Đặt vấn đề: Khảo sát tái sắp xếp (TSX) nhiễm sắc thể (NST) 11q23 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng
lympho B (BCCDL‐B).
Phương pháp: Ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH) với probe LSI MLL dual color,
break apart rearrangement để phát hiện bất thường NST 11q23 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng
10/2012 đến 10/2013.
Kết quả: Trong 76 bệnh nhân được khảo sát, 6 bệnh nhân (7,89%) có TSX NST 11q23. Khi so sánh với kết
quả của RT‐PCR và NST đồ thì 5 bệnh nhân (6,58%) có chuyển vị t(4;11)(q21;q23) và trường hợp còn lại là tái
sắp xếp của NST 11q23 với NST khác ngoại trừ NST 4.
Kết luận: Kỹ thuật FISH với các đoạn dò đặc hiệu giúp phát hiện TSX NST 11q23 một cách nhanh chóng,
chính xác, giúp thêm dữ liệu cho việc phân nhóm nguy cơ và định hướng điều trị cho bệnh nhân BCCDL‐B.
Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng lympho B, FISH, tái sắp xếp NST 11q23
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát tái sắp xếp 11q23 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho b tại bệnh viện truyền máu huyết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Huyết Học 237
KHẢO SÁT TÁI SẮP XẾP 11q23 TRÊN BỆNH NHÂN BẠCH CẦU CẤP
DÒNG LYMPHO B TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC
Nguyễn Tấn Bỉnh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khảo sát tái sắp xếp (TSX) nhiễm sắc thể (NST) 11q23 trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng
lympho B (BCCDL‐B).
Phương pháp: Ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH) với probe LSI MLL dual color,
break apart rearrangement để phát hiện bất thường NST 11q23 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng
10/2012 đến 10/2013.
Kết quả: Trong 76 bệnh nhân được khảo sát, 6 bệnh nhân (7,89%) có TSX NST 11q23. Khi so sánh với kết
quả của RT‐PCR và NST đồ thì 5 bệnh nhân (6,58%) có chuyển vị t(4;11)(q21;q23) và trường hợp còn lại là tái
sắp xếp của NST 11q23 với NST khác ngoại trừ NST 4.
Kết luận: Kỹ thuật FISH với các đoạn dò đặc hiệu giúp phát hiện TSX NST 11q23 một cách nhanh chóng,
chính xác, giúp thêm dữ liệu cho việc phân nhóm nguy cơ và định hướng điều trị cho bệnh nhân BCCDL‐B.
Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng lympho B, FISH, tái sắp xếp NST 11q23.
ABSTRACT
DETECTION OF 11q23 REARRANGEMENT IN B CELL ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA
PATIENT AT BLOOD TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL
Nguyen Tan Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 237 ‐ 241
Objective: To detect chromosome 11q23 rearrangement in patients with B cell acute lymphoblastic
leukemia.
Methods: The fluorescent in situ hybridization (FISH) technique with probe LSI MLL dual color, break
apart rearrangement was used to detect chromosomal abnormalities of 11q23 at The Blood Transfusion and
Hematology Hospital from October 2012 to October 2013.
Results: Among 76 patient samples were analyzed, 6 patients (7.89%) had chromosome 11q23
rearrangement. Comparing with the result of RT‐PCR and karyotype, 5 cases (6.58%) were t(4;11)(q21;q23)
translocation and the remaining patient was translocation of 11q23 with other chromosomes except for
chromosome 4 .
Conclusion: The interphase FISH with specific probes can detect the rearrangement of chromosome
11q23 quickly and exactly. The result of this study can give more data for risk classification in B cell acute
lymphoblastic leukemia.
Keywords: acute lymphoblastic leukemia, FISH, 11q23 rearrangement.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) là bệnh
lý ác tính của hệ tạo máu chiếm khoảng 1/3
trong các loại bệnh ung thư ở trẻ em, gồm có hai
thể là BCCDL‐B và BCCDL‐T(1). Trong đó,
BCCDL‐B chiếm ưu thế với gần 90% trường hợp
được chẩn đoán BCCDL. BCCDL xuất phát từ
một tế bào tiền thân của dòng lympho với
những thay đổi gen chuyên biệt dẫn tới sự
chuyển dạng ác tính và tăng sinh không kiểm
soát. Do đó, đánh giá tiên lượng BCCDL dựa
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Nguyễn Tấn Bỉnh ĐT: 0913769173 Email: nguyentanbinhmd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 238
vào di truyền học góp thêm 1 dữ liệu đáng tin
cậy để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Hơn
75% trường hợp BCCDL được đánh giá tiên
lượng hay phân nhóm điều trị và theo dõi điều
trị dựa trên số lượng NST, các kiểu tái sắp xếp
(TSX) nhiễm sắc thể (NST) chuyên biệt hay các
thay đổi di truyền ở mức độ phân tử như
t(12;21), t(9;22), t(1;19), t(4;11), t(8;14), t(8;22) và
t(2;8) tạo ra các tổ hợp gen TEL/AML1, BCR/ABL,
E2A/PBX1, MLL/AF4, cMYC/IgH, cMYC/IgL và
IgK/cMYC tương ứng và các bất thường khác
liên quan đến 11q23(2). Các rối loạn phân tử quan
trọng trên lâm sàng ở BCCDL‐B giai đoạn tiền tế
bào B bao gồm BCR/ABL, TEL/AML1, E2A/PBX1
và các TSX gen MLL (11q23) và các bất thường
NST này rất có ý nghĩa trong tiên lương và điều
trị(6,9,).
Bất thường liên quan đến 11q23 được nhận
thấy có hơn 30 chuyển đoạn khác nhau, được
tìm thấy trên bệnh BCCDL precursor‐B, bạch
cầu cấp dòng tủy, hội chứng loạn sinh tủy, vài
trường hợp BCCDL‐T, và trong bệnh ung thư
máu thứ phát(1,7). Chuyển vị t(4;11) chiếm
khoảng 50‐70% những ca BCCDL nhũ nhi, và
khoảng 5% những ca trẻ em và người lớn(5).
Một số tác giả thấy trong các bất thường liên
quan đến 11q23 thì t(4;11) là xấu nhất, còn
Katz thấy tất cả bệnh nhân có bất thường liên
quan 11q ở trẻ em dưới 11 tuổi đều tiên lượng
xấu, tái phát sớm và có xâm lấn thần kinh
trung ương(2). Các tác giả như Negrin, Larson,
Hoffbrand đều cho rằng những bệnh nhân có
t(4;11) là những bệnh nhân có tiên lượng xấu
trong điều trị hóa chất và có chỉ định ghép tủy
xương nhưng phải ghép ngay đợt lui bệnh
đầu(3). Bên cạnh đó, theo Young và Godley,
bệnh nhân BCCDL có chuyển đoạn t(4;11) có
tiên lượng xấu với tỷ lệ đáp ứng điều trị ban
đầu cao nhưng thời gian lui bệnh ngắn dưới 1
năm(10).
Hiện nay, có 3 kỹ thuật được sử dụng để
phát hiện các bất thường liên quan đến 11q23
là NST đồ, lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH)
và PCR.Trong 3 kỹ thuật thì PCR là kỹ thuật có
độ nhạy cao nhưng chỉ có thể phát hiện được
tổ hợp gen MLL/AF4 tương ứng với t(4;11).
NST đồ và FISH thì có thể giúp phát hiện
nhiều kiểu chuyển đoạn khác nhau liên quan
đến 11q23 nhưng FISH thì có độ nhạy cao
hơn.Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi
ứng dụng kỹ thuật FISH bước đầu khảo sát
TSX 11q23 trên BN BCCDL‐B tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học (BV.TMHH), để góp
thêm dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng phân
nhóm tiên lượng và định hướng điều trị được
hiệu quả hơn.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các BN được chẩn đoán BCCDL‐B bằng tủy
đồ và dấu ấn miễn dịch có chỉ định làm xét
nghiệm FISH tại BV.TMHH Thành phố Hồ Chí
Minh từ tháng 10/2012 đến 10/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca.
Phương pháp tiến hành
Thu hoạch trực tiếp 2 ml mẫu tủy xương của
BN BCCDL‐B trong chống đông heparin để thu
nhận tế bào bạch cầu và cố định tế bào trên tiêu
bản. Tiêu bản có thể sử dụng ngay hoặc lưu trữ
trong 6 tháng.
Đoạn dò được sử dụng để lai hóa là LSI MLL
dual color, break apart rearrangement probe
(Vysis, Hoa Kỳ) có cấu trúc như Hình 1. Tiêu
bản tế bào và đoạn dò được biến tính bằng máy
ThermoBrite (Abbott, Hoa Kỳ) ở 75oC trong 5
phút, sau đó ủ ở 37oC qua đêm (khoảng từ 18
đến 20 tiếng đồng hồ).
Sau khi ủ, tiêu bản được rửa để loại bỏ
những mẫu dò bắt cặp không đặc hiệu bằng
dung dịch 0,3% NP‐40 / 0,4 x SSC ở nhiệt độ
75oC trong 2 phút, kế tiếp rửa bằng dung dịch
0,1 % NP‐40 / 2 x SSC ở nhiệt độ phòng trong 1
phút. Tiêu bản được để khô và phủ bằng 15 μL
dung dịch DAPI II counterstain (Vysis) trước khi
quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Huyết Học 239
Hình 1: Cấu trúc đoạn dò 11q23 sử dụng trong kỹ thuật FISH. Đoạn dò gắn chất phát huỳnh quang màu xanh nằm
tại vùng từ exon 6 hướng về tâm trải dài 350kb, đoạn dò gắn chất phát huỳnh quang màu đỏ nằm tại vùng từ exon 6 hướng
về vùng đầu tận trải dài 190kb, điểm gãy nằm tại exon 6 của gen MLL.
KẾT QUẢ
Trong nghiên cứu này, 76 BN BCCDL‐B
được khảo sát bất thường NST 11q23. Kết quả
được xác định khi phân tích 200 tế bào dưới
kính hiển vi huỳnh quang. BN có bất thường
NST 11q23 khi kết quả thể hiện có một tín hiệu
vàng (của NST 11 bình thường), một tín hiệu
xanh và một tín hiệu đỏ (của NST 11 bị gãy tại vị
trí 11q23) theo như Hình 2A. BN không có bất
thường NST 11q23 khi kết quả thể hiện có hai tín
hiệu màu vàng (Hình 2B). Tỷ lệ bất thường NST
11q23 được nhận diện dựa vào số lượng tế bào
có tín hiệu một xanh, một đỏ và một vàng trên
200 tế bào.
Hình 2: Kết quả FISH khảo sát bất thường NST 11q23 trên BN BCCDL‐B. Có tái sắp xếp NST 11q23 (2A) và NST
11q23 bình thường (2B). Trong đó, tín hiệu vàng là của NST 11q23 bình thường, tín hiệu xanh và đỏ là của NST 11q23 bị
gãy.
B A
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 240
Trong 76 BN BCCDL‐B được khảo sát, có 6
BN có TSX NST 11q23, chiếm tỷ lệ 7,89%. Trong
6 trường hợp có TSX NST 11q23 thì 5 BN có tỷ lệ
bất thường cao, trên 90% tế bào được khảo sát
và 1 BN có tỷ lệ bất thường NST 11q23 thấp hơn
(43,5%) (Bảng 1).
Bảng 1: Kết quả FISH, RT‐PCR và NST đồ của BN BCCDL‐B có bất thường NST 11q23
STT MÃ NGHIÊN CỨU
NĂM SINH
Kết quả FISH Kết quả RT-PCR Kết quả NST
NAM NỮ
1 11q23-F01 1946 11q23 pos 96% (+) MLL/AF4
2 11q23-F11 2001 11q23 pos 97,5% (+) MLL/AF4
3 11q23-F36 2012 11q23 pos 97% (+) MLL/AF4 46,XY,t(4;11)(q21;q23)/46XY
4 11q23-F46 1976 11q23 pos 43,5% (+) MLL/AF4
5 11q23-F64 2011 11q23 pos 96,5% (-) MLL/AF4
6 11q23-F76 1995 11q23 pos 93% (+) MLL/AF4 46,XX,t(4;11)(q21;q23/46XX
BÀN LUẬN
Trong 6 BN có TSX NST 11q23 được phát
hiện bằng kỹ thuật FISH thì có 2 BN được chỉ
định làm xét nghiệm NST đồ và kết quả cho
thấy 2 BN này có chuyển vị t(4;11)(q21;q23)
(Hình 3B). Điều này cho thấy sự tương đồng
giữa kết quả FISH và NST đồ trong khảo sát bất
thường NST 11q23. Đồng thời, khi chúng tôi đối
chiếu kết quả FISH của 6 BN có biểu hiện TSX
NST 11q23 với kết quả RT‐PCR thì có 5 BN biểu
hiện tổ hợp gen MLL/AF4 và một bệnh nhân
không biểu hiện MLL/AF4. Như vậy, trong số 6
BN phát hiện có TSX NST 11q23 thì có 5 trường
hợp (6,58%) là có chuyển vị t(4;11)(q21;q23) và
một trường hợp là chuyển vị NST 11q23 với
NST khác, có thể là t(11;19), t(9;11),...
A B C
Hình 3: Kết quả FISH, NST đồ và RT‐PCR khảo sát bất thường NST 11q23 trên BN mã số 11q23‐F76.
Kết quả FISH có 3 tín hiệu, gồm một tín hiệu vàng là của NST 11 bình thường, 1 tín hiệu xanh và 1 tín hiệu đỏ của NST 11
bị gãy tại vị trí 11q23 (3A); chuyển vị t(4;11)(q21;q23) trên NST đồ (3B.); kết quả RT‐PCR thì cho thấy có sự biểu hiện của
tổ hợp gen MLL/AF4, do chuyển vị t(4;11)(q21;q23) tạo ra (3C).
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ BN BCCDL‐B có
TSX NST 11q23 là 7,89%. Kết quả này cũng
tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả
khác, như trong nghiên cứu của Soszynska K và
cộng sự cho thấy tỷ lệ bất thường NST 11q23
trên BCCDL Ba Lan là 7,14% (8). Theo kết quả
của Bảng 1, có đến 5/6 BN TSX 11q23 là chuyển
vị t(4;11) và kết quả này nhận diện được dựa
vào kết quả khảo sát tổ hợp gen MLL/AF4 với kỹ
thuật RT‐PCR giúp chúng ta biết chính xác
chuyển vị NST. BN BCCDL‐B có TSX 11q23 và
đặc biệt chuyển vị NST thường gặp là t(4;11)
được chứng minh là yếu tố tiên lượng xấu nên
việc xác định TSX 11q23 có giá trị quan trọng
trong việc xếp nhóm điều trị cho BN.
KẾT LUẬN
BV.TMHH đã xây dựng thành công kỹ thuật
FISH sử dụng các đoạn dò đặc hiệu giúp xác
định các bất thường NST, trong đó có bất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Huyết Học 241
thường NST 11q23 một cách nhanh chóng, chính
xác, trên một lượng mẫu nhỏ giúp ích cho việc
phân nhóm tiên lượng và lựa chọn phương
pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Harrison CJ, Cuneo A, Clark R, et al (1998). Ten novel 11q23
chromosomal partner sites. European 11q23 Workshop
participants. Leukemia, 12 (5), 811‐22.
2. Kaushansky K, Beutler E, Seligsohn U, et al (2010). Neoplastic
Lymphoid Diseases. Chapter 93: Acute Lymphoblastic
Leukemia.Williams Hematology.
3. Negrin R, Storb R, Forman S (1998). Bone marrow
tranplantation in malignant disease Hematology, 342‐357.
4. Nguyễn Bích Trân, Huỳnh Thị Bích Huyền, Huỳnh Nghĩa
(2007). Nghiên cứu ứng dụng điều trị tấn công bệnh bạch cầu
cấp lympho cho trẻ em bằng phác đồ FRALLE 2000. Đề tài cấp
cơ sở. BV Truyền máu Huyết học TP.HCM.
5. Pui CH, Robison LL, Look AT (2008). Acute lymphoblastic
leukaemia. Lancet, 371 (9617), 1030‐43.
6. Rubnitz JE, Pui CH (1997). Childhood acute lymphoblastic
leukemia. The Oncologist; 2, 374‐380.
7. Secker‐Walker LM, Moorman AV, Bain BJ, et al (1998).
Secondary acute leukemia and myelodysplastic syndrome with
11q23 abnormalities. EU Concerted Action 11q23 Workshop.
Leukemia, 12 (5), 840‐4.
8. Soszynska K, Mucha B, Debski R, et al (2008). The application of
conventional cytogenetics, FISH, and RT‐PCR to detect genetic
changes in 70 children with ALL. Ann Hematol: 991‐1002.
9. Võ Thị Thanh Trúc (2010). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch
cầu cấp dòng lympho ở trẻ em bằng phác đồ FRALLE‐2000.
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp. HCM.
10. Young DB (2002). Molecular cytogenetics of leukemia.
Leukemia. 7th edition. In: Henderson SE, Lister AT, Greaves
FM(Eds). Sauders, USA, 69‐84.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 237_1_0946.pdf