Mục tiêu: Khảo sát lớp biểu mô sắc tố ở bệnh nhân bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng chụp cắt
lớp cố kết quang học SD – OCT.
Phương pháp: Tiến cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Nghiên cứu tiến hành trên 88 mắt của 83 bệnh nhân
bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đến khám tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 05/1012 – 02/2013.
Tất cả bệnh nhân được tiến hành chụp cắt lớp quang học võng mạc bằng máy SD-OCT.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát lớp biểu mô sắc tố ở bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng chụp cắt lớp cố kết quang học sd-Oct, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 86
KHẢO SÁT LỚP BIỂU MÔ SẮC TỐ Ở BỆNH HẮC VÕNG MẠC
TRUNG TÂM THANH DỊCH
BẰNG CHỤP CẮT LỚP CỐ KẾT QUANG HỌC SD-OCT
Võ Thị Hoàng Lan*, Vũ Hải Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát lớp biểu mô sắc tố ở bệnh nhân bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bằng chụp cắt
lớp cố kết quang học SD – OCT.
Phương pháp: Tiến cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. Nghiên cứu tiến hành trên 88 mắt của 83 bệnh nhân
bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đến khám tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 05/1012 – 02/2013.
Tất cả bệnh nhân được tiến hành chụp cắt lớp quang học võng mạc bằng máy SD-OCT.
Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 40,7 ± 7,616. Trong 88 mắt của mẫu bất thường biểu mô
sắc tố chiếm tỷ lệ cao nhất 45,5%. Trong 73 mắt có thay đổi biểu mô sắc tố, bất thường biểu mô sắc tố chiếm tỷ lệ
54,8%, bong biểu mô sắc tố đơn ổ 34,2%, bong đa ổ là 11%. Vị trí tổn thương biểu mô sắc tố trên hình chụp SD-
OCT gặp nhiều là vùng hoàng điểm với tỷ lệ 56,2% Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí và hình
thái tổn thương biểu mô sắc tố trên hình ảnh SD-OCT và sự suy giảm thị lực của bệnh nhân.
Kết luận: SD-OCT giúp khảo sát những thay đổi của lớp biểu mô sắc tố ở bệnh hắc võng mạc trung tâm
thanh dịch. Những tổn thương mà SD-OCT phát hiện ra ở lớp tế bào này có thể giúp hiểu thêm về sinh bệnh học
của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
Từ khoá: bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, SD-OCT.
ABSTRACT
ALTERATIONS OF RETINAL PIGMENT EPITHELIUM IN CENTRAL SEROUS
CHORIORETINOPATHY
Vo Thi Hoang Lan, Vu Hai Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 86 - 90
Purpose: To examine with Spectral Domain Optical Coherence Tomography (SD-OCT) the alterations of
retinal pigment epithelium (RPE) in central serous chorioretinopathy (CSC).
Methode: this was a observational case study of 88 consecutive eyes of 83 patients with various phases of
CSC. All patients have been scanned by Spectral Domain Optical Coherence Tomography.
Results: The mean age of the patients was 40.7 ± 7.616. SD-OCT showed RPE abnormalities in 40 eyes
(45.5%), RPE detachment (PED) in 33 eyes (37.5%). In the group of 73 eyes with pigment epithelial changes,
SD-OCT showed RPE irregularity in 40 eyes (54.8%), single PED in 25 eyes (34.2%), multiple PED in 8 eyes
(11%). The location of the foiveal RPE abnormality is 56.2%. There was no statistically significant association
between the type of PED or RPE irregularity and the visual acuity.
Conclusion: FD-OCT enable us to detect the alterations of retinal pigment epithelium in eyes with central
serous chorioretinopathy and their role in the pathophysiology of CSC.
Keywords: central serous chorioretinopathy, SD-OCT.
* BV Mắt TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Vũ Hải Phượng ĐT: 0913920958 Email: vuhaiphuong2003@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 87
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là
một trong mười bệnh thường gặp hàng đầu của
những tổn thương nguyên phát ở võng mạc cực
sau. Bệnh gây tổn hại thị giác từ nhẹ đến nặng.
Bệnh biểu hiện bằng bong thanh dịch lớp võng
mạc thần kinh cảm thụ ánh sáng, do sự gia tăng
tính thấm của dịch từ mao mạch hắc mạc đến
màng dưới võng mạc xuyên qua hàng rào biểu
mô sắc tố, làm thay đổi cấu trúc - hình thái của
võng mạc trung tâm cũng như cấu trúc - hình
thái của biểu mô sắc tố.
Trong những năm gần đây chụp cắt lớp cố
kết quang học (OCT) được sử dụng ngày càng
nhiều để đánh giá những biến đổi ở võng mạc
cũng như biểu mô sắc tố trong những giai
đoạn cấp và mạn tính của bệnh hắc võng mạc
trung tâm thanh dịch do những ưu điểm so
với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
khác như thời gian thực hiện nhanh chóng,
không khó chịu cho bệnh nhân. Ở Việt Nam
đã có các công trình nghiên cứu về bệnh hắc
võng mạc trung tâm thanh dịch, về chụp cắt
lớp cố kết quang học. Song việc tìm hiểu
những thay đổi về cấu trúc và chức năng của
biểu mô sắc tố trong bệnh hắc võng mạc trung
tâm thanh dịch trên hình ảnh của chụp cắt lớp
quang học vẫn chưa được thực hiện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân bệnh hắc võng mạc trung tâm
thanh dịch trên lâm sàng. Dân số chọn mẫu
nghiên cứu: tất cả bệnh nhn đến khám tại bệnh
viện Mắt và được chẩn đoán là bệnh hắc võng
mạc trung tâm thanh dịch trên lâm sàng từ
05/1012 – 02/2013- thỏa mãn các điều kiện sau:
đáy mắt soi được các thành phần của võng mạc,
có khả năng hợp tác để đo thị lực, khai thác bệnh
sử, chụp cắt lớp quang học SD-OCT, bệnh nhân
đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân bị loại
khỏi mẫu nghiên cứu khi: có các bệnh hay có
nguy cơ gây tổn thương võng mạc phối hợp như
đái tháo đường, cao huyết áp, có các bệnh lý
phối hợp của các môi trường trong suốt không
soi được đáy mắt như: sẹo giác mạc, đục thể
thủy tinh, vẫn đục dịch kính, viêm màng bồ
đào,
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu cắt ngang, mô tả có phân tích.
Qui trình tiến hành
Bệnh nhân vào viện sau khi khai thác các
triệu chứng chủ quan khiến bệnh nhân đi khám
bệnh như giảm thị lực, ám điểm, biến dạng
hình, khai thác tiền sử và quá trình bệnh lý.
Tiến hành đo thị lực bằng bảng thị lực
Snellen, trường hợp thị lực nhỏ hơn 10/10 tiến
hành thử thị lực bằng hộp kính và kính lỗ. Khám
mắt toàn diện bằng sinh hiển vi để phát hiện
bệnh lý khác tại mắt nếu có. Nhỏ dãn đồng tử
bên mắt bệnh bằng dung dịch Mydriacyl 0,1%.
Soi đáy mắt bằng kính sinh hiển vi kết hợp với
kính Volk tìm tình trạng bong thanh dịch vùng
hoàng điểm. Bệnh nhân được chẩn đoán lâm
sàng bệnh HVMTTTD. Cho bệnh nhân đi chụp
SD-OCT.
Mỗi bệnh nhân có một bảng thu thập số liệu.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
for Window phiên bản 11.5.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu 88 mắt của 83 bệnh nhân bệnh
hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đến khám
tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 05/1012 –
02/2013- trong đó nam:nữ là 5,3:1. Theo các
nghiên cứu khác, tác giả Võ Quang Minh năm
2000 và 2007(9,10) tỷ lệ này là 5:1. Phạm Minh
Khoa(2010)(8) là 4,6:1 và tác giả Nguyễn Thị Thu
Thủy (2012)(7) là 5:1. Yasuhiko Hirami (2007)(11) tỷ
lệ này là 9:1, Nair (2011)(6) là 4:1 và Hyung Chan
Kim (2012)(3) là 3:1.Điều này có thể do đặc điểm
giới tính có liên quan với tính chất công việc
(nam giới chịu nhiều áp lực trong cuộc sống,làm
các công việc năng nhọc, thức khuya,), hay các
nguy cơ khác thường gặp ở nam giới hơn như
hút thuốc, uống rượu bia dẫn đến sự chênh lệch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 88
về giới tính trong bệnh lý này.
Tuổi trung bình 40,7 ± 7,616. Nhóm tuổi
thường gặp nhất là 36 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ
30,3%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
trong và ngoài nước: nghiên cứu của tác giả
Phạm Minh Khoa (2011)(8) và Nguyễn Thị Thu
Thủy (2012)(7). Đây là lứa tuổi lao động chính
trong xã hội, chịu trách nhiệm kinh tế trong
phần lớn gia đình Việt Nam, áp lực công việc và
tài chính ngày càng lớn, đặc biệt trong tình trạng
kinh tế khó khăn như hiện nay.
Bệnh phổ biến ở nhóm đối tượng lao động
chân tay hơn nhóm đối tượng lao động trí óc.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Võ Quang Minh (2007)(10) và Nguyễn Thị Thu
Thủy (2012)(7).
Đa số mắt trong mẫu mắc bệnh lần đầu
78,4%. Số lần tái phát thấp nhất là 1 lần, cao nhất
là 5 lần. Theo tác giả Kitzmann AS (2008)(4), tỷ lệ
tái phát là 31%, trong đó thấp nhất là 1 lần và cao
nhất là 4 lần. Theo tác giả Phạm Minh Khoa
(2010)(8), Anna Elias (2011)(1) tỷ lệ tái phát lần lượt
là 22,6% và 19,4%. Nguyễn Thị Thu Thủy
(2012)(7), tỷ lệ này là 19,8%, trong đó thấp nhất là
1 lần tái phát, cao nhất là 3 lần.
Thời gian mắc bệnh ≤ 3 tháng 90,9%. Thời
gian trung bình từ lúc mắc bệnh đến khi tham
gia nghiên cứu là 23 ± 23,2 ngày. Đến khám sớm
nhất là 3 ngày và trễ nhất là 105 ngày. Theo tác
giả Fujimoto H. (2008)(2) với thời gian trung bình
mắc bệnh là 16 ngày, đến khám sớm nhất là 1
ngày, muộn nhất là 86 ngày.
Tình trạng thị lực của nhóm nghiên cứu:
Bảng 1: Thị lực
Đặc điểm Tần số (N) Tỷ lệ (%) P
thị lực trung bình (LogMAR) 0,523 ± 0,425
Thị lực cao 16 18,2 0,00
Giảm thị lực nhẹ 31 35,2
Giảm thị lực trung bình 35 39,8
Mù 6 6,8
Tổng 88 100
(p: phép kiểm Chi – bình phương)
Nguyễn Thị Thu Thủy (2012)(7). Thị lực giảm
trung bình (1/10 – 3/10) chiếm tỷ lệ cao nhất
39,6% và nhóm ĐNT < 4m chiếm tỷ lệ thấp nhất
8,9%. Phạm Minh Khoa (2010)(8), các tỷ lệ này lần
lượt là 40,5% và 14,3%. Võ Quang Minh (2000)(9),
70,65% mắt có thị lực từ 1/10 – 5/10, Trần Văn
Tây(5) nhóm mắt giảm thị lực 1/10 – 5/10 chiếm tỷ
lệ 56,76%.
Đa số mắt đều có giảm thị lực (89,8%).
Mức độ giảm thị lực tập trung nhiều ở nhóm
giảm trung bình (thị lực 1/10 – 3/10). Trần Văn
Tây (2006)(5) tỷ lệ giảm thị lực là 86,49%. Theo
tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy (2012)(4) tỷ lệ
giảm thị lực là 97%.
Triệu chứng cơ năng
Biểu đồ 1: Thị lực của nhóm nghiên cứu.
Am điểm gặp ở 53,4% thấp hơn kết quả
nghin cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy(7)
là 76,2%. Biến dạng hình ít gặp 22,7% thấp hơn
Nguyễn Thị Thu Thủy(7) là 41,6%. Tỷ lệ mắt có
triệu chứng rối loạn sắc giác là 18,2%, thấp
hơn kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy
(2012)(7) là 44,6%. Tuy nhiên, đây là các triệu
chứng chủ quan nên phụ thuộc nhiều vào
bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bong
thanh dịch võng mạc là 69,3%, đây là tổn thương
thường gặp trên đáy mắt, xuất tiết fibrin đáy mắt
là 12,5%, tỷ lệ bong thanh dịch võng mạc kết hợp
xuất tiết fibrin là 18,2%. Có sự chênh lệch với các
tác giả khác, có thể do sự phân nhóm nghiên cứu
và thời gian đến khám khác nhau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 89
Các hình thái thay đổi biểu mô sắc tố
(BMST) trên SD-OCT:
Bảng 2: Các hình thái thay đổi biểu mô sắc tố
(BMST) trên SD-OCT
Đặc điểm Tần số (N) Tỷ lệ % P
Không có tổn thương 15 17 p = 0,003
Bất thường BMST 40 45,5
Bong BMST 33 37,5
Tổng 88 100
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có
83% mắt có những thay đổi hình thái BMST.
Theo tác giả Yasuhiko Hirami (2007)(11) tỷ lệ mắt
có thay đổi biểu mô sắc tố là 90%. Theo tác giả
Fujimoto H. (2008)(2) tỷ lệ này là 96%. Theo tác
giả Hyung Chan Kim (2012)(3) tỷ lệ tổn thương
biểu mô sắc tố là 91,3%. Như vậy kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả này. Nhìn
chung các tỷ lệ này đều rất cao cho thấy sự thay
đổi biểu mô sắc tố có vai trò quan trọng trong cơ
chế sinh bệnh học của bệnh hắc võng mạc trung
tâm thanh dịch.
Hình 1: Hình ảnh bất thường BMST (dấu mũi tên) ở
vùng bong thanh dịch ở vùng hoàng điểm của mắt
HVMTTTD trong mẫu nghiên cứu.
Xét riêng 73 mắt có thay đổi biểu mô sắc tố,
có 40 mắt (54,8%) bất thường biểu mô sắc tố,
bong đơn ổ 25 mắt (34,2%), bong đa ổ với các ổ
bong liên tục 5,5%, bong đa ổ với ổ bong không
liên tục là 5,5%. Theo tác giả Hisataka Fujimoto
(2008)(2) 96% mắt có sự thay đổi biểu mô sắc tố.
Trong đó 61% là bong biểu mô sắc tố, 35% có bất
thường biểu mô sắc tố.
Hình 2: Hình ảnh bong BMST đơn ổ (dấu mũi tên) ở
vùng bong thanh dịch của mắt HVMTTTD trong
mẫu nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với 73 mắt
có thay đổi biểu mô sắc tố, tổn thương ở vùng
hoàng điểm chiếm tỷ lệ 56,2% và ngoài hoàng
điểm là 43,8%. Theo tác giả Nair (2011)(6) có 35%
bong biểu mô sắc tố ở vùng hoàng điểm.
Kiểm định sự liên quan giữa vị trí,các hình
thái thay đổi biểu mô sắc tố và các yếu tố dịch tể
của bệnh nhân (giới tính, tuổi, nghề nghiệp)
cũng như các đặc điểm chung về bệnh hắc võng
mạc trung tâm thanh dịch (thời gian mắc bệnh,
số lần tái phát) nhận thấy không có sự liên quan
có ý nghĩa thống kê.
Liên quan giữa tổn thương BMST trên SD-
OCT và thị lực:
Bảng 3: Liên quan giữa tổn thương BMST trên SD-
OCT và thị lực
Đặc điểm
Thị lực
Không tổn
thương BMST N
(%)
Tổn thương
BMST
N (%)
p Hệ số
Phi
Thị lực cao 9 (60) 38 (52,1) P=0,5
74
0,06
Thị lực thấp 6 (40) 35 (47,9)
Tổng 15 (100) 73 (100)
Không nhận thấy sự liên quan giữa thị lực và
các thay đổi biểu mô sắc tố trên SD-OCT.
Phân lọc nhóm mắt có tổn thương biểu mô
sắc tố (73 mắt) chúng tôi cũng không tìm thấy sự
liên quan này.
Với 33 mắt có tổn thương bong biểu mô sắc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 90
tố trên hình ảnh SD-OCT, chúng tôi dùng hệ số
tương quan Pearson nhằm tìm hiểu sự liên quan
với thị lực. Kết quả cho thấy dù bong đơn hay đa
ổ cũng không ảnh hưởng đến sự suy giảm thị
lực của bệnh nhân vào thời điểm khảo sát.
Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên
cứu trước đây. Theo tác giả Nair (2011)(6), hình
thái bong biểu mô sắc tố, sự bất thường biểu mô
sắc tố và sự suy giảm thị lực của bệnh nhân hắc
võng mạc trung tâm thanh dịch không có liên
quan có ý nghĩa thống kê.
Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa sự suy giảm thị lực của bệnh nhân và vị trí
tổn thương biểu mô sắc tố, p >0,05. Sau khi tách
nhóm tổn thương biểu mô sắc tố vùng hoàng
điểm để kiểm định thì sự tương quan này cũng
không có, hoặc rất yếu. Theo tác giả Phạm Minh
Khoa (2010)(8) độ dày võng mạc trung tâm tương
quan thuận với thị lực.
KẾT LUẬN
Thay đổi bất thường biểu mô sắc tố chiếm tỷ
lệ cao nhất, 46,5%. Thấp nhất là bong biểu mô
sắc tố ≥ 2 ổ, 9,1%. Tổn thương biểu mô sắc tố gặp
nhiều ở vùng hoàng điểm, 56,2%. Không có sự
liên quan giữa hình thái tổn thương biểu mô sắc
tố trên SD-OCT, vị trí tổn thương biểu mô sắc tố
và tình trạng thị lực của bệnh nhân. Cần có thêm
các nghiên cứu khác nhằm đánh giá mức độ ảnh
hưởng của tổn thương biểu mô sắc tố lên thời
gian hồi phục thị lực, khả năng cải thiện thị lực
sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elias A, Mahesh G et al. (2011). “A 10-year study of central
serous chorioretinopathy: recurrence rate and factors affecting
recurrence”. Jp – journals: 10020 – 1017.
2. Fujimoto H, Fumigomi, Wakabayashi T, et al. (2008).
“Morphologic changes in acute central serous
chorioretinopathy evaluated by Fourier-Domain optical
coherence tomography”. Opthalmology; 115: 1494 – 1500.
3. Kim HC, Won BC, Hyewon C (2012). “Morphologic changes
in acute central serous chorioretinopathy using spectral
domain optical coherence tomography”. Korean J
Opthalmology: 347 – 354.
4. Kitzmann AS (2008). “The Incidence Of Central Serous
Chorioretinopathy in Olmsted Country, Minnesota, 1980 –
2002”. Ophthalmology; 115: 169 – 173.
5. Lê Minh Tuấn, Trần Văn Tây (2006). “Ứng dụng chụp OCT
trong chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch”. Y
học TP HCM; 10(1): 191 – 193.
6. Nair RU, Manoi S, Nair KGR (2011). “The relevance of
spectral domain OCT in central serous chorioratinopathy”.
69th AIOC proceedings, Ahmedabad.
7. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012). “Khảo sát mối tương quan giữa
chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp quang học trong
bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cấp”. Luận văn
thạc sĩ y học, ngành Nhãn Khoa, trường ĐH Y Dược TP
HCM.
8. Phạm Minh Khoa (2010). “Khảo sát mối tương quan giữa bề
dày võng mạc trung tâm trên OCT với thị lực trong bệnh hắc
võng mạc trung tâm thanh dịch”. Y học Tp. Hồ Chí Minh;
15(1):69 – 73.
9. Võ Quang Minh (2000).”Nghiên cứu ứng dụng chụp mạch
huỳnh quang võng mạc để chẩn đoán xác định bệnh hắc võng
mạc trung tâm thanh dịch”. Luận văn thạc sĩ y học, ngành
Nhãn Khoa, trường ĐH Y Dược TP HCM.
10. Võ Quang Minh (2007).”Đánh giá hiệu quả của laser quang
đông trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh
dịch”. Luận văn tiến sĩ, ngành Nhãn Khoa, trường ĐH Y Hà
Nội.
11. Yasuhiko H, Akitaka T, Manabu S, Norimoto G, Hiroshi T,
Atsushi O, Michiko M, Nagahisa Y (2007). “Alterations of
retinal pigment epithelium in central serous
chorioretinopathy”. Clin and Exp Ophthalmology; 35: 225 – 230.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 86_1693.pdf