Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa cấu hình mống mắt với góc tiền phòng hẹp ở
những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, mô tả, có nhóm chứng ở 94 bệnh nhân ≥ 40
tuổi đến khám tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/1012 đến tháng 6/2013. Các bệnh
nhân này sẽ được soi góc tiền phòng và phân độ theo Shaffer để chia thành hai nhóm: nhóm góc hẹp gồm 47
bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp độ 2 trở xuống ở ít nhất 2 góc phần tư và nhóm chứng gồm 47 bệnh nhân
có góc góc tiền phòng rộng độ 3, 4 ở ít nhất 3 góc phần tư. Những bệnh nhân này sẽ được chụp OCT phần
trước nhãn cầu để đánh giá các thông số về phần trước nhãn cầu và đánh giá độ dày mống mắt, độ cong
mống mắt
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa cấu hình mống mắt và góc tiền phòng hẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học
Mắt 75
nhất(1). Trong nghiên cứu này, độ mở góc ở nam
cũng cao hơn so với nữ, tương tự như trong
nghiên cứu của chúng tôi.
Ở cả 2 nhóm,mống mắt ở cách cựa củng mạc
500µm và 750µm dày nhất ở góc phần tư trên và
mỏng nhất ở góc phần tư thái dương. Góc phần
tư trên là hẹp nhất nên mống mắt chu biên ở đây
dày nhất là hợp lý. Tương tự, góc phần tư thái
dương là rộng nhất, phù hợp với độ dày mống
mắt chu biên ở thái dương là mỏng nhất. Liu
nghiên cứu ở 30 người bình thường cũng nhận
thấy mống mắt chu biên ở cách cựa củng mạc
500µm là dày nhất ở góc phần tư trên và mỏng
nhất ở góc phần tư thái dương, tương ứng với
kết quả nghiên cứu của chúng tôi(8).
Mống mắt ở cách cựa củng mạc 2000µm
mỏng nhất là ở góc phần tư mũi, dày nhất ở góc
phần tư dưới trong nhóm góc hẹp và ở góc phần
tưtrên trong nhóm chứng, nó không phù hợp với
mức độ mở góc tương ứng. Điều này cho thấy
mống mắt càng vào trung tâm thì độ dày của nó
càng ít có sự liên quan đến độ mở góc tiền
phòng. Càng ở chu biên thì mống mắt càng
mỏng và càng vào trung tâm thì mống mắt càng
dày. Trong nghiên cứu của Wang thì mống mắt
ở chu biên cách cựa củng mạc 750µm mỏng hơn
so với ở trung tâm cách cựa củng mạc 2000µm(12),
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi.
Độ cong của mặt sau mống mắt cũng lớn
nhất ở góc phần tư trên và nhỏ nhất ở góc
phần tư thái dương. Mống mắt càng cong ra
trước nhiều thì khả năng tiếp xúc giữa mặt
trước mống mắt tới mặt sau giác mạc càng cao,
làm giảm khoảng cách giữa mống mắt và giác
mạc (hay AOD giảm), nguy cơ hẹp góc tiền
phòng càng tăng.
Độ dày và độ cong của mống mắt trong
nhóm góc hẹp là cao hơn so với của nhóm chứng
với p<0,001. Như vậy có thể thấy độ dày và độ
cong mống mắt cũng là yếu tố nguy cơ gây hẹp
góc tiền phòng. Mống mắt càng dày và cong
nhiều ra trước thì càng làm tiền phòng trở nên
nông hơn. Mống mắt dày nhiều, cong nhiều ở
phía chu biên làm thu hẹp góc dẫn tới đóng góc.
Về mối liên quan giữa tham số định lượng
cấu hình mống mắt với góc tiền phòng hẹp: chỉ
số IT500 có độ nhạy trong việc tầm soát góc tiền
phòng hẹp là 72,34%, cao hơn chỉ số IT750 và
IT2000. Tuy nhiên độ đặc hiệu của các chỉ sổ này
trong việc chẩn đoán góc tiền phòng hẹp lại rất
thấp dưới 60%.
Sự khác biệt về độ nhạy và độ đặc hiệu
giữa ba thông số IT50, IT750 và IT2000 có thể
được giải thích là do mống mắt ở phía trung
tâm, gần lỗ đồng tử quá thì càng xa khỏi vùng
bè, mống mắt ở đây dù dày hay mỏng thì cũng
không thể tiếp xúc với lưới bè được, do đó
không thể gây nên tình trạng hẹp góc tiền
phòng được. Càng ra phía ngoại biên, mống
mắt càng gần với vùng bè hơn, mống mắt ở
cách cựa củng mạc 500µm có liên quan mật
thiết với các thông số AOD500 và TISA500 là
những thông số được dùng để đánh giá góc
tiền phòng trên AS-OCT, do đó thông số IT500
có liên quan nhiều với tình trạng đóng hay mở
của góc tiền phòng hơn so với thông số IT750.
Từ các kết quả độ nhạy và độ đặc hiệu của
độ dày mống mắt như trên, chúng tôi nhận
thấy đây là một ứng dụng trong việc chỉ định
laser cắt mống chu biên trong phòng ngừa cơn
góc đóng cấp ở những bệnh nhân có nguy cơ.
Một bệnh nhân đến khám ngoài các yếu tố
nguy cơ có thể gây cơn góc đóng cấp đã biết
trước đây như tiền phòng nông, góc tiền
phòng hẹp thì có thể nên chụp AS-OCT để
đánh giá một cách toàn diện các cấu trúc phần
trước nhãn cầu như tiền phòng, thể thủy tinh
và mống mắt, nhất là mống mắt ở phía chu
biên. Như đã thấy, mống mắt ở cách cựa củng
mạc 500µm là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
nhất đối với tình trạng đóng góc, do đó khi
khảo sát thấy mống mắt ở đây dày thì cũng là
một yếu tố hỗ trợ thêm cho các bác sĩ lâm sàng
có thể chẩn đoán và chỉ định laser cắt mống
mắt chu biên cho bệnh nhân.
Độ cong của mặt sau mống mắt là chỉ số có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 76
độ nhạy 78,72% đối với góc tiền phòng hẹp, đủ
để coi như một test tầm soát có hiệu quả. Còn độ
đặc hiệu của nó là 55,32%, không đủ để được coi
là một test chẩn đoán tốt. Do đó thông số này chỉ
có giá trị trong việc tầm soát chứ không có giá trị
nhiều trong việc chẩn đoán góc tiền phòng hẹp.
Từ những kết quả đánh giá độ nhạy, độ đặc
hiệu của các thông số về cấu hình mống mắt
trong việc tầm soát và chẩn đoán góc tiền phòng
hẹp nêu trên, chúng tôi xin đưa ra gợi ý rằng
những bệnh nhân có mống mắt dày và/ hoặc
cong nhiều ra trước cần phải được đánh giá một
cách cẩn thận và tỉ mỉ về khảo sát cụ thể độ dày
và độ cong là bao nhiêu. Vì với những mắt có
mống mắt dày (IT500 lớn hơn 281,25µm, IT750
lớn hơn 316,25µm hay IT2000 lớn hơn 391,25µm)
và cong nhiều ra trước (ICurv lớn hơn 281,25µm)
khi đo bằng máy AS-OCT thì có nguy cơ bị đóng
góc cao hơn so với những mắt có mống mắt
mỏng và phẳng.
Như vậy, có thể thấy mống mắt là một yếu
tố có liên quan tới trình trạng góc tiền phòng
hẹp. Do đó, khi tiến hành tầm soát ở những
bệnh nhân có nguy cơ glôcôm góc đóng hay
góc tiền phòng hẹp thì ngoài các yếu tố như
tuổi, giới, nhãn áp, độ mở góc tiền phòng thì
độ dày mống mắt, độ cong mống mắt cũng
cần phải được xem xét, đánh giá trong quá
trình tầm soát này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biện Thị Cẩm Vân, Nguyễn Công Kiệt (2012), So sánh độ mở
góc giữa chụp cắt lớp quang học phần trước nhãn cầu và soi
góc tiền phòng, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1): 1-5.
2. Dorairaj S, Liebmann JM, Ritch R (2007), “Quantitative
evaluation of anterior segment parameters in the era of
imaging”, Trans Am Ophthalmol Soc, 105: 99-110.
3. Hu Z, Zhao J, Dong F (1989), “An epidemiological study of
glaucomain Shunys County, Beijing [in Chinese]”, Zhonghua
Yan Ke Za Zhi, 25: 115-118.
4. Ishikawa H (2007), “Anterior segment imaging for glaucoma:
OCT or UBM?”, Br J Ophthalmol, 91: 1420-1421.
5. Jonas JB, Nangia V, Gupta R, et al (2012), “Anterior chamber
depth and its associations with ocular and general parameters
in adults”, Clinical and Experimental Ophthalmology, 40: 550-556.
6. Kalev-Landoy M, Day AC, Cordeiro MF, Migdal C (2007),
“Optical Coherence Tomography in anterior segment
imaging”, Acta Ophthalmol Scand, 85(4): 427-430.
7. Lê Minh Thông (2010), “Soi góc tiền phòng”, Nhãn khoa Cận
lâm sàng, NXB Y học. 26-32.
8. Liu S, Yu M, Ye C, Lam DS, Leung CK. (2011), “Anterior
chamber angle imaging with Swept - Source Optical
Coherence Tomography: An investigation on variability of
angle measurement”, Invest Ophthalmol Vis Sci, 52(12): 8598-
8603.
9. Lowe RF (1970), “Aetiology of the anatomical basis for
primary angle-closure glaucoma”, Br J Ophthalmol, 51: 161-169.
10. Nongpiur Monisha E, He M, Amerasinghe N (2011), “Lens
vault, thickness and position in Chinese subjects with angle
closure”, Ophthalmology, 118(3): 474-479.
11. Salim S (2012), "The Role of Anterior Segment Optical
Coherence Tomography in Glaucoma", Journal of
Ophthalmology: 1-9.
12. Wang B, Sakata LM, Friedman DS, et al (2010), “Quantitative
Iris Parameters and Association with Narrow Angles”,
Ophthalmology, 117(1): 11-17.
13. Wang BS, Narayanaswamy A, Amerasinghe N, Zheng C, He
M, Chan YH, Nongpiur ME, Friedman DS, Aung T. (2011),
“Increased iris thickness and association with primary angle
closure glaucoma”, Br J Ophthalmol, 95(1): 46-50.
14. Xu L, Wei FL, Wang YX (2008), “Anterior chamber depth and
chamber angle and their associations with ocular and general
parameters: The Beijing Eye Study”, Am J Ophthalmol, 145(5):
929-936.
15. Yanoff & Duker (2009), Ophthalmology, 3rd ed, Mosby, An
Imprint of Elsevier. 1162-1172.
Ngày nhận bài báo:14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo:15/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70_753.pdf