Khám phá bí ẩn về PSU

Đối với máy tính, PSU như 1 trái tim , quyết định rất lớn đến độ bền của

toàn bộ hệ thống, còn đối với dân OCers PSU lại càng có 1 ý nghĩa quan

trọng hơn nữa vì nó quyết định khả năng OC và độ an toàn khi ép xung

cao độ.

Bài viết này chủ yếu để phổ biến thêm những kiến thức cơ bản và xoáy

vào những điểm "HOT" của bộ nguồn máy tính hiện nay.

Chuẩn ATX 1.3 và 2.X! những điều cần biết

Hiện tại 2 chuẩn ATX phổ biến là chuẩn 1.3 và chuẩn 2.x (bên cạnh các

chuẩn dành cho server của INTEL và AMD -xin phép không lạm bàn ở

đây).

Nhận biết:

ATXV1.3chỉ có 1 đ ường (rail) 12V và có thể có hoặc kô có đầu cấp

nguồn SATA, thường thì các PSU chuẩn ATX V1.3 có hiệu suất thấp –

chỉ đạt ~ 60 % -Và có đường điện chính là đường 5V (công suất 5V rất

cao) (thích hợp cho những main cấp 5V cho CPU như BIOSTAR

M7NCG và một số main AMD khác).

Các bộ nguồn ATX chuẩn mới hơn (2.x) thì có đường điện chính là

đường 12V (max là 18A cho mỗi rail đối với PSU có 2 rail 12V , nếu

vượt quá giới hạn trên thì độ nhiễu sẽ tăng ) trang bị đầu cấp nguồn

SATA (bắt buộc), cấp nguồn PCie (VGA), 12V+ (cho main board) bên

cạnh những đầu cấp nguồn HDD, Floopy thông thường, hiệu suất của

PSU ATXV2.x thường đạt >70% một số PSU cao cấp có thể lên tới 80%

(như dòng ANTEC phantom). Theo xu hướng thời đại , chuẩn ATX 2.x

đã và đang dần thay thế chuẩn ATX 1.3.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khám phá bí ẩn về PSU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối với máy tính, PSU như 1 trái tim , quyết định rất lớn đến độ bền của toàn bộ hệ thống, còn đối với dân OCers PSU lại càng có 1 ý nghĩa quan trọng hơn nữa vì nó quyết định khả năng OC và độ an toàn khi ép xung cao độ. Bài viết này chủ yếu để phổ biến thêm những kiến thức cơ bản và xoáy vào những điểm "HOT" của bộ nguồn máy tính hiện nay. Chuẩn ATX 1.3 và 2.X! những điều cần biết Hiện tại 2 chuẩn ATX phổ biến là chuẩn 1.3 và chuẩn 2.x (bên cạnh các chuẩn dành cho server của INTEL và AMD - xin phép không lạm bàn ở đây). Nhận biết: ATXV1.3 chỉ có 1 đường (rail) 12V và có thể có hoặc kô có đầu cấp nguồn SATA, thường thì các PSU chuẩn ATX V1.3 có hiệu suất thấp – chỉ đạt ~ 60 % - Và có đường điện chính là đường 5V (công suất 5V rất cao) (thích hợp cho những main cấp 5V cho CPU như BIOSTAR M7NCG và một số main AMD khác). Các bộ nguồn ATX chuẩn mới hơn (2.x) thì có đường điện chính là đường 12V (max là 18A cho mỗi rail đối với PSU có 2 rail 12V , nếu vượt quá giới hạn trên thì độ nhiễu sẽ tăng ) trang bị đầu cấp nguồn SATA (bắt buộc), cấp nguồn PCie (VGA), 12V+ (cho main board) bên cạnh những đầu cấp nguồn HDD, Floopy thông thường, hiệu suất của PSU ATXV2.x thường đạt >70% một số PSU cao cấp có thể lên tới 80% (như dòng ANTEC phantom). Theo xu hướng thời đại , chuẩn ATX 2.x đã và đang dần thay thế chuẩn ATX 1.3. Sự khác nhau giữa các chuẩn ATX V 2.2 / V 2.1 V 2.01 / V 2.0 V 1.3 Đầu cấp nguồn 24 pin 24 pin 20 pin Số rail đường 12 v 2 2 1 Đầu cấp nguồn Có Có - SATA Hiệu suất thấp nhất 72 % 70 % 60 % Đường điện chính 12 V 12 V 5 V Chuẩn ATX V 2.x V 1.3 3.3 V 32 A 35 A 5 V 40 A 50 A 12 V 1 18 A 30 A 12 V 2 18 A - Tổng công suất 550 W 550 W Tại sao cần hơn 1 rail 12V cho các PSU đời mới ??? (thậm chí là 3 rails như đối với COOLERMASTER true power 550W hay ENERMAX 1000W sử dụng 4 rails 12V 18A ) 1. Hầu hết các thiết bị đời mới hiện nay đều sử dụng đường điện 12V (CPU PIV, Althlon 64, dual core AMD, pentiumD, VGA ATI và NVIDIA SLI or ATI Crossfire) vì vậy để đảm bảo vấn đề an toàn điện và độ nhiễu dựa theo chuẩn UL\EN – UL\EN cost lists a maximum of 240VA per circuit - , nên cấp thêm 1 rail 12V cho PSU là giải pháp cần thiết. VD : các VGA đời 6800, 7800 nếu chạy SLI có thể ngốn đến 12-16 A đường 12V 2. Bên cạnh đó máy tính ngày nay còn phải gồng gánh những thiết bị điện áp tăng giảm đột ngột như Đèn, FAN siêu cấp, Pump, or Peltier .... làm ảnh hưởng đến các thiết bị truyền thống như main, cpu, vga vốn hoạt động khá ổn định và cần độ ổn định áp tốt. Hiện nay PSU ATXV2.x có 2 rails 12V là phổ biến nhất (và theo thiết kế cũng là phù hợp nhất so với 3 hay 4 rails) với mục đích phục vụ (trên lý thuyết) như sau: 1. 12V1 : Main board ATX 24 pin , HDD, SATA , Floppy... 2. 12V2 : Tập trung tải các thiết bị khủng bố như VGA PCI-E và 12V+ cho main board đời mới. Thực tế thì khi thiết kế các nhà sản xuất có nhiều lý do để thay đổi chức năng của 2 rail trên, vì thực chất 2 rail này thường thông nhau để cân bắng tải (điều này khiến 2 rail có điện thế cân bằng mặc dù tải ở 2 rail là chênh lệch đáng kể) 1 số đặc điểm dễ nhận biết PSU ATX V2.x : 1 . Đầu cấp nguồn cho mainboard là 24 pin. Tuy nhiên 1 số PSU chỉ là chuẩn ATX 1.3 nhưng lại nhà sản xuất design thêm 4 pin nữa để có thể tương thích với các mobo đời mới, giá thành của loại này rất dễ chịu và dĩ nhiên chất lượng của loại PSU này kô thể nào bằng được PSU đúng chuẩn. 2 . Có đầu cấp nguồn cho SATA Và PCI-E 3 . Có 2 rail điện 12V hoặc nhiều hơn. Active PFC là gì ?????? 1 vấn đề cũng rất HOT hiện nay là vấn đề PFC (Power Factor Corrected) (có 2 loại là PASSIVE PFC và ACTIVE PFC). Các ký hiệu viết tắt: PF: Power Factor PFC: Power Factor Correction PSU: Power Supply Unit Hiểu nôm na PFC là 1 hệ thống bao gồm nhiều FET, IC, diot v.v... (tùy theo thiết kế cụ thể của mỗi PSU) chức năng như 1 cuộn thứ cấp tạo dòng điện đồng pha và không đổi khi vào cuộn chính của PSU (tăng chất lượng và độ ổn định của dòng điện) và không gây nhiễu ngược về dòng điện AC đầu vào (dòng điện xoay chiều) gây ảnh huởng đến các thiết bị sử dụng điện AC trong hệ thống điện chung (nhất là khi PSU có công suất lớn). Một lợi thế nho nhỏ của PFC nữa là khi đó PSU sẽ không cần công tắc chuyển 110/220V nữa càng thuận lợi cho người tiêu dùng cuối. Tin mừng cho những ai thích xài UPS(bộ lưu điện): thì thời gian lưu điện sẽ lâu hơn khi PSU của bạn có ACTIVE PFC. Tuy nhiên nếu bỏ ra rất nhiều tiền để sắm 1 PSU autovolt input, lưu điện lâu hơn và an toàn hơn liệu có đủ thuyết phục bạn chọn mua 1 PSU có Active PFC ???? Chúng ta tạm thời thông qua công thức sau: PF=truepower/totalpower PF: 1 tỷ số không có đơn vị thể hiện chất lượng của bộ nguồn truepower: công suất thật (W) totalpower: công suất trên lý thuyết (W) Hãy làm 1 so sánh nhỏ: PSU không có PFC tỷ số PF rất thấp ~ 0.6 (true power thấp) PSU trang bị PASSIVE PFC PF là ~ 0.75 - 0.85 PSU trang bị ACTIVE PFC có PF tuyệt vời 0.98 ~ 1 (true power cao nhất) Xin đừng nhầm lẫn giữa Hiệu suất và tỷ số PF nêu trên, bởi vì 1 PSU có active PFC (true power rất lớn) nhưng hiệu suất vẫn <80% (lý do là bản thân bộ phận ACTIVE PFC cần cấp nguồn đầu vào để tự vận hành => điện đầu vào của PSU cao hơn dẫn đến hiệu suất không cao) . Hay nói cách khác 1 PSU ACTIVE PFC cho bạn 1 true power "hùng mạnh" và cũng sử dụng nhiều điện hơn để vận hành. Tóm lại nếu PSU của mình có active PFC thì bạn có thể tin tưởng rằng PSU của bạn cho ra dòng điện rất tốt, công suất lớn, ổn định. Đây có thể là lý do chính để bạn quyết định đầu tư cho 1 PSU có active PFC. Các Connector chính của PSU hiện nay : Main Power Connectors 20 pin 24 pin 20+4 pin 20 to 24 pin connector 24 to 20 pin connector Hầu hết các PSU hiện nay đều có 1 trong những Connector trên . ATX 12V (4-pin) 4 pin 8 pin to 4 pin adaptor Đây là chuẩn cắm của ATX 2.0 và được dùng cho đường 12V của mainboard EPS 12V 6 pin 8 pin Cần phải phân biệt jack EPS 12V 6 pin với jack 6 pin cho VGA PCIe , các jack EPS 12V này dùng cho Dual CPU mainboard và 1 phần của Server) Cách phân biệt EPS 12V (6-pin) connector & PCI-E connector là màu của dây: PCI-E connector chỉ có 2x12v (vàng) và 4xGND (2xđen và 2xnâu) vì vậy 1 số PSU như ANTEC true power 550W ko có PCI-E connector trực tiếp mà chuyển từ EPS 12V (8-pin) connector --> PCI-E connector); còn EPS 12V (6-pin) có đủ 12v, 5v, 3.3v & GND , thực tế việc cắm EPS 12V 6 pin vào VGA PCI-E cũng đồng nghĩa với việc làm hư VGA hoặc thậm chí có thể mainboard và PSU của bạn cũng có thể phải đi bảo hành . Những tiêu chí chọn lựa khi mua PSU: 1. Tránh mua các PSU rẻ tiền đi theo CASE TQ, nếu máy của bạn không đòi hỏi cao và ít tiền thì các hãng PSU nổi tiếng vẫn có các dòng PSU trung bình giá cả hợp lý với chất lượng. Còn nếu bạn may mắn sở hữu 1 giàn super computer hay bạn là 1 OCER thì 1 PSU hàng hiệu là điều không thể thiếu sót, các hãng nổi tiếng như COOLER MASTER, ENERMAX, ANTEC v.v... đặc biệt hiện nay đã xuất hiện PSU của ASUS – 1 thương hiệu vốn đã nổi tiếng từ trước - luôn cho bạn những giải pháp tối ưu nhất (đối với những máy đời mới và OC systems xin hãy chọn những PSU có tổng đường 12V từ 30A trở lên) PCI-Express connector Serial ATA 4 Pin Molex 4 Pin FDD Chấu cắm này chỉ dành cho VGA PCI- Express (như dòng 6800 .... ) HDD SATA HDD ATA , Optical Drive , Fan .... Chấu cắm này dành cho FDD hay cho 1 số mainboard như DFI NF4 , Vid ATI ... 2. PSU tốt không có nghĩa phải nặng và nhiều fans , nặng có thể do sử dụng vỏ kim loại rẻ tiền, heatsink lớn, và quá nhiều fans (do các linh kiện quá nóng cần phải giải nhiệt), 1 PSU tốt sử dụng linh kiện tốt sẽ mát hơn và nhẹ hơn ( heatsink nhỏ và ít quạt ), đồng thời giảm cả tiếng ồn . Hay nói cách khác mua PSU cần tham khảo thông số từ WEBSITE nhà SX và thông qua những ngừơi có kinh nghiệm , đừng " trông mặt mà bắt hình dong " . 3. ATX 1.3 hay ATX2.x ??? Tùy vào nhu cầu cụ thể và số tiền đầu tư mà bạn phải cân nhắc, Chất lượng PSU quan trọng hơn chuẩn của PSU, một số PSU 1.3 loại tốt đa số vẫn đáp ứng tốt mọi nhu cầu của những dàn máy tính hiện nay, ATX2.x là 1 lựa chọn tốt nhưng điều quyết định vẫn nằm ở bạn (1 PSU ATX2.x loại tồi hoàn toàn có thể là cơn ác mộng đấy chứ!) Mẹo vặt với PSU: Một lợi ích nữa khi mua PSU hàng hiệu là đa số các PSU này cho phép ta tinh chỉnh dòng điện thông qua 1 hoặc vài biến trở , khi OC bị sụt áp ta có thể tinh chỉnh trong mức cho phép để đạt được dòng điện đẹp và tròn trịa hơn, dẫn đến những thành tích OC đáng kinh ngạc (Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc mất BH do ít khi các biến trở này đặt ở bên ngoài ) .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkham_pha_bi_an_ve_psu_.PDF