Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố dịch tễ, tỉ lệ xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể
thủy tinh trên bệnh nhân bị tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân bị chấn
thương đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn áp tại khoa Chấn thương bênh viện Mắt Thành phố Hồ Chí
Minh từ 05/2012 đến 04/2013.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 37,51 ± 14,02 tuổi (16 tuổi - 77 tuổi), tỉ lệ nam: nữ
là 4,5:1. Chấn thương đụng dập nhãn cầu do tai nạn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất (57,4%). Đa số bệnh
nhân nhập viện ngay trong ngày đầu tiên sau chấn thương 42,6% (46/108) và đến từ nông thôn
(70,4%). Thị lực dưới 1/10 trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ cao nhất (81,5%). Nhãn áp trung bình của
108 bệnh nhân là 36,7 ± 8,3 mmHg (24,4- 59,1mmHg). Tỉ lệ xuất huyết tiền phòng 53,7% (58/108), lùi
góc tiền phòng 67,6% (73/108), lệch hoặc bán lệch thể thủy tinh 56,5% (61/108), đục vỡ thể thủy tinh
4,6% (5/108). 69% mắt (74/108) có tổn thương kết hợp các hình thái trên.
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng liên quan đến tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 9
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG NHÃN ÁP TRONG CHẤN THƯƠNG
ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
Lê Minh Tuấn*, Nguyễn Thị Thu Hương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố dịch tễ, tỉ lệ xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể
thủy tinh trên bệnh nhân bị tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân bị chấn
thương đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn áp tại khoa Chấn thương bênh viện Mắt Thành phố Hồ Chí
Minh từ 05/2012 đến 04/2013.
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 37,51 ± 14,02 tuổi (16 tuổi - 77 tuổi), tỉ lệ nam: nữ
là 4,5:1. Chấn thương đụng dập nhãn cầu do tai nạn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất (57,4%). Đa số bệnh
nhân nhập viện ngay trong ngày đầu tiên sau chấn thương 42,6% (46/108) và đến từ nông thôn
(70,4%). Thị lực dưới 1/10 trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ cao nhất (81,5%). Nhãn áp trung bình của
108 bệnh nhân là 36,7 ± 8,3 mmHg (24,4- 59,1mmHg). Tỉ lệ xuất huyết tiền phòng 53,7% (58/108), lùi
góc tiền phòng 67,6% (73/108), lệch hoặc bán lệch thể thủy tinh 56,5% (61/108), đục vỡ thể thủy tinh
4,6% (5/108). 69% mắt (74/108) có tổn thương kết hợp các hình thái trên.
Kết luận: Tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu là biến chứng nặng nề, các thương
tổn hay gặp liên quan đến tăng nhãn áp là xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền phòng, tổn thương thể
thủy tinh và sự phối hợp các tổn thương trên với tỉ lệ cao.
Từ khoá: nhãn áp, chấn thương đụng dập nhãn cầu
ABSTRACT
SURVEY ON EPIDEMIC FACTORS AND CLINICAL MANIFESTATIONS RELATED
TO INCREASING INTRAOCULAR PRESSURE IN CONTUSION INJURIES
Le Minh Tuan, Nguyen Thi Thu Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 9 - 15
Purpose: Survey on epidemic factors and the rate of hyphema, angle recession, lens lesion in
contusion injuries.
Objective and methods: Descriptive cross- sectional study on 108 eyes having increased IOP in
contusion injuries in Trauma department, Ho Chi Minh Eye Hospital from 05/2012 to 04/2013.
Result: Average age: 37.51 ± 14.02 years old (16-77); female: male is 4.5:1. Most of contusion
injury related to living activates (57.4%) and from rural area (70.4%). 81.5% eyes have visual acute
under 1/10. Average IOP is 36.7 ± 8.3 mmHg (24.4 - 59.1mmHg). The rate: hyphema: 53.7% (58/108),
angle recession: 67.6% (73/108), luxated-dislocated lens: 56.5% (61/108), opaque and ruptured lens:
* Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 0903917886 Email: phamhuongnguyen10@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 10
4.6% (5/108). 69% eyes (74/108) have combination these lesions.
Conclusion: Increasing IOP is severe outcome in contusion injuries. Hyphema, angle recession,
lens lesion are common clinical manifestation related to increasing IOP, combined these factors in
high rate.
Keywords: intraocular pressure, ocular contusion injury
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương nhãn cầu là tình trạng bệnh
thường gặp trong các bệnh lý của nhãn cầu, là
nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ
em, người lớn và nhất là những người trẻ tuổi.
Chấn thương nhãn cầu được phân loại thành
chấn thương nhãn cầu kín và chấn thương nhãn
cầu hở. Chấn thương đụng dập nhãn cầu là dạng
hay gặp nhất trong chấn thương nhãn cầu kín.
Chấn thương đụng dập nhãn cầu thường
dẫn đến thay đổi cấu trúc của nhãn cầu do sự
biến dạng nhanh chóng của mô trong nhãn cầu.
Những thương tổn hay tắc nghẽn vùng bè có thể
dẫn đến tăng nhãn áp sau chấn thương. Tăng
nhãn áp trong thời gian ngắn hay dài đều có thể
đưa đến mắt chấn thương phát triển thành
glôcôm, và đây cũng là một trong những biến
chứng nguy hiểm của chấn thương nhãn cầu.
Khi nhãn áp đo được trên 21 mmHg thì được gọi
là tăng nhãn áp. Tăng áp do chấn thương xảy ra
do nhiều cơ chế khác nhau.
Tại Việt Nam, nhiều nhà nhãn khoa đã
quan tâm các vấn đề về tăng nhãn áp sau chấn
thương, nhưng hầu hết là những nghiên cứu
đi sâu vào hình thái lâm sàng gây tăng nhãn
áp cụ thể; chưa có nghiên cứu khảo sát hệ
thống về tăng nhãn áp sau chấn thương đụng
dập nhãn cầu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ 05/2012 đến 04/2013108 bệnh nhân bị
chấn thương đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn
áp tại khoa Chấn thương bênh viện Mắt Thành
phố Hồ Chí Minh từ 05/2012 đến 04/2013.
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu khi
đáp ứng các tiêu chuẩn: chấn thương đụng
dập nhãn cầu có tăng nhãn áp (nhãn áp đo
bằng Schiotz trên 21mmHg). Tỉnh táo, hợp tác
tốt với bác sĩ để đo các chỉ số. Đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu khi có các
yếu tố sau: bệnh nhân bị đa chấn thương, chấn
thương xuyên đã khâu bảo tồn. Có tiền sử chấn
thương trước hoặc có phẫu thuật nội nhãn trước
đó như: thay thể thủy tinh, phẫu thuật võng
mạc-dịch kính Bệnh nhân đang bị bệnh
glôcôm, hoặc có các bất thường bẩm sinh về
nhãn cầu. Các bệnh nhân có các hội chứng bẩm
sinh như Marfan, Weill- Marchesani,
Homocystin niệu Bệnh nhân bị chấn thương
hai mắt.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
Các biến số thu thập: tuổi, giới, địa chỉ, nghề
nghiệp, hoàn cảnh chấn thương, thời gian từ lúc
chấn thương đến lúc nhập viện, tác nhân gây
chấn thương, mắt chấn thương, lí do nhập viện,
thị lực, nhãn áp, phân loại nhãn áp, đứt chân
mống, xuất huyết tiền phòng, mức độ xuất huyết
tiền phòng, lùi góc tiền phòng, thay đổi vị trí thể
thủy tinh, lệch thể thủy tinh ra tiền phòng, bán
lệch thể thủy tinh, lệch thể thủy tinh vào dịch
kính, đục thể thủy tinh, đục vỡ thể thủy tinh,
xuất huyết dịch kính, gai thị với CDR của mắt
chấn thương lớn hơn 0,6 hay CDR lớn hơn mắt
còn lại 0,2.
Chọn bệnh nhân vào mẫu thỏa các điều kiện
nghiên cứu. Bệnh nhân được giải thích rõ nội
dung và các bước nghiên cứu, sau khi bệnh nhân
được hiểu rõ thì xác nhận tự nguyện tham gia
vào nhóm nghiên cứu. Sau đó, các bệnh nhân
được tiến hành hỏi bệnh sử, thăm khám lâm
sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần
thiết hỗ trợ cho chẩn đoán. Các số liệu bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 11
nhân được ghi đầy đủ trên các số liệu riêng biệt.
Khảo sát các yếu tố dịch tễ trên bệnh nhân nhãn
cầu kín. Xác định tỉ lệ các hình thái lâm sàng gây
tăng nhãn áp: xuất huyết tiền phòng; lùi góc tiền
phòng; liên quan đến thể thủy tinh.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ trong tăng nhãn áp trên
bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu
Nhóm tuổi và giới
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 37,51
± 14,02 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi và lớn nhất 77 tuổi.
Nhóm tuổi ≤ 20: 11,1%; 21-60: 83,3%; > 60: 5,6%.
Nam giới chiếm 82,4% (89 bệnh nhân) và
nữ giới chiếm 17,6% (19 bệnh nhân). Tỉ lệ
nam:nữ là 4,5:1.
Tuổi trung bình của nam là 36,2 ± 13,7 tuổi
(16-77 tuổi), tuổi trung bình của nữ là 43,6 ± 14,1
tuổi (17- 62 tuổi).
Địa chỉ và nghề nghiệp
Học sinh-sinh viên: 9,3%; lao động trí óc:
25%; lao động chân tay: 61,1%; khác: 4,6%.
Bệnh nhân sống vùng nông thôn chiếm tỉ lệ
70,4%, thành phố chiếm tỉ lệ 29,6%.
Hoàn cảnh chấn thương và tác nhân chấn
thương
Tai nạn do sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất
57,4%, tai nạn lao động chiếm tỉ lệ 26,9%, tai nạn
giao thông và tai nạn thể thao chiếm tỉ lệ thấp
lần lượt 9,3% và 6,4%.
Tác nhân chấn thương thể hiện qua bảng
biểu đồ 1.
Phần lớn các tác nhân là những vật tù,
thường gặp trong đời sống hằng ngày. Tác
nhân gây chấn thương do tai nạn lao động
nhiều nhất là bật dây ràng trúng mắt chiếm
hơn 20% các trường hợp. Trong khi đó, tác
nhân chấn thương do thể thao thường gặp
nhất là trái cầu lông đập.
Biểu đồ 1: Tác nhân chấn thương
Đặc điểm về thời gian nhập viện sau chấn
thương
Đa số bệnh nhân nhập viện ngay trong ngày
đầu tiên sau chấn thương 42,6% (46/108); 5
trường hợp (4,6%) đến bệnh viện ở tuần thứ 3
sau chấn thương. Trung bình thời gian bệnh
nhân bị chấn thương đến lúc nhập viện là 8,5
ngày (1- 70 ngày).
Liên quan giữa thời điểm nhập viện và lí do
vào viện
Bảng 1: Liên quan giữa thời điểm nhập viện và lí do
vào viện
Thời gian (ngày)
Lí do nhập viện (%)
Mờ Nhức Mờ + nhức Khác
≤ 1 32,6 17,4 50 0
2 – 7 9,1 39,4 51,5 0
8 – 14 20 0 80 0
15 – 30 70,6 11,8 5,9 11,8
≥ 30 57,1 14,3 0 28,6
Lí do chính bệnh nhân vào viện trước 14
ngày là tình trạng mờ và nhức, còn 2 thời điểm
còn lại là đó là tình trạng mờ và lí do khác.
Đặc điểm mắt chấn thương
Tỉ lệ mắt chấn thương mắt trái: mắt phải là 1:1.
Thị lực mắt chấn thương phân độ theo bảng
phân loại thị lực của BETT: thị lực >5/10: 9,3%,
4/10-1/10: 9,3%; ĐNT 4,75m-ĐNT 0,25m: 28,6%;
BBT-ST(+):52,8%; ST(-): 0%.
Nhóm có nhãn áp trên 30 mmHg chiếm 75%;
nhóm nhãn áp 21-30mmHg chiếm 25%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 12
Nhãn áp trung bình của 108 bệnh nhân là
36,7 ± 8,3 mmHg (24,4- 59,1mmHg).
Liên quan giữa thời điểm nhập viện và
nhãn áp
Biểu đồ 2: Liên quan giữa thời điểm nhập viện và
nhãn áp
Đặc điểm biểu hiện lâm sàng liên quan đến
tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập
nhãn cầu
Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng liên quan đến tăng nhãn
áp trong chấn thương đụng dập nhãn cầu
Hình thái Số mắt Tỉ lệ (%)
Xuất huyết tiền phòng 58 53,7
Lùi góc tiền phòng 73 67,6
Lệch hoặc bán lệch TTT 61 56,5
Đục vỡ thể thủy tinh 5 4,6
Tỉ lệ xuất huyết tiền phòng, lùi góc tiền
phòng, lệch thể thủy tinh chiếm tỉ lệ cao và đục
thể thủy tinh chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Tỉ lệ mức độ xuất huyết tiền phòng độ IV:
36%; độ I và độ III tỉ lệ bằng nhau: 19%,
độ II: 26%.
Mức độ lùi góc tiền phòng dưới 1800: 3,7%,
trên 180º: 63,9%.
Lệch thể thủy tinhra tiền phòng: 14,8%; lệch
thể thủy thủy tinh vào dịch kính: 2,8%; thể thủy
tinh bán lệch: 38,9%; đục thể thủy tinh: 40,7%;
thể thủy tinh đục vỡ: 4,6%.
Tổn thương đơn thuần: xuất huyết tiền
phòng (2%); lùi góc tiền phòng (6%); tổn
thương thể thủy tinh (23%). Tổn thương phối
hợp các biểu hiện lâm sàng trên là 69%.
Bảng 3: Đặc điểm kết hợp các biểu hiện lâm sàng
trong tăng nhãn áp.
Các hình thái lâm sàng Số mắt Tỉ lệ (%)
XHTP + lùi góc TP + tổn thương TTT 15 20,2
XHTP + lùi góc TP 33 44,6
XHTP + tổn thương TTT 8 10,8
Lùi góc TP + tổn thương TTT 18 24,4
Tổng 74 100
Tổn thương phối hợp trên mắt chấn thương
đụng dập nhãn cầu có tăng nhãn áp: đứt chân
mống (6,5%); xuất huyết dịch kính (21,3%); gai
thị mắt chấn thương có CDR > 0,6 hay có CDR
lớn hơn mắt còn lại 0,2 (8,3%).
BÀN LUẬN
Đặc điểm về dịch tễ
Kết quả về phân bố độ tuổi của chúng tôi
cũng gần giống nghiên cứu của Kearns P. và
nghiên cứu của Voon L.W. và cộng sự, sự phân
bố về tuổi như vậy cũng phù hợp với đặc thù
của bệnh lý chấn thương là hay gặp ở người trẻ
tuổi. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong nghiên cứu
của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của tác
giả Ozer PA(6), Kearns P., Girkin CA(3). Điều này
có thể giải thích do nam giới thường phải lao
động nặng hơn và tính cẩn thận trong công việc
và trong lao động không cao bằng nữ giới.
Các bệnh nhân đến đến viện đa số từ nông
thôn. Điều này cũng có thể giải thích do tâm lý
muốn đến điều trị tại nơi tuyến điều trị cao
hơn, tốt hơn; do tâm lý e ngại các biến chứng
của chấn thương nhãn cầu nên tuyến dưới
chuyển viện lên tuyến cao hơn. Tỉ lệ lao động
chân tay cao hơn của tác giả Soliman MM và
cộng sự(9), theo nghiên cứu của tác giả này lao
động chân tay chiếm tỉ lệ 37,4% và học sinh-
sinh viên chiếm tỉ lệ 38%.
Hoàn cảnh chấn thương do tai nạn lao động
của bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi
tương đương với các tác giả Soliman MM và
cộng sự(9), và nghiên cứu của Erdurman FC và
cộng sự nhưng cao hơn so với tác giả Kearns P.
Tỉ lệ tác nhân chấn thương là cây sắt (13,9 %),
cành cây (12%) tương tự với tác giả Arfat MY
(12%)(1).Trái cầu lông (7,4%) có tỉ lệ gần tương tự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 13
với tác giả Kearns P. (9,9%). Dây ràng là tác nhân
gây chấn thương nhiều nhất trong nghiên cứu
này, nhưng không phải là tác nhân chính của hai
tác giả trên. Điều này có thể do tai nạn sinh hoạt
chiếm tỉ lệ cao đời sống.
Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập
nhãn cầu là biến chứng nặng nề, gây giảm thị lực
trầm trọng, kết quả của chúng tôi tương tự với
tác giả Nguyễn Kiên Trung(5): thị lực mắt từ 1/10
trở lên chỉ chiếm 7,6% và mắt có thị lực dưới 1/10
chiếm 92,4%; nhưng khác với hai tác giả còn lại.
Mắt có thị lực tốt trong nghiên cứu Arfat MY và
cộng sự chiếm 44%(1); còn nghiên cứu của
Erdurman FC và cộng sự số bệnh nhân có thị lực
≥ 5/10 là 49,5%. Chúng tôi nghĩ rằng có thể do
tính chất bệnh của chúng tôi nặng nề hơn, bệnh
nhân ở nước ta thường có tâm lý mắt mờ mới
đến viện, bởi vậy triệu chứng mờ mắt chiếm tỉ lệ
cao nhất trương lí do nhập viện.
Nhãn áp được quyết định bởi mối quan hệ
giữa lưu lượng tiết thủy dịch, sự lưu thông thủy
dịch và áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc.
Trong đó, thủy dịch được sản xuất bởi các nếp
thể mi, 80% lượng thủy dịch đó sẽ thoát lưu qua
vùng bè và 20% lưu lượng còn lại sẽ thoát qua
đường màng bồ đào củng mạc, áp lực tĩnh mạch
thượng củng mạc tương đối ổn định. Trong chấn
thương đụng dập nhãn cầu, tăng nhãn áp xảy ra
thường sẽ do kết quả của sự tăng kháng trở thoát
lưu thủy dịch. Nghiên cứu của Khan BS và cộng
sự tỉ lệ nhãn áp nhỏ hơn hoặc bằng 30 mmHg là
18%, nhãn áp trên 30 mmHg là 82%. Như vậy
kết quả của chúng tôi tương tự như của tác giả
Khan BS.
Đặc điểm biểu hiện lâm sàng liên quan đến
tăng nhãn áp trong chấn thương đụng dập
nhãn cầu
Tổn thương thể thủy tinh
Tỉ lệ lệch thể thủy tinh của chúng tôi tương
tự Peng S (88%) và cao hơn với các tác giả Ozer
PA (10,7%)(6), Sihota R (38,5%)(8), Bai HQ
(21,3%)(2), Stanié R (31,8%)(10), Nguyễn Kiên
Trung (38,5%)(5). Đối với tỉ lệ đục thể thủy tinh
thì kết quả chúng tôi tương tự như tác giả Sihota
R(8), nhưng cao hơn Ozer PA(6) và thấp hơn
Nguyễn Kiên Trung(5). Có sự khác biệt như vậy
là do đối tượng và thời gian nghiên cứu khác
nhau. Nghiên cứu chúng tôi khảo sát trên những
bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu có
tăng nhãn áp, còn với các tác giả Ozer PA(6),
Sihota R(8) thì đối tượng là những bệnh nhân
glôcôm sau chấn thương đụng dập nhãn cầu và
tác giả Nguyễn Kiên Trung(5) là những bệnh
nhân chấn thương đụng lệch thể thủy tinh sau
chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Hình thái thay đổi vị trí thể thủy tinh chiếm
tỉ lệ cao nhất trong kết quả của chúng tôi là bán
lệch, tiếp theo là lệch thể thủy tinh ra tiền phòng,
tỉ lệ lệch thể thủy tinh vào dịch kính chiếm tỉ lệ
thấp nhất. Chấn thương là nguyên nhân gây
thay đổi vị trí thể thủy tinh mà một trong những
biến chứng của nó là gây tăng nhãn áp. Lệch thể
thủy tinh vào dịch kính thường dung nạp tốt
nhất, gây tăng áp trong 10- 70% các trường hợp
lệch thể thủy tinh. Điều này cũng phù hợp trong
nghiên cứu của chúng tôi, hình thái lệch thể thủy
tinh vào dịch kính chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,8%).
Tăng nhãn áp có thể do thể thủy tinh có thể gây
ra tình trạng góc đóng hoặc góc mở. Góc đóng
gây ra bởi tình trạng nghẽn đồng tử thứ phát
bởi: thể thủy tinh ra tiền phòng; thể thủy tinh
vào dịch kính, nút dịch kính hình nấm gây
nghẽn đồng tử; thể thủy tinh bán lệch, dịch kính
trào ra gây nghẽn đồng tử. Tình trạng góc mở có
thể gây ra bởi chất nhân thể thủy tinh do đục vỡ
hoặc dịch kính thoát ra làm tắt nghẽn vùng bè.
Lùi góc tiền phòng
Tỉ lệ lùi góc tiền phòng trên 180° của chúng
tôi cao hơn so với các tác giả Sihota R (42,5%)(8);
Bai HQ (5,82%)(2); Stanié R (11,7%)(10); Girkin CA
(35,8%)(3); Ozer PA (41,9%)(6).
Tỉ lệ lùi góc tiền phòng trên 180° cao hơn
Mooney D (30,9%); Sihota R. (50%)(8).
Chấn thương đụng dập nhãn cầu xảy ra sẽ
gây thủy lực tác động lên chân mống mắt làm
vết rách giữa cơ vòng và cơ dọc của thể mi và lực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 14
tương tự như vậy sẽ tác động vào vùng bè làm
vùng bè bị thương tổn; hơn nữa khi có sự lùi của
cơ vòng của thể mi sẽ là phá hủy cấu trúc bình
thường được thiết lập giữa thể mi, củng mạc và
vùng bè; đây là những lí do làm cho tăng nhãn
áp sớm xảy ra trong lùi góc tiền phòng. Lùi góc
tiền phòng nhỏ thì vết rách tự lành và không để
lại sẹo, còn với những lùi góc tiền phòng rộng sẽ
có sự xơ, sẹo vùng bè và ống Schlemm làm tăng
nhãn áp xảy ra muộn sau đó. Theo nghiên cứu
của Tesluk và Spaeth có khoảng 50% số trường
hợp glôcôm do lùi góc tiền phòng sẽ xảy ra
glôcôm đối với mắt còn lại, có học thuyết cho
rằng có mối liên quan giữa lùi góc tiền phòng và
glôcôm góc mở, lùi góc tiền phòng nhanh chóng
thúc đẩy sự xuất hiện của glôcôm góc mở trên
những bệnh nhân vốn dĩ đã có bất thường cấu
trúc hoặc chức năng của đường thoát lưu
thủy dịch.
Xuất huyết tiền phòng
Kết quả chúng tôi tương tự như nghiên cứu
Girkin CA (58,3%)(3), Ozer PA (49,5%)(6) nhưng
cao hơn các tác giả Stanié R (8,8%)(10); Sihota R
(16,5%)(8). Mức độ xuất huyết tiền phòng nhiều
nhất của chúng tôi là độ bốn (19,4%), không có
trường hợp nào bị xuất huyết tiền phòng tái
phát, Ozer PA chỉ gặp xuất huyết tiền phòng độ
III (58,3%)(6). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tăng nhãn áp trong xuất huyết tiền phòng đó là
sự đụng dập của đường thoát lưu thủy dịch, tắc
nghẽn vùng bè bởi máu. Theo Bai HQ(2), xuất
huyết tiền phòng là một trong những nguyên
nhân thường gặp nhất dẫn đến tăng nhãn áp sau
chấn thương đụng dập nhãn cầu.
Kết hợp các biểu hiện lâm sàng gây tăng
nhãn áp
Kết quả chúng tôi có 34 bệnh nhân chiếm
31% có hình thái đơn độc và 74 bệnh nhân chiếm
69% có hình thái kết hợp. Trong nghiên cứu của
Sihota R(8) thì 100% bệnh nhân đều có hình thái
kết hợp. Có sự khác biệt trên có thể do nghiên
cứu chúng tôi không khảo sát đến yếu tố viêm-
hình thái thường gặp trong chấn thương đụng
dập nhãn cầu. Chúng tôi không khảo sát vì lí do
sau: chúng tôi không thể khảo sát được yếu tố
viêm trên tất cả các bệnh nhân vì không quan sát
được hiện tượng Tyndall ở những bệnh nhân có
xuất huyết tiền phòng độ IV; tất cả các bênh
nhân được điều trị kháng viêm như: thuốc uống
Medrol 0,016g, thuốc nhỏ mắt Predfote 1% khi
vào viện điều trị, bởi vậy chúng tôi không thể
đánh giá được yếu tố viêm ảnh hưởng đến nhãn
áp. Hơn nữa, mặc dù tế bào viêm bít tắc vùng bè
gây tăng áp nhưng viêm đôi khi làm thể mi
không tiết thủy dịch gây hạ nhãn áp.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi: độ tuổi lao
động (21 – 60 tuổi) chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ mắc
bệnh ở nam cao hơn nữ và thường ở khu vực
nông thôn. Bệnh thường gặp trên những bệnh
nhân lao động chân tay, sống ở vùng nông thôn.
Hoàn cảnh chấn thương thường gặp nhất do tai
nạn sinh hoạt và tác nhân chấn thương gặp
nhiều nhất thường là dây ràng, cành cây, do
đánh nhauĐa số bệnh nhân đến bệnh viện
trong tuần đầu tiên. Những hình thái lâm sàng
gây tăng nhãn áp trong nghiên cứu chúng tôi:
xuất huyết tiền phòng (53,7%), lùi góc tiền phòng
(67,6%), lệch hay bán lệch thể thủy tinh (56,5%),
đục vỡ thể thủy tinh (4,6%). Đa số các bệnh nhân
đều có tổn thương phối hợp giữa các hình thái
lâm sàng trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arfat MY, Butt HM (2010). "Visual Outcome after Anterior
Segment Trauma of the Eye". Pak J Ophthalmol. 26: 74-78.
2. Bai HQ, Yao L, Wang DB, et al. (2009). "Cause and treatments
of traumatic secondary". European Journal of Opththalmology.
19: 201-206.
3. Girkin CA, McGwin G, Long C, et al. (2005). "Glaucoma After
Ocular Contusion, A Cohort Study of United State Eye Injury
Registry". J Glaucoma. 14: 470-473.
4. Mooney D (1973). "Angle recession and secondary glaucoma".
Brit. J. Ophthalmol. 57: 608-612.
5. Nguyễn Kiên Trung (2012). "Đặc điểm lâm sàng và các tổn
thương phối hợp trên mắt sa, lệch thể thủy tinh do chấn
thương đụng dập". Tạp chí nhãn khoa Việt Nam. 30: 26-31.
6. Ozer PA, Yalvac IS, Satana B, et al. (2007). "Incidence and Risk
Factors in Secondary Glaucomas After Blunt and Penetrating
Ocular Trauma". J Glaucoma. 16: 685-690.
7. Phạm Thị Thủy Tiên, Vũ Anh Lê (2009). "Glôcôm chấn
thương". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 13(1): 1-5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 15
8. Sihota R, Sood NN, Agarwal HC (1995). "Traumatic
glaucoma". Acta Ophthalmologica. 73: 252-254.
9. Soliman MM, Macky TA (2008). "Pattern of ocular trauma in
Egypt". Graefes Arch Clin Exp Opthalmol. 246: 205-212.
10. Stanié R (2001). "Traumatic Glaucoma". Coll. Atropol. 25: 101-
104.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_3494.pdf