Khảo sát quá trình kết tủa protein từ dịch trích protein bèo tấm bằng muối Amonisulfate

Trong nghiên cứu này, dịch trích protein từ bèo tấm Lemmoideae được kết tủa bởi dung dịch

amonisulfate và thẩm tích để nâng cao độ tinh sạch cho phế phẩm thu được. Nguyên liệu được thu

nhận ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Quá trình kết tủa bởi dung dịch amonisulfate tiến hành thay

đổi các yếu tố như nồng độ amonisulfate (60% bão hòa đến bão hòa), thời gian tủa (30 phút; 60 phút;

90 phút; 120 phút; 150 phút) và nhiệt độ tủa (5oC; 30oC; 35oC; 40oC; 45oC). Kết quả cho thấy, nồng độ

amonisulfate 80% bão hòa, thời gian 120 phút và ở nhiệt độ 30oC có thể đạt hiệu suất kết tủa cao nhất

là 89,03% và độ tinh sạch kết tủa cao nhất 75,58%. Tủa thu được sẽ tiến hành quá trình thẩm tích. Sau

12 chu kì bổ sung nước (60 phút/chu kì), độ tinh sạch của sản phẩm đạt 97,90%.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát quá trình kết tủa protein từ dịch trích protein bèo tấm bằng muối Amonisulfate, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH KẾT TỦA PROTEIN TỪ DỊCH TRÍCH PROTEIN BÈO TẤM BẰNG MUỐI AMONISULFATE Nguyễn Thị Bé Duyên*, Phạm Hoàng Anh, Trần Chí Hải Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh *Email: bduyennm2611@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018;Ngày chấp nhận đăng: 12/7/ 2018 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, dịch trích protein từ bèo tấm Lemmoideae được kết tủa bởi dung dịch amonisulfate và thẩm tích để nâng cao độ tinh sạch cho phế phẩm thu được. Nguyên liệu được thu nhận ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Quá trình kết tủa bởi dung dịch amonisulfate tiến hành thay đổi các yếu tố như nồng độ amonisulfate (60% bão hòa đến bão hòa), thời gian tủa (30 phút; 60 phút; 90 phút; 120 phút; 150 phút) và nhiệt độ tủa (5oC; 30oC; 35oC; 40oC; 45oC). Kết quả cho thấy, nồng độ amonisulfate 80% bão hòa, thời gian 120 phút và ở nhiệt độ 30oC có thể đạt hiệu suất kết tủa cao nhất là 89,03% và độ tinh sạch kết tủa cao nhất 75,58%. Tủa thu được sẽ tiến hành quá trình thẩm tích. Sau 12 chu kì bổ sung nước (60 phút/chu kì), độ tinh sạch của sản phẩm đạt 97,90%. Từ khóa: amonisulfate, bèo tấm, protein, kết tủa. 1. GIỚI THIỆU Bèo tấm được biết đến là một trong những đối tượng sản xuất sinh khối nhanh nhất trên thế giới, dễ nuôi và giàu protein (12-45% so với chất khô) [1]. Ở nước ta, bèo tấm chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia cầm và lợn, chưa mang đến nhiều giá trị về mặt kinh tế. Công ty Parabel đã nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của bèo và các sản phẩm có nguồn gốc từ cây thủy sinh. Một báo cáo gần đây phân tích thành phần hóa học của sáu loài đại diện cho tất cả năm chi Spirodela polyrhiza, Landoltia punctata, Lemna gibba, Lemna minor, Wolffiella hyalina và Wolffia microscopica. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng lượng chất khô 6 loài dao động từ 4 đến 8%; protein dao động từ 20 đến 35% so với chất khô [2]. Một báo cáo khác của Damry và cộng sự trên bèo tấm chỉ ra rằng lượng protein thô dao động từ 15-45%, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng và nhấn mạnh rằng protein thường chứa nhiều axit amin cần thiết [3]. Kết tủa protein bằng muối amonisulfate được phát hiện cách đây hơn 120 năm bởi Franz Hofmeister khi ông để ý rằng nếu thêm các muối khác nhau vào lòng trắng trứng thì thấy có sự hình thành kết tủa. Có thể thêm muối amonisulfate vào dung dịch bằng cách thêm muối trực tiếp vào dung dịch protein hoặc là dung dịch muối bão hòa. Trong quá trình tách chiết và tinh sạch protein, để loại muối amonisulfate ra khỏi dung dịch protein thì cho dung dịch protein vào cái túi đặc hiệu làm bằng nguyên liệu bán thấm, gọi là thẩm tích. Thẩm tích là sự khuếch tán vi phân qua màng vốn không thấm đối với những chất keo hòa tan (protein, một số các polysaccharid) nhưng thấm đối với các dạng dịch các tinh thể [4]. 178 Nguyễn Thị Bé Duyên, Phạm Hoàng Anh, Trần Chí Hải Trong bài nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng (nồng độ muối, thời gian và nhiệt độ) đến quá trình kết tủa protein từ dịch trích bèo tấm bằng amonisulfate và quá trình tinh sạch tủa thu được bằng phương pháp thẩm tích đã được tiến hành. Nghiên cứu giúp tận dụng nguồn sinh khối bèo tấm đang bị bỏ phí được khai thác hiệu quả hơn. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Bèo tấm Lemnoideae được thu nhận ở ao nuôi rau nhút tại xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tại đây, bèo được rửa để loại bỏ các tạp chất và phơi khô, đóng gói trong túi nilon kín. Tại phòng thí nghiệm, bèo được xay nhỏ và sàn qua rây với kích thước 0,3mm. Thành phần hóa học của bèo tấm được kiểm tra tại trung tâm phân tích Việt Đức đặt tại trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM cho kết quả: protein chiếm khoảng 23-25%; tro khoáng: 11-13%; độ ẩm: 4-6%; lipid: 1-3%; carbohydrate 42-44%. Ngoài ra, màng cellophane được dùng trong thẩm tích có kích thước lỗ màng 14kDa. Thuốc thử Nessler có xuất xứ từ Merck. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chuẩn bị dịch trích protein Mẫu được cân định lượng và tiến hành trích ly bằng dung môi NaOH 1% với tỉ lệ mẫu/dung môi là 1/20 (w/v), trong thời gian 75 phút, ở nhiệt độ 55oC để rút chiết protein. Sau quá trình trích ly, hỗn hợp được ly tâm ở tốc độ 5500 vòng/phút trong thời gian 15 phút, thu nhận phần dịch trong (gọi là dịch trích protein thô). 2.2.1. Kết tủa protein từ dịch trích bèo tấm bằng amonisulfate Quá trình kết tủa dịch trích bằng muối amonisulfate được khảo sát lần lượt các thông số: nồng độ (NH4)2SO4 bão hòa, thời gian và nhiệt độ kết tủa để chọn ra điểm thích hợp nhất cho từng yếu tố khảo sát. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối bão hòa đến quá trình kết tủa Nồng độ (NH4)2SO4 60% bão hòa - bão hòa được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm trong các điều kiện cố định ở thời gian 90 phút và nhiệt độ 35oC. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình kết tủa Các khoảng thời gian khảo sát được chọn bao gồm 30 phút; 60 phút; 90 phút; 120 phút; 150 phút. Nồng độ muối được chọn từ thí nghiệm 1 và kết tủa ở nhiệt độ 35oC. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình kết tủa Các điểm nhiệt độ được lựa chọn khảo sát là 5oC; 30oC; 35oC; 40oC; 45oC. Nồng độ muối bão hòa và thời gian tiến hành kết tủa được cố định từ kết quả của hai thí nghiệm trên. 179 Khảo sát quá trình kết tủa protein từ dịch trích bèo tấm bằng muối amonisulfate Sau khi kết tủa, hỗn hợp được ly tâm 5500 vòng/ phút trong 15 phút, thu phần tủa để xác định hàm lượng protein và độ tinh sạch của tủa. 2.2.2. Thẩm tích tủa protein thu được Tủa thu được sau khi tiến hành trong các điều kiện phù hợp được cho vào màng thẩm tích, kẹp chặt 2 đầu, cố định bằng dây su rồi cho vào cốc 100ml chứa nước cất 2 lần. Thẩm tích trong điều kiện tránh ánh sáng và có chu kì bổ sung nước 60 phút/lần. Dung dịch BaCl2 20% được sử dụng để xác định điểm kết thúc cho quá trình thẩm tích. 2.3. Phương pháp phân tích 2.3.1. Xác định hàm lượng protein Trong nghiên cứu này, hàm lượng protein được xác định dựa theo TCVN 8125:2009 [5]. Mẫu đã định lượng được thêm lần lượt các tác nhân như: 5ml acid H2SO4 đậm đặc, 1ml H2O2 và 2ml HClO4; sau đó, mẫu được phá trong hệ thống phá mẫu tự động. Mẫu đã phá được điều chỉnh pH môi trường về khoảng 6,5 -7,5. Lấy 5ml mẫu có nồng độ phù hợp, thêm vào 10ml nước cất, 2ml potassium sodium tartrate 10% và 400ml thuốc thử Nessler. Kế đến, mẫu này được đem đi đo quang bằng máy đo quang phổ với bước sóng 400nm. Hàm lượng protein được tính bằng hàm lượng nitơ nhân hệ số chuyển đổi 6,25. 2.3.2. Xác định khối lượng chất khô bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi Hàm lượng chất khô trong mẫu được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC theo TCVN 7035:2002 [6]. Cân trọng lượng thực phẩm trước và sau khi sấy khô, từ đó tính ra khối lượng chất khô có trong thực phẩm. 2.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu Hiệu suất kết tủa (%): H= V2*C2*100/(V1*C1) Độ tinh sạch (%): P= V2*C2*100/(m2*1000) Chú thích:V1, C1 lần lượt là thể tích và nồng độ protein dịch mẫu (dịch sau khi trích ly và ly tâm); V2, C2 lần lượt là thể tích và nồng độ protein trong tủa; m2 là khối lượng chất khô của kết tủa (g); Đơn vị: V (mL), C (μg/mL); 1000: Hệ số chuyển đổi khối lượng từ g sang mg. Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được trình bày bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng phần mềm Stagraphics Centurion 15.1 và Microsoft Excel 2010 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm và đánh giá sự khác biệt giữa các mẫu. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối amonisulfate bão hòa Kết quả ở hình 1 cho thấy, với cùng điều kiện khảo sát: thời gian tủa 90 phút ở nhiệt độ 35oC thì khi tăng nồng độ muối từ 60% bão hòa lên 80% bão hòa thì có sự thay đổi đáng kể về hiệu suất kết tủa cũng như độ tinh sạch protein. Ở nồng độ muối 80% bão hòa, hiệu suất kết tủa đạt cao nhất 77,72%, tăng 1,16 lần so với nồng độ 60%; độ tinh sạch cao nhất 70,53%. Tuy nhiên, khi tăng tiếp nồng độ muối lên 90% bão hòa và bão hòa thì cả hiệu suất kết tủa và độ tinh sạch đều giảm. Hiệu suất kết tủa giảm 8,91% và độ tinh sạch protein giảm 11,74% ở nồng độ muối amonisulfate bão hòa 100%. 180 Nguyễn Thị Bé Duyên, Phạm Hoàng Anh, Trần Chí Hải Hình 1. Ảnh hưởng của nồng độ muối amonisulfate bão hòa đến quá trình tủa Có thể giải thích cho điều này là ở nồng độ muối cao, lớp nước solvate hóa bị phá vỡ, các phân tử protein có xu hướng tập hợp và kết tủa thông qua các tương tác kị nước. Tỷ lệ nhóm acid amin kỵ nước trong dịch bèo càng cao thì kết tủa protein càng nhiều. Nhưng khi đến một nồng độ muối quá cao (90% và 100% bão hòa) thì khả năng biến tính và phân hủy protein trong dung dịch tăng, làm giảm hiệu suất thu hồi protein và độ tinh sạch cũng giảm. Tùy vào mỗi loại nguyên liệu mà nồng độ muối amonisulfate bão hòa sử dụng tủa khác nhau. Kết quả này tương tự với công bố của Ahyar Ahmad trên đối tượng tảo lục [7]; cũng tương ứng với kết quả của Nguyễn Văn Thành và cộng sự nghiên cứu trên đối tượng khóm khẳng định bộ phận chồi ngọn trái khóm chứa hàm lượng protein cao gấp nhiều lần bộ phận khác nên nồng độ muối 80% bão hòa mới đủ khả năng làm kết tủa toàn bộ protein trong dung dịch. [8]. 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình kết tủa Với cùng điều kiện khảo sát: nồng độ muối 80% bão hòa và ở nhiệt độ 35oC thu được kết quả ở hình 2. Nhận thấy khi thay đổi thời gian từ 60 phút đến 120 phút, hiệu suất kết tủa và độ tinh sạch của protein cũng tăng theo thời gian khảo sát. Tuy nhiên, ở hai điểm thời gian 120 phút và 150 phút hiệu suất kết tủa đều đạt cực đại, tức là không có sự khác biệt về mặt thống kê ở hai điểm thời gian này, còn độ tinh sạch ở 150 phút lại giảm (giảm 2,22% so với 120 phút). Khi tiếp tục tăng thời gian tủa đến 180 phút thì hiệu suất kết tủa giảm 5,32%, độ tinh sạch giảm 5,86% so với ở 120 phút. 40 50 60 70 80 90 60% 70% 80% 90% 100% (% ) Nồng độ muối bão hòa (%) Hiệu suất kết tủa (%) Độ tinh sạch (%) 181 Khảo sát quá trình kết tủa protein từ dịch trích bèo tấm bằng muối amonisulfate Điều này có thể giải thích rằng thời gian càng kéo dài càng tạo điều kiện cho sự tập hợp của các phân tử protein làm tăng hàm lượng protein trong kết tủa. Tuy nhiên, kéo dài thời gian quá lâu sẽ làm cho các thành phần khác bị lôi theo gây cản trở quá trình kết tủa protein, làm tăng khả năng mất lớp nước liên kết với protein gây biến tính protein bởi dung môi nên hiệu suất thu hồi và độ tinh sạch giảm [9]. Ở khảo sát này về hiệu suất kết tủa ta có 2 khoảng thời gian phù hợp đạt hiệu suất cao nhất là 120 phút và 150 phút. Tuy nhiên so về độ tinh sạch protein, cho kết quả cao nhất là ở 120 phút. Kết hợp cả hai yếu tố trên, kết tủa trong 120 phút được chọn cho thí nghiệm khảo sát tiếp theo. 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình kết tủa Tiến hành khảo sát nhiệt độ khi sử dụng muối amonisulfate 80% bão hòa kết tủa trong 120 phút. Hiệu suất kết tủa protein đạt giá trị cao nhất 89,03% tại nhiệt độ 300C. Trong khi tiếp tục tăng nhiệt độ lên 450C thì hiệu suất kết tủa protein bị giảm xuống 75,32% (giảm 13,71%). Tương tự độ tinh sạch protein trong khảo sát này cũng có quy luật như hiệu suất kết tủa protein. Cụ thể khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm tăng nhiệt độ từ 50C lên thì độ tinh sạch có xu hướng tăng và đạt cực đại tại nhiệt độ 300C với 75,58% sau đó lại giảm xuống 63,73% khi chúng tôi tiếp tục tăng nhiệt độ lên 450C (hình 3). Điều này có thể giải thích rằng nhiệt độ tăng sẽ làm tăng khả năng khuếch tán và hòa tan của protein tạo nhiều kết tủa. Nhưng nếu tăng nhiệt độ lên nữa thì một số protein có thể bị biến tính giảm khả năng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt tính và hàm lượng protein trong dung dịch. Kết quả trên tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành và cộng sự khi nghiên cứu tận dụng phế phẩm khóm cho quá trình trích ly enzyme bromelain bằng amonisulfate cũng đã khẳng định ở nhiệt độ khoảng 30oC cho kết quả thu hồi hoạt tính enzyme và hàm lượng protein tốt nhất [8]. 50 60 70 80 90 60 90 120 150 180 (% ) Thời gian (phút) Hiệu suất kết tủa (%) Độ tinh sạch (%) Hình 2. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình tủa 182 Nguyễn Thị Bé Duyên, Phạm Hoàng Anh, Trần Chí Hải Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình tủa Sau quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã chọn được các điểm khảo sát mà tại đó có ảnh hưởng mạnh nhất đối với quá trình kết tủa protein bằng tác nhân muối amonisulfate. Cụ thể, nồng độ amonisulfate 80% bão hòa trong thời gian 120 phút và nhiệt độ tủa là 30 0C thì đạt hiệu suất kết tủa protein và độ tinh sạch cao nhất. 3.4. Khảo sát thời gian thẩm tích Sau khi tiến hành kết tủa protein với tác nhân muối amonisulfate, hàm lượng amonisulfate còn trong tủa vẫn còn nhiều. Việc tinh sạch protein bằng thẩm tích góp phần làm tăng độ tinh sạch của chế phẩm để phục vụ cho mục đích sử dụng và nghiên cứu các chức năng của protein chế phẩm. Quá trình thẩm tích sử dụng màng cellophane đã được tiến hành. Màng có kích thước lỗ màng 14000 Da, chỉ cho nước và các phân tử nhỏ đi qua, giữ lại các phân tử có kích thước lớn hơn lỗ màng. Protein là đại phân tử có kích thước lớn nên không thể đi qua màng thẩm tích. Muối có kích thước nhỏ sẽ khuếch tán vào nước và chui ra khỏi màng. Bằng cách thay đổi nước rửa thường xuyên, chế phẩm protein có thể được tinh sạch. Hình 4. Độ tinh sạch của protein theo thời gian thẩm tích Hình 4 cho thấy độ tinh sạch của protein trong tủa có liên quan đến thời gian thẩm tích, độ tinh sạch protein tăng dần theo thời gian thẩm tích. Trong 1 giờ đầu tiên, độ tinh sạch tăng đáng kể, tăng từ 50 60 70 80 90 100 5 30 35 40 45 (% ) Nhiệt độ (0C) Hiệu suất kết tủa (%) Độ tinh sạch (%) 183 Khảo sát quá trình kết tủa protein từ dịch trích bèo tấm bằng muối amonisulfate 76,91% lên 89,36% (tăng 12,45 %). Từ 2 giờ đến 4 giờ tiếp theo, kết quả thẩm tích cho hiệu quả tương đối, độ tinh sạch protein tăng từ 89,36% lên 93,87%. Tiếp tục tiến hành quá trình thẩm tích cho thấy, từ 5 đến 8 giờ kế tiếp thì độ tinh sạch của protein tăng đều qua các điểm thời gian 5,6,7,8 giờ. Sau đó, kết quả quá trình làm sạch protein thay đổi không đáng kể khi thời gian kéo dài từ 9 giờ lên 12 giờ. Tại giờ thứ 12 thì chúng tôi nhận thấy không còn muối trong dịch thẩm tích, độ tinh sạch lúc này là 97,90% tăng 20,99% so với mẫu chưa thẩm tích. Nhìn chung, sau 12 chu kì bổ sung nước (60 phút/chu kì), độ tinh sạch của sản phẩm đạt 97,90%. Quá trình thẩm tích có thể dừng lại sau 8 chu kì bổ sung nước vì sự thay đổi độ tinh sạch protein ở những giờ sau là không đáng kể. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của W.J. Wolf, D.R. Briggs trên đối tượng đậu nành [10]. Cũng theo nghiên cứu của GE Cullen và DD Van Slyke xác định fibrin, globulin, và albumin từ Blood PLASMA, cũng sử dụng tác nhân tủa là muối amonisulfate và sau đó dùng phương pháp thẩm tích tinh sạch loại bỏ muối [11]. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng nồng độ muối bão hòa để khảo sát thì hiệu suất kết tủa protein và độ tinh sạch protein tăng theo, sau đó giảm dần khi tiếp tục tăng nồng độ muối. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian cho thấy tại 90 phút thì hiệu suất kết tủa và độ tinh sạch của tủa đạt giá trị cực đại sau đó giảm dần khi kéo dài thời gian. Tương tự, đối với nhiệt độ, hiệu suất kết tủa, độ tinh sạch của tủa đạt giá trị cao nhất tại nhiệt độ 300C nhưng khi tiếp tục tăng nhiệt độ thì hiệu suất và độ tinh sạch giảm dần. Nồng độ (NH4)2SO4 bão hòa 80% với thời gian 120 phút và nhiệt độ là 45oC cho hiệu suất kết tủa và độ tinh sạch của protein cao nhất lần lượt 89,03% và 75,58%. Sau 12 chu kì bổ sung nước (60 phút/chu kì), độ tinh sạch của sản phẩm đạt 97,90%. Kết quả nghiên cứu này mang lại nhiều giá trị cho các nghiên cứu khác trên cùng đối tượng bèo tấm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Landolt E, "Veroffentlichungen des Geobotanischen Institutes der Eidgenossischen Technischen Hochschule," in The family of Lemnaceae - a monographic study, Stiftung Rubel, vol.2, 1987. 2. Appenroth K.J., "Nutritional value of duckweeds (Lemnaceae) as human food," Food Chemistry , vol. 217, pp. 266-273, 2017. 3. Wang W, Haberer G, Gundlach H, Glasser C, Nussbaumer T, Luo M.C, The Spirodela polyrhiza genome reveals insights into its neotenous reduction fast growth and aquatic lifestyle, Nat Commun ed. 2014. 4. Wang W, Kerstetter R.A, and Michael T.P, "Evolution of genome size in duckweeds (Lemnaceae)," J Bot, p. 9, 2011 5. TCVN 8125:2009 xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô trong nguyên liệu đậu đỏ và ngũ cốc. 6. TCVN 7035:2002 xác định độ ẩm , xác định sự hao hụt khối lượng ở 103 0C trên cà phê bột. 7. A. Ahmad, Isolation and characterization of bioactive protein from green algae Halimeda macrobola acting as antioxidant and anticancer agent., 2014. 8. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, and Dương Thị Diễm Trang, "Tận dụng phế phẩm khóm Cầu Đúc ( Hậu Giang) cho quá trình trích ly enzyme bromelain," Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, vol. 26, pp. 162-170, 2013. 9. Polaina, J.,and MacCabe, A.P., Industrial Enzymes Structure, Function and Applications. Instituto de Agroquímica Tecnología de Alimentos, CSIC, Valencia, Spain, 2007. 184 Nguyễn Thị Bé Duyên, Phạm Hoàng Anh, Trần Chí Hải 10. W. Wolf and D. Briggs, "Purification and characterization of the 11S component of soybean proteins," Archives of biochemistry and biophysics, vol. 85, pp. 186-199. 11. G. E. Cullen and D. D. Van Slyke, "Determination of the fibrin, globulin, and albumin nitrogen of blood plasma," Journal of Biological Chemistry, vol. 41, pp. 587-597, 1920. ABSTRACT SURVEY OF THE PROCESS TO PRECIPITATE PROTEIN FROM THE EXTRACT OF DUCKWEED WITH AMMONIUM SULFATE Nguyen Thi Be Duyen*, Pham Hoang Anh, Tran Chi Hai Ho Chi Minh City university of Food Industry *Email: bduyennm2611@gmail.com In this study, protein extracts from Lemnoideae duckweed were precipitated by ammonium sulphate solution and were rechecked to improve purity for recovered waste. The material was collected in Tan Phuoc district, Tien Giang province. The process of precipitating by a solution of ammonium sulfate will proceed to change the concentration factor of ammonium sulfate (60% saturation to saturation), duration (30 minutes; 60 minutes; 90 minutes; 120 minutes; 150 minutes) and temperatures (5oC; 30oC; 35oC; 40oC; 45oC). Results showed that the concentration of ammonium sulphate 80% saturation, duration 120 minutes and at a temperature of 30 0C can reach performance precipitated the highest is 89,03% and the purified precipitate highest 75,58 %. Precipitate obtained will conduct the assessment process the analysis. After 12 times additional water, the purification of the product achieved 97,90 %. Keywords: ammonium sulfate, duckweek, protein, precipitate. 185

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_qua_trinh_ket_tua_protein_tu_dich_trich_protein_beo.pdf