông
(THPT) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương tiện
Phiếu khảo sát thói quen học tập và ứng dụng CNTT trong học tập dành cho
HS, phiếu điều tra dành cho GV về tình hình sử dụng CNTT trong dạy học và các
phương tiện công nghệ để tương tác với HS, phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản
lý về thực trạng cơ sở vật chất tại trường THPT.
b) Địa bàn, đối tượng, phạm vi điều tra
Đối tượng điều tra khảo sát là HS, GV và cán bộ quản lý ở các trường THPT.
Trước khi lựa chọn địa bàn điều tra, chúng tôi tiến hành thăm quan tại các
trường THPT công lập, ngoài công lập; các trường THPT thuộc các quận nội và
ngoại thành Hà Nội để làm cơ sở cho việc lựa chọn địa bàn điều tra được khách
quan và khả thi. Các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội được lựa chọn làm
địa bàn điều tra bao gồm: Trường Phổ thông Liên cấp Olympia (Q. Nam Từ Liêm),
Trường THPT Đào Duy Từ (Q. Thanh Xuân), Trường THPT Lương Văn Can (Q. Cầu
Giấy), Trường THPT Nguyễn Siêu (Q. Cầu Giấy), Trường THPT Kim Liên (Q. Đống
Đa), Trường THPT Phan Đình Phùng (Q. Ba Đình), Hệ thống Giáo dục Liên cấp Ban
Mai (Q. Hà Đông), Trường Phổ thông liên cấp Alfred Nobel (Đống Đa), Hệ thống
giáo dục Alphaschool (Q. Nam Từ Liêm), Trường THPT Phúc Lợi (Q. Long Biên),
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành186
Trường THPT Cao Bá Quát (H. Quốc Oai).
Khảo sát tiến hành với 1189 HS, 73 GV thuộc 2 tổ bộ môn Hóa học và Sinh học,
15 cán bộ quản lý (hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng) tại 11 trường THPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
c) Thiết kế phiếu điều tra
Các phiếu điều tra được thiết kế và tiến hành điều tra thử trên 84 HS để làm cơ
sở cho việc điều chỉnh phiếu trước khi tiến hành điều tra trên diện rộng.
d) Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu điều tra sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả khảo sát dành cho học sinh
a) Các phương tiện công nghệ cá nhân
Kết quả khảo sát dành cho HS cho thấy các phương tiện công nghệ cá nhân
HS hay dùng phổ biến nhất hiện này là: điện thoại cảm ứng (88,8%), laptop (49,1%),
máy tính để bàn (32,4%), máy quay phim/máy ảnh (26,8%).
b) Thói quen truy cập internet
Thời gian truy cập internet
1 – 2 giờ/ngày 17,8%
2 – 4 giờ/ngày 31,2%
Nhiều hơn 4 giờ/ngày 51%
Thói quen truy cập internet
Buổi sáng, sau khi vừa thức dậy 10,3%
Sau khi kết thúc thời gian học tập 62,4%
Trong thời gian học tập 9,2%
Buổi tối 69,3%
Phần lớn HS truy cập internet nhiều hơn 4 giờ/ngày (51,0%). Thời điểm truy
cập internet chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ học
hoặc vào buối tối – thời điểm kết hợp cả học tập và giải trí.
c) Việc sử dụng cơ sở vật chất của trường học
Khảo sát việc sử dụng cơ sở vật chất của trường học cho thấy mức độ “không
thường xuyên sử dụng” các phương tiện công nghệ của Nhà trường luôn chiếm tỉ lệ
cao hơn so với mức độ “thường xuyên sử dụng”. Cụ thể như sau:
Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 187
Phương tiện công nghệ của
trường học
Mức độ sử dụng (%)
Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Không
bao giờ
Phòng máy tính 17,2 48,7 23,4
Máy chiếu (projector) 33,6 41,8 14,4
Máy in, máy scan 13,3 39,9 36,4
Bảng thông minh 7,7 13,8 72
Wifi 22,3 38,4 29,0
Mục đích ứng dụng CNTT trong học tập
Mục đích ứng dụng CNTT trong học tập rất đa dạng. Ở đây chúng tôi liệt kê
ra một số mục đích sử dụng phổ biến nhất. Kết quả thu được cho thấy đa số HS sử
dụng phương tiện công nghệ để tìm kiếm và lấy thông tin từ internet phục vụ cho
học tập (85,7%), tuy nhiên việc trao đổi kinh nghiệm học tập trên các diễn đàn chưa
cao (13,7%). Việc tham gia vào các bài học trên mạng chưa thực sự phổ biến (33,6%).
Số liệu từ khảo sát của nhóm tác giả
e) Thói quen học tập
Kết quả khảo sát cho thấy khi gặp vấn đề trong học tập, 84,5% HS sẽ ngay lập
tức truy cập internet để tìm kiếm thông tin giải quyết vấn đề, trong khi chỉ 20,5% số
còn lại sẽ dùng sách giáo khoa để tìm kiếm câu trả lời.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành188
f) Ý kiến cá nhân
Đánh giá về việc sử dụng CNTT trong học tập, trên 60% HS cho rằng sẽ rất thú
vị và giờ học sẽ hiệu quả hơn nếu được sử dụng điện thoại hoặc máy tính xách tay
trên lớp. Tuy nhiên, một số ít HS (< 5%) cảm thấy rắc rối và không ủng hộ vì bản thân
gặp khó khăn trong việc sử dụng các phần mềm CNTT.
3.2. Kết quả khảo sát dành cho giáo viên
a) Phương tiện công nghệ cá nhân
Kết quả khảo sát cho thấy đa số các GV đều được trang bị đầy đủ các phương
tiện công nghệ, dễ dàng áp dụng công nghệ vào quá trình dạy học. (100%) GV khi
được hỏi đều có sử dụng máy chiếu trong giờ dạy, tuy nhiên, chỉ có 33.3% sử dụng
máy tính cá nhân có truy cập internet trong giờ dạy, còn lại (66,7%) không truy cập
Internet.
b) Mục đích sử dụng CNTT trong dạy học
Số liệu từ khảo sát của nhóm tác giả
c) Liên lạc, kết nối với học sinh
Hình thức Phương án Tỉ lệ, %
Kết nối với HS trong
giờ học bằng hình
thức giao tiếp giáp
mặt
Chỉ sử dụng duy nhất hình thức này 93,3
Sử dụng kết hợp với hình thức kết nối với HS qua
internet trong giờ học
6,7
Kết nối với HS ngoài
giờ học
Thông qua tin nhắn, cuộc gọi, email 100
Thông qua mạng xã hội (chat, thảo luận forum,) 83,3
Thông qua việc liên hệ với phụ huynh học sinh 66,7
Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 189
Trong giờ học, hình thức liên lạc với HS phổ biến nhất vẫn là hình thức giao
tiếp giáp mặt (93,3%). Kết nối với HS trong giờ học qua mạng internet chiếm tỉ lệ
thấp (6,7%), cho dù đây là phương án kết nối phổ biến của các giáo viên phổ thông
ở các cơ sở đào tạo áp dụng dạy học theo Blended learning. Ngoài giờ học, các hình
thức kết nối với HS rất phong phú và đều chiếm tỉ lệ cao.
d) Mức độ sử dụng CNTT trong dạy học
Để khảo sát mức độ sử dụng CNTT trong dạy học của GV, chúng tôi đề xuất 6
mức độ như sau: mức độ 1 - chưa bao giờ sử dụng CNTT để tìm kiếm thông tin, hoặc
soạn giáo án và dạy học; mức độ 2 - Có sử dụng CNTT để tìm kiếm thông tin, sưu
tầm tài liệu nhưng chưa sử dụng CNTT trong các tiết dạy trong trường phổ thông;
mức độ 3 - Chưa biết cách tự soạn các giáo án điện tử nhưng biết sử dụng CNTT để
tổ chức dạy học trong một số tiết dạy, một vài chủ đề; mức độ 4 - Biết cách tự tìm
kiếm thông tin, soạn giáo án điện tử nhưng chưa thành thạo, chưa thường xuyên sử
dụng trong các tiết học; mức độ 5 - Biết cách tự tìm kiếm thông tin, soạn giáo án điện
tử thành thạo, thường xuyên sử dụng tích hợp CNTT trong các tiết học, nhưng chưa
biết cách tổ chức dạy học trực tuyến; mức độ 6 - Biết cách tự tìm kiếm thông tin, soạn
giáo án điện tử thành thạo, thường xuyên sử dụng tích hợp CNTT trong các tiết học,
và đã tổ chức dạy học trực tuyến thành công. Theo kết quả khảo sát, 83,3% GV tự
đánh giá mình đạt mức độ 5, 16,7% GV đánh giá mình ở mức độ 3. Như vậy, hầu hết
GV đều tự tin vào các kỹ năng sử dụng CNTT trong quá trình dạy học, nhưng chưa
biết cách tổ chức dạy học trực tuyến – yếu tố cần và đủ để dạy học Blended learning.
e) Ý kiến cá nhân
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ nhỏ (15,4%) GV không biết đến Blended learning,
trong khi đa số GV (70,3%) đã biết đến Blended learning. Như vậy phần lớn GV đều
được cập nhật xu hướng phát triển của giáo dục, trong đó có Blended learning. Tuy
nhiên chỉ khoảng 10% GV đã áp dụng dạy học theo mô hình học tập này. 66,2%
GV có nhu cầu tham gia vào các khóa học thiết kế bài giảng và tổ chức học tập trực
tuyến. Một tỉ lệ nhỏ (12,7%) GV không có nhu cầu tham gia. Đánh giá kết quả khảo
sát GV cho thấy xuất hiện nhu cầu của xã hội về việc triển khai tổ chức dạy học trực
tuyến song hành cùng với sự phát triển của giáo dục theo hướng hội nhập hóa với
thế giới.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành190
3.3. Kết quả khảo sát dành cho cán bộ quản lý
a) Về cơ sở vật chất
Máy chiếu
Phòng học không được trang bị máy chiếu 1/11
Chỉ có một số phòng học được trang bị máy chiếu 3/11
Phòng học 100% được trang bị máy chiếu 7/11
Phòng máy tính
riêng
Có 7/11
Không 4/11
Máy tính dành
cho giáo viên
Có máy tính làm việc dành cho giáo viên tại cơ quan 6/11
Không có máy tính làm việc dành cho giáo viên tại cơ quan 5/11
Kết nối mạng
internet
Chỉ có kết nối mạng internet tại các phòng chức năng của
Nhà trường
2/11
Có kết nối mạng internet tại các phòng chức năng và
phòng học
9/11
Chất lượng mạng
wifi
Không có mạng Wifi 0/11
Có Wifi nhưng hoạt động không ổn định 4/11
Có Wifi hoạt động ổn định 7/11
WebSite Nhà
trường
Có 11/11
Không có 0/11
Nền tảng hỗ trợ
quản lý và học tập
trực tuyến
Không thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học trực tuyến nên
không đầu tư cho WebSite
0/11
Có WebSite riêng để phục vụ việc thiết kế bài giảng và dạy
học trực tuyến
0/11
Không có WebSite riêng nhưng sử dụng các nền tảng miễn
phí khác để thiết kế bài giảng trực tuyến, dạy học trực
tuyến
11/11
Các phần mềm
dạy học (phần
mềm tạo câu hỏi
trắc nghiệm, trộn
đề thi...)
Có đầu tư thiết kế các phần mềm dạy học riêng của nhà
trường
0/11
Không đầu tư thiết kế các phần mềm dạy học nhưng
khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm
10/11
Đầu tư mua bản quyền các phần mềm dạy học theo nhu
cầu của giáo viên
1/11
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các trường phổ thông trong phạm vị điều tra
đều được trang bị cơ sở vật chất cơ bản phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy
học như: wifi, máy tính, máy chiếu. Tuy nhiên, việc đầu tư sâu hơn như trang bị nền
tảng hỗ trợ học tập trực tuyến (Learning Management System – LMS) hay các phần
Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 191
mềm hỗ trợ học tập để dạy học trực tuyến vẫn còn hạn chế. Thực tế hiện nay chi phí
đầu tư cho nền tảng hỗ trợ học tập trực tuyến khá lớn, gây khó khăn cho các cơ sở
đào tạo công và ngoài công lập.
b) Đánh giá chung
Đánh giá về đội ngũ GV, cán bộ quản lý tại 9 trong số 11 trường THPT tham gia
khảo sát đều cho rằng đội ngũ GV hiện nay có kĩ năng sử dụng CNTT tốt và đều có
thể đáp ứng được việc tổ chức dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, các trường cũng có
nhiều biện pháp hỗ trợ GV nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học
như: tổ chức tập huấn (11/11), tổ chức các cuộc thi ứng dụng CNTT trong dạy học
(11/7). Xét về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp với hình
thức dạy học giáp mặt truyền thống, 100% cán bộ quản lý tại 11 trường tham gia
khảo sát đều cho rằng rất cần thiết để đáp ứng đổi mới giáo dục trong thời đại giáo
dục 4.0. Tuy nhiên, xét theo nhu cầu học tập trực tuyến của người học tại trường phổ
thông, các cán bộ quản lý đánh giá nhu cầu này chiếm tỉ lệ thấp.
4. Kết luận
Kết quả khảo sát tại 11 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phản
ánh được phần nào thực trạng về thói quen học tập của HS, thói quen dạy học của
GV và cơ sở vật chất về mặt công nghệ của các trường phổ thông về việc đáp ứng tổ
chức dạy học Blended learning. Đối với HS, dưới sự bùng nổ của các thiết bị công
nghệ hiện nay, hầu hết HS đã được trang bị ít nhất 1 thiết bị công nghệ cá nhân. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy học sinh chưa chủ động quản lý được quỹ thời gian tự học
của mình thông qua việc sử dụng internet. Mục đích sử dụng các thiết bị công nghệ
này mới chỉ dừng lại ở việc giải trí và nhu cầu học tập đơn giản như tìm kiếm thông
tin, tài liệu. Thực trạng này phản ánh phần nào thói quen học tập truyền thống như
thiếu chủ động và kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. Đội ngũ GV hiện nay đã được
trang bị các kĩ năng sử dụng CNTT, cập nhật được xu hướng dạy học mới, tuy nhiên
xu hướng dạy học giáp mặt trên lớp vẫn chiếm ưu thế. Một trong những lý do khiến
GV chưa vận dụng hết khả năng ứng dụng CNTT của mình vào trong quá trình dạy
học là các yếu tố từ phía Nhà trường. Các trường phổ thông hầu hết được trang bị cơ
sở vật chất về công nghệ cơ bản nhất như wifi, phòng máy tính, máy chiếu. Bên cạnh
đó là sự hạn chế về cơ sở hạ tầng như mạng wifi hoạt động không ổn định, không có
nền tảng hỗ trợ học tập trực tuyến. Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc
chưa có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cho dạy học Blended learning đó là việc đánh giá
thấp nhu cầu xã hội về học tập trực tuyến của các cán bộ quản lý, cũng như chi phí
đầu tư cho LMS khá cao là một nguyên nhân gây khó khăn cho các trường phổ thông
trong việc “trực tuyến hóa” quá trình dạy và học.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành192
Kết quả khảo sát bên cạnh việc phản ánh thói quen học tập của học sinh và cơ
sở vật chất của các trường phổ thông hiện nay cũng cho thấy những yếu tố tích cực
để triển khai dạy học Blended learning. Các yếu tố về cơ sở vật chất đối với cá nhân
học sinh, giáo viên và Nhà trường đã đáp ứng được việc triển khai dạy học blended
learning ở mức cơ bản. Thói quen học tập của học sinh bước đầu đã dần “online
hóa” khi sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm giải quyết các vấn đề học
tập. GV cũng bước đầu áp dụng công nghệ trong dạy học và kết nối với HS. Tuy
nhiên hạn chế của khảo sát này là chưa thể đánh giá được kỹ năng sử dụng CNTT
trong dạy học của GV. Ở cấp độ quản lý, các trường phổ thông đều có những biện
pháp khuyến khích GV sử dụng CNTT trong dạy học và dạy học trực tuyến nhưng
chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hay đầu tư tài chính cho việc dạy học trực tuyến. Để
giảm bớt chi phí, một trong số các giải pháp hữu hiệu nhất là khuyến khích GV sử
dụng các nền tảng, phầm mềm miễn phí của Google, các mạng xã hội Facebook,
WordPress nhằm quản lý lớp học trực tuyến và tạo môi trường học tập, kết nối
mở cho HS và GV.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội trong đề tài
KH&CN cấp thành phố mã số 01X-12/04-2018-3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. N. Thế Dũng and T.M. Lê Nương, 2017. “Đề xuất quy trình dạy học thực hành
Tin học đại cương dựa trên mô hình B-learning”. Tạp chí Khoa học và Giáo dục,
44(04), tr. 63.
2. Michael B. Horn, Heather Staker (2014). Blended: Using disruptive innivation to
improve schools. Jossey – Bass.
3. T.V. Hưng, 2018. “Mô hình Blended learning trong đào tạo giáo viên trình độ
đại học”. Tạp chí Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, 52(52-53), tr. 66-74.
4. N.V. Lợi, 2014. “Lớp học nghịch đảo-mô hình kết hợp trực tiếp và trực tuyến”.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 34, tr. 56-61.
5. N. Hoai Nam, V. Thai Giang, and V. Dang Luat, 2016. “B-Learning Issues: A
Suggestion for Developing the Framework”. Journal of Science of HNUE, 61(11),
pp. 57-65.DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0216.
Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 193
THE SURVEY OF STUDY HABITS AND TECHNOLOGY INFRASTRUCTURE TO
MEET BLENDED LEARNING IN HIGH SCHOOLS IN HANOI
Abstract: Blended learning is a learning model combining traditional learning
methods and online learning methods. This blended learning helps students
be more flexible and more active in learning activities thanks to the support of
information technology under teachers’guidance. This research focuses on the
survey of habits and technology infrastructure to meet blended learning in some
high schools in Hanoi city.
Keywords: Current situation, Blended learning, Face - to - face, E - learning,
Information technology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_thoi_quen_hoc_tap_cua_hoc_sinh_va_co_so_vat_chat_ta.pdf