Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm loét giác mạc do nấm và vi
khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả. Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh nhân được chẩn
đoán viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn đến khám và điều trị tại khoa Giác mạc Bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh từ 6/2012 đến 4/2013. Bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ. Bác sĩ nhãn khoa
khám mắt, lấy bệnh phẩm và thu thập kết quả xét nghiệm.
Kết quả: Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, chủ yếu là nông dân (58,7%). Yếu tố nguy cơ hàng đầu là chấn
thương (31%), trong đó 51,6% là chấn thương nông nghiệp. Đa số bệnh nhân nhiễm nấm đơn thuần (60,3%),
nhiễm vi khuẩn đơn thuần chiếm 16,7%, nhiễm hỗn hợp nấm và vi khuẩn chiếm 23%. Có 21,3% bệnh nhân dọa
thủng và thủng giác mạc, thị lực ra viện dưới ĐNT 3m chiếm 52,3%. Kết quả nuôi cấy chủ yếu là vi khuẩn
Staphylococci coagulase (-) kháng Methicillin (37%) và Pseudomonas aeruginosa (32%). Kết quả soi tươi chủ yếu
là nấm sợi (65%)
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 46
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM VÀ VI KHUẨN
Trần Anh Tuấn*, Nguyễn Thị Quỳnh Như*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm loét giác mạc do nấm và vi
khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả. Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh nhân được chẩn
đoán viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn đến khám và điều trị tại khoa Giác mạc Bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh từ 6/2012 đến 4/2013. Bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ. Bác sĩ nhãn khoa
khám mắt, lấy bệnh phẩm và thu thập kết quả xét nghiệm.
Kết quả: Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, chủ yếu là nông dân (58,7%). Yếu tố nguy cơ hàng đầu là chấn
thương (31%), trong đó 51,6% là chấn thương nông nghiệp. Đa số bệnh nhân nhiễm nấm đơn thuần (60,3%),
nhiễm vi khuẩn đơn thuần chiếm 16,7%, nhiễm hỗn hợp nấm và vi khuẩn chiếm 23%. Có 21,3% bệnh nhân dọa
thủng và thủng giác mạc, thị lực ra viện dưới ĐNT 3m chiếm 52,3%. Kết quả nuôi cấy chủ yếu là vi khuẩn
Staphylococci coagulase (-) kháng Methicillin (37%) và Pseudomonas aeruginosa (32%). Kết quả soi tươi chủ yếu
là nấm sợi (65%).
Kết luận: Viêm loét giác mạc liên quan đến yếu tố chấn thương chiếm tỷ lệ cao, thị lực ở mức mù vẫn chiếm
ưu thế. Tác nhân gây bệnh là nấm chiếm ưu thế hơn vi khuẩn.
Từ khóa: viêm loét giác mạc, nấm, vi khuẩn.
ABSTRACT
INVESTIGATE THE CLINICAL CHARACTERISTICS AND MICROBIOLOGICAL DIAGNOSIS
OF BACTERIAL AND FUNGAL KERATITIS
Tran Anh Tuan, Nguyen Thi Quynh Nhu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 46 - 51
Purpose: To investigate the epidemiological, clinical characteristics, and microbiological profile of patients
with bacterial and fungal keratitis.
Methods: An observational prospective study was performed on 300 patients from June 2012 to April 2013
in corneal department of Ho Chi Minh city Eye Hospital. Data collected the medical history of patients, risk
factors, clinical features and causative microbial organisms.
Results: Male disease than women, mostly farmers (58.7%). The most common risk factors are trauma
(31%), of which 51.6% are agricultural injuries. The majority of patients with fungal infections alone (60.3%),
bacterial infection alone accounted for 16.7%, mixed with 23%. There are 21.3% of patients of impending
perforation and perforation of the cornea, vision discharged under 3m courting fingers accounted for 52.3%.
Culture results mainly methicillin resistant coagulase-negative Staphylococci (37%) and Pseudomonas
aeruginosa (32%). Smear result mainly filamentous fungi (65%).
Conclusions: The common risk factors associated with microbial keratitis were ocular trauma, blind vision
prevails. Fungal pathogens are predominant bacteria.
* BV Mắt TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Quỳnh Như ĐT: 0905276290 Email: caohocmat@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 47
Keywords: corneal ulcer, fungi, bacteria.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay viêm loét giác mạc (nhiễm nấm và
vi khuẩn) là bệnh mắt phổ biến ở các nước đang
phát triển. Viêm loét giác mạc là một bệnh rất
nguy hiểm, để lại những di chứng vĩnh viễn như
sẹo giác mạc, teo nhãn, và làm mất một phần hay
toàn bộ thị lực.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, khí hậu
nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng
giác mạc phát sinh và phát triển, cùng với ý thức
người dân còn thấp, ý thức vệ sinh phòng bệnh
chưa cao kèm theo bệnh toàn thân như đái tháo
đường, cao huyết áp, và việc sử dụng corticoid
tại chỗ không đúng chỉ định làm cho tình trạng
viêm loét giác mạc càng trầm trọng hơn.
Viêm loét giác mạc là một bệnh nặng, nâng
cao công tác phòng bệnh sẽ hạn chế được
nhiều trường hợp viêm loét giác mạc xảy ra.
Mặt khác, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ
giúp giảm hay ngăn được biến chứng trầm
trọng như thủng giác mạc, sẹo dày giác mạc và
giúp cải thiện thị lực.
Tại phòng khám Giác mạc – Bệnh viện Mắt
TP. Hồ Chí Minh, hằng năm có rất nhiều bệnh
nhân đến khám và điều trị viêm loét giác mạc. Vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm có cái nhìn
chung nhất về tình hình viêm loét giác mạc do
nấm và vi khuẩn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh
nhân viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn
đến khám và điều trị tại khoa Giác mạc bệnh
viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh từ 6/2012 đến 4/2013.
Bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu: loét Mooren,
loét do các bệnh tự miễn, loạn dưỡng giác mạc,
giác mạc chóp.
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả.
Bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu sẽ được
thu thập những thông tin về hành chính, tiền sử,
bệnh sử.
Bệnh nhân được đo thị lực, khám mắt toàn
diện bằng sinh hiển vi, sau đó nhuộm giác mạc
bằng Fluorescein để đánh giá chi tiết tình trạng ổ
loét, đồng thời phát hiện bệnh lý khác tại mắt
nếu có.
Đánh giá mức độ tổn thương của viêm loét
giác mạc được chia 3 mức độ (nhẹ, vừa và nặng)
theo bảng phân độ của viện Mắt Trung Ương.
Lấy mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm vi
sinh
Bệnh phẩm được cố định bằng nước muối
sinh lý trên lam kính để soi tươi tìm nấm, phần
bệnh phẩm khác được cố định trên que tăm
bông vô trùng để tiến hành nuôi cấy định danh
vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ
Trong số 300 bệnh nhân nghiên cứu 189 nam
(63%) và 111 nữ (37%). Tuổi trung bình đến
khám là 48,2 và phần lớn tập trung ở độ tuổi lao
động 20 – 60 tuổi (74,7%). Nghề nghiệp chủ yếu
là nông dân (58,7%), và hầu hết bệnh nhân đến
từ ngoại thành (89%).
Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh
viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn, chiếm tỷ
lệ cao nhất là chấn thương (31%), trong đó chủ
yếu là chấn thương trong lao động nông nghiệp
(51,6%), tác nhân gây chấn thương chủ yếu là
thực vật và côn trùng (47,3%), chỉ có 1 trường
hợp mang kính áp tròng.
Số bệnh nhân tự xử trí tại nhà không theo
hướng dẫn của bác sĩ mắt chiếm 13%, trong đó
79,5% bệnh nhân tự mua thuốc nhỏ và uống
không rõ loại, và 15,4% bệnh nhân sử dụng
các biện pháp dân gian như đắp lá cây, các
loại động vật lên mắt. Các loại thuốc bệnh
nhân đã dùng trước khi đến khám tại bệnh
viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh, nhiều nhất là
kháng sinh các loại (56,5%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 48
Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ Số lượng Tỷ lệ %
Chấn thương
(N = 93)
Thực vật và côn trùng 44 47,3
Bụi đất 27 29
Hóa chất 8 8,6
Kim loại 8 8,6
Dụng cụ sinh hoạt 5 1,7
Kính áp tròng 1 1,1
Bệnh mắt phối
hợp
(N = 15)
Quặm mi, lông xiêu 3 20
Viêm bờ mi mãn tính 1 6,7
Hở mi do liệt TK VII 11 73,3
Bệnh toàn
thân phối hợp
(N = 15)
Đái tháo đường 3 20
Cao huyết áp 10 66,6
AIDS 1 6,7
ĐTĐ + CHA 1 6,7
Đặc điểm lâm sàng
Trong tổng số 300 mắt trên 300 bệnh nhân,
mắt phải chiếm 48%, mắt trái chiếm 52% (p >
0,05). Vậy chênh lệch hai mắt không đáng kể.
Qua khám lâm sàng kết hợp với kết quả xét
nghiệm vi sinh, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh
nhân viêm loét giác mạc do nấm (60,3%), do vi
khuẩn chiếm 16,7%, do cả nấm và vi khuẩn
chiếm 23%.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ổ loét
giác mạc do nấm và vi khuẩn thấy rằng đa số
mức độ tổn thương vừa và nặng tập trung ở
những bệnh nhân viêm loét giác mạc do nấm
(41%), tiếp đến là viêm loét giác mạc do cả nấm
và vi khuẩn (15%). Có 21,3% ổ loét dọa thủng và
thủng, trong đó 52,4% ổ loét có vị trí thủng ở
trung tâm giác mạc. Mủ tiền phòng xuất hiện
trong 33% trường hợp.
Sự khác biệt giữa thị lực lúc vào viện và ra
viện có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Như vậy có
sự cải thiện thị lực sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân
có thị lực trên7/10 tăng lên 8%, tỷ lệ bệnh nhân
có thị lực dưới ĐNT 3m giảm còn 52,3%.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
TL>7/10 7/10≥TL>3/10 3/10≥TL≥ĐNT 3m TL<ĐNT 3m
TL vào viện
TL ra viện
Biểu đồ 1. So sánh thị lực vào viện và ra viện.
Đặc điểm cận lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh
nhân đều được lấy mẫu bệnh phẩm làm xét
nghiệm vi sinh: bao gồm soi tươi và nuôi cấy.
Kết quả soi tươi
Phát hiện được tác nhân gây bệnh trong 250
trường hợp, trong đó nhiều nhất là nấm sợi
(65%), nấm men chiếm 18,3%.
Kết quả nuôi cấy
Có 39,7% trường hợp nuôi cấy dương tính,
tác nhân vi khuẩn Gram dương gặp nhiều hơn
vi khuẩn Gram âm. Trong số vi khuẩn Gram
dương, Staphylococci coagulase (-) kháng
Methicillin chiếm số lượng nhiều nhất (37%),
trong 4 ca nhiễm Staphylococcus aureus có 1 ca là
MRSA (Methicillin Resistant Staphylococcus
aureus). Trong số vi khuẩn Gram âm thì nhiều
nhất là Pseudomonas aeruginosa (32%).
Kháng sinh đồ
Chúng tôi chỉ khảo sát tính kháng thuốc
kháng sinh của một số loài vi khuẩn hay gặp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 49
trong quá trình nghiên cứu. Nhóm vi khuẩn
Gram dương chủ yếu là Staphylococci coagulase (-)
kháng Methicillin có tỷ lệ kháng kháng sinh:
Cefotaxim kháng 100%, Amox+a.clavulanic và
Ciprofloxacin ít kháng hơn (88,6% và 79,5%).
Nhóm Streptococci còn nhạy với nhiều loại kháng
sinh ngoại trừ Ciprofloxacin (kháng 100%). Vi
khuẩn Pseudomonas aeruginosa kháng với
Amox+a.clavulanic (94,7%), Chloramphenicol
(100%) và khá nhạy với các loại còn lại.
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ tác nhân gây bệnh qua soi tươi và nuôi cấy
Tác nhân gây bệnh Số lượng Tỷ lệ %
Kết quả soi tươi (N = 300)
Nấm men 55 18,3
Nấm sợi 195 65
Không tìm thấy tác nhân gây bệnh 50 16,7
Kết quả nuôi cấy (N = 119)
Vi khuẩn Gram (+) (N
= 69)
Staphylococcus aureus 4 3,4
Staphylococci coagulase(-) 13 10,9
Staphylococci coagulase(-) kháng Methicillin 44 37
Streptococcus pneumoniae 1 0,8
α – hemolytic streptococci 7 5,9
Vi khuẩn Gram (-)
(N = 50)
Pseudomonas aeruginosa 38 32
Pseudomonas oryzihabitans 1 0,8
Enterobacteriaceae 6 5
Các loại khác 5 4,2
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đa
phần bệnh nhân là nông dân và rất ít cán bộ
công nhân viên, học sinh sinh viên. Có kết quả
như vậy cũng phù hợp với cơ cấu ngành nghề
của đất nước ta hiện nay, đồng thời cũng có thể
do môi trường làm việc ngoài trời không được
tốt và ý thức bảo vệ sức khỏe thấp của người
nông dân.
Viêm loét giác mạc nhiễm trùng hay xảy ra
trên những mắt có yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy
cơ hàng đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là
chấn thương nông nghiệp (51,6%). Một số
nghiên cứu trong nước, ở Ấn Độ, Nepal trước
đây cũng cho kết quả tương tự(1,2,8,10). Vì vậy việc
tuyên truyền sử dụng kính bảo hộ trong lao
động vẫn cần thực hiện để phòng tránh chấn
thương xảy ra. Một số báo cáo gần đây trên thế
giới về viêm loét giác mạc có đề cập đến kính
tiếp xúc là yếu tố nguy cơ hàng đầu (tại Đài Loan
44,3%, tại Úc 22%, tại Hong Kong 36%)(4,6,7). Tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1
bệnh nhân sử dụng kính tiếp xúc, nguyên nhân
có thể do việc dùng kính tiếp xúc chưa phổ biến
tại Việt Nam.
Hơn nửa số bệnh nhân (59,7%) đã đi điều trị
tại các trung tâm y tế tuyến dưới nơi có bác sĩ
chuyên khoa mắt trước khi đến bệnh viện Mắt
Tp. Hồ Chí Minh. Một phần nhỏ bệnh nhân còn
lựa chọn các phương pháp điều trị dân gian như
đắp lá cây (nha đam, đậu xanh), đắp côn trùng
trực tiếp lên mắt. Nhìn chung, ý thức của người
dân đã cải thiện nhiều so với những năm trước
đây. Người dân đã biết quan tâm, chăm sóc đến
sức khỏe của bản thân hơn.
Về các loại thuốc bệnh nhân đã dùng thì có
56,5% bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh các
loại, 9,3% bệnh nhân dùng thuốc kháng nấm, và
11,1% dùng thuốc có corticoid (đây là loại thuốc
chống chỉ định trong viêm loét giác mạc vì có thể
gây nhiễm trùng nặng hơn và thủng giác mạc).
Hiện nay, các loại thuốc kháng sinh khá phổ biến
và có hiệu quả điều trị cao nên dễ bị lạm dụng,
thuốc kháng nấm lại không phổ biến ở tuyến
dưới. Ngoài ra, xét nghiệm vi sinh chưa được
triển khai ở nhiều cơ sở y tế. Vì vậy, việc bệnh
nhân được chẩn đoán sớm và điều trị chính xác
vẫn còn bị hạn chế.
Về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi thấy rằng
đa số bệnh nhân đến khám đều có thị lực thấp
và mức độ tổn thương đã nặng, tập trung ở
những bệnh nhân viêm loét giác mạc do nấm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 50
21,3% ổ loét dọa thủng và thủng và 52,4% ổ
loét có vị trí thủng ở trung tâm giác mạc. Triệu
chứng mủ tiền phòng xuất hiện chủ yếu trong
những trường hợp viêm loét giác mạc do nấm.
Mức độ mủ tiền phòng phụ thuộc vào mức độ
viêm loét giác mạc. Theo chúng tôi, bệnh nhân
có những triệu chứng trên ngoài điều trị nội
khoa cần phải kết hợp thêm điều trị ngoại
khoa như rửa mủ tiền phòng, ghép màng ối
hoặc dán keo sinh học thì kết quả điều trị mới
tốt hơn. Hầu hết thị lực lúc vào viện ở mức mù
chiếm 71,3%. So với thị lực vào viện thì thị lực
ra viện có cải thiện hơn, nhưng thị lực dưới
ĐNT 3m vẫn chiếm đa số. Nhiều nghiên cứu
đã cùng khẳng định rằng viêm loét giác mạc là
một trong những nguyên nhân gây giảm thị
lực và mù phổ biến không riêng ở Việt Nam
mà còn trên thế giới(3,5,9,10).
Theo kết quả soi tươi, nấm sợi là tác nhân
gây bệnh gặp phổ biến nhất (65%). Sự hiện diện
của nấm trong soi tươi có giá trị rất cao.
Kết quả nuôi cấy âm tính khá cao (60,3%).
Theo chúng tôi, việc kháng sinh phổ rộng hiệu
quả cao hiện nay khá phổ biến và bệnh nhân
có thể dùng thuốc trước khi đến khám, điều
này có thể ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy vi
khuẩn. Kết quả nuôi cấy dương tính thu thập
được đa số là nhóm cầu khuẩn Gram (+), trong
đó nhiều nhất là Staphylococci coagulase (-)
kháng Methicillin (37%). Mặc dù nhóm vi
khuẩn này bình thường cũng trú tại cùng đồ
và da, nhưng với tỷ lệ phân lập được cao như
vậy cho thấy nhóm vi khuẩn này phải được
xem là tác nhân gây bệnh chứ không chỉ là
ngoại nhiễm. Nhóm vi khuẩn Gram (-), nhiều
nhất là trực khuẩn mủ xanh.
Kháng sinh đồ, chúng tôi chỉ khảo sát một số
vi khuẩn thường gặp trong nghiên cứu.
Staphylococci coagulase (-) kháng methicillin
kháng với Cefotaxim, Amox+a.clavulanic và
Ciprofloxacin, Pseudomonas aeruginosa kháng với
Amox+a.clavulanic và Chloramphenicol. Đa số
nhạy với các kháng sinh còn lại. Như vậy, kháng
sinh nhỏ tại chỗ dạng có sẵn trên thị trường còn
khá nhạy với các chủng vi khuẩn phân lập được.
KẾT LUẬN
Đặc điểm dịch tễ: tỷ lệ mắc bệnh ở nam
nhiều hơn nữ, chủ yếu là nông dân. Yếu tố nguy
cơ hàng đầu đối với viêm loét giác mạc do nấm
và vi khuẩn là chấn thương (31%), trong đó chủ
yếu là chấn thương nông nghiệp. Hơn nửa số
bệnh nhân có điều trị tại tuyến dưới trước khi
đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Tp. Hồ
Chí Minh.
Đặc điểm lâm sàng: Viêm loét giác mạc
nhiễm nấm chiếm tỷ lệ cao hơn viêm loét giác
mạc nhiễm vi khuẩn. Mức độ tổn thương và
các triệu chứng của viêm loét giác mạc do nấm
nặng hơn các trường hợp viêm loét giác mạc
do vi khuẩn. Thị lực dưới ĐNT 3m vẫn chiếm
tỷ lệ cao.
Đặc điểm cận lâm sàng: nấm hay gặp nhất là
nấm sợi (65%), vi khuẩn hay gặp nhất là
Staphylococci coagulase (-) kháng Methicillin và
Pseudomonas aeruginosa. Kháng sinh đồ của các
chủng vi khuẩn cho thấy vẫn còn khá nhạy với
các loại kháng sinh có sẵn trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chien - Fan FM, Chia - Hui TsM, Fung - Rong HM, et al
(2004). "Clinical characteristics of microbial keratitis in a
university hospital in Taiwan". American Journal of
Ophthalmology, 137(2): 329 – 336.
2. Gopinathan U, Sharma S, Garg P, et al (2009). "Review of
epidemiological features, microbiological diagnosis and
treatment outcome of microbial keratitis: Experience of over a
decade". Indian J Ophthalmol, 57: 273 – 279.
3. Green M, Apel A, Stapleton F (2008). "Risk Factors and
Causative Organisms in Microbial Keratitis". Cornea, 27(1): 22
– 27.
4. Houang E, Lam D, Fan D, et al (2001). "Microbial keratitis in
Hong Kong: relationship to climate, environment and contact-
lens disinfection". Trans R Soc Trop Med Hyg, 95(4): 361 – 367.
5. Leck AK, Thomas PA, Hagan M, et al (2002). "Aetiology of
suppurative corneal ulcers in Ghana and south India, and
epidemiology of fungal keratitis". Br J Ophthalmol, 86(11): 1211
– 1215.
6. Nguyễn Thị Bình Minh, Phùng Thị Tục (2001). "Nhận xét 84
trường hợp viêm loét giác mạc điều trị tại khoa Mắt bệnh viện
tỉnh Hà Tây (1999 - 2000)". Nhãn khoa Việt Nam, 2: 10 – 14.
7. Sharma N, Vajpayee RB (2008). Corneal Ulcers: Diagnosis and
Management. Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd, 3 –
107.
8. Vũ Hoàng Việt Chi, Phạm Thị Khánh Vân (2012). "Viêm loét
giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện Mắt Trung Ương: Đặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 51
điểm lâm sàng và vi sinh". Nhãn khoa Việt Nam, 29: 28 – 34.
9. Vũ Thị Tuệ Khanh, Lê Thị Ngọc Lan, Hoàng Thị Minh Châu
(2006). "Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm loét giác mạc do
nấm tại khoa kết giác mạc Bệnh viện Mắt Trung ương". Tạp
chí nghiên cứu Y học, 41(2): tr.54 - 57.
10. Whitcher JP, Srinivasan M, Upadhyay M P (2001). "Corneal
blindness: a global perspective". Bulletin of the World Health
Organization, 79: 214 – 221.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46_5841.pdf