Khảo sát giải phẫu bình thường và các biến thể của động mạch thận ở người trưởng thành bằng x quang cắt lớp điện toán

Đặt vấn đề: Hiểu rõ các biến thể giải phẫu của mạch máu thận rất quan trọng, nhất là trước khi tiến hành

ghép thận, cắt thận bán phần, phẫu thuật mở, tái tạo mạch máu cho động mạch thận bị hẹp hoặc phình động mạch chủ bụng. Trong những năm gần đây, chụp mạch bằng X quang cắt lớp điện toán nhiều dãy đầu dò đã trở thành phương tiện chẩn đoán hình ảnh chủ yếu để khảo sát mạch máu thận và đầy thách thức với kĩ thuật chụp mạch qui ước. Đây là phương tiện khảo sát không xâm lấn, nhanh chóng và cung cấp những hình ảnh chính xác, chi tiết về giải phẫu và các biến thể của động mạch thận. Khảo sát số lượng mạch máu, kích thước, nguyên ủy của động mạch thận rất thuận lợi khi chụp mạch bằng X quang cắt lớp điện toán.

Mục đích: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là khảo sát giải phẫu và các biến thể thường gặp của động

mạch thận ở người Việt Nam trưởng thành.

pdf7 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát giải phẫu bình thường và các biến thể của động mạch thận ở người trưởng thành bằng x quang cắt lớp điện toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên  cứu  trên  thế  giới (9,13).  Chúng  tôi  nhận  thấy  rằng,  đường  kính  động mạch  thận  chính  nhỏ  hơn  khi  có  động  mạch  thận phụ,  tương  đồng  với  báo  cáo  của  Ramadan(8) và Aytac(1), đã đặt ra câu hỏi  là tại  các điểm cắt của đường kính động mạch thận  chính có thể quyết định sự xuất hiện của động  mạch thận phụ hay không?   Bảng 5. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của chúng tôi với tác giả Ramadan(8) và Aytac (1)  Điểm cắt (mm) Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Chúng tôi Ramadan Aytac Chúng tôi Ramadan Aytac 4,85 83,3 54 93 77,3 87 64,6 4,65 45,8 48 80 94,5 91 80,5 4,15 33,3 26 53,3 98 99 98,8 Nếu  tại  điểm  cắt  đường  kính  của  động  mạch  thận  chính  là  d=  4,15 mm  thì  độ  nhạy  thấp nhất (33,3%), độ đặc hiệu cao nhất (98%),  giá  trị  tiên đoán dương  (82,8%),  tiên đoán âm  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 256 (84%),  điều này  cho  thấy  rằng khả năng xuất  hiện của động mạch thận phụ với độ chính xác  là  82,8%  khi  đường  kính  động  mạch  thận  chính ≤ 4,15 mm và không có động mạch thận  phụ với độ chính xác  là 84 % khi đường kính  động mạch thận chính ≥ 4,15 mm.  Bảng 7. So sánh giá trị tiên đoán dương, tiên đoán  âm của chúng tôi với tác giả Ramadan(8)  Điểm cắt (mm) Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm Chúng tôi Ramadan Chúng tôi Ramadan 4,85 50,8 58 94,3 85 4,65 70,2 64 86,1 84 4,15 82,8 90 84 80 Điểm cắt tốt nhất giữa các nhóm bệnh nhân  sử dụng DSA& MDCT(1), những nghiên cứu đã  cho thấy rằng khả năng có một động mạch thận  phụ cao khi đường kính động mạch thận chính  ≤ 4,15 mm,  thông  tin này  rất quan  trọng  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  và  các  tác  giả  Ramadan(8)  và  Aytac(1)  nhằm  hỗ  trợ  cho  thực  hành lâm sàng.  Nghiên cứu  của  chúng  tôi không phối hợp  nhiều phương tiện khảo sát hình ảnh khác như  chụp mạch số hóa xóa nền, cộng hưởng từ, tuy  nhiên X quang cắt lớp điện toán nhiều dãy đầu  thu thu nhận dữ liệu đẳng trường nên cho hình  ảnh gần giống với  tình  trạng  thực. Theo y văn,  độ chính xác của MDCT gần bằng với DSA và tỉ  lệ xuất hiện động mạch thận phụ tương tự nhiều  nghiên cứu(1,8). Những thông tin thu được về có  hoặc  không  có  động mạch  thận  phụ  sử  dụng  gián tiếp mô tả ở trên không thể loại trừ yêu cầu  quy  tắc chụp mạch bằng X quang  cắt  lớp  điện  toán  hoặc  cộng  hưởng  từ  để  đánh  giá  động  mạch trước khi phẫu thuật.   KẾT LUẬN  Qua khảo  sát 164  cặp  thận  ở người  trưởng  thành Việt Nam,  tương  ứng  với  328  quả  thận  của 79 nam (48,1%), 85 nữ (51,9%), có độ tuổi từ  18 đến 50, chúng tôi đưa ra kết luận sau:  Nguyên ủy của động mạch thận chính đa số  xuất  phát  từ  ngang mức  thân  sống L1  trở  lên  chiếm tỉ lệ cao nhất, bên phải là 57,9 %, bên trái  là 49,4%. Chiều dài của  động mạch  thận chính  bên phải (38,26 ± 11 mm)  luôn  luôn dài hơn so  với bên trái (30,49 ± 9,75 mm). Đường kính của  động mạch thận chính bên phải (5,04 ± 0,52 mm)  nhỏ hơn so với bên trái (5,22 ± 0,83 mm).   Các  biến  thể  động  mạch  thận:  tỉ  lệ  chia  nhánh sớm của động mạch  thận chính  là 9,8%,  bên  trái  (15,8%)  và  bên  phải  (3,8%);  tỉ  lệ  xuất  hiện  động  mạch  thận  phụ  là  22%,  bên  trái  (27,4%) và bên phải (15,2%).  Nếu đường kính động mạch thận chính  là  4,15 mm  thì  khả  năng  xuất  hiện  động mạch  thận phụ có độ đặc hiệu cao nhất (98%) và giá  trị  tiên  đoán  dương  cao  nhất  (82,8%),  giá  trị  tiên đoán âm cũng khá cao (84%). Nếu đường  kính động mạch thận chính là 4,85 mm thì khả  năng  xuất  hiện  động  mạch  thận  phụ  có  độ  nhạy cao nhất (83,3%), độ đặc hiệu (77,3%) và  giá  trị  tiên  đoán  dương  (50,8%),  giá  trị  tiên  đoán âm cao nhất (94,3 %).  KIẾN NGHỊ  Với  kết  quả  nghiên  cứu  này,  bước  đầu  đã  cho  ra  được những  chỉ  số về kích  thước  động  mạch thận. Theo số lượng chọn mẫu của chúng  tôi có  lẽ đã đạt về mặt ý nghĩa thống kê so với  nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, số  lượng mẫu vẫn còn hạn chế so với dân số Việt  Nam. Vì  thế,  để  có  thể  áp  dụng  cho  toàn  thể  người Việt Nam  ta  cần  có những bước nghiên  cứu  tiếp  theo: mở  rộng mẫu nghiên  cứu,  chọn  mẫu  ngẫu  nhiên  theo  cụm  để mang  tính  đại  diện hơn và cần kết hợp với các chỉ số chiều cao,  cân nặng  của  đối  tượng nghiên  cứu  để  tìm  sự  tương quan giữa các yếu  tố này với kích  thước  động mạch thận.  Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát  biến  thể  động  mạch  thận,  chúng  tôi  đề  nghị  nghiên  cứu mới  khảo  sát  biến  thể  tĩnh mạch  thận  và  nghiên  cứu  về  động mạch  thận  trên  người  có  các  dị  tật  bẩm  sinh  thận:  như  thận  móng ngựa, thận đơn độc, thận lạc chỗ  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh  257 1. Aytac SK, and et al (2003), ʺCorrelation Between the Diameter  of  the Main Renal Artery and  the Presence of an Accessory  Renal Arteryʺ, J. Ultrasound Med., (17), p. 433‐439.  2. Holden A, Dukes P, and et al (2005), ʺAssessment of 100 live  potential  renal  donors  for  laparoscopic  nephrectomy with  multi‐detector row helical CTʺ, Radiographics, p. 973‐ 980.  3. Khamanarong K, Utraravichien A, and et al (2004), ʺAnatomy  of renal arterial supplyʺ, Clin. Anat., (17), p. 34‐336.  4. Lê Văn Cường  (1991), Các dạng và dị dạng  của  động mạch  ở  người Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Y học, , tr. 123‐ 127.  5. Özkan U, Tercan F, and et al (2006), ʺRenal artery origins and  variations:  angiographic  evaluation  of  855  consecutive  patientsʺ, Diagn Interv Radiol, (12), p. 183‐186.  6. Pierce  M  (2013),  ʺCT  angiography  of  living  renal  transplantation donorsʺ, Radiology, (16), p. 1‐ 7.  7. Piyaporn  A,  and  et  al  (2012),  ʺRenal  vascular  variants  in  living  related  renal  donors:  evaluation  with  CT  angiographyʺ, J Med Assoc Thai, (7), p. 941‐948.  8. Ramadan  SU, Gökharman D,  and  et  al  (2010),  ʺCan  renal  dimensions and  the main renal artery diameter  indicate  the  presence of an accessory renal artery? A 64 slice CT studyʺ,  Diagnostic and Interventional Radiology, (17), p. 266‐ 271.  9. Raman SS, Schulam PG, and et al (2007), ʺSurgically relevant  normal and variant renal parenchymal and vascular anatomy  in  preoperative  16‐MDCT  evaluation  of  potential  laparoscopic renal donorsʺ, AJR, (188), p. 105‐114.  10. Saldarriaga B, and et al (2008), ʺMorphological expression of  the  renal artery. A direct anatomical  study  in a Colombian  half‐caste populationʺ, Int. J. Morphol, (26), p. 31‐38.  11. Trịnh Xuân Đàn  (1999), Nghiên cứu giải phẫu hệ  thống bể đài  thận và mạch máu,  thần  kinh  thận  của người Việt Nam  trưởng  thành, Luận án tiến sĩ Y học, tr. 39‐ 76.   12. Nguyễn  Trường  Giang,  Hoàng  Mạnh  An,  Lê  Trung  Hải  (2012), ʺNhận xét một số bất thường về mạch máu thận ghép  qua 98 trường hợp tại Bệnh viện 103 QĐNDʺ, Y học thực hành  TP. Hồ Chí Minh, 16, tr. 17‐ 19.   13. Urban BA, Fishman EK, and et al (2001), ʺThree‐ dimensional  volume‐ rendered CT angiography of  the renal arteries and  veins: normal  anatomy,  variants,  and  clinical  applicationsʺ,  Radiographics, (21), p. 373‐386.   14. Võ Văn Hải (2012), Đặc điểm giải phẫu động mạch thận ở người  bình thường và người có bệnh lý khúc nối bể thận niệu quản, Luận  án Tiến Sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.   Ngày nhận bài báo:       22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   25/11/2013  Ngày bài báo được đăng :     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf251_8053.pdf
Tài liệu liên quan