Khảo sát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới bằng chỉ số huyết áp cổ chân‐cánh tay (chỉ số abi) ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Mở đầu: Bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới là kết quả của sự xơ vữa gây hẹp tắc động mạch dẫn đến suy

giảm dòng máu nuôi và đoạn chi. Trên bệnh nhân đái tháo đường, xơ vữa động mạch xảy ra sớm hơn, tiến triển

nhanh và nặng nề hơn so với người không đái tháo đường. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát tỉ lệ bệnh

mạch máu ngoại biên chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, bằng cách đo chỉ số huyết áp cổ chân‐ cánh tay

(chỉ số ABI).

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Có 219 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại phòng

khám ngoại trú nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy có tuổi trung bình 57,8 tuổi (từ 35 đến 85 tuổi), thởi gian phát hiện

đái tháo đường trung vị 6 năm. Khảo sát lâm sàng và cận lâm sàng: tiền sử bệnh mạch vành, tai biến mạch máu

não, bệnh mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu được ghi nhận. Đường huyết đói, HbA1C,

lipid máu. Đo chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân‐ cánh tay bằng đầu dò Doppler, máy SMARTDOP 30EX

(Hadeco, Nhật Bản). Giá trị ABI ≤ 0,9 được xem là có bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới.

pdf7 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới bằng chỉ số huyết áp cổ chân‐cánh tay (chỉ số abi) ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nội tiết 423 KHẢO SÁT BỆNH MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN CHI DƯỚI   BẰNG CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN‐CÁNH TAY (CHỈ SỐ ABI)   Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2  Nguyễn Thị Bích Đào*, Nguyễn Thị Bích Liên*  TÓM TẮT  Mở đầu: Bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới là kết quả của sự xơ vữa gây hẹp tắc động mạch dẫn đến suy  giảm dòng máu nuôi và đoạn chi. Trên bệnh nhân đái tháo đường, xơ vữa động mạch xảy ra sớm hơn, tiến triển  nhanh và nặng nề hơn so với người không đái tháo đường. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát tỉ lệ bệnh  mạch máu ngoại biên chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, bằng cách đo chỉ số huyết áp cổ chân‐ cánh tay  (chỉ số ABI).  Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Có 219 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại phòng  khám ngoại trú nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy có tuổi trung bình 57,8 tuổi (từ 35 đến 85 tuổi), thởi gian phát hiện  đái tháo đường trung vị 6 năm. Khảo sát lâm sàng và cận lâm sàng: tiền sử bệnh mạch vành, tai biến mạch máu  não, bệnh mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu được ghi nhận. Đường huyết đói, HbA1C,  lipid máu.  Đo  chỉ  số  huyết  áp  tâm  thu  cổ  chân‐  cánh  tay  bằng  đầu  dò Doppler, máy SMARTDOP  30EX  (Hadeco, Nhật Bản). Giá trị ABI ≤ 0,9 được xem là có bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới.  Kết quả: Tỉ lệ bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới trong nghiên cứu là 19,2%. Nhóm bệnh nhân có bệnh  mạch máu ngoại biên chi dưới: rối loạn lipid máu 66,7%, tăng huyết áp 61,9%, đau cách hồi 54,2%, thừa cân béo  phì 50%, mất mạch mu chân hoặc chày sau 28,5%, thay đổi màu sắc da 7,1. Ở nhóm có bệnh động mạch ngoại  biên chi dưới tỉ lệ có triệu chứng đau cách hồi, mất mạch chày sau hoặc mu chân, tiền sử bệnh mạch máu ngoại  biên chi dưới trước đó cao hơn so với nhóm không bệnh và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Có 45,8% bệnh  nhân có bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới nhưng không có đau cách hồi, 71,5% không có triệu chứng mất  mạch mu chân hoặc chày sau. Giữa 2 nhóm không có sự khác biệt về tuổi, giới, thời gian bệnh, thói quen và thời  gian hút thuốc, BMI, đường huyết, HbA1C, lipid máu.   Kết luận: Cần thực hiện tầm soát bệnh mạch máu ngoại biên khi khám cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngoại  trú để không bỏ sót biến chứng này. Phương pháp đo chỉ số huyết áp cổ chân‐ cánh tay không xâm lấn, đơn  giản, dễ thực hiện, chi phí rẻ phù hợp để tầm soát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái  tháo đường típ 2.  Từ khóa: đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới, chỉ số huyết áp cổ chân‐ cánh tay.    ABSTRACT  EVALUATING THE PREVALENCE OF PERIPHERAL ARTERIAL DISEASE IN TYPE 2 DIABETIC  PATIENTS BY USING THE ANKLE BRACHIAL INDEX (ABI)  Nguyen Thi Bich Dao, Nguyen Thi Bich Lien    * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 423 ‐ 429  Background:  Peripheral  arterial  disease  (PAD)  is  a  disease  characterised  by narrowing  and  blockade  of  peripheral arteries. PAD in diabetic patients occurs in younger ages and is more severe than in patients without  diabetes. The present  study was undertaken  to  estimate  the prevalence of peripheral arterial disease  in  type 2  diabetic patients, using the ankle brachial index (ABI).  * Bộ môn Nội tiết, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp.HCM  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Bích Liên ĐT: 0933114113 Email: bichliendr@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 424 Methods: This cross‐sectional study involved 219 type 2 diabetic patients who were randomly sampled from  the outpatients Endocrinology clinic of Cho Ray hospital, mean age 57.8 years, aged between 35 and 85 years;  median duration of diabetes 6 years. History of cardiovascular, cerebrovascular, and PAD were collected. Plasma  glucose, HbA1C,  lipid  profile were measured. Ankle  Brachial  Index were measured  by Doppler  ultrasound,  Smartdop 30 EX (Hadeco, Japan). An ABI value ≤ 0.9 was taken as abnormal.  Results: The prevalence of peripheral arterial disease in our study was 19.2%. There were no differences in  age, sex, duration of diabetes, smoking habits, BMI, plasma glucose, HbA1C,  lipid controls between PAD and  non PAD patients. A  low ABI was  found  to be  independently associated with history of PAD, pulselessness,  intermittent claudication. Of those who have PAD, lipid disorder (66.7%) and hypertension(61.9%) were most  common comorbid conditions,  followed by  intermittent claudication (54.2%), overweight‐ obesity (50%), color  changes in skin of the feet was less common symptom (7.1%).   Conclusions:  These  data  suggest  that  PAD  should  be  detected  in  diabetic  patients  who  admitted  to  outpatient clinics. ABI measurement is an easy, cheap, simple, non invasive method to detect PAD.  Key works: diabetes mellitus, peripheral arterial disease, ankle brachial index (ABI).  ĐẶT VẤN ĐỀ  Đái  tháo  đường  (ĐTĐ)  là  bệnh mãn  tính,  tiến  triển,  gây  nhiều  biến  chứng.  Bệnh mạch  máu ngoại biên chi dưới  (BMMNBCD)  là yếu  tố nguy cơ tử vong độc lập liên quan bệnh tim  mạch và mạch máu não(3). Ở bệnh nhân ĐTĐ,  BMMNBCD có tỉ lệ gia tăng theo thời gian,kết  quả  nghiên  cứu UKPDS:  BMMNBCD  ở  bệnh  nhân mới phát hiện ĐTĐ là 1,2%,theo dõi tiếp  sau 18 năm  tỉ  lệ này  tăng  lên  là 12,5%(2). Việc  phòng ngừa và phát hiện sớm có thể cải thiện  tiên lượng bệnh.   Để tầm soát BMMNBCD thì có các phương  pháp:  đo  phân  áp  oxy  qua  da  (TcPO2),  đo  huyết áp phân  đoạn,  siêu âm Doppler,  đo áp  lực ngón cái, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng  hưởng  từ mạch máu  và  chụp mạch máu  kĩ  thuật số xóa nền, đo chỉ số huyết áp cổ chân‐  cánh tay. Đo chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay  là biện pháp  tầm soát được các hiệp hội ĐTĐ  trên thế giới khuyến cáo.  Trên thế giới, tỉ lệ BMMNBCD ở bệnh nhân  ĐTĐ  điều  trị ngoại  trú  tại  Ấn  Độ  là  14,3%(1).  Tại Việt Nam,  tỉ  lệ BMMNBCD  ở  bệnh  nhân  ĐTĐ típ 2 điều trị nội trú là 23,5%(4). Bệnh viện  Chợ Rẫy  là cơ sở y  tế  tuyến cuối  thường  tiếp  nhận  điều  trị  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  từ  nhiều nơi chuyển đến, với số lượng người đến  khám tại phòng khám ngoại trú không ngừng  gia  tăng.  Nhưng  hiện  tại,  tại  thời  điểm  này  chưa có số liệu về tỉ lệ bệnh động mạch ngoại  biên chi dưới ở nhóm bệnh nhân ngoại trú. Để  đánh giá  tỉ  lệ này ở bệnh nhân điều  trị ngoại  trú  và  những  đặc  điểm  lâm  sàng  của  nhóm  bệnh  nhân  này,  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu này với mục tiêu:  Tỉ  lệ bệnh nhân có biến chứng mạch máu  ngoại  biên  chi  dưới  xác  định  bằng  phương  pháp đo chỉ số huyết áp cổ chân‐ cánh tay.   Tỉ  lệ  các  triệu  chứng  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng của nhóm bệnh nhân có chỉ số ABI ≤0,9.  So sánh một số đặc điểm của nhóm có chỉ  số ABI ≤0,9 và ABI = 0,91‐ 1,30.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  219 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã được chẩn đoán  và phân loại là ĐTĐ típ 2 theo tiêu chuẩn của Tổ  chức Y tế thế giới (WHO) 2011, điều trị ngoại trú  tại phòng khám nội  tiết bệnh viện Chợ Rẫy  từ  tháng 3/2013 đến tháng 8/2013.  Cỡ mẫu  được  tính  theo  công  thức: N  =  Z2(α/2+β) x p(1‐p)/d2 (Z=1.96 với khoảng tin cậy  95%,d = 0.06 (sai số mẫu), P= 0.235)   Cỡ mẫu N = 191 bệnh nhân.  Tiêu  chuẩn  loại  trừ,  khi  thỏa  1  trong  các  điều kiện.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nội tiết 425 Bệnh  nhân  ĐTĐ  típ  1,  ĐTĐ  thai  kì,  bệnh  nhân đã bị đoạn chi 2 bên cẳng chân. Bệnh nhân  có phù 2 chi dưới, sang  thương chân ngay chỗ  đặt đầu dò gây cản  trở cho việc khảo sát bằng  siêu âm. Bệnh nhân không đồng ý tham gia.   Phương pháp nghiên cứu  Cắt ngang‐ mô tả.  Các biến số nghiên cứu  Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, thói quen hút  thuốc lá,tăng huyết áp, lipid máu. Tiền căn bệnh  mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động  mạch ngoại biên chi dưới, biến chứng mắt, suy  thận, tiền sử đau cách hồi. Trị số đường huyết,  HbA1C, các thành phần  lipid máu, khám mạch  máu chi dưới, màu sắc, nhiệt độ da, đo huyết áp  cổ chân, cánh  tay. Tăng huyết áp khi huyết áp  >140/90  mmHg.  Đo  chỉ  số  ABI  bằng  máy  Smartdop 30EX.   Chỉ số ABI được chia làm các mức độ  ABI ≤ 0,9: có bệnh mạch máu ngoại biên chi  dưới.  ABI: 0,91‐ 1,3: bình thường.  ABI >1,3: vôi hóa thành động mạch.  Trong nhóm ABI ≤ 0,9, độ nặng bệnh mạch  máu ngoại biên chi dưới được phân làm 3 mức  độ:  ABI <0,4: BMMNBCD mức độ nặng.  ABI: 0,4–0,69: BMMNBCD mức độ trung bình.  ABI: 0,7‐ 0,9 BMMNBCD mức độ nhẹ.  Xử lí số liệu  Dùng  phần mềm  SPSS  20.0,  so  sánh  bằng  phép kiểm T‐ student, chi bình phương. Sự khác  biệt có ý nghĩa thống kê khi p ≤0,05.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Tỉ lệ bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới dựa vào ABI  Biểu đồ 1: tỉ lệ bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới dựa vào ABI  Biểu đồ 2: Phân độ nặng bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới dựa vào ABI  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 426 Bảng 1: So sánh ABI trung bình bên phải và bên trái  Bên trái (n=219) Bên phải (n=219) P (t - test) ABI trung bình 1,057 ± 0,163 1,060 ± 0,172 0,589 219  bệnh  nhân  với  147  nữ  (67,1%),  72  nam(32,9%)。 Không có sự khác biệt chỉ số ABI  bên phải và trái.  Tỉ  lệ các  triệu chứng của bệnh mạch máu  ngoại biên chi dưới  Bảng 2: Tỉ lệ các triệu chứng của bệnh mạch máu  ngoại biên chi dưới  Triệu chứng /đặc điểm lâm sàng Tần suất (n= 42) Tỉ lệ (%) RLCH lipid máu 28 66,7% Tăng huyết áp 26 61,9% Đau cách hồi 22 54,2% Béo phì- thừa cân 21 50% Điều trị bằng insulin 14 33,3% Mạch mu chân- chày sau bất thường 12 28,5% Hút thuốc lá 6 14,3% Bệnh mạch máu não đã 4 9,5% Bệnh mạch vành đã 4 9,5% BMMNBCD đã có 4 9,5% Vết loét chân 4 9,5% Suy thận 4 9,5% Thay đổi màu sắc da chân 3 7,1% Biến chứng mắt 1 2,4% Ghi chú: các tiêu chuẩn chẩn đoán  Tăng  huyết  áp:  khuyến  cáo  của Hiệp Hội  Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) (2013), khi huyết  áp ≥140/80 mmHg.  Suy thận: chẩn đoán trước đó hoặc độ lọc cầu  thận ước đoán nhỏ hơn 60ml/phút/1,73 m2 da.  Rối  loạn  lipid máu: theo khuyến cáo ADA  2013,  cholesterol  toàn  phần  ≥200mg/dl, HDL  cholesterol <40 mg/dl ở nam hoặc <50 md/dl ở  nữ,  LDL  cholesterol  ≥100  md/dl,  triglycerid  ≥150 mg/dl.  Đau cách hồi: đau mỏi vùng bắp chân khi đi  lại và có hoặc không giảm khi nghỉ ngơi.  So sánh các đặc điểm của nhóm có ABI ≤0,9  và ABI = 0,91‐ 1,3  Bảng 3: So sánh về tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể  (BMI), thời gian đái tháo đường, tăng huyết áp, rối  loạn lipid máu và thói quen hút thuốc của nhóm có  ABI bình thường và ABI bất thường.  ABI=0,91-1,3 N= 165 ABI ≤0,9 N= 42 P (Phép kiểm T student) Tuổi (năm) 57,3 ± 9,5 58,8 ± 9,3 0,418 Giới nữ 66,7% 76,2% 0,235 BMI (kg/m2) 24,2 ± 2,8 23,4 ± 2,9 0,112 Thời gian bệnh ĐTĐ 7,5 ± 6,8 6,8 ± 5,3 0,532 Hút thuốc lá 23,0 % 14,2 % 0,246 Thời gian hút thuốc (gói-năm) 18,6 ± 9,5 16,0 ± 8,6 0,607 Tăng huyết áp 55,1% 61,9% 0,345 Thời gian tăng huyết áp (năm) 7,6 ± 6 6 ± 4,1 0,181 Rối loạn lipid máu 55,1 % 61,9% 0,714 Bảng 4: So sánh về tiền sử y khoa và khám lâm sàng  của nhóm có ABI bình thường và ABI bất thường  ABI=0,91-1,3 N=165 ABI ≤0,9 N=42 P (Phép kiểm T student) Bệnh mạch máu ngoại biên 1,2 % 9,5% 0,004 Đau cách hồi 12,12% 52,4% <0,001 Mất mạch mu chân hoặc chày sau 4,2% 28,5% <0.001 Vết loét ở 1 hoặc 2 chân 0% 9,5% 0,247 Có sự khác biệt về tiền căn bệnh mạch máu  ngoại biên, đau cách hồi, mất mạch ở 2 nhóm.  Bảng 5: So sánh đường huyết, HbA1C của nhóm có  ABI bình thường và ABI bất thường.  ABI=0,91-1,3 N= 165 ABI ≤0,9 N= 42 P (T student hoặc χ2) Đường huyết 170,7 ± 74,7 195,5 ± 89,6 0,068 (T student) HbA1c 7,7 ± 1,6 8,3 ± 1,7 0,052(T student) BÀN LUẬN  So  với  2  nghiên  cứu  về  bệnh mạch máu  ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2  tại Việt Nam, nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thực  hiện  trên  bệnh  nhân  ngoại  trú,  là  đối  tượng  chưa có nhiều biểu hiện nặng của bệnh, còn 2  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nội tiết 427 nghiên  cứu  trước  đây  là  trên  bệnh  nhân  nội  trú,  với  nhiều  biến  chứng  và  bệnh  kèm  theo  nặng hơn. Kết quả thu được từ nghiên cứu của  chúng tôi gồm:  Tỉ  lệ bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới  dựa vào ABI  Biểu đồ 3: Tỉ lệ BMMNBCD theo tình trạng kiểm  soát đường huyết  Với 219 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến  khám  tại  phòng  khám  nội  tiết  ngoại  trú  bệnh  viện Chợ Rẫy,  có  42 bệnh nhân  có bệnh mạch  máu ngoại biên chi dưới, chiếm tì  lệ 19,2%. Kết  quả  trên  thấp  hơn  so  với  2  tác  giả,  Trần  Bảo  Nghi (22,8%)(6), Lê Hoàng Bảo (23,5%)(4) do bệnh  nhân nội  trú nặng  thường  có nhiều  bệnh  lí  đi  kèm  ảnh  hưởng  đến  chức  năng  mạch  máu,  tương đương với tỉ lệ của tác giả Jameel và cao  hơn hầu hết các nghiên cứu còn  lại thực hiện ở  khu vực ấn độ và châu á. Sự khác biệt về cách  chọn bệnh, cỡ mẫu và tiêu chí chẩn đoán và yếu  tố nguy  cơ  có  thể  là nguyên nhân dẫn  đến  sự  khác biệt này. Hơn nữa,  điều kiện  sống,  chăm  sóc sức khỏe và chủng tộc cũng có thể gây ảnh  hưởng đến suất hiện mắc của BMMNBCD trong  các  nghiên  cứu. Tuy  vậy,  con  số  19,2%  so  với  22,8% và  23,5%  cho  sự khác biệt không nhiều,  cho  thấy  bệnh mạch máu  ngoại  biên  chi  dưới  cần được quan tâm nhiều ở ngay cả những bệnh  nhân ngoại  trú chưa có nhiều biến chứng nặng  cần phải nhập viện.  Trong số 42 bệnh nhân có bệnh mạch máu  ngoại biên  chi dưới, mức  độ nhẹ  chiếm  81%,  tuy  nhiên  vẫn  còn  19% mức  độ  trung  bình,  chứng tỏ rằng đã có bệnh nhân có bệnh mạch  máu ngoại biên  tiến  triển. Nghiên cứu của Lê  Hoàng Bảo trên 153 bệnh nhân có 69% mức độ  nhẹ,  31%  có mức  độ  trung bình và không  có  bệnh nhân nào mức độ nặng. Tỉ lệ bệnh ở mức  độ  nhẹ  cao  hơn  và mức  độ  trung  bình  thấp  hơn có  thể do sự khác biệt về đặc điểm bệnh  nhân nội  trú so với ngọai  trú, với  tỉ  lệ bệnh  lí  kết  hợp  tăng  huyết  áp,  RLCH  lipid  ở  bệnh  nhân nội trú cao hơn gây ảnh hưởng lên chức  năng mạch máu nhiều hơn. Không có sự khác  biệt giữa ABI bên  trái và phải, phản ánh  tính  chất toàn thân của biến chứng mạch máu trên  bệnh nhân đái tháo đường.  Tỉ  lệ các  triệu chứng của bệnh mạch máu  ngoại biên chi dưới  Rối  loạn chuyển hóa  lipid chiếm 66,7%, đặc  trưng  bởi  tăng  cholesterol  toàn  phần,  giảm  HDLc, tăng LDLc và tăng Triglycerid từ  lâu đã  được xác  định  là yếu  tố nguy  cơ  chính  của xơ  vữa động mạch. Công trình nghiên cứu UKPDS,  một nghiên cứu nền tảng của ĐTĐ cho thấy tăng  LDLc  và  giảm  HDLc  làm  tăng  tỉ  lệ  BMMNBCD(2). Tăng huyết áp chiếm  tỉ  lệ 61,9%  bệnh nhân có bất thường mạch máu.   Tăng huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu  từ lâu đã được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh lí  xơ vữa động mạch, bất kể có ĐTĐ hay không.  Trong  nghiên  cứu  UKPDS,  khi  giảm  mỗi  10  mmHg huyết áp  tâm  thu sẽ  làm giảm nguy cơ  BMMNBCD 16% đến 30%(2).   Triệu chứng gặp ở hơn một nửa nhóm bệnh  nhân có BMMNBCD là đau cách hồi. Đa số các  nghiên  cứu  khác  đều  cho  thấy  bệnh  nhân  có  BMMNBCD  thường  không  có  triệu  chứng,  vì  vậy khi có đau cách hồi, nguy cơ bị BMMNBCD  là  cao,  đây  là một  triệu  chứng  có  độ  đặc hiệu  cao. Thay đổi màu sắc da là triệu chứng ít thấy  nhất ở bệnh nhân có bệnh mạch máu ngoại biên  chi dưới.  So  sánh  các  đặc  điểm  của  nhóm  có  ABI  bình thường và ABI bất thường  Không  có  sự  khác  biệt  về  tỉ  lệ  bệnh  nhân  nam và nữ giữa nhóm có BMMNBCD và nhóm  bình thường. Theo đó tỉ lệ nữ giới gấp đôi nam  giới ở cả 2 nhóm bệnh. Tuổi là một yếu tố nguy  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 428 cơ mạnh  của  BMMNBCD,  hầu  hết  các  nghiên  cứu  lớn đều cho  rằng  tuổi  là một yếu  tố có  sự  khác biệt có ý nghĩa ở 2 nhóm có BMMNBCD và  nhóm  không  bệnh.  Theo  nghiên  cứu  UKDPS  tuổi  trung  bình  lần  lượt  là  57,6  và  60  với  p<0,001(2),  nghiên  cứu  chúng  tôi  cho  kết  quả  không có sự khác biệt về tuổi.   Thời  gian mắc  bệnh  đái  tháo  đường  của  2  nhóm không có sự khác biệt,  tác giả Lê Hoàng  Bảo nhận  thấy  thời gian ĐTĐ ở nhóm có bệnh  BMMNBCD  dài  hơn  nhóm  không  bệnh,  khác  nhau có ý nghĩa thống kê, tác giả Trần Bảo Nghi  cũng  chứng  tỏ  thời gian  ĐTĐ>10 năm  làm gia  tăng nguy cơ mắc biến chứng xơ vữa động mạch  chi dưới so với <10 năm. Có sự khác biệt về kết  quả giữa chúng tôi và 2 tác giả thực hiện tại Việt  Nam  có  lẽ  là do  thời  gian phát  hiện  bệnh  đái  tháo  đường  chúng  tôi ghi nhận  từ phỏng vấn,  điều  này  phụ  thuộc  vào  việc  phát  hiện  bệnh  ĐTĐ của nhóm nghiên cứu sớm hay muộn. Bởi  vì  ĐTĐ  là  bệnh  lí  có  diễn  tiến  âm  thầm,  thời  điểm  chẩn  đoán  có  thể  xảy  ra  rất  lâu  sau  khi  bệnh nhân khởi phát bệnh.  Chúng  tôi  nhận  thấy  giữa  hai  nhóm  bệnh  nhân  có  hoặc  không  có  BMMNBCD,  tỉ  lệ  hút  thuốc  lá  và  số  gói‐  năm  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa thống kê, có  lẽ do thực hiện trên cỡ mẫu  nhò nên chưa  thấy  sự khác biệt,  cần  thực hiện  nghiên cứu với quy mô, cỡ mẫu lớn hơn.  Bệnh  lí mạch máu  chi  dưới  biểu  hiện  bởi  nhiều dấu hiệu và  triệu  chứng như đau,  sưng,  hoại thư khô, hoại thư ướt, trong đó quan trọng  nhất trên lâm sàng là đau cách hồi. Màu sắc da  chi dưới và vết  loét chi dưới không có sự khác  biệt  có  ý  nghĩa  trên  nhóm  có  và  không  có  BMMNBCD,  trong khi đó đau cách hồi và mất  mạch mu chân hoặc chày sau khi thăm khám có  sự khác biệt có ý nghĩa.  Nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác  biệt  về  đường  huyết  (p=0,068)  và  HbA1C  (p=0,052) của nhóm có và không có BMMNBCD,  do mức đường huyết đói thay đổi rất nhiều phụ  thuộc vào chế độ ăn và cách sinh hoạt của bệnh  nhân khi đo đường huyết, trị số này không hằng  định. Tuy vậy,trị số HbA1C thường được dùng  để  đánh  giá  sự  kiểm  soát  đường  huyết  cũng  không khác biệt giữa 2 nhóm có thể do tính chất  phức tạp nhiều yếu tố tác động của BMMNBCD.  KẾT LUẬN  •Tỉ  lệ BMMNBCD  ở bệnh nhân ĐTĐ  típ 2  khám ngoại trú chuyên khoa nội  tiết bệnh viện  Chợ Rẫy  tầm  soát bằng  đo  chỉ  số huyết  áp  cổ  chân‐ cánh tay (chỉ số ABI) là 19,2%.   •Tỉ lệ các triệu chứng và đặc điểm lâm sàng,  cận  lâm  sàng  của  bệnh  nhân  có ABI<0,91:  rối  loạn lipid máu 66,7%, tăng huyết áp 61,9%, đau  cách hồi có ở 54,2%, thừa cân béo phì 50%, mất  mạch mu  chân‐  chày  sau  28,5%,  thay  đổi màu  sắc da 7,1%.  •So sánh các đặc điểm nhân  trắc,  tiền sử y  khoa, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của hai  nhóm có và không có BMMNBCD: không có sự  khác  biệt  về  tuổi,  giới,  thời  gian  bị  đái  tháo  đường, thói quen hút thuốc,BMI, tăng huyết áp,  rối  loạn  lipid máu, đường huyết, HbA1C, kiểm  soát  lipid máu. Có  sự  khác  biệt  về  tiền  sử  có  bệnh mạch máu ngoại biên trước đó (p=0,004), tỉ  lệ  đau  cách  hồi  (p=0,000), mất mạch mu  chân  hoặc chày sau (p =0,000) giữa nhóm có và không  có bệnh mạch máu ngoại biên.   ĐỀ XUẤT  Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất:  •Cần  thực  hiện  tầm  soát  bệnh mạch máu  ngoại biên khi khám cho bn ĐTĐ típ 2 ngoại trú  để không bỏ sót biến chứng này.  • Phương pháp đo chỉ số huyết áp cổ chân‐  cánh tay không xâm lấn, đơn giản, dễ thực hiện,  chi phí rẻ phù hợp để tầm soát bệnh mạch máu  ngoại  biên  chi  dưới  trên  bệnh  nhân  đái  tháo  đường típ 2.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Agarwal AK,  Singh M, Arya V, Garg U,  Singh VP,  Jain V  (2012).  Prevalence  of  peripheral  arterial  disease  in  type  2  diabetes  mellitus  and  its  correlation  with  coronary  artery  disease and its risk factors. The Journal of the Association of  Physicians of India,60: 28‐33.  2. Amanda IA, Richard JS, Andrew N, Irene MS, Andrew JMB,  Rury  RH  (2002).  UKPDS  59:  Hyperglycemia  and  Other  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nội tiết 429 Potentially Modifiable  Risk  Factors  for  Peripheral Vascular  Disease in Type 2 Diabetes. Diabetes cares,25(5): 894‐899.  3. Edward BJ, Samson OO, Nicholas C, and Andrew JMB (2001).  Peripheral  arterial  disease  in  diabetic  and  nondiabetic  patients:  a  comparison  of  severity  and  outcome”. Diabetes  cares,24(8): 1433‐1437.  4. Lê Hoàng Bảo(2011). Tầm soát tỉ lệ bệnh động mạc ngoại biên  chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 bằng chỉ số cổ  chân‐ cánh tay và các yếu tố có liên quan. Luận văn tốt nghiệp  Bác Sĩ Nội Trú, Đại học Y dược TPHCM, TPHCM  5. Nathanial C and associates (2003). Peripheral arterial disease  in people with diabetes. Diabetes cares,26(12): 3333‐3341.   6. Trần Bảo Nghi  (2005). Khảo sát vai  trò  của ABI  trong  chẩn  đoán bệnh lý mạch máu ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân  đái tháo đường. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược  TPHCM, TPHCM.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf423_9964.pdf
Tài liệu liên quan