Khảo sát các nét nghĩa của trợ động từ “shall” trong hợp đồng kinh tế Anh-Việt

Bài viết khảo sát trợ động từ “shall” trong

ngữ liệu gồm 50 hợp đồng kinh tế tiếng

Anh và tiếng Việt của nhiều công ty. Đồng

thời, những văn bản khác như mẫu hợp

đồng thương mại quốc tế và hướng dẫn

soạn hợp đồng bằng tiếng Anh cũng được

khảo sát để tìm ra những nét nghĩa đặc

trưng của trợ động từ “shall” trong hợp

đồng kinh tế khi được chuyển dịch sang

tiếng Việt

pdf5 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát các nét nghĩa của trợ động từ “shall” trong hợp đồng kinh tế Anh-Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 4(176)-2013 44 KHẢO SÁT CÁC NÉT NGHĨA CỦA TRỢ ĐỘNG TỪ “SHALL” TRONG HỢP ĐỒNG KINH TẾ ANH-VIỆT TRẦN LÊ TÂM LINH TÓM TẮT Bài viết khảo sát trợ động từ “shall” trong ngữ liệu gồm 50 hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt của nhiều công ty. Đồng thời, những văn bản khác như mẫu hợp đồng thương mại quốc tế và hướng dẫn soạn hợp đồng bằng tiếng Anh cũng được khảo sát để tìm ra những nét nghĩa đặc trưng của trợ động từ “shall” trong hợp đồng kinh tế khi được chuyển dịch sang tiếng Việt. 1. DẪN NHẬP Thông thương hàng hóa qua đường xuất nhập khẩu và những mối quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Trong đó, văn bản hợp đồng kinh tế đóng vai trò quan trọng. Do vậy, soạn thảo văn bản hợp đồng kinh tế được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu. Đối với lĩnh vực hợp đồng song ngữ thì dịch thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, việc khảo sát các nét nghĩa của một từ cụ thể như “shall” cũng sẽ giúp cho việc dịch thuật thủ công cũng như việc dịch thuật tự động được rõ ràng và chính xác. 2. KHẢO SÁT NGHĨA CỦA “SHALL” TRONG TỪ ĐIỂN Theo Từ điển Anh-Việt (English-Vietnamese Dictionary) (Viện Ngôn ngữ học, 2003), shall trong tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt mang các nghĩa sau. a. Chỉ các dự đoán tương lai (được dùng vớiIhoặc we để dự đoán về một sự kiện trong tương lai): phải đến, liệu, sẽ - We shall not know the result until next week (Phải đến tuần sau chúng ta mới biết kết quả). - Shall we be there in time for tea? (Liệu chúng ta có đến đó đúng giờ kịp bữa trà không nhỉ?). - This time next week we shall be sitting on the beach in Greece (Vào giờ này tuần tới tôi sẽ đang ngồi trên bãi biển Hy Lạp). b. Chỉ ý chí hoặc sự quyết tâm (trang trọng hơn, nhất là khi được dùng với các đại từ ngoài I và we): sẽ - I shall write to you again at the end of the month (Tôi sẽ viết lại cho anh vào cuối tháng). - You shall have a new dress for your birthday (Em sẽ có một bộ áo mới cho ngày sinh nhật). - He shall be given a fair trial (Nó sẽ được xử công minh). c. Chỉ những lời đề nghị hoặc gợi ý: nhé/liệu, sẽ, hãy nhé, được không, chứ - Shall I do the washing up? (Anh rửa bát đĩa nhé!/Liệu em có muốn anh rửa bát đĩa không?). Trần Lê Tâm Linh. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - What shall we do this weekend? (Chúng ta sẽ làm gì vào dịp nghỉ cuối tuần này?). TRẦN LÊ TÂM LINH – KHẢO SÁT CÁC NÉT NGHĨA CỦA 45 - Let’s look at it again, shall we? (Chúng ta hãy xem lại lần nữa nhé, được không?). - Shall I drive? (Tôi lái xe được không?). - Shall we take our swim-suits? (Chúng ta mang theo áo tắm chứ?). d. Chỉ mệnh lệnh hoặc lời hướng dẫn: sẽ, phải - Candidates shall remain in their seats until all the papers have been collected (Các thí sinh sẽ ngồi nguyên tại chỗ đến khi các bài được thu lại). - Tenants shall maintain the property in good condition (Người thuê phải bảo quản tốt tài sản). Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary (Oxford University Press, 1997), shall cũng được giải thích theo 4 hướng nghĩa như trên nhưng lại chia thành 3 mục. a. Được dùng với I hoặc we để dự đoán về một sự kiện trong tương lai (used with I and we for taking about or predicting the future). b. Được dùng trong câu hỏi với I hoặc we để chỉ những lời đề nghị hoặc gợi ý (used in questions with I and we for making offer or suggestions or asking advice). c. Được dùng để chỉ mệnh lệnh hoặc lời hướng dẫn (used to show that you are determined, or to give an order or instruction). Theo Từ điển mở Wiktionary, shall là trợ động từ, được phiên âm quốc tế là / ∫əl / , mang những nét nghĩa sau. a. Dùng ở ngôi 1 số ít và số nhiều để cấu tạo thời tương lai: sẽ. - We shall hear more about it (Chúng ta sẽ nghe thêm về vấn đề này). b. Dùng ở ngôi 2 và ngôi 3 số ít và số nhiều để chỉ sự hứa hẹn, sự cảnh cáo, sự quyết định, sự cần thiết, nhiệm vụ phải làm...: thế nào cũng, sẽ, nhất định sẽ, phải . - You shall have my book tomorrow (Thế nào ngày mai anh cũng có quyển sách của tôi). - He shall be punished (Nó nhất định sẽ bị phạt). c. Dùng ở ngôi 2 trong câu hỏi vì người hỏi chắc mẩm trong câu trả lời sẽ có shall: chắc sẽ, hẳn là sẽ. - Shall you have a rest next Sunday? (Anh chắc sẽ nghỉ ngơi chủ nhật sau phải không?) hoặc (Hẳn là anh sẽ nghỉ ngơi chủ nhật sau?). d. Dùng ở cả ba ngôi trong mệnh đề điều kiện hay mệnh đề có ngôi phiếm: nếu (sẽ), khi (sẽ), lại (sẽ). - When we shall achieve success: when success shall be achieved (Khi chúng ta thắng lợi). Theo Black Law Dictionary, Shall mang các nét nghĩa sau. a. Mang tính ra lệnh hoặc bắt buộc trong các đạo luật, trong quy chế hoặc trong hợp đồng (có thể dịch là hãy, phải). b. Chỉ hiệu lệnh hay ra lệnh mang tính bắt buộc hay cưỡng bức trong khi nói thông thường (có thể dịch là hãy, phải). c. Chỉ sự cương quyết khi ra lệnh hoặc bắt buộc (có thể dịch là nhất định sẽ). d. Nghĩa không đổi nhằm ngăn chặn ý tưởng tự do làm theo ý mình (có thể dịch là được). e. Có tác dụng bắt thi hành bổn phận đối với chính sách đã ban hành (có thể dịch là buộc phải). TRẦN LÊ TÂM LINH – KHẢO SÁT CÁC NÉT NGHĨA CỦA 46 3.2. f. Có bổn phận thực thi khi nào xử lý công khai, nơi nào liên quan đến lợi ích cộng đồng hoặc nơi nào công chúng và người dân có quyền thực hiện (có thể dịch là nếu, khi). Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế/ International Business Contract Form Khảo sát mẫu hợp đồng thương mại quốc tế/ International Business Contract Form (Cung Kim Tiến biên soạn, 2005). Ở đây có khoảng 373 trợ động từ shall được tác giả chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cũng có bốn nét nghĩa chủ yếu cho hợp đồng kinh tế như: sẽ, phải/sẽ phải, được/đều được và “không dịch”. Trong tài liệu này, xác suất của “sẽ” cao nhất và có tần số xuất hiện là 212 lần (chiếm hơn 58%); “không dịch” có tần số xuất hiện là 81 lần (chiếm hơn 12%); “phải” xuất hiện 62 lần (chiếm hơn 17%); “sẽ phải” xuất hiện 9 lần; “được” cũng xuất hiện 9 lần (chiếm hơn 2%) (xem Hình 1). 3. NỘI DUNG Ngữ liệu khảo sát trong bài viết bao gồm những sách tham khảo nhằm hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hoặc giáo trình bao gồm những văn bản mẫu về hợp đồng kinh tế để cho sinh viên cũng như những người soạn thảo văn bản tham khảo. Ngoài ra, còn có “ngữ liệu vàng” (golden corpus) là những hợp đồng kinh tế đã và đang được sử dụng ở nhiều công ty hiện nay cũng được dùng để khảo sát. 3.1. Hướng dẫn soạn hợp đồng bằng tiếng Anh 3.3. Tài liệu là những hợp đồng thực tế Khảo sát tài liệu là những hợp đồng thực tế (Trần Lê Tâm Linh, 2010), khi xem xét ngữ liệu từ 50 hợp đồng kinh tế là ngữ liệu song ngữ được trích từ những hợp đồng kinh tế đã và đang sử dụng thực tế của nhiều công ty ở Việt Nam. Sau khi tiến hành xóa bớt những ngữ liệu bị trùng còn lại 816 mục khác nhau bao gồm những tiêu đề và những điều khoản trong hợp đồng kinh tế, chúng tôi thu thập được 429 trợ động từ shall trong văn bản hợp đồng Khảo sát tác phẩm Hướng dẫn soạn hợp đồng bằng tiếng Anh (Nguyễn Thành Yến, 2005), chúng tôi nhận thấy có bốn nét nghĩa đặc trưng đối với trợ động từ “shall” trong những hợp đồng kinh tế như: sẽ, phải, được và “không dịch”. Ở đây, shall xuất hiện 314 lần và được chuyển dịch sang tiếng Việt với tỉ lệ như sau: không dịch từ này có tỉ lệ lớn nhất gồm 164 từ (chiếm hơn 52%), phải gồm có 89 từ (trên 28%), sẽ gồm 45 từ (trên 14%), được gồm 16 từ (khoảng 5%) (xem Hình 1). Hình 1. Nghĩa của “shall” trong Hướng dẫn soạn hợp đồng bằng tiếng Anh Hình 2. Nghĩa của “shall” trong Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế TRẦN LÊ TÂM LINH – KHẢO SÁT CÁC NÉT NGHĨA CỦA 47 4. KẾT LUẬN Shall trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt so với từ điển chỉ mang ba nét nghĩa “sẽ”, “phải” và “được”; riêng trường hợp “không dịch” chiếm tỷ lệ cao nhưng không có từ điển nào nhắc tới. Vấn đề đặt ra là tại sao hầu hết các hợp đồng kinh tế chỉ dùng shall mà không dùng must (mang nghĩa “phải”) cũng như không dùng will (mang nghĩa “sẽ”). Khi nào mang nghĩa “sẽ” , “phải” hoặc “được”. Đối với ngữ cảnh là hợp đồng kinh tế thì nên xem xét những câu có chứa shall nếu thuộc vào điều khoản nghĩa vụ thì nên dịch là “phải”, còn nếu chúng thuộc điều khoản về quyền lợi thì nên dịch là “sẽ” hoặc “được”. Cụ thể trong tài liệu Hướng dẫn soạn hợp đồng bằng tiếng Anh (Nguyễn Thành Yến, 2005), shall không được dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 50%). Tỷ lệ này cũng trùng khớp với những văn bản hợp đồng kinh tế được thử nghiệm dịch tự động (Trần Lê Tâm Linh, 2010). Shall mang nghĩa sẽ có tỷ lệ cao nhất (chiếm 58%) trong Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế (Trần Lê Tâm Linh, 2010). Đây có thể xem là tài liệu mẫu nhằm hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế nhưng trên thực tế trong những hợp đồng kinh tế đang sử dụng mà chúng tôi khảo sát lại rất ít sử dụng nghĩa “sẽ” (chỉ chiếm khoảng 15%) (Trần Lê Tâm Linh, 2010). Trong các hợp đồng kinh tế đang được sử dụng tại các công ty ở Việt Nam (Trần Lê Tâm Linh, 2010), shall mang nghĩa ‘phải’ chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 50%). Có thể nói đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa lý thuyết (là những giáo trình soạn thảo văn Hình 4. Nét nghĩa cơ bản trong hợp đồng kinh tế theo tỷ lệ phần trăm Hình 3. Nghĩa của “shall” trong những hợp đồng kinh tế thực tế TRẦN LÊ TÂM LINH – KHẢO SÁT CÁC NÉT NGHĨA CỦA 48 ) (Cung Kim Tiến biên soạn, 2005; Nguyễn Thành Yến, 2005) với thực hành (là những hợp đồng thực tế đang được các doanh nghiệp sử dụng) (Trần Lê Tâm Linh, 2010) (xem Hình 4). Shall mang nghĩa “được” rõ ràng là không được nhắc đến trong từ điển nhưng lại xuất hiện hầu hết ở các loại văn bản về hợp đồng từ những giáo trình, những hợp đồng chính thức cho đến những hợp đồng được dịch tự động đều có nghĩa này với tần số xuất hiện khá cao. Cũng từ số liệu này ta thấy sự chênh lệch quá lớn với nét nghĩa “được”: Trong khi sách giáo khoa và sách tham khảo đề nghị tỷ lệ dịch từ shall mang nét nghĩa này chỉ chiếm từ 2% đến 5% (dịch tự động chiếm 4%) thì hợp đồng kinh tế trong thực tế chiếm tới 52% (Trần Lê Tâm Linh, 2010). Theo xu hướng phát triển của thế giới, vấn đề dịch tự động đã đạt được thành tích đáng kể. Phạm vi bài viết chỉ khảo sát một phần rất nhỏ trong thế giới ngôn ngữ là sự chuyển dịch trợ động từ shall ra tiếng Việt nhưng đã có nhiều điều thú vị cần chú ý. Vì vậy khi chuyển dịch những văn bản lớn quốc tế như hợp đồng kinh tế cần phải có sự góp sức và sự kết hợp chặt của các nhà ngôn ngữ và các chuyên gia máy tính để tìm ra bộ ngữ liệu thích hợp cho từng sự vật hiện tượng nhằm tránh những sai sót đáng tiếc gây thiệt hại nghiêm trọng do “con chữ” gây nên. ‰ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Black Law Dictionary, Special Deluxe 5th edition. West publishing Co. 1979. 2. Cung Kim Tiến (Biên soạn). 2005. Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế (Anh-Việt đối chiếu) International Business Contract Form (Bilingual). Hà Nội: Nxb. Lao động. 3. Dương Thị Nụ. Thử tìm hiểu độ dài của câu tiếng Anh chuyên ngành Luật. tapchi. vnu.edu.vn/4_208_NN/2.pdf. 4. Nguyễn Hải Vân. Sớm chấm dứt “nạn” tùy tiện sử dụng ngôn ngữ. www.phapluatvn.vn/.../ Som-cham-dut-nan- tuy-tien-su-dung-ngon-ngu. 5. Nguyễn Ngọc Hùng. Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngôn ngữ pháp lý. www.tech24.vn/.../6025-Ky-thuat-soan-thao- van-ban-quy-pham-pha 6. Nguyễn Thành Yến. 2005. Hướng dẫn soạn hợp đồng bằng tiếng Anh. TPHCM: Nxb. Tổng hợp. 7. Nguyễn Thế Quyền. Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. www.wattpad.com/6 60001-các-yêu-cầu-ngôn-ngữ-của-văn-bản- pháp-luật. 8. Nguyễn Thế Truyền. Tính chính xác của ngôn ngữ luật pháp. www.phatgiaobaclieu. com/index.php?option=com_content 9. Oxford Advanced Learner’s Dictionary (7th edition). Oxford University Press. 1997. 10. Trần Lê Tâm Linh. 2010. Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong văn bản hợp đồng kinh tế. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM. 11. Từ điển mở Wiktionary, website: en.wiktionary.org. 12. Viện Ngôn ngữ học. 2003. Từ điển Anh- Việt (English-Vietnamese Dictionary). Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. TPHCM: Nxb. TPHCM. 13. Vũ Thị Phương Anh. Độ khó của văn bản và việc kiểm tra ngôn ngữ. ncgdvn.blogspot. com/.../o-kho-cua-van-ban-va-viec-kiem-tra- ngon....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cac_net_nghia_cua_tro_dong_tu_shall_trong_hop_dong.pdf
Tài liệu liên quan