Khảo sát mối tương quan giữa homocystein máu và rối loạn cương dương ở nam giới

Đặt vấn đề: tăng homocystein máu được xác định là yếu tố nguy cơ độc lập của rối loạn chức năng nội mạch, liên

quan đến tình trạng suy giãn chức năng nội mạch với việc làm giảm tổng lượng nitric oxid (NO) nội sinh. NO cũng được

xem là hoạt chất trung gian quan trọng, yếu tố chính của quá trình cương dương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm

khảo sát mối tương quan giữa homocystein máu và rối loạn cương dương ở nam giới.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu khảo sát trên 50 bệnh nhân rối loạn cương với nhóm chứng là

50 người không rối loạn cương được chọn từ những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nam khoa bệnh viện Bình Dân.

Xét nghiệm định lượng homocystein máu được thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM. Tất cả các đối

tượng được phỏng vấn với bảng câu hỏi IIEF‐5, rối loạn cương được chẩn đoán khi kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn IIEF‐5

đạt từ 21 điểm trở xuống. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 – 2013 đến tháng 8 – 2013

pdf5 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát mối tương quan giữa homocystein máu và rối loạn cương dương ở nam giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Niệu Khoa  83 KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HOMOCYSTEIN MÁU   VÀ RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở NAM GIỚI  Lê Xuân Trường*, Bùi Thị Hồng Châu*, Diệp Quảng Minh**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: tăng homocystein máu được xác định là yếu tố nguy cơ độc lập của rối loạn chức năng nội mạch, liên  quan đến tình trạng suy giãn chức năng nội mạch với việc làm giảm tổng lượng nitric oxid (NO) nội sinh. NO cũng được  xem là hoạt chất trung gian quan trọng, yếu tố chính của quá trình cương dương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm  khảo sát mối tương quan giữa homocystein máu và rối loạn cương dương ở nam giới.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu khảo sát trên 50 bệnh nhân rối loạn cương với nhóm chứng là  50 người không rối loạn cương được chọn từ những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nam khoa bệnh viện Bình Dân.  Xét nghiệm định lượng homocystein máu được thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM. Tất cả các đối  tượng được phỏng vấn với bảng câu hỏi IIEF‐5, rối loạn cương được chẩn đoán khi kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn IIEF‐5  đạt từ 21 điểm trở xuống. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 – 2013 đến tháng 8 – 2013.  Kết quả: nồng độ homocystein máu trung bình ở nhóm rối loạn cương là 16,46 ± 6,82 μmol/l, so với nhóm không rối  loạn cương là 12,72 ± 5,31 μmol/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003 và tăng homocystein máu không liên quan  với tuổi, chỉ số khối cơ thể BMI, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol, LDL‐cholesterol, HDL‐cholesterol,  triglycerid máu.  Kết luận: nồng độ homocystein máu ở bệnh nhân rối loạn cương cao hơn nồng độ homocystein máu ở nhóm không rối  loạn cương (p = 0,003). Tăng homocystein máu là một yếu tố nguy cơ độc lập của rối loạn cương.  Từ khóa: rối loạn cương dương  ABSTRACT  EVALUATE THE RELATIONSHIP BETWEEN THE HOMOCYSTEIN LEVELS AND ERECTILE  DYSFUNCTION  Le Xuan Truong, Bui Thi Hong Chau, Diep Quang Minh   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 83 ‐ 87  Background: Endothelial function is impaired by hyperhomocysteinemia. We have revisable shown that homocysteine  (Hcy) inhibits nitric oxide (NO) production by cultured endothelial cells, and endothelium‐derived vasodilatation NO is the  key  mediator  in  penile  erection.  In  this  study,  we  evaluated  the  relationship  between  erectile  dysfunction  (ED)  and  hyperhomocysteinemia.  Material  and method:  50 men with ED  and  50 men without ED who  came  to  outpatient  clinics  at Binh Dan  Hospital were  included  in the study. ED was diagnosed when patients scored  less than 21 on the validated International  Index of Erectile Function (IIEF‐5) questionnaire. A baseline venous blood sample was taken after a 12h overnight fast to  determine  the  lipid  panel  (total  cholesterol,  high‐density  lipoprotein  cholesterol,  low‐density  lipoprotein  cholesterol,  and  triglycerides), glucose and Hcys. Data was collected from Mar 2013 to Aug 2013.  Result: Hcys levels of patients with ED were significantly higher than those of control subjects, the mean ± SD plasma  homocystein in cases was 16.46 ± 6.82 μmol/l versus 12.72 ± 5.31 μmol/l in controls groups (p = 0.003). Although the risk of  ED did not vary significantly according  to body mass  index, serum cholesterol, high‐density  lipoprotein cholesterol,  low‐ density lipoprotein cholesterol, and triglyceride, smoking status, diabetes and hypertension.   Conclusion: high plasma homocysteine is significantly associated with ED, this association is independent of other risk  factors.  Keyword: erectile dysfunction  * Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM  ** Bệnh viện Thống Nhất TPHCM Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường  ĐT: 01269872057    Email: lxtruong57@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 84 ĐẶT VẤN ĐỀ  Rối loạn cương đang dần trở thành một vấn  đề  của xã hội hiện  đại, người bệnh mang một  ám  ảnh mặc  cảm  nặng  nề,  nảy  sinh  chán  nản  trong  công  tác,  trong  sinh  hoạt  giao  tiếp  đời  thường, trầm cảm trong suy tư và là nguồn gốc  của nhiều chứng bệnh tâm thần kinh.  Homocystein  là  một  acid  amin  có  nhóm  sulfhydryl (SH) trong cấu trúc phân tử, được tạo  thành  từ quá  trình khử methyl  của methionin.  Gần đây  tăng homocystein máu được xác định  là yếu tố nguy cơ độc lập của rối loạn chức năng  nội mạch, liên quan đến tình trạng suy giãn chức  năng  nội mạch  với  việc  làm  giảm  tổng  lượng  nitric oxid (NO) nội sinh(6, 8). NO cũng được xem  là hoạt chất trung gian quan trọng, yếu tố chính  của quá trình cương dương.  Cơ  chế  gây  rối  loạn  cương  của  tình  trạng  tăng nồng độ homocystein máu có thể liên quan  đến  tình  trạng giảm  tổng  lượng NO sinh  ra  từ  các tế bào nội mạc mạch máu.  Protein  có  chứa  acid  amin  L‐arginin,  dưới  tác  dụng  của  enzym  protein  arginin  methyltransferases  (PRMTs)  sẽ  methyl  hóa  arginin,  khi  thủy  phân  sẽ  cho  ra  asymmetric  dimethylarginin  (ADMA)  hoặc  symmetric  dimethylarginin (SDMA).  ADMA  từ  lâu  đã  được xác  định  là  chất  ức  chế nội sinh của nitric oxid synthases (NOS),  là  yếu  tố nguy cơ độc  lập của rối  loạn chức năng  nội mạch  (6, 8). ADMA ức chế hoạt tính của NOS  làm  giảm  tổng  lượng NO  nội  sinh, NO  được  xem là cơ chế chính của quá trình cương dương.  ADMA  thoái  hóa  theo  đường  thủy  phân  thành citrullin và methylamin dưới tác động của  enzym  dimethylarginin  dimethylaminohydroase  (DDAH), DDAH được  xem như chất điều hòa nồng độ ADMA(3).  Trong các sinh vật bậc cao, bao gồm cả con  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Niệu Khoa  85 người, có 2 dạng của DDAH đã được xác định  dựa trên vị trí của gen được mã hóa trên nhiễn  sắc thể. DDAH I được mã hóa bởi gen nằm trên  nhiễm sắc thể 1, DDAH II được mã hóa bởi gen  trên nhiễm sắc thể số 6. Hai dạng DDAH phân  phối  ở các mô khác nhau nhưng có chức năng  tương  tự. Có sự  tương hợp giữa biểu hiện của  DDAH I với NOS thần kinh (nNOS) và DDAH  II với NOS nội mô (eNOS), tuy nhiên cả hai loại  DDAH có tác dụng tương tự và không giới hạn  ở những  tế  bào hay mô  riêng  biệt  nào.  Ở  con  người, DDAH II tỏ ra phổ biến hơn.  Homocystein máu  có  tác dụng  ức  chế hoạt  tính của DDAH, đặc biệt là DDAH II(2,7) làm tăng  lượng ADMA, gây  tăng ức chế NOS,  làm giảm  tổng  lượng NO  tạo  thành, gây ra  tình  trạng rối  loạn cương dương.  Nhằm tìm hiểu vai trò của tăng homocystein  máu trong bệnh lý rối loạn cương dương ở Việt  Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “khảo sát  mối  tương quan giữa homocystein máu và  rối  loạn cương dương ở nam giới”.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nghiên cứu khảo sát  trên 50 bệnh nhân rối  loạn cương với nhóm chứng là 50 người không  rối  loạn cương được chọn từ những bệnh nhân  đến khám tại phòng khám Nam khoa bệnh viện  Bình Dân từ tháng 03/2013 đến 8/2013. Tất cả các  đối  tượng  được  phỏng  vấn  với  bảng  câu  hỏi  IIEF‐5,  rối  loạn  cương  được  chẩn  đoán khi kết  quả  đánh giá  theo  tiêu  chuẩn  IIEF‐5  đạt  từ  21  điểm trở xuống.  Phương pháp nghiên cứu  Phỏng  vấn  trực  tiếp  bệnh  nhân  tại  phòng  khám Nam khoa bệnh viện Bình Dân theo bảng  câu hỏi IIEF‐5. Bệnh nhân được hỏi tiền sử bệnh,  các thuốc đang sử dụng, được đo huyết áp và đo  chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI được  tính  là  tỉ  số  giữa  khối  lượng  (kg)  với  bình  phương chiều cao cơ thể của người đó (m).  Xét  nghiệm  máu:  định  lượng  nồng  độ  homocystein  toàn  phần  lúc  đói,  glucose,  cholesterol,  LDL  cholesterol,  HDL  cholesterol,  triglycerid. Định  lượng homocystein  toàn phần  trong huyết  tương  với  chất  bảo  quản  được  sử  dụng  là  potassium  EDTA,  trên máy  Architect  i2000SR với thuốc thử của hãng Abbott. Các xét  nghiệm được thực hiện tại khoa Hóa Sinh bệnh  viện Thống Nhất  thành phố Hồ Chí Minh với  phương  pháp  miễn  dịch  hóa  phát  quang  (chemiluminescent microparticle immunoassay).  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Bảng 1. Một số đặc điểm giữa nhóm rối loạn cương  và nhóm không rối loạn cương  Yếu tố nguy cơ Nhóm rối loạn cương Nhóm không rối loạn cương p Tuổi 45,5 ± 7,81 41,68 ± 8,44 0,016 BMI 23,61± 2,54 22,94 ± 1,81 0,146 Cholesterol toàn phần 5,41 ± 0,94 5,24 ± 1,18 0,438 HDL – cholesterol 1,08 ± 0,14 1,27 ± 0,32 0,397 LDL – cholesterol 2,96 ± 0,96 3,10 ± 0,85 0,409 Triglycerid 2,87 ± 1,59 2,27 ± 1,77 0,110 Kết quả khảo sát  trên nhóm rối  loạn cương  và  nhóm  không  rối  loạn  cương  được  thể  hiện  trên bảng 1 cho ta thấy độ tuổi ở nhóm rối loạn  cương cao hơn nhóm không rối loạn cương một  cách có ý nghĩa thống kê (45,5 ± 7,81 so với 41,68  ± 8,44 với p = 0,016). Các yếu tố chỉ số khối cơ thể  BMI,  cholesterol  toàn phần, HDL –  cholesterol,  LDL – cholesterol,  triglycerid không  thấy có sự  khác biệt giữa hai nhóm.  Bảng 2. Một số đặc điểm về yếu tố nguy cơ giữa  nhóm rối loạn cương và nhóm không rối loạn cương  Yếu tố nguy cơ Nhóm rối loạn cương n (%) Nhóm không rối loạn cương n (%) p Hút thuốc lá 17 (34) 17 (34) 0,942 Béo phì 33 (66) 25 (50) 0,130 Tăng huyết áp 8 (16) 6 (12) 0,592 Đái tháo đường 10 (20) 9 (18) 0,837 Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về các  yếu  tố nguy cơ như hút  thuốc  lá, béo phì,  tăng  huyết áp, đái tháo đường.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 86 Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa nồng độ  homocystein với thang điểm IIEF5  Về  kết  quả  nổng  độ  homocystein  giữa  2  nhóm, bảng 3 cho ta thấy nồng độ homocystein  máu  ở  nhóm  rối  loạn  cương  cao  hơn  nhóm  không rối loạn cương một cách có ý nghĩa thống  kê với p = 0,003.  Bảng 3. So sánh nồng độ homocystein máu giữa  nhóm rối loạn cương và nhóm không rối loạn cương  Nồng độ homocystein máu trung bình ± độ lệch chuẫn (µmol/l) t p Nhóm rối loạn cương 16,46 ± 6,82 -3,040 0,003Nhóm không rối loạn cương 12,72 ± 5,31 Nồng  độ  homocystein  của  bệnh  nhân  rối  loạn  cương  trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  giá trị trung bình là 16,46 ± 6,82 μmol/l. So sánh  với  các  nghiên  cứu  khác:  tác  giả  Adel  Al‐ Hunayan tiến hành nghiên cứu bệnh chứng trên  97 bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn cương  với  nhóm  chứng  là  97  bệnh  nhân  đái  tháo  đường không  rối  loạn cương, kết quả nồng  độ  homocystein trung bình của nhóm bệnh rối loạn  cương là 11,2 ± 3,5 μmol/l(5) khác biệt có ý nghĩa  thống kê với nghiên cứu chúng tôi với t = 6,1894,  p < 0,001.  Tác giả Tevfik Demir đã  tiến hành khảo sát  trên 62 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tuổi từ  40  đến  70  có  rối  loạn  cương, kết quả nồng  độ  homocystein trung bình là 15,5 ± 6,9 μmol/l, (t =  0,7358, p = 0,4634) (4) tương tự với kết quả nghiên  cứu của chúng tôi.  Biểu đồ 2. Biểu đồ đường cong ROC nồng độ  homocystein máu trong chẩn đoán rối loạn cương  Biểu đồ 3: Biểu đồ độ nhạy và độ đặc hiệu của nồng  độ homocystein máu trong chẩn đoán rối loạn cương  Biểu  đồ  2 và biểu  đồ  3  cho  thấy, diện  tích  dưới  đường  cong  ROC  là  0,8092  với  nồng  độ  homocystein máu  ở mức  12,28  μmol/l  là  điểm  cắt  tối ưu  để  chẩn  đoán  rối  loạn cương với  độ  nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 76% và 74%. Giá  trị  này  tương  đương  với  kết  quả  của  tác  giả  Tevfik Demir (4) đã công bố là 12,1 μmol/l với độ  nhạy là 84% và độ đặc hiệu là 79%.  Bảng 4: phân tích logictic giữa nồng độ homocystein  máu với các yếu tố nguy cơ  Rối loạn cương Mfx SE OR 95% Cl p Homocystein 0,044 0,014 1,19 1,06 1,33 0,002 Tuổi 0,022 0,008 1,09 1,02 1,16 0,010 Hút thuốc lá -0,155 0,128 0,54 0,19 1,50 0,236 Béo phì 0,160 0,119 1,91 0,73 4,95 0,186 Tăng huyết áp -0,315 0,165 0,26 0,05 1,33 0,105 Đái tháo đường -0,051 0,162 0,82 0,23 2,91 0,755 Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  nồng  độ  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Niệu Khoa  87 homocystein máu không có tương quan với tuổi  (r = 0,71, p = 0,481). Kết quả này phù hợp với kết  quả nghiên cứu của tác giả Tevfik Demir(4) khảo  sát trên 62 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có  rối  loạn cương thì ghi nhận không có sự tương  quan giữa nồng độ homocystein máu và tuổi (r =  0,02, p = 0,863).  Nồng độ homocystein máu của nhóm bệnh  nhân  rối  loạn cương có hút  thuốc  lá với nhóm  bệnh  nhân  rối  loạn  cương  không  hút  thuốc  lá  không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( t = ‐ 0,129, p = 0,897). Hay nói cách khác không có sự  liên  quan  giữa  nồng  độ  homocystein máu  với  hút  thuốc  lá.  Đặc  điểm này  giống  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  Tevfik  Demir  (1,4),  Adel Al‐Hunayan(5).  Không có sự khác biệt có ý nghĩa  thống kê  giữa  nhóm  bệnh  nhân  rối  loạn  cương  có  tăng  huyết  áp  với nhóm  bệnh nhân  rối  loạn  cương  không tăng huyết áp (t = ‐1,654, p = 0, 139). Hay  nói cách khác, ở bệnh nhân rối loạn cương nồng  độ  homocystein máu  và  tăng  huyết  áp  không  liên quan với nhau. Nhận xét này giống với kết  quả  nghiên  cứu  của Tevfik Demir(1,4), Adel Al‐ Hunayan(5).  Chúng  tôi  nhận  thấy  không  có  sự  tương  quan giữa nồng độ homocystein máu với chỉ số  khối  cơ  thể  BMI  ở  nhóm  bệnh  nhân  rối  loạn  cương (r = 0,10, p = 0,924), kết quả này tương tự  với kết quả của các tác giả Tevfik Demir(1,4), Adel  Al‐Hunayan(5).  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu 50 đối tượng rối loạn cương  ở phòng khám Nam khoa bệnh viện Bình Dân  thành  phố Hồ  Chí Minh  chúng  tôi  rút  ra  kết  luận:  ‐ Nồng độ homocystein máu ở bệnh nhân rối  loạn cương cao hơn nồng độ homocystein máu ở  nhóm không rối loạn cương một cách có ý nghĩa  thống kê với p = 0,003.  ‐  Tăng  homocysteine  máu  là  một  yếu  tố  nguy cơ độc lập không liên quan với tuổi, chỉ số  khối cơ thể BMI, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái  tháo đường, cholesterol, LDL‐cholesterol, HDL‐ cholesterol, triglycerid máu.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Al‐Hunayan A , et al (2008), ʺHyperhomocysteinemia is a risk  factor  for  erectile  dysfunction  in  men  with  adult‐onset  diabetes mellitusʺ, Urology. 71(5): 897‐900.  2. Demir T, et al  (2006),  ʺHyperhomocysteinemia: a novel  risk  factor for erectile dysfunctionʺ, Metabolism. 55(12): 1564‐8.  3. Demir T, Cömlekci A, et al (2008), ʺA possible new risk factor  in  diabetic  patients  with  erectile  dysfunction:  homocysteinemiaʺ, J Diabetes Complications. 22(6): 395‐9.  4. Ito A, Tsao PS, et al (1999), ʺNovel mechanism for endothelial  dysfunction:  dysregulation  of  dimethylarginine  dimethylaminohydrolaseʺ, Circulation. 99(24): 3092‐5  5. Liu LH, et al  (2012),  ʺProtection of DDAH2 Overexpression  Against  Homocysteine‐Induced  Impairments  of  DDAH/ADMA/NOS/NO Pathway in Endothelial Cellsʺ, Cell  Physiol Biochem. 30(6): 1413‐22.  6. Stühlinger MC, et al (2001), ʺHomocysteine impairs the nitric  oxide  synthase  pathway:  role  of  asymmetric  dimethylarginineʺ, Circulation. 104(21): 2569‐75.  7. Stühlinger MC, Oka RK, et al (2003), ʺEndothelial dysfunction  induced  by  hyperhomocyst(e)inemia:  role  of  asymmetric  dimethylarginineʺ, Circulation. 108(8): 933‐8.  8. Vallance  P, Leiper  J  (2004),  ʺCardiovascular  biology  of  the  asymmetric  dimethylarginine:  dimethylarginine  dimethylaminohydrolase  pathwayʺ,  Arterioscler  Thromb  Vasc Biol. 24(6): 1023‐30.  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  29/11/2013  Ngày bài báo được đăng :    05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf83_9873.pdf
Tài liệu liên quan