Khảo sát sức cơ vai người Việt Nam theo cách tính điểm constant

Mở đầu: Thang điểm Constant là công cụ đánh giá chức năng vai được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở

Châu Âu. Nó có vai trò to lớn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị sau một số bệnh lý về vai đặc biệt là bệnh lý

về chóp xoay. Tuy nhiên mục đo sức cơ vai trong thang điểm này lại không phù hợp và đòi hỏi phải được chuẩn

hoá để áp dụng cho người Việt Nam.

Mục tiêu: Tính sức cơ vai bình thường của người Việt Nam và chuẩn hoá thang điểm Constant.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên 384 đối tượng không có bệnh lý hay

những rối loạn vùng vai. Chúng tôi tính sức cơ vai trung bình của người Việt Nam; tìm sự thay đổi sức cơ vai

theo nhóm tuổi, giới tính, tay thuận, hoạt động thể thao và nghề nghiệp; đưa ra công thức chuẩn hoá mục đo sức

cơ vai dựa trên sức cơ vai bình thường theo nhóm tuổi và giới tính.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát sức cơ vai người Việt Nam theo cách tính điểm constant, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẳng vai khi đo cũng như thời gian  mỗi lần đo, Conboy(1) đã chỉ ra rằng cách đo này  gây sai số giữa các quan sát viên khác nhau. Một  nghiên cứu khác của Gerber(5) còn cho thấy sức  cơ vai tăng dần theo mỗi 10 tuổi, trái ngược hẳn  với kết quả của chúng  tôi. Sự khác biệt này có  thể  giải  thích  bằng  dân  số  nhỏ  được  sử  dụng  trong nghiên cứu của Gerber. Để giải  thích cho  việc sức cơ suy giảm theo tuổi ở người Việt Nam  chúng  tôi  dựa  trên  báo  cáo  về  thực  trạng  thể  chất  người  Việt Nam  từ  21‐60  tuổi,  theo  PGS  Dương Nghiệp Chí  (4), thể chất người Việt Nam  ở nhóm 21‐36 tuổi là có tính ổn định hơn cả, thể  chất nói  chung  có  xu hướng  giảm  theo  sự  gia  tăng vể  tuổi, mức  độ giảm nhiều nhất  là  ở  độ  tuổi  trên 50. Do đó, sự suy giảm có ý nghĩa về  sức cơ vai ở nam và nữ sau tuổi 50 theo nghiên  cứu của chúng tôi là hợp lý. Chúng tôi cho rằng  nếu kết hợp cả yếu tố giới tính và nhóm tuổi vào  việc đánh giá sức cơ vai sẽ tăng tính chính xác,  giảm bớt sai lệch cho thang điểm Constant.    Trong  nghiên  cứu  của mình,  chúng  tôi  cũng đánh giá thêm ảnh hưởng của một số yếu  tố khác lên sức cơ vai. Đầu tiên là tay thuận và  tay không thuận, tay thuận là tay thường dùng  để thực hiện các động tác quan trọng, thiết yếu  trong  lao  động  cũng như đời  sống hàng ngày.  Chúng  tôi  thấy  rằng  sức  cơ  vai  tay  thuận  lớn  hơn  có ý nghĩa  thống kê  so với  sức  cơ vai  tay  không thuận, có lẽ là do tay thuận là tay thường  xuyên được sử dụng nên có sự phát triển cơ bắp  trội hơn so với tay còn lại.  Tiếp theo,  liên quan tới hoạt động thể thao,  chúng tôi không tìm thấy các tài liệu nói về vấn  đề phân nhóm các môn thể thao, cho nên chúng  tôi đã dựa trên một số môn thể thao tiêu biểu mà  người Việt Nam thường chơi để phân chia ra 2  nhóm  là  vận  động  nhẹ  và  vận  động  mạnh.  Chúng  tôi  cho  rằng  việc  phân  nhóm dựa  trên  mức độ vận động sẽ giúp đánh giá ảnh hưởng  của hoạt động thể thao  lên sức cơ vai một cách  thoả đáng nhất. Nhóm vận động mạnh sẽ gồm  các môn  thể  thao như: bóng  đá, quần vợt,  cầu  lông, tạ, xà đơn, chạy bộ, bóng bàn,... Nhóm vận  động nhẹ sẽ gồm các môn  thể  thao như: đi bộ,  dưỡng sinh, khiêu vũ, yoga,... Qua phân tích kết  quả  sức  cơ  vai  của  các  nhóm,  chúng  tôi  thấy  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 436 rằng  sức  cơ  vai  trung  bình  có  khuynh  hướng  giảm dần  từ nhóm vận động mạnh, nhóm vận  động nhẹ  và nhóm  không  chơi  thể  thao.  Điều  này cho thấy rằng việc phân chia môn thể thao  dựa trên mức độ vận động của chúng tôi là khá  hợp lý và hoạt động thể thao có ảnh hưởng lên  sức cơ vai. Tương tự như phân nhóm hoạt động  thể  thao,  chúng  tôi nghĩ  rằng việc phân nhóm  dựa trên tiêu chí mức độ vận động nhiều hay ít  sẽ phù hợp khi xét ảnh hường của nghề nghiệp  lên sức cơ vai. Do đó chúng tôi quyết định chia  nghề nghiệp  ra bốn nhóm: nhóm  trí  thức như  giáo viên, bác sỹ, kỹ sư,... nói chung là các nghề  có  tính  chất  ít vận  động; nhóm  lao  động  chân  tay như nông dân, công nhân,  thợ máy, khuân  vác,...  nói  chung  là  các  nghề  có  tính  chất  vận  động nhiều; nhóm buôn bán; và còn lại là nhóm  khác như nội trợ, nghỉ hưu, thất nghiệp. Chúng  tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa  các  nhóm  nghề  nghiệp,  tuy  nhiên,  chúng  tôi  không  thể giải  thích  thoả đáng những  thay đổi  nay nếu chỉ dựa trên việc phân nhóm theo mức  độ vận động của nghề nghiệp mà còn dựa vào  phân bố tuổi và giới tính trong từng nhóm nghề  nghiệp. Do đó, chúng  tôi nghĩ rằng ảnh hưởng  của yếu tố nghề nghiệp lên sức cơ vai là không  rõ ràng. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi tìm mối  liên  quan  giữa  sức  cơ  vai  với  tuổi,  giới  tính,  hoạt  động  thể  thao  và  nghề  nghiệp  bằng  phương  trình hồi quy tuyến tính. Qua đó, chúng tôi nhận  thấy  rằng  65%  sự  thay  đổi  sức  cơ  vai  có  liên  quan đến  tuổi, giới  tính và hoạt động  thể  thao.  Đây là một tỉ lệ khá cao. Yếu tố nghề nghiệp ít có  ảnh hưởng tới sức cơ vai.  KẾT LUẬN  Nghiên cứu “Khảo sát sức cơ vai người Việt  Nam  theo cách  tính điểm Constant” được  thực  hiện  dựa  trên  việc  đo  sức  cơ  vai  của  384  đối  tượng. Chúng tôi rút ra các kết luận sau:  ‐  Sức  cơ  vai  bình  thường  của  người  Việt  Nam trung bình 11,2 pound.  ‐ Sức cơ vai của người Việt Nam giảm dần  theo sự gia tăng của tuổi.  ‐  Sức  cơ vai  của nam giới  lớn hơn nữ giới  (13,4 pound so với 8,9 pound).  ‐  Sức  cơ  vai  tay  thuận  lớn  hơn  tay  không  thuận (11,9 pound so với 10,4 pound).  ‐Ảnh hưởng của tuổi và giới tính tới sức cơ  vai là rõ ràng nhất, kế đó là hoạt động thể thao.  Yếu tố nghề nghiệp không cần thiết khi đánh giá  sức cơ vai.  ỨNG DỤNG LÂM SÀNG  Kết quả nghiên cứu cho thấy sức cơ vai của  người  Việt  Nam  không  đạt  được  25  pound  như  Constant  quy  định,  ngoài  ra  sức  cơ  vai  còn thay đổi theo nhóm tuổi và giới tính do đó  thang điểm Constant sẽ có nhiều điểm bất cập  khi áp dụng trên dân số Việt Nam. Một thang  điểm  đánh  giá  kết  quả  phải  có  giá  trị  trong  đánh giá bệnh nhân  sau phẫu  thuật. Nó phải  đáng  tin  cậy  về  mặt  lâm  sàng,  tránh  được  những  sai  lệch  do  quan  sát  và  đánh  giá  khi  được  thực  hiện  bởi  những  nhà  quan  sát  có  kinh nghiệm khác nhau. Hơn nữa, một  thang  điểm  tốt  sẽ giúp  trao  đổi  thông  tin một  cách  hiệu quả hơn, giúp chuẩn hoá khi so sánh giữa  các  đối  tượng  khác  nhau  ở  các  trung  tâm  nghiên  cứu  khác  nhau.  Do  đó  chúng  tôi  đề  nghị  chuẩn hoá  lại  thang  điểm Constant như  sau:  giữ  nguyên  các  phần  khác  và  thay  đổi  phần đo sức cơ vai, cụ thể là phương pháp đo  sẽ dựa trên mô tả của Katolik(7), cách tính điểm  sẽ dựa trên sức cơ vai bình thường theo nhóm  tuổi và giới  tính của người Việt Nam. Chúng  tôi quyết định chia 3 nhóm tuổi là 21‐60, 61‐70  và trên 70; mỗi nhóm sẽ gồm 2 giới nam và nữ  (bảng 5).  Bảng 5. Sức cơ vai bình thường của người Việt Nam  (n = 384)  Nhóm tuổi Sức cơ vai (pound) Nam Nữ 21-60 (n = 256) 14,7 9,8 61-70 (n =64) 12,0 8,2 > 70 (n = 64) 9,6 6,2 Chúng tôi đề nghị sử dụng công thức sau để  tính điểm chuẩn của mục sức cơ vai:  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình  437 Trong  đó,  sức  cơ  vai  thô  là  sức  cơ  vai  đo  được  của  đối  tượng,  sức  cơ  vai  bình  thường  được xác định trong bảng 5.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Conboy VB, et al  (1996). An evaluation of the Constant Murley  shoulder assessment.  Journal of Bone &  Joint  Surgery, British  Volume, 78‐B(2): 229‐232.  2. Constant CR and Murley AH  (1987  Jan). A clinical method of  functional assessment of the shoulder. Clin Orthop Relat Res, 214:  160‐4.  3. Dương Nghiệp Chí (2001). Điều tra đánh giá thực trạng thể chất  của người Việt Nam, Giai đoạn I, từ 6‐20 tuổi. Uỷ ban Thể dục  Thể thao: Viện Khoa học Thể dục Thể thao.  4. Dương Nghiệp Chí (2005). Điều tra đánh giá thực trạng thể chất  và  xây  dựng  hệ  thống  tiêu  chuẩn  thể  lực  chung  của người Việt  Nam, Giai đoạn II, từ 21‐60 tuổi. Uỷ ban Thể dục Thể thao: Viện  Khoa học Thể dục Thể thao.  5. Gerber  C  and  Arneberg  O  (1992). Measurement  of  abductor  strength with  an  electrical  device  (Isobex)  [abstract].  Journal  of  Shoulder and Elbow Surgery, 1: S6.  6. Greenfield  BH,  et  al  (1990).  Isokinetic  evaluation  of  shoulder  rotational  strength  between  the  plane  of  scapula  and  the  frontal  plane. The American  Journal of Sports Medicine,  18(2):  124‐ 128.  7. Katolik  LI,  et  al  (2005).  Normalization  of  the  Constant  score.  Journal of Shoulder and Elbow Surgery, 14(3): 279‐285.  8. Kirkley A, Griffin S, and Dainty K (2003). Scoring systems for  the  functional  assessment  of  the  shoulder.  Arthroscopy:  The  Journal of Arthroscopic & Related Surgery, 19(10): 1109‐ 1120.  9. Lê Anh Thơ. Xây dựng  ʺGia  đình  luyện  tập TDTTʺ giải pháp  chiến lược về TDTT cho mọi người ở Việt Nam. Tổng cục Thể dục  thể thao.  10. Tăng Hà Nam Anh (2013). Kết quả khâu rách gân chóp xoay qua  nội soi. Dự thảo Luận án Tiến sĩ y khoa, Đại học Y Dược TP.  Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.  11. Yian  EH,  et  al  (2005).  The  constant  score  in normal  shoulders.  Journal of Shoulder and Elbow Surgery, 14(2): 128‐133.  Ngày nhận bài báo: 24/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf430_5633.pdf
Tài liệu liên quan