Mở đầu: Hiện nay số người bị sa sút trí tuệ (SSTT) ngày càng gia tăng trên thế giới, trong đó bệnh
Alzheimer (AD – Alzheimer’s Disease) là nguyên nhân thường gặp nhất. Kiểu gien APO E4 là yếu tố nguy
cơ về di truyền. Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI – Mild Cognitive Impairment) được xem là giai đoạn sớm
của SSTT.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiểu gien APO E4 trên MCI.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 31 nam và 54 nữ, tuổi trung bình 58,6 tuổi, nhóm tuổi thường
gặp nhất là từ 50‐59 tuổi (37,6%). Tỉ lệ uống rượu bia là 30,6%; hút thuốc lá 17,6%; tập thể dục thể thao
74,1%. Về các bệnh lý đi kèm: 61,2% có tăng huyết áp (THA); 56,5% có rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid; và
17,6% có đái tháo đường (ĐTĐ). Tỉ lệ có tiền căn gia đình về giảm trí nhớ là 11,8%. Các triệu chứng thường
gặp nhất là các rối loạn về trí nhớ, chiếm 94,1% và các rối loạn về khí sắc/hành vi/cá tính, chiếm 62,4%. Các
triệu chứng khác ít gặp hơn: các rối loạn về kỹ năng giải quyết vấn đề 32,9%; các rối loạn về kỹ năng hoạt động
28,2%; các rối loạn về kỹ năng nhận biết và tập trung 24,7%; các rối loạn về kỹ năng ngôn ngữ và toán học
14,1%. Điểm MMSE trung bình là 26,8 điểm.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát kiểu gien apo e4 trên người suy giảm nhận thức nhẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 544
KHẢO SÁT KIỂU GIEN APO E4 TRÊN NGƯỜI SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ
Vũ Anh Nhị*, Nguyễn Linh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay số người bị sa sút trí tuệ (SSTT) ngày càng gia tăng trên thế giới, trong đó bệnh
Alzheimer (AD – Alzheimer’s Disease) là nguyên nhân thường gặp nhất. Kiểu gien APO E4 là yếu tố nguy
cơ về di truyền. Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI – Mild Cognitive Impairment) được xem là giai đoạn sớm
của SSTT.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiểu gien APO E4 trên MCI.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 31 nam và 54 nữ, tuổi trung bình 58,6 tuổi, nhóm tuổi thường
gặp nhất là từ 50‐59 tuổi (37,6%). Tỉ lệ uống rượu bia là 30,6%; hút thuốc lá 17,6%; tập thể dục thể thao
74,1%. Về các bệnh lý đi kèm: 61,2% có tăng huyết áp (THA); 56,5% có rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid; và
17,6% có đái tháo đường (ĐTĐ). Tỉ lệ có tiền căn gia đình về giảm trí nhớ là 11,8%. Các triệu chứng thường
gặp nhất là các rối loạn về trí nhớ, chiếm 94,1% và các rối loạn về khí sắc/hành vi/cá tính, chiếm 62,4%. Các
triệu chứng khác ít gặp hơn: các rối loạn về kỹ năng giải quyết vấn đề 32,9%; các rối loạn về kỹ năng hoạt động
28,2%; các rối loạn về kỹ năng nhận biết và tập trung 24,7%; các rối loạn về kỹ năng ngôn ngữ và toán học
14,1%. Điểm MMSE trung bình là 26,8 điểm. Kiểu gien APO E4 chiếm tỉ lệ 12,9% (11/85). Không có mối
tương quan giữa kiểu gien APO E4 và giới tính; giữa kiểu gien APO E4 với THA, ĐTĐ, RLCH lipid, tiền căn
gia đình về giảm trí nhớ; và giữa kiểu gien APO E4 với triệu chứng giảm trí nhớ và điểm số MMSE.
Kết luận: Tỉ lệ kiểu gien APO E4 trên MCI là 12,9%. Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa kiểu
gien APO E4 với giới tính cũng như với các yếu tố nguy cơ khác như THA, ĐTĐ, RLCH lipid, tiền căn gia
đình về giảm trí nhớ, tình trạng giảm trí nhớ và điểm số MMSE.
Từ khóa: Kiểu gien APO E4, suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ.
ABSTRACT
STUDY OF APO E4 GENOTYPE IN PERSONS WITH MILD COGNITIVE IMPAIRMENT
Vu Anh Nhi, Nguyen Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 544 ‐ 549
Background: The prevalence of dementia is increased in the world, Alzheimer’s disease (AD) is the most
common cause. APO E4 genotype is genetic risk factor. Mild cognitive impairment (MCI) is considered the early
state of dementia.
Objective: To evaluate the APO E4 genotype in persons with MCI.
Methods: Descriptive cross sectional study.
Results: Our study included 31 males and 54 females, the average age was 58.6 years. Majority of patients
were found to be in the fifth to sixth decade of life (37.6%). The prevalence of alcohol drinking was 30.6%;
cigarette smoking 17.6%; physical exercise 74.1%. 61.2% of patients had hypertension, 56.5% had dyslipidemia;
and 17.6% had diabetes. The prevalence of family history of memory impairment was 11.8%. The most frequent
symptoms were memory decline (94.1%), and disorders of mood/behavior/personality (62.4%). The other
* Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM ** Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Nguyễn Trãi
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Linh ĐT: 0913626936 Email: bslinh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 545
symptoms were disorders of problem solving ability (32.9%); disorders of executive function (28.2%); disorders of
attention/concentration (24.7%); disorders of language and calculation (14.1%). The average MMSE score was
26.8. The APO E4 genotype was present in 12.9% of patients. There was not association between APO E4
genotype and sex; between APO E4 genotype and hypertension, diabetes, dyslipidemia, family history of memory
impairment; and between APO E4 genotype and memory impairment, MMSE score.
Conclusion: The prevalence of APO E4 genotype in MCI was 12.9%. There was not association between
APO E4 genotype and sex or other risk factors, such as hypertension, diabetes, dyslipidemia, family history of
memory impairment, state of memory impairment and MMSE score.
Key words: APO E4 genotype, mild cognitive impairment, Alzheimer’s disease, dementia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay số người bị sa sút trí tuệ (SSTT)
ngày càng gia tăng trên thế giới và là nguyên
nhân hàng đầu gây mất khả năng hoạt động ở
người cao tuổi, trong đó bệnh Alzheimer (AD –
Alzheimer’s Disease) là nguyên nhân thường
gặp nhất của SSTT, chiếm khoảng 70% trong tất
cả các bệnh nhân bị SSTT. Chi phí chăm sóc,
điều trị cho những bệnh nhân AD rất lớn, ước
tính khoảng trên 100 tỷ USD/năm(18). Việc xác
định các yếu tố nguy cơ của AD giúp phòng
ngừa và điều trị sớm, cải thiện chất lượng cuộc
sống, giảm chi phí điều trị.
Vai trò của gien APO E trên NST 19 được
xem là yếu tố nguy cơ về di truyền, trong đó
APO E4 là alen làm tăng nguy cơ, ngược lại alen
E2 làm giảm nguy cơ bị AD, nếu mang cùng
một cặp alen APO E 4/4 tăng nguy cơ AD 51% ở
nam và 60% ở nữ, mang một alen APO E 4 thì
tăng nguy cơ AD 23% ở nam và 30% ở nữ (8).
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI – Mild
Cognitive Impairment) được xem là giai đoạn
chuyển tiếp giữa thay đổi nhận thức do tuổi già
và những đặc điểm lâm sàng của SSTT, là giai
đoạn tiền triệu của AD(18).
Hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới đang khảo sát các yếu tố nguy cơ trên
MCI với mong muốn phát hiện sớm và ngăn
ngừa tiến triển thành AD. Tỉ lệ APO E4 trên
MCI đã và đang được nghiên cứu rất nhiều
trên thế giới.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo
sát tỉ lệ APO E4 trên MCI, do đó mục đích tiến
hành nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát
kiểu gien APO E4 trên người suy giảm nhận
thức nhẹ để theo dõi và điều trị sớm, ngăn ngừa
tiến triển đến AD.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân
MCI đến khám tại phòng khám/khoa Thần Kinh
hoặc đang nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn
Trãi từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013. Tiêu
chuẩn chọn bệnh là người có than phiền về giảm
trí nhớ và/hoặc giảm các chức năng nhận thức
khác kèm với MMSE 25‐28 điểm và IADL bình
thường. Tiêu chuẩn loại trừ gồm rối loạn tri giác,
tâm thần, động kinh, chấn thương đầu cấp, tai
biến mạch máu não cấp, giảm thính lực và thị
lực nặng, mù chữ.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các biến số
gồm: giới, tuổi; uống rượu bia, hút thuốc lá, tập
thể dục thể thao, các bệnh lý kèm theo, tiền căn
gia đình về giảm trí nhớ; các chức năng nhận
thức bị suy giảm, điểm MMSE; và kiểu gen APO
E4. Các số liệu được xử lý và phân tích bằng
phần mềm STATA 10 và EXCEL 2007, khảo sát
mối tương quan giữa suy giảm nhận thức và
kiểu gen APO E4. Biến số định tính được trình
bày dưới dạng tần số, tỷ lệ %. Biến số định
lượng được trình bày dưới dạng giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn. Sự tương quan giữa các
biến số nếu có được khảo sát bằng phép kiểm
chi bình phương và phép kiểm chính xác Fisher
cho các biến định tính; phép kiểm t‐student cho
các biến định lượng. Giá trị p ≤0,05 được xem là
có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 546
KẾT QUẢ
Đặc điểm về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ và
suy giảm nhận thức của nhóm nghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng tôi có tất cả 85 trường
hợp MCI. Trong đó, giới nam chiếm 36,5%, thấp
hơn so với giới nữ, chiếm 63,5% (tỉ lệ nam:nữ là
0,57:1). Sự khác biệt giữa tỉ lệ nam và nữ trong
mẫu nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê với p =
0,0126 <0,05. Tuổi trung bình là 58,6 ± 11,5 tuổi.
Nhóm tuổi thường gặp nhất là từ 50‐59 tuổi,
chiếm tỉ lệ 37,6%.
Tỉ lệ uống rượu bia là 30,6%; hút thuốc lá
17,6%; tập thể dục thể thao 74,1%. Về các bệnh lý
đi kèm: 61,2% có THA; 56,5% có RLCH lipid; và
17,6% có ĐTĐ. 11,8% có tiền căn gia đình về
giảm trí nhớ.
Các triệu chứng thường gặp nhất là các rối
loạn về trí nhớ, chiếm 94,1% và các rối loạn về
khí sắc/hành vi/cá tính, chiếm 62,4%. Các triệu
chứng khác ít gặp hơn: các rối loạn về kỹ năng
giải quyết vấn đề 32,9%; các rối loạn về kỹ năng
hoạt động 28,2%; các rối loạn về kỹ năng nhận
biết và tập trung 24,7%; các rối loạn về kỹ năng
ngôn ngữ và toán học 14,1%. Điểm MMSE trung
bình là 26,8 ± 1,3 điểm.
Tỉ lệ kiểu gien APO E4
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kiểu gien
APO E4 chiếm tỉ lệ 12,9% (11/85).
Sự tương quan giữa kiểu gien APO E4 với
các đặc điểm suy giảm nhận thức và yếu tố
nguy cơ mạch máu của nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
mối tương quan giữa kiểu gien APO E4 và giới
tính (OR = 1,62; 95%CI: 0,35‐10,23; p = 0,4970
>0,05).
Chúng tôi cũng không tìm thấy mối tương
quan giữa kiểu gien APO E4 với THA
(OR=0,48; 95%CI: 0,11‐2,10; p = 0,2515 >0,05);
giữa kiểu gien APO E4 với ĐTĐ (p = 0,0999
>0,05); giữa kiểu gien APO E4 với RLCH lipid
(OR = 0,91; 95%CI: 0,21‐4,15; p = 0,8902 >0,05);
và giữa kiểu gien APO E4 và tiền căn gia đình
về giảm trí nhớ (OR = 0,72; 95%CI: 0,01‐6,34;
p=0,7680 >0,05).
Các số liệu của chúng tôi cũng cho thấy
không có mối tương quan giữa kiểu gien APO
E4 và triệu chứng giảm trí nhớ (p = 0,3740 >0,05).
Điểm MMSE trung bình trong nhóm có kiểu
gien APO E4 là 27,5 ± 1,0 điểm và trong nhóm
không có kiểu gien APO E4 là 26,7 ± 1,3 điểm. Sự
khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê
với p = 0,0916 >0,05.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ và
suy giảm nhận thức của nhóm nghiên cứu:
Chúng tôi ghi nhận giới nữ chiếm 63,5%, cao
hơn so với giới nam, 36,5%; tỉ lệ nam:nữ là
0,57:1; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
= 0,0126 <0,05. Kết quả này cũng phù hợp với
nhiều tác giả khác, như Kivipelto(10), Artero(2).
Nghiên cứu của Luck T (2007) cho thấy nguy cơ
MCI của giới nữ nhiều hơn gấp 1.4 lần so với
giới nam (OR = 1,36; 95%: 1,14‐1,63)(12). Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây có một số tác giả
ghi nhận tỉ lệ MCI gặp ở giới nam nhiều hơn
giới nữ, như Geda YE (2010)(7) và Robert RO
(2010)(16). Tác giả Petersen RC (2010) báo cáo tỉ lệ
nữ trong nhóm MCI là 41,6% và cho thấy giới
nam là yếu tố làm tăng nguy cơ MCI(14). Tuổi
trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu
của chúng tôi là 58,6 ± 11,5 tuổi, và nhóm tuổi
thường gặp nhất là từ 50‐59, chiếm tỉ lệ 37,6%.
Chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả khác
đều báo cáo tuổi của các đối tượng MCI khá cao.
Trong nghiên cứu của Đỗ Văn Thắng, tuổi trung
bình là 71,2 tuổi và nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất là 71‐80 tuổi(5). Tuổi trung bình của nhóm
MCI trong nghiên cứu của Luck T là 80,2 ± 3,6
tuổi (12), và trong nghiên cứu của Ritchie K là 77,8
± 5,73 tuổi(15). Số liệu từ nghiên cứu của Tervo S
cho thấy tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ
MCI(17). Tác giả Artero S còn ghi nhận tuổi cao
làm tăng nguy cơ tiến triển đến SSTT của các đối
tượng MCI(2). Tuổi trung bình của các đối tượng
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hẳn so
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 547
với các nghiên cứu khác, do: chúng tôi tiến hành
nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ và tiêu chuẩn chọn
mẫu không giới hạn độ tuổi. Hầu hết các nghiên
cứu về MCI trên thế giới đều chọn những đối
tượng nghiên cứu trên 65 tuổi, do đó tuổi trung
bình trong các nghiên cứu này tương đối cao.
Trong khi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại
bệnh viện Nguyễn Trãi, với đối tượng bệnh
nhân ở đây phần lớn là cán bộ công nhân viên
và hưu trí. Chúng tôi ghi nhận nhóm tuổi chiếm
tỉ lệ cao nhất là 50‐59 tuổi, đây là những đối
tượng vừa mới nghỉ hưu thường có những thay
đổi về môi trường, sinh hoạt, tâm sinh lý, do đó
sẽ dễ nhận thấy và có than phiền về mặt nhận
thức, trí nhớ và do đó những đối tượng này
dễ được đưa vào mẫu nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ có
uống rượu bia và hút thuốc lá tương ứng là
30,6% và 17,6%. Kết quả này tương đối thấp so
với các tác giả khác như Kivipelto M (ghi nhận
các tỉ lệ tương ứng là 62,5% và 35,4%)(10) hay
Ritchie K (79,7% và 33,9%)(15). Điều này có thể lý
giải là do: thứ nhất, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam trong
mẫu nghiên cứu; thứ hai, đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi phần lớn là các cán bộ công nhân
viên chức đã nghỉ hưu, có trình độ học vấn cao
và có hiểu biết về kiến thức y học phổ thông, có
ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Cũng vì
vậy nên chúng tôi ghi nhận tỉ lệ có tập TDTT
khá cao, 74,1%. Kết quả này của chúng tôi tương
tự với của Geda YE, tác giả này ghi nhận 70,7%
nhóm MCI có tập TDTT, đồng thời cũng cho
thấy vận động thể lực mức độ trung bình có thể
làm giảm 39% nguy cơ MCI (OR = 0,61; 95%CI:
0,43‐0,88)(7). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác
như của Artero S (2) và Robert RO (16) lại báo cáo tỉ
lệ này thấp hơn, chỉ khoảng 30%. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỉ lệ THA là 61,2%, RLCH
lipid 56,5% và ĐTĐ 17,6%. Tác giả Diệp Trọng
Khải cũng ghi nhận các tỉ lệ tương ứng là 47,8%,
21,7% và 8,7%(4). Tỉ lệ THA trong nhóm đối
tượng MCI thay đổi rất nhiều giữa các nghiên
cứu khác nhau trên thế giới như Kivipelto M
(26,8%)(10), Artero S (78,6%)(2), Ritchie K
(63,8%)(15). Sự khác biệt này có thể do các tác giả
áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán MCI và THA
khác nhau. Chúng tôi nhận thấy, các tác giả khác
trên thế giới khi nghiên cứu về tỉ lệ ĐTĐ trong
nhóm MCI cũng báo cáo những kết quả tương
tự trong khoảng từ 10‐30%. Tỉ lệ ĐTĐ ở nhóm
MCI trong nghiên cứu của Luck T là 24,5%(12),
của Ritchie K là 19%(15) và của Robert RO là
13,5%(16). Các tác giả Artero S (2) và Li J(11) còn cho
thấy ĐTĐ làm tăng nguy cơ MCI và tăng nguy
cơ tiến triển đến SSTT và AD ở các đối tượng
MCI. Tỉ lệ RLCH lipid trong nghiên cứu của
chúng tôi là 56,5%, cũng gần tương tự với các tác
giả khác trên thế giới như Luck T (55,9%)(12),
Artero S (59%)(2), Robert RO (50,3%)(16) và Ritchie
K (53,7%)(15). Nghiên cứu của Li J khẳng định
RLCH lipid làm tăng nguy cơ MCI, tăng nguy
cơ tiến triển đến SSTT và AD ở đối tượng MCI,
và việc điều trị tình trạng RLCH lipid giúp làm
giảm nguy cơ này(11). Chúng tôi ghi nhận 11,8%
các trường hợp có tiền căn gia đình về giảm trí
nhớ. Tác giả Andrawis JP báo cáo tỉ lệ này là
44%(1). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
này khá thấp, do: thứ nhất, cỡ mẫu nhỏ; thứ hai,
chúng tôi lấy thông tin về tiền căn gia đình
thông qua lời khai của đối tượng nghiên cứu,
không trực tiếp đánh giá chức năng nhận thức
của người thân của đối tượng, do đó có thể đã
bỏ sót nhiều trường hợp.
Chúng tôi ghi nhận các triệu chứng thường
gặp nhất là các rối loạn về trí nhớ (94,1%) và các
rối loạn về khí sắc/hành vi/cá tính (62,4%); các
triệu chứng khác ít gặp hơn như các rối loạn về
giải quyết vấn đề (32,9%), các rối loạn về kỹ
năng hoạt động (28,2%), các rối loạn về nhận
biết và tập trung (24,7%), các rối loạn về kỹ năng
ngôn ngữ và toán học (14,1%). Tác giả Diệp
Trọng Khải ghi nhận tỉ lệ có rối loạn về trí nhớ
trong nhóm MCI là 95,7%(4). Trong khi đó 100%
các đối tượng trong nghiên cứu của Nguyễn
Kim Việt được ghi nhận là có rối loạn về trí nhớ
và 65,7% có rối loạn về hành vi/tác phong(13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm MMSE
trung bình là 26,8 ± 1,3 điểm. Kết quả này cũng
gần tương tự với các nghiên cứu về MCI khác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 548
như của Kivipelto M (26,3 ± 1,9 điểm)(10),
Devanand DP (27,6 ± 2 điểm)(3).
Tỉ lệ kiểu gien APO E4
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kiểu gien
APO E4 chiếm tỉ lệ 12,9%. Kết quả này thấp hơn
so với nhiều tác giả khác trên thế giới, như
Robert RO (33,3%)(16), Ritchie K (31,6%)(15). Nhiều
tác giả đã đưa ra kết luận rằng kiểu gien APO E4
làm tăng nguy cơ MCI như Luck T (OR = 1,40;
95%CI: 1,12‐1,76)(12) và Petersen RC (OR = 1,68;
95%CI: 1,26‐2,24)(14). Ngoài ra, các nghiên cứu
khác trên thế giới còn cho thấy những đối tượng
đã được chẩn đoán là MCI nếu có kiểu gien
APO E4 thì sẽ có nguy cơ cao hơn tiến triển đến
SSTT và AD. Nghiên cứu của Artero S đã chứng
minh được kiểu gien APO E4 là yếu tố làm tăng
nguy cơ tiến triển đến SSTT trong nhóm MCI ở
cả hai giới nam (OR = 3,15; 95%CI: 1,74‐5,70) và
nữ (OR = 2,34; 95%CI: 1,38‐3,96)(2). Gần đây,
nghiên cứu của Wang PN cũng ghi nhận kiểu
gien APO E4 làm tăng tỉ lệ và rút ngắn thời gian
tiến triển đến AD ở các đối tượng MCI (HR = 2;
95%CI: 1,2‐3,2)(19). So với các tác giả trên, nghiên
cứu của chúng tôi có nhiều hạn chế hơn. Trước
hết, do cỡ mẫu nhỏ và thời gian nghiên cứu
ngắn, tỉ lệ kiểu gien APO E4 của chúng tôi chỉ
khoảng 12,9%, thấp hơn nhiều so với các nghiên
cứu khác. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu theo phương pháp cắt ngang mô tả, không
có nhóm chứng và không có thời gian theo dõi
tiến triển của các đối tượng nghiên cứu, do đó
chúng tôi chỉ báo cáo tỉ lệ kiểu gien APO E4
trong nhóm đối tượng nghiên cứu tại thời điểm
nghiên cứu, không đưa ra kết luận về mối liên
quan giữa kiểu gien này và tần suất hiện mắc
cũng như tiến triển của các đối tượng MCI.
Sự tương quan giữa kiểu gien APO E4 với
các đặc điểm suy giảm nhận thức và yếu tố
nguy cơ mạch máu của nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
mối tương quan giữa kiểu gien APO E4 và giới
tính. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
của Luck T(12) và Petersen RC(14). Chúng tôi cũng
ghi nhận không có mối tương quan giữa kiểu
gien APO E4 với các bệnh lý đi kèm như THA,
ĐTĐ và RLCH lipid. Nghiên cứu của Kalmjin S
cũng không ghi nhận mối tương quan giữa kiểu
gien APO E4 với THA và ĐTĐ, tuy nhiên tác giả
lại nhận thấy có mối tương quan giữa kiểu gien
APO E4 với RLCH lipid, đồng thời còn cho thấy,
khi ĐTĐ hoặc tăng cholesterol toàn phần kết
hợp với kiểu gien APO E4 sẽ làm tăng nguy cơ
suy giảm nhận thức lên nhiều hơn so với hiệu
quả của một mình kiểu gien APO E4(9). Tác giả
Tervo S cũng đề cập đến hiệu quả phối hợp của
kiểu gien APO E4 và THA trong việc làm tăng
nguy cơ MCI(17). Nghiên cứu của chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan giữa kiểu gien
APO E4 và tiền căn gia đình về giảm trí nhớ. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Xu G(20).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Andrawis JP lại ghi
nhận tỉ lệ có tiền căn gia đình về SSTT ở nhóm
có kiểu gien APO E4 cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm không có kiểu gien này(1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
mối liên quan giữa kiểu gien APO E4 và giảm trí
nhớ. Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế
giới đã ghi nhận mối liên quan giữa kiểu gien
APO E4 và giảm trí nhớ. Nghiên cứu của Farlow
MR cho thấy những bệnh nhân MCI có kiểu
gien APO E4 sẽ có suy giảm trí nhớ và hoạt
động chức năng nhiều hơn so với những bệnh
nhân MCI không có kiểu gien APO E4(6). Nghiên
cứu của chúng tôi không ghi nhận được sự liên
quan này, có thể do chúng tôi tiến hành nghiên
cứu với cỡ mẫu nhỏ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi không có mối tương quan giữa kiểu
gien APO E4 và điểm số MMSE. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Kalmijn S(9) và
Devanand DP(3). Tuy nhiên, tác giả Farlow MR
lại ghi nhận nhóm có kiểu gien APO E4 có điểm
số MMSE thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
không có kiểu gien APO E4(6).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 85 trường
hợp MCI, tuổi trung bình là 58,6, nhóm tuổi từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 549
50‐59 thường gặp nhất, giới nữ chiếm tỉ lệ 63,5%,
cao hơn có ý nghĩa so với giới nam. Tỉ lệ có uống
rượu bia là 30,6%, hút thuốc lá là 17,6%, có tập
TDTT là 74,1%. Tỉ lệ THA là 61,2%, ĐTĐ là
17,6%, RLCH lipid là 56,5%. Có 11,8% các
trường hợp có tiền căn gia đình về giảm trí nhớ.
Về lâm sàng, các triệu chứng thường gặp nhất là
giảm trí nhớ (94,1%) và rối loạn về khí sắc, hành
vi, cá tính (62,4%). Điểm MMSE trung bình của
nhóm nghiên cứu là 26,8 điểm.
Kiểu gien APO E4 chiếm tỉ lệ 12,9%.
Không có mối liên quan giữa kiểu gien APO
E4 với giới tính cũng như với các yếu tố nguy cơ
khác như THA, ĐTĐ, RLCH lipid, tiền căn gia
đình về giảm trí nhớ, tình trạng giảm trí nhớ và
điểm số MMSE.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrawis JP, et al (2012). Effects of ApoE4 and maternal history
of dementia on hippocampal atrophy. Neurobiol Aging, 33(5):
856‐866.
2. Artero S, et al (2008). Risk profiles for mild cognitive
impairment and progression to dementia are gender specific. J
Neurol Neurosurg Psychiatry, 79(9): 979‐984.
3. Devanand DP, et al (2005). Predictive utility of apolipoprotein E
genotype for Alzheimer disease in outpatients with mild
cognitive impairment. Arch Neurol, 62(6): 975‐980.
4. Diệp Trọng Khải (2012). Đánh giá suy giảm nhận thức và tổn
thương não bằng cộng hưởng từ ở người lớn tuổi. Luận án Bác
sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược TPHCM,
TPHCM.
5. Đỗ Văn Thắng (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và
trắc nghiệm thần kinh tâm lý ở bệnh nhân sa sút trí tuệ mạch
máu tại Viện Lão Khoa. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Farlow MR, et al (2004). Impact of APOE in mild cognitive
impairment. Neurology, 63(10): 1898‐1901.
7. Geda YE, et al (2010). Physical exercise, aging, and mild
cognitive impairment: a population‐based study. Arch Neurol,
67(1): 80‐86.
8. Genin E, et al (2011). APOE and Alzheimer disease: a major
gene with semi‐dominant inheritance. Mol Psychiatry, 16(9):
903‐907.
9. Kalmijn S, et al (1996). Cerebrovascular disease, the
apolipoprotein e4 allele, and cognitive decline in a community‐
based study of elderly men. Stroke, 27(12): 2230‐2235.
10. Kivipelto M, et al (2001). Midlife vascular risk factors and late‐
life mild cognitive impairment: A population‐based study.
Neurology, 56(12): 1683‐1689.
11. Li J, et al (2011). Vascular risk factors promote conversion from
mild cognitive impairment to Alzheimer disease. Neurology,
76(17): 1485‐1491.
12. Luck T, et al (2007). Mild cognitive impairment in general
practice: age‐specific prevalence and correlate results from the
German study on ageing, cognition and dementia in primary
care patients (AgeCoDe). Dement Geriatr Cogn Disord, 24(4):
307‐316.
13. Nguyễn Kim Việt (2004). Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer.
Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14. Petersen RC, et al (2010). Prevalence of mild cognitive
impairment is higher in men. The Mayo Clinic Study of Aging.
Neurology, 75(10): 889‐897.
15. Ritchie K, et al (2010). Retrospective identification and
characterization of mild cognitive impairment from a
prospective population cohort. Am J Geriatr Psychiatry, 18(8):
692‐700.
16. Roberts RO, et al (2010). Polyunsaturated fatty acids and
reduced odds of MCI: the Mayo Clinic Study of Aging. J
Alzheimers Dis, 21(3): 853‐865.
17. Tervo S, et al (2004). Incidence and risk factors for mild
cognitive impairment: a population‐based three‐year follow‐up
study of cognitively healthy elderly subjects. Dement Geriatr
Cogn Disord, 17(3): 196‐203.
18. Vũ Anh Nhị (2009). Suy giảm nhận thức. trong Vũ Anh Nhị. Sa
sút trí tuệ, 2 ed., pp. 18‐22. NXB Y học, TPHCM.
19. Wang PN, et al (2011). APOE epsilon4 increases the risk of
progression from amnestic mild cognitive impairment to
Alzheimerʹs disease among ethnic Chinese in Taiwan. J Neurol
Neurosurg Psychiatry, 82(2): 165‐169.
20. Xu G, et al (2009). The influence of parental history of
Alzheimerʹs disease and apolipoprotein E epsilon4 on the
BOLD signal during recognition memory. Brain, 132(Pt 2): 383‐
391.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 544_5556.pdf