Mở đầu: Cho đến nay, khả năng đột biến của siêu vi HIV‐1 tạo nên sự đa dạng sinh học nhằm tránh thoát
hệ miễn dịch của ký chủ và đề kháng lại các thuốc kháng siêu vi vẫn là một thách thức trong việc điều trị căn
bệnh thế kỷ này. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự phân bố khác nhau theo địa lý của khoảng 11 thứ týp và
khoảng 48 thể‐tái‐tổ‐hợp(CRF) của HIV‐1 khắp thế giới, và có sự khác biệt đáng kể về khả năng lây truyền cũng
như diễn tiến bệnh. Tại Việt Nam vẫn còn ít số liệu công bố trong lĩnh vực này.
Mục tiêu: Xác định thứ týp HIV‐1 đang lưu hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 2010‐
2011.
Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả, tiền cứu, thực hiện tại Bệnh Viện Bệnh
Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 1/2010 đến 12/2011. Cỡ mẫu: 200. Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh được chẩn
đoán xác định nhiễm HIV‐1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009 (3), chưa từng được điều trị thuốc
kháng siêu vi. Tiến hành ly trích RNA từ huyết tương, tổng hợp cDNA, khuếch đại và giải trình tự nucleotid
vùng gen envelop. Sau đó, dùng phần mềm Mega 5.05 phân tích trình tự và xây dựng cây quan hệ tiến hóa.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát các thứ‐týp (subtype) trên bệnh nhân nhiễm hiv tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 378
KHẢO SÁT CÁC THỨ‐TÝP (SUBTYPE)
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Minh Tuấn*,**, Nguyễn Kim Huyền*, Phạm Hùng Vân**, Nguyễn Thanh Bảo**
TÓM TẮT
Mở đầu: Cho đến nay, khả năng đột biến của siêu vi HIV‐1 tạo nên sự đa dạng sinh học nhằm tránh thoát
hệ miễn dịch của ký chủ và đề kháng lại các thuốc kháng siêu vi vẫn là một thách thức trong việc điều trị căn
bệnh thế kỷ này. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự phân bố khác nhau theo địa lý của khoảng 11 thứ týp và
khoảng 48 thể‐tái‐tổ‐hợp(CRF) của HIV‐1 khắp thế giới, và có sự khác biệt đáng kể về khả năng lây truyền cũng
như diễn tiến bệnh. Tại Việt Nam vẫn còn ít số liệu công bố trong lĩnh vực này.
Mục tiêu: Xác định thứ týp HIV‐1 đang lưu hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 2010‐
2011.
Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả, tiền cứu, thực hiện tại Bệnh Viện Bệnh
Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 1/2010 đến 12/2011. Cỡ mẫu: 200. Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh được chẩn
đoán xác định nhiễm HIV‐1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009 (3), chưa từng được điều trị thuốc
kháng siêu vi. Tiến hành ly trích RNA từ huyết tương, tổng hợp cDNA, khuếch đại và giải trình tự nucleotid
vùng gen envelop. Sau đó, dùng phần mềm Mega 5.05 phân tích trình tự và xây dựng cây quan hệ tiến hóa.
Kết quả: Trong 200 mẫu, có 185 mẫu (chiếm 92,5%) đã thành công trong việc khuếch đại, giải trình tự. Kết
quả cụ thể cho thấy: 175 mẫu (chiếm 94,59%) thuộc thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE; 5 mẫu (chiếm 2,7%) thuộc thứ
týp B; và 3 mẫu (chiếm 1,6%) thuộc thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE_B.
Kết luận: Nghiên cứu đã góp phần khẳng định thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE của siêu vi HIV‐1 lưu hành chủ
yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó vẫn có sự lưu hành của thứ týp B và đã bắt đầu có sự xuất hiện của
thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE_B.
Từ khóa: HIV‐1, thứ týp, CRF01_AE
ABSTRACT
HIV‐1 SUBTYPE DIVERSITY IN NAÏVE PATIENT IN HO CHI MINH CITY
Huynh Minh Tuan, Nguyen Kim Huyen, Pham Hung Van, Nguyen Thanh Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 378 ‐ 383
Background: To date, the diversity of HIV‐1 mutations for avoiding host immune system and resisting
against antiviral drugs remains the giant challenge to human being for successful treatment in this century.
Many studies show different geographic distributions of about 11 subtypes and 48 circulating recombinant forms
(CRFs) of HIV‐1, and big differences of transmission ability as well as disease progression. There is not much
data of this issue in Vietnam.
Objective: Determine the subtype of HIV‐1 inHo Chi Minh City during 2010‐2011.
Methods: This study was designed descriptively and prospectively, performed at HCMC Hospital for
Tropical Diseases from 1/2010 to 12/2011. Sample size: 200. Criteria for screening: naïve patients were diagnosed
with HIV infection following Vietnam Ministry of Health 2009 Guidelines for diagnosing and treatment
HIV/AIDS(3). Total whole blood samples were extracted RNA from plasma, synthesized cDNA, amplified and
*Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM
** Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Minh Tuấn ĐT: 0909349918 Email: huynhtuan@yds.edu.vn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 379
sequenced envelop gene. Then, we used software Mega 5.05 to analyze sequences and build phylogenetic tree.
Results: Among 200 collected samples, the results show that 185 (92.5%) samples were amplified and
sequenced sucessfully. There are 175 individuals (94.59%) belong to CRF01_AE; 5 individuals (2.7%) belong to
subtype B; and 3 individuals (1.6%) belong to CRF01_AE_B.
Conclusion: Our study shows the major subtype in HCMC is CRF01_AE. Moreover, there is also subtype
B and CRF01_AE_B.
Keywords: HIV‐1, subtype, CRF01_AE
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã hơn 30 năm kể từ ngày hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải (AIDS = Acquired
Immunodeficiency Syndrome) được mô tả trên
y văn, và cũng gần bằng ngần ấy thời gian tác
nhân gây bệnh được xác định là siêu vi HIV
(Human Immunodeficiency Virus), con người
vẫn chưa có được một loại thuốc nào có thể điều
trị tận gốc căn bệnh thế kỷ này. Lý do lớn nhất
có lẽ là do siêu vi HIV sở hữu nhiều cơ chế bảo
vệ khả năng tấn công vào và tồn tại được bên
trong tế bào ký chủ, và khả năng tránh thoát hệ
miễn dịch cũng như là các loại thuốc kháng siêu
vi. Cơ chế được nhắc đến nhiều nhất và cũng
được ghi nhận là thách thức lớn nhất cho con
người trong việc chế tạo thuốc điều trị là khả
năng đột biến di truyền của siêu vi, tạo nên một
quần thể đa dạng bên trong một người bệnh
nhiễm HIV‐1, và do vậy có thể đáp ứng được,
tồn tại được trước sự tấn công của hệ miễn dịch
ký chủ và các thuốc kháng siêu vi.
Siêu vi HIV‐1 gây nhiễm bệnh ở người được
phân thành 3 nhóm: M (Major), O (Outlier), và
N (nonmajor, nonoutlier). Trong nhóm M, siêu
vi được phân chia thành các thứ týp (subtype)
được định danh bằng các chữ cái; và dưới‐thứ‐
týp (sub‐subtype) được định danh bằng các số.
Cho đến hiện nay đã xác định được A1, A2, A3,
A4, B, C, D, F1, F2, G, H, J, K. Khác biệt di truyền
giữa các cá thể siêu vi cùng một thứ týp khoảng
15‐20%, khác thứ týp có thể lên đến 25‐30%(7).
Ngoài ra, hiện tượng tái tổ hợp giữa các cá thể
siêu vi khác thứ týp trong cùng một cơ thể người
bệnh tạo ra một biến thể siêu vi mới cũng có khả
năng lây truyền từ người sang người và gây
bệnh, gọi là thể‐tái‐tổ‐hợp (CRF = Circulating
Recombinant Form), ví dụ thể‐tái‐tổ‐hợp
CRF01_AE được ghi nhận lưu hành ở Thái Lan
từ năm 1998(6).
Thứ týp khác nhau đã được ghi nhận có liên
quan mật thiết đến quá trình lây lan và diễn tiến
bệnh, ví dụ siêu vi R5 (sử dụng đồng thụ thể
CCR5) có khả năng lây lan mạnh, trong khi siêu
vi X4 (sử dụng đồng thụ thể CXCR4) lại thường
gắn với diễn tiến bệnh nhanh và nặng(8), hầu hết
các siêu vi thuộc các thứ týp khác nhau sử dụng
hai đồng thụ thể nói trên, riêng thứ týp D có ái
tính với cả hai, trong thứ týp C, quần thể siêu vi
X4 thấp hơp nếu so với thứ týp B(5). Một nghiên
cứu cho thấy khả năng lây truyền mẹ‐con ở thứ
týp C cũng mạnh hơn so với thứ týp B(15), và
tương tự như vậy đối với khả năng lây truyền
qua đường tình dục khác giới giữa C với A và
D(10). Một nghiên cứu ở Thái Lan cũng cho thấy
khả năng lây truyền mạnh mẽ của thể
CRF01_AE so với thứ týp B(9).
Đối với diễn tiến bệnh, từ rất sớm vào
những năm 90 của thế kỷ trước, nghiên cứu của
Kanki(11) đã cho thấy diễn tiến bệnh rất nhanh ở
những phụ nữ nhiễm thứ týp C, D, G nếu so với
A. Một nghiên cứu khác trên đoàn thể khoảng
1000 người Thái nhiễm thể CRF01_AE cho thấy
thời gian sống còn trung bình ngắn hơn so với
đoàn thể người phương Tây nhiễm HIV(14). Một
nghiên cứu khác trên người bệnh Uganda cũng
cho thấy diễn tiến bệnh nhanh hơn, tỷ lệ tử vong
cao hơn đối với thứ týp D so với A(13). Và gần
đây, kết quả một nghiên cứu trên người bệnh
Kenya cũng cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn, số
lượng tế bào CD4 sụt giảm nhanh hơn ở những
người bệnh nhiễm thứ týp D so với A và C(1).
Một trong những yếu tố chủ chốt tạo nên
tính đa dạng sinh học của siêu vi HIV‐1 nằm ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 380
chỗ men sao chép ngược (RT=Reverse
Transcriptase) của siêu vi thiếu khả năng sửa sai
(proofreading) trong quá trình sao chép, dẫn
đến một tỷ lệ đột biến rất cao (3,4x10‐5 mỗi cặp
nucleotide mỗi chu kỳ sao chép). Nếu ước lượng
chiều dài toàn bộ chuỗi RNA của siêu vi HIV‐1
là 10.000 nucleotide, tốc độ sao chép khoảng 10
tỷ virion một ngày, thì cứ mỗi ngày trôi qua sẽ
có hàng triệu biến thể siêu vi mới được tạo ra
bên trong cơ thể một người bệnh(2).
Theo các nghiên cứu đã công bố(6,14), phân bố
thứ týp của siêu vi HIV‐1 như sau:
Thứ týp Vùng lưu hành
A Kenya
B Bắc Mỹ, Trung Mỹ, phía bờ tây Nam Mỹ, Tây Âu, Úc Châu
C Ấn Độ, Châu Phi (các nước vùng sừng châu Phi và Đông, Nam Phi)
D Châu Phi (Sudan, Uganda)
B và CRF01_AE Đông Nam Châu Á
CRF02_AG và các thể-
tái-tổ-hợp khác
Châu Phi (vùng Địa Trung Hải như
Ai Cập, Algieri, Libya)
A, B, và các thể tái-tổ-
hợp giữa A và B Nga, Đông Âu
B và các thể tái-tổ-hợp
giữa B và F
Nam Mỹ (Brasil, Argentina,
Bolivia)
B, C, và các thể tái-tổ-
hợp giữa B và C Trung Quốc và các nước Trung Á
F, G, H, J, K, CRF01 và
các thể-tái-tổ-hợp khác
Châu Phi (Congo, Angola,
Gabon)
Tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu về vấn đề
này còn tương đối ít, một số nghiên cứu của
các tác giả đi trước vào các năm 2004(12), 2010(16)
và 2012(4) cho kết quả thứ týp lưu hành ở các
vùng khảo sát thuộc miền Bắc Việt Nam là
CRF01_AE và E (là danh pháp cũ của
CRF01_AE). Còn ở miền Nam thì một vài
nghiên cứu cũng cho thấy thứ thể‐tái‐tổ‐hợp
CRF01_AE lưu hành chủ yếu(17,18,). Do vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục
đích khảo sát các thứ týp lưu hành chủ yếu ở
miền Nam, thông qua những người bệnh đến
khám và điều trị tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới
TP. Hồ Chí Minh, là tuyến điều trị cao nhất
bệnh nhiễm HIV/AIDS tại miền Nam.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thiết kế theo phương
pháp mô tả, tiền cứu, thực hiện tại Bệnh Viện
Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 1/2010
đến 12/2011.
Đối tượng
Tổng cộng nhóm nghiên cứu chúng tôi đã
thu thập được 200 mẫu máu toàn phần người
bệnh HIV‐1 đến khám và điều trị tại phòng
khám ngoại trú của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
TP.HCM. Mẫu được lấy theo phương pháp
ngẫu nhiên liên tục cho đến khi kết thúc. Tiêu
chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu là người bệnh
được chẩn đoán xác định nhiễm HIV‐1 theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009(3), chưa được
điều trị thuốc kháng siêu vi trước đó, trưởng
thành (≥ 18 tuổi tính đến thời điểm tham gia
nghiên cứu) và đồng ý tham gia nghiên cứu;
không phân biệt tuổi, giới, tiền sử lây truyền, và
giai đoạn tiến triển của bệnh.
Ly trích huyết tương
Mẫu máu toàn phần (8‐10ml) được cho vào
ống chống đông EDTAK3 (Nam Khoa Biotek,
HCMC, Vietnam), được vận chuyển từ Bệnh
Viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh về Đại
Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong thùng xốp
kín có đá khô không quá hai (02) giờ kể từ khi
lấy mẫu, và được ly tách huyết tương ngay.
Mẫu máu được ly tách huyết tương bằng
phương pháp ly tâm với tốc độ 5000vòng/phút,
trong 10 phút ở nhịêt độ 4oC. Huyết tương ly
tách được khoảng 3‐4ml, được aliquot vào các
ống Effpendof 1,5ml và lưu ở ‐70°C đến khi thực
hiện bước tiếp theo.
Ly trích RNA siêu vi HIV‐1
Rã đông tự nhiên huyết tương đã lưu ở trên,
ly trích RNA bằng cách sử dụng 150µl huyết
tương và bộ kit RNAPrep (Nam Khoa Biotek,
HCMC, Vietnam). Nguyên tắc của bộ kit này là
sử dụng hợp chất phenol‐chloroform làm biến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 381
tính protein và dùng ethanol để làm tủa RNA
của siêu vi HIV‐1.
Tổng hợp cDNA từ RNA được ly trích ở trên
Sản phẩm RNA ly trích ở bước trên được sử
dụng để tổng hợp thành cDNA bằng bộ kit cDNA
Synthesis (Nam Khoa Biotek, HCMC, Vietnam).
Chu kỳ nhiệt được sử dụng là: 25oC trong 5 phút,
42oC trong 30 phút, 85oC trong 5 phút.
Khuếch đại vùng gen env của HIV‐1 bằng
phương pháp “nested” PCR và tinh sạch
sản phẩm sau khuếch đại
Sử dụng “Mồi ngoài” gồm:
Env 31: 5’‐CAGTACAATGTACACATGG‐3’
(6955 to 6973)
Env 8: 5’‐ATGGGAGGGGCATACATTG‐3’
(7522 to 7540)
(ANRS công bố năm 2008)
Với chu kỳ nhiệt: 95 oC trong 5 phút; 40
chu kỳ gồm 94 oC trong 30 giây, 50 oC trong 30
giây và 72 oC trong 1 phút; sau cùng là 72 oC
trong 10 phút
Sử dụng “Mồi trong” gồm: (đoạn khuếch đại
có kích thước 374bp)
Env 7: 5’‐AATGGCAGTCTAGCAGAAG‐3’
(7008 to 7026)
ED33: 5’‐TTACAGTAGAAAAATTCCCCTC‐
3’ (7360 to 7381)
(ANRS công bố năm 2008)
Với chu kỳ nhiệt: 95 oC trong 5 phút; 40
chu kỳ gồm 94 oC trong 30 giây, 55 oC trong 30
giây và 72 oC trong 40 giây; sau cùng là 72 oC
trong 5 phút
Khi đã thực hiện khuếch đại vùng gen env,
chúng tôi cho sản phẩm PCR chạy điện di trên
gel agarose 2% nhuộm ethidium bromide để xác
định sản phẩm chính là gen env (dựa vào kích
thước đoạn khuếch đại).
Tinh sạch toàn bộ sản phẩm PCR bằng bộ kit
Purification (Qiagen, Hilden, Germany).
Giải trình tự gen env
Sản phẩm từ bước tinh sạch ở trên sẽ được
thực hiện giải trình tự cả 2 mạch bằng bộ kit
BigDye Terminator Cycle Sequencing v3.1
(Applied Biosystems, Foster CA, USA) với mồi
“xuôi” và “ngược” là Env7 và ED33, sau khi tất
cả sản phẩm PCR được đánh dấu huỳnh quang,
sẽ được “cô đặc” lại và huyền phù trong 20µl
formamid để được phân tích trình tự nucleotide
bằng máy giải trình tự tự động ABI Prism 3130xl
(Applied Biosystems, Foster CA, USA).
Tinh sạch trình tự và phân tích cây quan hệ
tiến hóa
Trình tự nucleotide “thô” sau khi giải sẽ
được “tinh sạch” bằng phần mềm Mega 5.05.
Chúng tôi xây dựng bộ chủng tham khảo và so
sánh chúng với trình tự nucleotide các mẫu
tham khảo bằng chức năng BLAST của cả 2
chương trình Stanford Sequence Analysis
( và NCBI HIV
Subtyping Tool (
Kết quả của việc so sánh này là xây dựng được
cây quan hệ tiến hóa của các mẫu trong nghiên
cứu dựa theo cách tính toán của phương pháp
neighbour‐joining.
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
Trong 200 mẫu bệnh phẩm thu thập được,
nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thành công trong
việc khuếch đại, giải và phân tích trình tự của
183 mẫu (chiếm 91,5%).
Kết quả phân tích cụ thể cho thấy: 173 mẫu
(chiếm 94,53%) thuộc thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE;
7 mẫu (chiếm 3,83%) thuộc thứ týp B; và 3 mẫu
(chiếm 1,64%) thuộc thể‐tái‐tổ‐hợp
CRF01_AE_B. Như vậy, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi một mặt khẳng định thêm vào kiến
thức về dịch tễ học phân tử của HIV‐1 tại Việt
Nam là thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE chủ yếu lưu
hành ở nước ta; một mặt cho thấy đã bắt đầu
xuất hiện ngày càng nhiều hơn các thứ týp khác
và cả các thể‐tái‐tổ‐hợp CRF khác (khi so sánh
với các tác giả khác hoàn toàn chỉ phát hiện thể‐
tái‐tổ‐hợp CRF01_AE)(4,12,16,17,18). Ví dụ nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 382
năm 2004 của tác giả Kayoko Kato và các cộng
sự thực hiện trên những người nghiện chích ma
túy ở miền Bắc Việt Nam cho kết quả rằng
chủng HIV thứ týp E (là danh pháp cũ của thể‐
tái‐tổ‐hợp CRF01_AE) là nổi trội ở khu vực này.
Tạp chí AIDS Research and Human Retroviruses
vào năm 2012 công bố một nghiên cứu của tác
giả Rozina Caridha và cộng sự cho thấy 100%
các mẫu thu thập được trên đối tượng phụ nữ
mang thai nhiễm HIV từ 2005‐2007 ở Hà Nội,
Hải Phòng đều thuộc thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE.
Trong năm 2010, Tạ Thị Thu Hồng và cộng sự ở
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã khảo sát đột
biến kháng thuốc trên đối tượng nhiễm HIV
chưa điều trị tại các tỉnh/thành Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ, công bố
100% các mẫu nghiên cứu thuộc chủng
CRF01_AE(16).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với các kiến thức từ y văn thế giới cho thấy
thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE lưu hành chủ yếu ở
vùng Đông Nam Á(6,7,14).
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã xác định có ít
nhất 3 mẫu thuộc thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE_B,
theo quy ước của thế giới thì kết luận đây là thể
CRF chứ không phải là URF (Unique
Recombinant Form).
Cây quan hệ tiến hóa giữa các thứ týp HIV‐1
dựa trên trình tự gen env:
H
D
R
_2
46
H
D
R
_2
47
H
D
R
_2
44
H
D
R
_2
41
H
D
R
_2
43
H
D
R
_1
85
H
D
R
_2
49
H
D
R
_2
32
H
D
R
_2
35
07
C
N
.H
N
07
4_
C
R
F0
1_
AE
97
TH
6-
10
7
C
R
F0
1
AE
H
D
R
_1
37
FJ
05
3
C
R
F0
1
AE
H
DR
_0
10
HD
R
_1
15
M
ER
LB
DT
RC
2
CR
F0
1
AE
HD
R_
14
5
HD
R_
03
4
HD
R_
14
7
HD
R_
13
8
HD
R_
14
3
HD
R_
13
4
HD
R_
13
9
HD
R_
14
0
HD
R_
00
7
HD
R_
11
0
HD
R_
11
9
HD
R_
12
0
HD
R_
00
4
HD
R_
02
7
HD
R_
03
1
HD
R_
09
7
HD
R_
113
HD
R_
144
97V
NH
CM
309
CR
F01
AE
97V
NH
CM
306
CR
F01
AE
HD
R_1
18
HDR
_05
5
HDR
_00
3
HDR
_00
2
HDR
_094
HDR
_100
HDR
_116
HDR_
101
HDR_
087
HDR_1
12
HDR_0
44
HDR_05
6
HDR_103
HDR_146
HDR_230
HDR_141
HDR_080
HDR_107
HDR_148HDR_184HDR_233HDR_012HDR_063HDR_098HDR_038HDR_049HDR_047HDR_057HDR_058HDR_016
HDR_001
HDR_017
HDR_064
HDR_099
HDR_005
HDR_022
HDR_073
HDR_075
HDR_083
HDR_076
HDR_062
HDR_074
HDR_082
JQ403102.1_B
JN860769.1_B
AY781127.1_B
AY586543.2_B
FJ496184.1_B
EU786678.1_B
HDR_091
HDR_092
05TH852327_CRF01AE_B
HDR_096
HDR_193
HDR_195
HD
R_
05
2
H
DR
_1
21
H
DR
_1
22
H
D
R
_0
11
H
D
R
_0
89
H
D
R
_1
81
H
D
R
_0
08
H
D
R
_1
23
H
D
R
_0
37
H
D
R
_1
42
H
D
R
_1
33
H
D
R
_2
34
H
D
R
_1
09
H
D
R
_0
19
H
D
R
_0
13
H
D
R
_0
4 8
H
D
R
_0
43
H
D
R
_0
66
H
D
R
_0
42
H
D
R
_0
93
H
D
R
_1
24
H
D
R
_2
38
H
D
R
_2
48
H
D
R
_0
46
H
D
R
_0
41
H
D
R
_0
72
H
D
R
_0
81
H
DR
_0
53
H
DR
_0
59
H
DR
_1
83
HD
R_
23
6
HD
R_
01
5
HD
R_
06
5
HD
R_
06
9
HD
R_
24
2
98
VN
ND
17
C
RF
01
A
E
98
VN
BG
4
CR
F0
1
AE
HD
R_
08
8
EU
54
71
86
.1_
B
HD
R_
13
2
HD
R_
03
9
HD
R_
12
7
HD
R_
02
9
HD
R_
06
1
HD
R_
06
0
05
GX
03
4 C
RF
01
AE
HD
R_
23
1
HD
R_
186
HD
R_
200
HD
R_
202
HD
R_2
29
HD
R_0
06
HDR
_10
2
HDR
_05
1
HDR
_04
5
HDR
_111HDR
_070HDR
_105HDR
_108HDR
_090HDR
_199HDR
_192HDR
_117HDR
_187HD
R_194
HDR_196
HDR_197
HDR_125
HDR_136
HDR_050
HDR_106
HDR_009
HXB2_env
HDR_014
HDR_095
HDR_104
HDR_067
HDR_114
HDR_130
HDR_131
HDR_171
HDR_128
HDR_129
HDR_154
HDR_174
HDR_175
HDR_176
HDR_157
HDR_156
HDR_190
HDR_191
HDR_166
HDR_153
HDR_149
HDR_161
HDR_178
HDR_180
HDR_158
HDR_159
HDR_170
HDR_167
HDR_172
HDR_163
HDR_162
HDR_165
HDR_177
HDR
_173
H
DR
_188
H
DR
_150
H
D
R
_155 0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 383
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng
định thể‐tái‐tổ‐hợp CRF01_AE của siêu vi HIV‐1
lưu hành chủ yếu ở các tỉnh thành phía nam của
Việt Nam gồm cả TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn có sự lưu hành của thứ týp B và
đã bắt đầu có sự xuất hiện của thể‐tái‐tổ‐hợp
CRF01_AE_B.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baeten JM, Chohan B, Lavreys L, et al (2007). HIV‐1 subtype
D infection is associated with faster disease progression than
subtype A in spite of similar plasma HIV‐1 loads. J Infect Dis,
195:1177‐1180.
2. Blackard JT, Cohen DE, Mayer KH (2002). Human
immunodeficiency virus superinfection and recombination:
current state of knowledge and potential clinical
consequences. Clin Infect Dis, 34:1108‐1114.
3. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm
HIV/AIDS (Ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ‐BYT
ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), 8‐9. Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
4. Caridha R, Ha TT, Gaseitsiwe S, Hung PV, Anh NM, Bao
NH, Khang DD, Hien NT, Cam PD, Chiodi F, Ehrnst A
(2012). Short communication: Phylogenetic Characterization
of HIV Type 1 CRF01_AE V3 Envelope Sequences in
Pregnent Women in Northern Vietnam. Journal of AIDS
Research and Human Retroviruses, 28:852‐856.
5. Cilliers T, Nhlapo J, Coetzer M, et al (2003). The CCR5 and
CXCR4 coreceptors are both used by human
immunodeficiency virus type 1 primary isolates from subtype
C. J Virol, 77:4449‐4456.
6. Costello C, Nelson KE, Suriyanon V, et al (2005). HIV‐1
subtype E progression among northern Thai couples:
traditional and non‐traditional predictors of survival. Int J
Epidemiol, 34:577‐584.
7. Hemelaar J, Gouws E, Ghys PD, Osmanov S (2006). Global
and regional distribution of HIV‐1 genetic subtypes and
recombinants in 2004. AIDS, 20:W13‐W23.
8. Huang W, Eshleman SH, Toma J, et al (2007). Coreceptor
tropism in human immunodeficiency virus type 1 subtype D:
high prevalence of CXCR4 tropism and heterogeneous
composition of viral populations. J Virol, 81:7885‐7893.
9. Hudgens MG, Longini IM Jr, Vanichseni S, et al (2002).
Subtype‐specific transmission probabilities for human
immunodeficiency virus type 1 among injecting drug users in
Bangkok, Thailand. Am J Epidemiol, 155:159‐168.
10. John‐Stewart GC, Nduati RW, Rousseau CM, et al (2005).
Subtype C is associated with increased vaginal shedding of
HIV‐1. J Infect Dis, 192:492‐496.
11. Kanki PJ, Hamel DJ, Sankale JL, et al (1999). Human
immunodeficiency virus type 1 subtypes differ in disease
progression. J Infect Dis, 179:68‐73.
12. Kato K, Shiino T, Kusagawa S, Sato H, Nohtomi
K, Shibamura K, Nguyen TH, Pham KC, Truong XL, Mai
HA, Hoang TL, et al (2004). Genetic Similarity of HIV Type 1
Subtype E in a Recent Outbreak among Infecting Drug Users
in Northern Vietnam to Strains in Guangxi Province of
Southern China. Journal of AIDS Research and Human
Retroviruses, 15:1157‐1168.
13. Kiwanuka N, Laeyendecker O, Robb M, et al (2008). Effect of
human immunodeficiency virus type 1 (HIV‐1) subtype on
disease progression in persons from Rakai, Uganda, wtih
incident HIV‐1 infection. J Infect Dis, 197:707‐713.
14. McCutchan FE, Hegerich PA, Brennan TP, et al (1992).
Genetic variants of HIV‐1 in Thailand. AIDS Res Hum
Retroviruses, 8:1887‐1895.
15. Renjifo B, Gilbert P, Chaplin B, et al (2004). Preferential in‐
utero transmission of HIV‐1 subtype C as compared to HIV‐1
subtype A or D. AIDS, 18:1629‐1636.
16. Tạ Thị Thu Hồng và cộng sự (2010). Khảo sát đột biến kháng
thuốc trên đối tượng nhiễm HIV chưa điều trị tại Việt
Nam.Tạp chí Y học dự phòng, 20: 65‐69.
17. Trần Chí Thành, Trương Xuân Liên(2005). Xác định thứ týp
HIV‐1 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học dự phòng,
15:75‐80.
18. Trương Xuân Liên và cộng sự (2010). HIV kháng thuốc trên
bệnh nhân nhiễm HIV tại Tp.HCM. Báo cáo tại Hội nghị quốc
gia phòng chống HIV/AIDS lần thứ IV 2010.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 378_5022.pdf