Nấm mèo là loại nguyên liệu giàu giá trị dinh dưỡng như xơ hòa tan, protein, khoáng chất, ít chất
béo. Polysaccharide trong nấm mèo là thành phần có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng
ung thư, điều hòa tim mạch, chống lão hóa. Trong nghiên cứu này nấm mèo được phá vỡthành
tế bào bằng sóng siêu âm và xử lý enzyme Pectinase nhằm tăng cường khả năng trích ly các chất
dinh dưỡng ra bên ngoài. Kết quả cho thấy, phương pháp trích ly bằng dung môi nước được hỗ
trợ bởi enzyme Pectinase ở nồng độ 2.0% (v/w) trong thời gian 90 phút đạt hiệu suất trích ly
12.16%. Phương pháp trích ly được hỗ trợ bằng sóng siêu âm đạt hiệu suất 17.35%, với điều kiện
công suất siêu âm là 300W, trong thời gian 25 phút.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khảo sát các phương pháp trích ly dưỡng chất từ nấm mèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
170
KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY DƯỠNG CHẤT
TỪ NẤM MÈO
*Phạm Thị Mộng Trinh; Trần Thị Minh Hà
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Email: *phamtrinh.ft@gmail.com
TÓM TẮT
Nấm mèo là loại nguyên liệu giàu giá trị dinh dư�ng như xơ hòa tan, protein, khoáng chất, ít chất
béo. Polysaccharide trong nấm mèo là thành phần có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng
ung thư, điều hòa tim mạch, chống lão hóa.... Trong nghiên cứu này nấm mèo được phá v� thành
tế bào bằng sóng siêu âm và xử lý enzyme Pectinase nhằm tăng cường khả năng trích ly các chất
dinh dư�ng ra bên ngoài. Kết quả cho thấy, phương pháp trích ly bằng dung môi nước được hỗ
trợ bởi enzyme Pectinase ở nồng độ 2.0% (v/w) trong thời gian 90 phút đạt hiệu suất trích ly
12.16%. Phương pháp trích ly được hỗ trợ bằng sóng siêu âm đạt hiệu suất 17.35%, với điều kiện
công suất siêu âm là 300W, trong thời gian 25 phút.
Từ khóa: Nấm mèo, trích ly, siêu âm, enzyme Pectinase.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho việc trồng nấm, đặc biệt là nấm
mèo. Đây là loại nấm rất tốt cho sức khỏe, có nhiều giá trị dinh dư�ng như glucid, protid, các hợp
chất phenol, đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao. Polysaccharide của nấm mèo là thành phần có
hoạt tính sinh học cao, có tác dụng phòng chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm
stress, giảm cholesterol và chống phóng xạ. Tuy nhiên, cơ thể con người không đủ các loại
enzyme để phá v� hoàn toàn thành tế bào của nấm mèo mà chủ yếu nhờ vào tác dụng cơ học khi
nhai, nên nhiều chất dinh dư�ng chưa được thoát ra bên ngoài dẫn đến khả năng hấp thụ các chất
dinh dư�ng từ nấm mèo rất thấp. Nhằm nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dư�ng từ nấm
mèo, chúng tôi đã nghiên cứu phá v� thành tế bào, trích ly các chất dinh dư�ng ra bên ngoài và
tạo thành sản phẩm dạng trà hòa tan.
VẬT LIỆU/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Nguyên liệu nấm mèo ở dạng sấy khô với độ ẩm 9.8%, được mua tại Công ty TNHH Thế Giới
Dinh Dư�ng (Địa chỉ: số 20, đường Hồ Thị Hương, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
171
Hóa chất và thiết bị
Enzyme Pectinex Ultra SP-L, sản phẩm của công ty Novozymes, được mua tại Công ty Cổ Phần
Phát Triển Khoa Học Công Nghệ Mỹ Úc (Địa chỉ: 783/40, Cách Mạng Tháng Tám, phường 6,
quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)
Các hóa chất như acid citric, natri carbonate được mua tại Công ty TNHH Bách Khoa (Địa chỉ:
khối 6-334, Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh).
Các thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu là: máy ly tâm hiệu Hermale của Đức (tốc độ tối đa
6000 vòng/phút), máy tạo sóng siêu âm hiệu Sonics của Mỹ (tần số: 20kHz, công suất: 0 –
750W), tủ ủ ấm hiệu Incucell của Đức, máy đo pH hiệu 7110 của Đức.
Phương pháp nghiên cứu
Chuẩn bị mẫu và quy trình sản xuất
Nguyên liệu nấm mèo được loại tạp chất và nghiền khô đến kích thước 0.3mm. Chuẩn bị 5 mẫu
nguyên liệu cho mỗi thí nghiệm, với khối lượng 2g/mẫu. Sau đó, bổ sung dung môi nước với tỷ lệ
1/50 (g/ml) và tiến hành trích ly trong các điều kiện khảo sát.
Quy trình sản xuất: nấm mèo → loại tạp chất → nghiền thô 0.3 mm → trích ly → cô đặc → sấy
phun → bột nấm mèo.
Khảo sát quá trình trích ly được hỗ trợ bằng enzyme Pectinase
Mẫu nguyên liệu đã chuẩn bị, được điều chỉnh pH về 5.0 bằng acid citric và Na2CO3. Sau đó,
tiến hành khảo sát nồng độ enzyme ở các mức 0.5%, 1.0%, 1.5%, 2.0%, 2.5% trong thời gian 60
phút. Sau khi xác định được nồng độ enzyme thích hợp thì tiến hành khảo sát thời gian ủ enzyme
ở các mức 45 phút, 60 phút, 75 phút, 90 phút và 105 phút. Các mẫu được xác định hiệu suất trích
ly để xác định điều kiện xử lý enzyme đạt hiệu suất trích ly cao nhất.
Khảo sát quá trình trích ly được hỗ trợ bằng sóng siêu âm
Mẫu nguyên liệu đã chuẩn bị, được tiến hành khảo sát công suất siêu âm ở các mức 150W,
187.5W, 225.0W, 262.5W và 300W trong thời gian 15 phút. Sau khi xác định được công suất
siêu âm thích hợp thì tiến hành khảo sát thời gian siêu âm ở các mức 10 phút, 15 phút, 20 phút,
25 phút và 30 phút. Các mẫu được xác định hiệu suất trích ly để xác định điều kiện siêu âm đạt
hiệu suất trích ly cao nhất.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp xác định hiệu suất trích ly: Tiến hành cân xác định khối lượng dịch chiết. Sau đó
lấy 10g dịch chiết và thực hiện sấy đến khối lượng không đổi. Cân xác định khối lượng chất tan
sau khi sấy và tính ra phần trăm chất tan trong dịch chiết. Từ khối lượng dịch chiết và phần trăm
tỷ lệ chất tan, ta tính được hiệu suất trích ly theo công thức sau:
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
172
1
2
m
m
10H(%) 100
m (1 W)
=
−
Trong đó: m1 là khối lượng chất tan trong 10 g dịch chiết sau khi sấy khô (g), m2 là khối lượng
dịch chiết (g), m là khối lượng mẫu ban đầu (g), w là độ ẩm trong mẫu ban đầu (%).
Xử lý số liệu: Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và phương pháp kiểm định hậu tố
LSD (Least Significant difference) được sử dụng để kiểm tra sự khác nhau giữa các nghiệm thức
(α= 0,05) với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê JMP 10.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khảo sát ����nh trích ly được hỗ trợ bằng enzyme Pectinex Ultra SP-L
Ảnh hưởng của nồng độ enzyme
Hình 1: Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến hiệu suất trích ly
Ghi chú: Số liệu là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại. Các giá trị không cùng ký tự khác biệt nhau
về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến hiệu suất trích ly chất chiết từ nấm mèo được thể hiện trên
hình 1. Khi tăng nồng độ enzyme từ 0.5% (v/w) đến 2.0% (v/w) thì hiệu suất trích ly tăng dần từ
4.47% đến 10.46%. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng nồng độ lên 2.5% thì hiệu suất trích có xu
hướng giảm dần (10.09%) và không có sự khác biệt với mẫu xử lý ở nồng độ enzyme 2.0% theo
phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Điều này được giải thích như sau: thành tế bào của nấm có
khoảng 25% chất khô, trong đó có khoảng 80% chất khô là hợp chất polysaccharide, còn lại 20%
bao gồm protein, lipid, và nhiều loại muối vô cơ khác. Hợp chất polysaccharide ở các loài nấm
khác nhau thì cũng sẽ khác nhau, phần lớn là glucan, chitin, hemicellulose Những thành phần
này được kết dính lại với nhau nhờ pectin [7]. Khi sử dụng chế phẩm enzyme pectinex Utra SP-L
với thành phần chủ yếu là pectintranseliminase, polygalacturonase, pectinesterase, hemicellulase
và cellulase thì các thành phần này sẽ sử dụng các cơ chất trên thành tế bào nấm mèo như pectin
và hemicellulose,dẫn đến phá v� cấu trúc thành tế bào. Ngoài ra, enzyme Pectinex Ultra SP-L
cũng sẽ tấn công làm gãy các liên kết như liên kết ester giữa phenol và polymer trên thành tế bào
[2]; do đó làm tăng hiệu suất trích ly các chất bên trong thành tế bào ra môi trường bên ngoài.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
173
Khi tăng nồng độ enzyme lên thì sự phá hủy thành tế bào càng tăng do đó hiệu suất trích ly cũng
tăng lên đáng kể. Tuy nhiên nếu ta tăng nồng độ enzyme quá cao so với cơ chất thì sẽ xảy ra hiện
tượng ức chế ngược làm giảm hiệu suất trích ly.
Với mục tiêu tối đa hóa hiệu suất trích ly, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế thì nồng độ enzyme
2.0% được sử dụng để thực hiện thí nghiệm tiếp theo.Với điều kiện này, thì hiệu suất trích ly đạt
10.46%.
Ảnh hưởng của thời gian xử lý enzyme
Hình 2: Ảnh hưởng của thời gian xử lý enzyme đến hiệu suất trích ly
Ghi chú: Số liệu là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại. Các giá trị không cùng ký tự khác biệt nhau
về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Mức độ ảnh hưởng của thời gian xử lý enzyme đến hiệu suất trích ly được thể hiện trên hình 2
Theo đó, khi tăng thời gian trích ly thì hiệu suất trích ly cũng tăng. Ở thời gian 90 phút đạt hiệu
suất trích ly cao nhất với hiệu suất 12.16%. Tuy nhiên, vẫn không có sự khác biệt theo phân tích
thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với mẫu trích ly ở 75 phút (10.46%) và 105 phút (12.09%). Điều
này có thể giải thích như sau: quá trình hòa tan các chất trong nguyên liệu xảy ra cho đến khi đạt
sự cân bằng về nồng độ của dịch trích ly giữa các lớp bên trong và lớp bên ngoài của nguyên liệu.
Qúa trình hòa tan lúc đầu diễn ra nhanh, sau đó chậm dần và ngừng lại cho đến lúc đạt sự cân
bằng nồng độ. Có thể do ở 90 phút cũng là thời gian để nấm mèo trương nở tối đa, dẫn đến sự
tiếp xúc giữa enzyme và cơ chất là cực đại. Tiếp tục tăng thời gian trích ly thì hiệu suất gần như
không thay đổi, có thể do quá trình trích ly đã diễn ra hoàn toàn, do pectin ảnh hưởng đến độ nhớt
dung dịch hoặc hoạt tính của enzyme đã giảm dần theo thời gian trích ly nên khi tăng thời gian
hơn nữa thì hiệu suất trích ly cũng tăng không đáng kể.
Với mục tiêu tối đa hóa hiệu suất trích ly thì thời gian xử lý enzyme 90 phút được lựa chọn để
thực hiện quá trình xử lý bột nấm trước khi trích ly. Với điều kiện này, thì hiệu suất trích ly đạt
12.16%.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
174
Khảo sát ����nh trích ly được hỗ trợ bằng sóng siêu âm
Ảnh hưởng của công suất siêu âm
Hình 3: Ảnh hưởng của công suất siêu âm lên hiệu suất trích ly
Ghi chú: Số liệu là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại. Các giá trị không cùng ký tự khác biệt nhau về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Mức độ ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hiệu suất trích ly chất chiết từ nấm mèo được thể
hiện trên hình 3. Khi tăng công suất siêu âm từ 150 W đến 300 W thì hiệu suất trích ly tăng dần
từ 2.97% đến 15.48%. Các giá trị nghiệm thức có sự khác biệt có nghĩa về mặt thống kê ở mức ý
nghĩa 5%.
Hiệu suất thu hồi chất chiết tăng khi tăng công suất siêu âm. Điều này được giải thích như sau:
Sóng siêu âm là sóng có tần số trên 20kHz, có tác dụng hiệu quả trong việc phá v� màng tế bào
nhờ sự dao động và phá v� của các bọt khí. Qúa trình này tạo ra nhiệt độ và áp suất cao lên các tế
bào lân cận [1],[10]. Do đó, các liên kết trên vách tế bào bị phá v�, tạo điều kiện cho dung môi dễ
dàng xâm nhập vào bên trong tế bào và giải phóng các chất trong tế bào vào môi trường [4],[5].
Khi tăng công suất siêu âm thì nhiệt độ dung dịch siêu âm sẽ tăng. Mà nhiệt độ dung dịch là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ nhớt và cường độ tạo sủi bóng. Nếu độ nhớt của chất lỏng
cao, hiện tượng sủi bóng sẽ giảm, sự thẩm thấu của sóng siêu âm vào môi trường chất lỏng thấp.
Do đó, nếu tăng công suất siêu âm thì nhiệt độ dung dịch tăng, độ nhớt giảm. Điều này giúp quá
trình truyền khối diễn ra dễ dàng hơn và làm tăng hiệu suất trích ly. Kết luận này đã được khẳng
định trong các nghiên cứu của Wang và cộng sự (2008), Yang Zhao và cộng sự (2008), You Zou
và cộng sự (2010), Dariusz Stasiak (2007) [4],[8],[10].
Quy luật ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hiệu suất trích ly chất chiết từ nấm mèo này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Yu Zou và chungan Xie (2010) trong nghiên cứu tối ưu hóa điều
kiện chiết xuất melanin từ nấm mèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng melanin tăng dần
khi tăng công suất siêu âm từ 100W đến 250W và xu hướng còn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, do điều
kiện công suất tối đa của thiết bị là 250W nên giá trị này được lựa chọn là thông số tối ưu [4]. Ma
và cộng sự (2013) cũng đã khảo sát ảnh hưởng ảnh hưởng của công suất siêu âm đến hiệu suất
trích ly polysaccharide từ nấm linh chi. Kết quả cho thấy, công suất siêu âm tỷ lệ thuận với hàm
lượng polysaccharide [3].
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
175
Với mục tiêu là tối đa hóa hiệu suất trích ly trong điều kiện cho phép của thiết bị, đồng thời hạn
chế chi phí năng lượng, nên công suất siêu âm là 300W được chọn để tiến hành các thí nghiệm
tiếp theo. Với điều kiện này thì hiệu suất trích ly đạt 15.48%.
Ảnh hưởng của thời gian xử lý siêu âm
Hình 4: Ảnh hưởng của thời gian siêu âm lên hiệu suất trích ly
Ghi chú: Số liệu là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại. Các giá trị không cùng ký tự khác biệt nhau về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Sóng siêu âm có khả năng làm tăng tốc độ phá v� thành tế bào và mô thực vật cũng như tốc độ
truyền khối, nên thời gian xử lý được rút ngắn so với các phương pháp trích ly truyền thống [11].
Mức độ ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến hiệu suất trích ly chất chiết từ nấm mèo được thể
hiện trên hình 4. Khi tăng thời gian siêu âm từ 10 phút đến 25 phút thì hiệu suất trích ly tăng dần
từ 5.75% đến 17.35%. Do đây là quá trình trích ly các phân tử chất tan nên thời gian trích ly kéo
dài cũng làm tăng hàm lượng polysaccharide hòa tan cho đến khi đạt đến hàm lượng tối ưu Nếu
tiếp tục tăng thời gian siêu âm đến 30 phút thì hiệu suất trích ly tăng lên lên 17.41%, nhưng thay
đổi không có nghĩa theo phân tích thống kê với mẫu xử lý 25 phút ở mức ý nghĩa 5%. Điều này
có thể giải thích là do hàm lượng chất chiết trong mẫu là có giới hạn. Hơn nữa, nhiệt độ trích ly
từ 70oC đến 100oC chỉ có thể trích ly các polysaccharide mạch ngắn. Sau thời gian trích ly 30
phút thì hàm lượng polysaccharide sẽ không tăng do quá trình trích ly hầu như đã xảy ra hoàn
toàn và thời gian trích ly kéo dài có thể gây ra sự phân hủy các polysaccharide mạch ngắn có cấu
trúc không bền vững và hậu quả có thể làm cho hàm lượng polysaccharide giảm [11]. Ngoài ra,
thời gian xử lý siêu âm kéo dài thì hàm lượng chất chiết trong dung dịch, đặc biệt là hàm lượng
polysaccharide hòa tan tăng lên. Polysaccharide có phân tử lượng lớn nên sẽ làm tăng độ nhớt
dung dịch, điều này có thể làm tắc nghẽn các kênh mao dẫn trong khối nguyên liệu, hạn chế sự
dao động và số lượng của các bọt khí. Từ đó làm giảm hiệu quả truyền khối và hiệu suất trích ly
[9],[4].
Quy luật ảnh hưởng này tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trước đó. Theo kết quả
nghiên cứu của Yu Zou và Cộng sự (2010), khi tăng thời gian trích ly melanin từ nấm mèo thì
hiệu suất trích ly tỷ lệ thuận với thời gian từ 20 phút đến 35 phút, nhưng sau đó hiệu suất giảm
dần nếu kéo dài thời gian trích ly. Theo Wang và Cộng sự (2008), Lê Văn Việt Mẫn (2012) thì
thời gian siêu âm tối ưu phụ thuộc vào khối lượng mẫu, nhiệt độ và công suất siêu âm. Nếu công
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
176
suất siêu âm lớn thì sẽ rút ngằn được thời gian siêu âm. Nếu công suất siêu âm nhỏ thì cần kéo
dài thời gian siêu âm để đạt được hiệu suất tương đương [9],[8].
Theo kết quả phân tích thống kê thì hiệu suất trích ly ở thời gian 30 phút không có sự khác biệt có
nghĩa với hiệu suất trích ly ở 25 phút. Do đó, với mục tiêu tối đa hóa hiệu suất trích ly, đồng thời
hạn chế tổn thất chi phí năng lượng thì thời gian 25 phút được lựa chọn để thực hiện các thí
nghiệm tiếp theo. Với điều kiện này thì hiệu suất trích ly đạt 17.35%.
KẾT LUẬN
Phương pháp trích ly bằng dung môi nước có sự hỗ trợ của enzyme Pectinex Ultra SP- L đạt hiệu
suất tốt nhất ở điều kiện tiền xử lý là nồng độ enzyme 2.0%, thời gian ủ 90 phút. Với điều kiện
này, thì hiệu suất trích ly đạt 12.16%. Trong khi đó, phương pháp trích ly bằng dung môi nước có
sự hỗ trợ của sóng siêu âm đạt hiệu suất trích ly tốt nhất ở điều kiện tiền xử lý bột nấm là công
suất siêu âm 300W, trong thời gian 25 phút. Với điều kiện này, thì hiệu suất trích ly đạt 17.35%.
Việc lựa chọn phương pháp trích ly thích hợp phụ thuộc vào tính chất của từng đối tượng trích ly,
giá trị sản phẩm, chi phí năng lượng và hiệu quả kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Atchey, L.A. Frizzell, R.E. Apfel, C.K. Holland, S.Madanshetty, R.A. Roy., "Thresholds
for cavitation produced in water by pulsed ultrasound" Ultrasonics, vol. 26, pp. 280-285,
1988.
[2] Z. Manuel Pinelo, Anne S. Meyer "Selective release of phenols from apple skin: Mass
transfer kinetics during olvent and enzyme- assisted extraction", Separation and
Purification Technology, vol. 63, pp. 620 - 627, 2008.
[3] Ma, M. Feng, X. Zhai, M. Hua, L. You, W. Luo and M. Zhao, "Optimization for the
extraction of polysaccharide from Ganoderma lucidum and their antioxidant and
antiproliferative activities" Taiw. Ins. Chem. Eng vol. 44, pp. 886-894, 2013.
[4] X. Yu Zou, Gongjian Fan, Zhenxin Gu, Yongbin Han, "Optimization of ultrasound-
assisted extraction of melanin from Auricularia auricula fruit bodies," Innovative Food
Science and Emerging Technologies, vol. 11, pp. 611-615, 2010.
[5] M. Shi, Y. N. Yang, X. Hu and Z. Zhang, "Effect of ultrasounic extraction conditions on
antioxidative and immunomodulatory activities of a Ganoderma lucidum polysaccharide
originated from fermented soybean curd residue " Food Chem vol. 155, pp. 50-56, 2014.
[6] M. Cano, P.C. Stringheta, A.M. Ramos and J. Cal - Vidal., "Effect of the carriers on the
microstructure of mango powder obtained by spray drying and its functional
characterization " Innovative Food Science and Emerging Technologies, vol. 6, pp. 420 -
428, 2015.
[7] O. Yarden, Handbook of Fungal Biotechnology: Marcel Dekker, 2004.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
177
[8] S. Wang. J., B., Cao, Y., Tian, Y "Optimizaion of ultrasound-assisted extraction of phenolic
compounds from wheat bran" Food Chemistry, vol. 106, pp. 804-810, 2008.
[9] T. P. a. L. Nguyen, V.V.M, "Application of ultrasound to pineapple mash treatment in juice
processing," International Food Research Journal, vol. 19, pp. 547-552, 2012.
[10] J. S. Zbigniew J. Dolatowski, Dariusz Stasiak, "Applications of Ultrasoun in food
Technology" Acta Sci. Pol., Technol. Aliment, vol. 6, pp. 89-99, 2007.
[11] Z.-e.-H. Farid Chemat, Muhammed Kamran Khan, "Applications of ultrasound in food
technology: Processing, preservation and extraction" Ultrasonics sonochemistry, vol. 18,
pp. 813-835, 2011.
RESEARCH ON EXTRACTING NUTRITIONS FROM MUSHROOM
AURICULARIA AURICULA
ABSTRACT
Auricularia auricula is raw materials, which is rich nutritive value as soluble fiber, protein,
minerals, low in fat. Polysaccharides in mushrooms as ingredients of high biological activity, is
resistant to cancer, cardiovascular conditioning, anti-aging... The studied, mushrooms to be
breaking the cell walls of with ultrasound and enzyme pectinase to enhance nutrient extraction
outside. The results showed that the method of water extraction solvent supported by pettiness at
concentrations of 2.0% (v/w) during the 90 minutes, recovery yield is 12,16%. The recovery yield
of extraction method supported by ultrasound is 1735% of the ultrasonic power conditions 300W,
during 25 minutes.
Keywords: Auricularia auricula-judae, Extraction, Ultrasound, EnzymePectinase.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_phuong_phap_trich_ly_duong_chat_tu_nam_meo.pdf