Gel lô hội (Aloe vera) được ứng dụng làm màng bao thực phẩm ở dạng phun hoặc màng ăn
được nhờ hoạt tính của các hợp chất polysaccharide (PS) có trong gel. Nghiên cứu được thực
hiện nhằm mục đích khảo sát sự ảnh hưởng của chất bảo quản, chế độ thanh trùng và sự ảnh
hưởng của nhiệt độ, ánh sáng trong quá trình bảo quản gel lô hội. Kết quả cho thấy khi dịch
gel được bổ sung acid citric 1% và acid ascorbic 0.5%, sau đó thanh trùng ở 60oC trong 45
phút và bảo quản ở điều kiện tối, lạnh (4 - 6oC) cho chất lượng gel ổn định, hàm lượng PS ít
biến đổi. Sau 4 tuần bảo quản, lượng PS đo được là 4282.40 ± 70.02 µg/100g chất khô, giảm
0.34 % so với trong mẫu ban đầu (4298.19 ± 88.42 µg PS /100g chất khô). Chuối tiêu (Musa
acuminate) sau khi được nhúng trong gel (nồng độ 25%), có thể duy trì được những chỉ tiêu
chất lượng về khối lượng, độ cứng, hàm lượng chất khô hòa tan và acid tổng trong 16 ngày.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình bảo quản gel lô hội ứng dụng làm màng bao thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có giảm,
tuy nhiên so sánh cùng một thời điểm, độ cứng
của mẫu có nhúng gel vẫn cao hơn so với mẫu
không nhúng gel. Tới ngày 12, độ cứng của
mẫu không nhúng gel chỉ còn 10.33 ± 1.53,
trong khi mẫu có nhúng gel độ cứng 25.33 ±
1.15.
Như vậy, trong trường hợp này, màng bao
thực phẩm đã hạn chế được sự tiếp xúc của
quả với các vi sinh vật gây hư hỏng, vốn có
khả năng sinh ra các enzyme gây mềm như
pectin methylesterase và polygalacturonase
[18], [19].
Sự giảm khối lượng của chuối tiêu trong quá
trình bảo quản bằng màng gel lô hội
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
57
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự giảm
khối lượng của chuối tiêu trong quá trình bảo
quản bằng màng Gel lô hội
Ngày
Mức độ giảm khối lượng
(%)
Đối chứng Có nhúng gel
25%
4 5.57a±1.27 5.78a±0.64
8 12.97a±0.57 13.46b±3.67
12 22.60a±1.81 20.33b±1.10
16 32.21a±1.82 27.58b±1.71
*Các ký tự khác nhau trong cùng một hàng
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05)
Sự giảm khối lượng của quả chủ yếu là do quá
trình hô hấp và sự thoát ẩm từ quả ra bên
ngoài. Lớp phủ gel lô hội được sử dụng với
mong muốn có thể kiểm soát sự mất hơi nước
trong quá trình bảo quản và làm giảm tốc độ
hô hấp trong quả. Số liệu thu được ở các ngày
thứ 8, 12, 16 đều thể hiện được sự khác biệt
giữa mẫu có nhúng gel và mẫu không nhúng
gel. Mức độ giảm khối lượng của mẫu chuối
có nhúng gel đều thấp hơn mẫu đối chứng
(Bảng 6).
Sự thay đổi về hàm lượng chất khô hòa tan
trong chuối tiêu trong quá trình bảo quản
bằng màng gel lô hội
Hàm lượng chất khô hòa tan trong chuối tăng
dần theo thời gian bảo quản do trong quá trình
chín, tinh bột trong chuối sẽ bị chuyển hóa
nhanh chóng thành các loại đường như
sucrose, glucose, fructose, maltose [19].
Bảng 7. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự thay
đổi về hàm lượng chất khô hòa tan trong
chuối sau quá trình bảo quản bằng màng Gel
lô hội
Ngày
Hàm lượng chất khô hòa tan
(%)
Đối chứng Có nhúng gel
25%
0 1.87a±0.21 1.88a±0.22
4 10.13a±0.12 10.03a±0.32
8 12.10a±0.10 11.00b±0.20
12 13.90a±0.10 12.80b±0.20
16 13.33a±0.12 13.80a±0.20
* Các ký tự khác nhau trong cùng một hàng
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05)
Dựa vào kết quả ở bảng 7, chúng tôi nhận
thấy, hàm lượng chất khô đo được ở ngày thứ
4 cao hơn hẳn so với thời điểm bắt đầu (ngày
0) ở cả nghiệm thức đối chứng và có nhúng
gel,có thể do chuối sử dụng ban đầu ở dạng
còn xanh, nên hàm lượng chất khô đo được tại
thời điểm 0 ngày rất thấp. Đến ngày thứ 4,
chuối đã bắt đầu chín, nên hàm lượng đường
tăng mạnh. Đối với chỉ tiêu hàm lượng chất
khô hòa tan, màng gel lô hội dường như không
tác động hiệu quả, có thể do quá trình chín của
quả là do chính bản thân các enzyme có sẵn
trong quả thúc đẩy quá trình thủy phân tinh bột
sinh ra các đường mono và disaccharide.
Chính vì vậy màng gel bên ngoài không làm
giảm bớt được độ Bx trong chuối.
Sự thay đổi về hàm lượng acid tổng trong
chuối sau quá trình bảo quản bằng màng gel
lô hội
Acid tổng hình thành trong chuối là do hiện
tượng trái chín sẽ chyển đổi từ tinh bột, đường
sang acid và là nguyên liệu cho quá trình hô
hấp của quả [20].
Số liệu ở bảng 8 đã thể hiện rõ, càng kéo dài
thời gian bảo quản thì lượng acid đo được
trong chuối càng tăng (ở cả mẫu đối chứng và
mẫu nhúng gel). Tuy nhiên, ở mẫu chuối có
nhúng gel hàm lượng acid đo được ở 12 ngày
đầu tương đối thấp hơn so với mẫu đối chứng,
điều đó thể hiện được vai trò của màng gel lô
hội ở vai trò bảo quản.
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự thay
đổi về hàm lượng acid trong chuối sau quá
trình bảo quản bằng màng Gel lô hội.
Ngày
Hàm lượng acid (%)
Đối chứng Có nhúng gel
25%
0 0.14a±0.01 0.14a±0.02
4 0.19a±0.01 0.20a±0.01
8 0.29a±0.01 0.23b±0.01
12 0.31a±0.01 0.27b±0.01
16 0.31a±0.02 0.32a±0.03
* Các ký tự khác nhau trong cùng một hàng
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05)
Như vậy, thông qua so sánh các chỉ tiêu theo
dõi như hàm lượng chất khô hòa tan, lượng
acid, sự giảm trọng lượng, độ cứng giữa chuối
tiêu được nhúng gel lô hội và mẫu đối chứng
cho thấy gel lô hội có khả năng ứng dụng được
trong trên chuối, hạn chế một số biến đổi nhất
định và kéo dài hơn thời gian bảo quản chuối.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Khảo sát các yếu tố trong quá trình bảo quản
gel lô hội có ý nghĩa khi hướng tới ứng dụng
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
58
gel lô hội làm màng bao thực phẩm. Acid
citric và acid ascorbic với vai trò là chất phụ
gia, chất chống oxy hóa tự nhiên; thanh trùng
là điều kiện cần thiếtđể loại bỏ các vi sinh vật
và các enzyme có sẵn trong gel, hạn chế quá
trình hư hỏng, quá trình bảo quản lạnh và tối
giúp hạn chế sự mất mát các hợp chất có hoạt
tính sinh học. Kết quả khảo sát cho thấy khi
dịch gel được bổ sung acid citric 1% và acid
ascorbic 0.5%, sau đó thanh trùng ở 60oC
trong 45 phút và bảo quản ở điều kiện tối, lạnh
(4-6oC) cho chất lượng gel ổn định, hàm lượng
PS ít biến đổi. Sau 4 tuần bảo quản, lượng PS
đo được là 4282.40 ± 70.02 µg/100g chất khô,
giảm 0.34 % so với trong mẫu ban đầu
(4298.19 ± 88.42 µg PS /100g chất khô).
Chuối tiêu (Musa acuminate) sau khi được
nhúng trong gel (nồng độ 25%), có thể duy trì
được những chỉ tiêu chất lượng về khối lượng,
độ cứng, hàm lượng chất khô hòa tan, acid
tổng, pH trong 16 ngày.
Kiến nghị
Khảo sát lựa chọn nồng độ gel lô hội thích hợp
nhắm bảo quản chuối tiêu, giảm bớt hơn sự sự
biến đổi của những chỉ tiêu như khối lượng,
độ cứng, độ Bx, acid tổng, pH và sự thay đổi
về màu sắc quả.
Khảo sát khả năng ứng dụng gel lô hội làm
màng bao trên các loại trái cây, củ, quả khác
như nho, cam,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam vol. III. Nhà xuất bản trẻ, 1999.
R. J. E. Grindlay D., "The Aloe vera phenomenon: A review of the properties and modern uses
of the leaf parenchyma gel," vol. 16, pp. 117-151, 1986.
S. Joshi, "Chemical constituents and biological activity of Aloe barbadensis-A review.J. Med.
Aromat.Plant. Sci. 20," pp. 768-773, 1998.
J. H. Hamman, "Composition and applications of Aloe vera leaf gel," Molecules, vol. 13, pp.
1599-1616, 2008.
M. Sharmin, M. Islam, and M. Alim, "Shelf-life enhancement of papaya with Aloe vera gel
coating at ambient temperature," Journal of the Bangladesh Agricultural University, vol.
13, pp. 131-136, 2016.
J. M. Vieira, M. L. Flores-López, D. J. de Rodríguez, M. C. Sousa, A. A. Vicente, and J. T.
Martins, "Effect of chitosan–Aloe vera coating on postharvest quality of blueberry
(Vaccinium corymbosum) fruit," Postharvest Biology and Technology, vol. 116, pp. 88-
97, 2016.
C. Adetunji, A. Fadiji, and O. Aboyeji, "Effect of chitosan coating combined Aloe vera gel on
cucumber (Cucumis sativa L.) post-harvest quality during ambient storage," Journal of
Emerging Trends in Engineering and Applied Sciences (JETEAS), vol. 5, pp. 391-397,
2014.
M. A. García, M. Ventosa, R. Díaz, S. Falco, and A. Casariego, "Effects of Aloe vera coating
on postharvest quality of tomato," Fruits, vol. 69, pp. 117-126, 2014.
N. Padmaja and S. J. D. Bosco, "Preservation of sapota (Manilkara zapota) by edible aloe vera
gel coating to maintain its quality," Food Science, vol. 3, 2014.
Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Phan Khánh Hòa, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Cẩm Hoa, and
Nguyễn Thị Cúc, "Khảo sát sự ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình xử lý dịch
gel lô hội để thu nhận polysaccharide," Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ
Chí Minh, 2017.
S. S. Nielsen, "Phenol-sulfuric acid method for total carbohydrates," Food Analysis Laboratory
Manual, pp. 47-53, 2010.
D. C. Gowda, B. Neelisiddaiah, and Y. V. Anjaneyalu, "Structural studies of polysaccharides
from Aloe vera," Carbohydrate Research, vol. 72, pp. 201-205, 1979.
K. A. Arowora, J. Williams, C. Adetunji, O. Fawole, S. Afolayan, O. Olaleye, et al., "Effects
of Aloe vera coatings on quality characteristics of oranges stored under cold storage,"
Greener J. Agric. Sci, vol. 3, pp. 39-47, 2013.
S. L. Marpudi, L. Abirami, and N. Srividya, "Enhancement of storage life and quality
maintenance of papaya fruits using Aloe vera based antimicrobial coating," 2011.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
59
A. Femenia, E. S. Sánchez, S. Simal, and C. Rosselló, "Compositional features of
polysaccharides from Aloe vera (Aloe barbadensis Miller) plant tissues," Carbohydrate
polymers, vol. 39, pp. 109-117, 1999.
J. S. Cohen and T. C. Yang, "Progress in food dehydration" Trends in Food Science &
Technology, vol. 6, pp. 20-25, 1995.
G. Sadler and R. Braddock, "Absorption of citrus flavor volatiles by low density polyethylene,"
Journal of food science, vol. 56, pp. 35-37, 1991.
Đ. T. A. Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm. TP. Hồ Chí Minh: NXB ĐH QGTPHCM, 2011.
L. V. V. M. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà, Công nghệ chế biến rau quả: Nguyên
liệu và công nghệ bảo quản sau thu hoạch vol. tập. TP. Hồ Chí minh: Đại học quốc gia,
2008.
L. V. Tán, Công nghệ bảo quản và chế biến rau quả. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_su_anh_huong_cua_mot_so_yeu_to_den_qua_trinh_bao_qu.pdf