Mở đầu: Khó thở là một triệu chứng thường gặp ở hai khoa Hô Hấp và Tim Mạch. Vì nguyên nhân đa dạng,
tiếp cận khó thở vẫn còn nhiều khó khăn. Tiếp cận theo các từ dùng mô tả khó thở đã được dùng trên thế giới
nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam.
Mục tiêu: Khảo sát các từ dùng mô tả tính chất khó thở ở các bệnh nhân nhóm tim mạch và hô hấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong 125 trường hợp khó thở cấp nhập hai khoa Hô Hấp và Tim mạch, nguyên nhân khó thở do
suy tim, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn là các nguyên nhân chính. Kiểu mô tả Không khí không ra được hết ở
nhóm bệnh nhân hen/COPD cao hơn nhóm suy tim và sự khác biệt có ý nghĩa.
Kết luận: Tiếp cận khó thở qua một bảng câu hỏi với các kiểu mô tả sẵn có là khả thi và cần thiết.Tuy nhiên,
cách tiếp cận này còn nhiều khuyết điểm và vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Từ khóa: từ dùng mô tả khó thở, suy tim, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát các từ dùng mô tả khó thở do bệnh phổi hoặc bệnh tim mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i này khá cao
(98%) nhưng độ nhạy kém 25%. Hệ quả là trên
lâm sàng nếu bệnh nhân chọn Không khí không ra
được hết thì phần nhiều bệnh nhân có tắc nghẽn
thở ra do hen hoặc COPD hơn là suy tim.
Nhưng nếu bệnh nhân không chọn cách trả lời
này thì không kết luận được gì. Các kiểu mô tả
khác không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 41
suy tim và hen/COPD. Các tác giả nước ngoài
thường mô tả cảm giác ngộp như ngộp nước
thường liên quan đến phù phổi cấp; kết quả này
không lặp lại trong kết quả bảng câu hỏi cũng
như khi bn tự mô tả kiểu khó thở. Các khác biệt
này có thể do văn hóa hoặc do số bệnh nhân
phù phổi cấp còn ít.
Bước đầu khảo sát các kiểu mô tả khó thở riêng
của người Việt
Chúng tôi cũng thống kê các mô tả riêng của
bệnh nhân như Caroci và cs (2) thực hiện ở cả
hai nhóm suy tim và bệnh tắc nghẽn đường thở
nhỏ (hen/COPD). Nhưng tần suất bệnh nhân tự
trả lời là thấp (60‐65%) so với việc tất cả bệnh
nhân có thể chọn đến 3 lựa chọn trả lời theo
hướng dẫn của bảng câu hỏi. Hiếm bệnh nhân
(<5%) kể hơn một mô tả. Các kiểu mô tả riêng
này thường đơn giản hơn là các kiểu mô tả theo
bảng câu hỏi: chỉ gồm 6 cách trả lời thay vì 15.
Tuy nhiên, không thể nói kết quả này không
chính xác. Một trong các kiểu mô tả khó thở rất
thường gặp ở phòng khám Thở lấy hơi lên không
do bệnh tim phổi thực thể cũng không gặp trong
các lựa chọn này. Rõ ràng là các bệnh nhân
người Việt đến vì khó thở cấp có các lựa chọn
mô tả khó thở riêng tương tự Han(4). Sự khác biệt
về số lượng các trả lời khi so sánh giữa bảng câu
hỏi và việc bn tự trả lời có thể thể hiện là các
bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi cần phải tìm
từ để mô tả cảm giác khó thở hoặc do đặc điểm
văn hóa người Việt khác người da trắng(4,11,12,3).
Chúng tôi chưa có điều kiện so sánh trình độ
học vấn của các bn chúng tôi với các nghiên cứu
khác trong y văn biết rằng điều này cũng có thể
có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả(4,11,12,3).
Mặc dầu có đến 47 bệnh nhân được chẩn
đoán hen/COPD không bệnh nhân nào tự mô tả
khó thở ra! Điều này rất khác biệt với kỳ vọng
của nhà nghiên cứu. Trong khi nếu dựa vào
bảng câu hỏi, có đến 25% bn hen/COPD lựa
chọn Không khí không ra được hết. Điều này thể
hiện giá trị quan trọng của bảng câu hỏi. Có thể
bảng câu hỏi giúp nhắc bệnh nhân một lựa chọn
trả lời thực tế mà các kinh nghiệm hoặc các từ
mô tả thông dụng ít được đề cập đến(4,11). Thở
không thông thường gặp hơn một cách có ý nghĩa
ở bn suy tim và Không có không khí thường gặp
hơn có ý nghĩa ở bn hen/COPD. Kết quả này
không được lặp lại và khó so sánh với bảng câu
hỏi được phiên dịch tương tự Teixeira (11,12).
Chúng tôi đã thử tìm hiểu liệu một trong hai
cách trả lời trên có cách nào trùng khớp hoàn
toàn một trong các cách trả lời của bảng câu hỏi
nhưng không thấy. Chúng tôi cho rằng cần tìm
thêm mối tương quan giữa hai cách trả lời này
với các câu trả lời được phiên dịch ở nhóm bệnh
nhân lớn hơn. Việc hầu hết các lựa chọn trả lời
của các bảng câu hỏi không có tính phân biệt hai
loại chẩn đoán trong khi y văn có gợi ý hoặc sự
khác biệt về văn hóa, hoặc việc phiên dịch bảng
câu hỏi còn khiếm khuyết(11,12). Một hạn chế khác
là đề tài chỉ dừng laị mô tả và so sánh riêng từng
kiểu mô tả khó thở của Simon và cộng sự(9,10),
chưa có mô tả thống kê cụm như các nghiên cứu
trên thế giới(3,8,6). Vì vậy, nếu tiến hành nghiên
cứu ở cỡ mẫu lớn hơn, chọn toàn bộ bệnh nhân
khó thở cấp vào nghiên cứu và phân tích cụm có
thể sẽ giải quyết được các mâu thuẫn chưa giải
quyết được trong nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen
là các bệnh gây khó thở cấp thường gặp nhất.
Tiếp cận khó thở qua một bảng câu hỏi với các
kiểu mô tả sẵn có là khả thi và cần thiết. Kiểu mô
tả Không khí không ra được hết ở nhóm bệnh nhân
hen/COPD cao hơn nhóm suy tim và sự khác
biệt có ý nghĩa. Kết quả này chỉ phát hiện được
nhờ bảng câu hỏi mà không phát hiện được khi
yêu cầu bệnh nhân tự mô tả cảm giác khó thở.
Một khi bệnh nhân mô tả khó thở theo kiểu
Không khí không ra được hết thì chẩn đoán phần
nhiều là bệnh lý tắc nghẽn đường thở ra mà
không phải là suy tim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. de Souza AC, RN, MSN et al, Descriptors of dyspnea by
patients with chronic obstructive pulmonary disease versus
congestive heart failure, Heart&lung 2004:33:102‐10
2. Caroci A, lareau S. Descriptors of dyspneaby patients with
chronic obstructive pulmonary disease versus congestive
heart failure. Heart Lung 2004; 33(2):102‐10
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 42
3. Elliot MW, Adams L, Cockcroft A, et al. The language
ofbreathlessness: use of verbal descriptors by patients
withcardiopulmonary disease. Am Rev Respir Dis 1991;
144:826 –832
4. Han J, Zhu Y, Li S, Chen X, Put C, Van de Woestijne KP, Van
den Bergh O. Respiratory complaints in Chinese: cultural and
diagnostic specificities. Chest. 2005 Jun;127(6):1942‐51.
5. Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan. Khảo sát một số đặc
điểm hen suyễn dạng khó thở tại Bệnh viện Đại học Y‐ Dược
Thành phố Hồ Chí Minh. Y học TP.HCM 2007; Tập 11 ( Phụ
bản của Số 1: Chuyên đề Nội khoa) tr. 198‐202
6. Mahler DA, Harver A, Lentine T, et al. Descriptors of
breathlessness in cardiorespiratory diseases. Am J Respir
CritCare Med 1996; 154:1357–1363
7. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Lê Thị Tuyết Lan (2005), ʺKhảo
sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và FEV1 với chất
lượng cuộc sống ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhʺ.
Y học TP.HCM 2005; Tập 9 ( Phụ bản của Số 1: Chuyên đề Nội
khoa) tr. 11‐15
8. Scano G, Stendaridi, Grazzini M. Understandig dyspnea by
its language. Eur Respir J. 2005;25:380‐85
9. Simon PM, Schwartzstein RM, Weiss JW, et al.
Distinguishable sensations of breathlessness induced in
normal volunteers, AmRev Respir Dis. 1989:140:1021‐27
10. Simon PM, Schwartzstein RM, Weiss JW, et al.
Distinguishable types of dyspnea in patients with shortness of
breath. AmRev Respir Dis 1990; 142:1009 –1014
11. Teixeira CA, Rodrigues Júnior AL, Straccia LC, Vianna Edos
S, Silva GA, Martinez JA. Dyspnea descriptors translated
from English to Portuguese: application in obese patients and
in patients with cardiorespiratory diseases.
J Bras Pneumol. 2011 Jul‐Aug;37(4):455‐63.
12. Teixeira CA, Rodrigues Júnior AL, Straccia LC, Vianna Edos
S, Silva GA, Martinez JA. Dyspnea descriptors developed in
Brazil: application in obese patients and in patients with
cardiorespiratory diseases. J Bras Pneumol. 2011 Jul‐
Aug;37(4):446‐54.
13. Trần Ngọc Thái Hòa, Trần Văn Ngọc. Vai Trò Nt‐PROBNP
(N‐Terminal Pro B Type Natriuretic Peptide) trong chẩn đoán
khó thở cấp. Y Học TP Hồ Chí Minh 2011;15(phụ bản số 1,
chuyên đề hội nghị khoa học ĐHYD):324‐330
14. Vũ Trần Thiên Quân, Nguyễn Thị Lệ, Lê Thị Tuyết Lan.
Nguyên nhân khó thở ngoài hen và COPD đến khám tại
trung Tâm Chăm Sóc Hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược. Y
Học TP. Hồ Chí Minh 2012; Tập 16 ( Phụ bản của Số 1:
Chuyên đề Nội khoa) tr. 71‐75
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_4824.pdf