Khám các dây thần kinh sọ não (Kỳ 3)

thầy thuốc giơ tay trái của mình làm đích, yêu cầu bệnh nhân ngước nhìn

theo lên trên và sang bên phải của mình, tay phải thầy thuốc cầm tăm bông (đã

được vê nhọn đầu) kích thích bằng cách đưa tăm bông từ bên trái bệnh nhân vào

(không để bệnh nhân nhìn thấy), chấm đầu bông nhọn vào rìa giác mạc (phần lòng

đen của nhãn cầu). Phản xạ đáp ứng bằng cử động nhắm mắt.

+ Đánh giá kết quả:

-Bình thường trương lực cơnhai, cơ cắn khoẻ đều hai bên, vận động hàm

dưới cân đối.

-Triệu chứng tổn thương dây V:

. Tổn thương từng nhánh thường do lạnh, chấn thương, thường chỉ gây đau

mức độ vừa phải, hay gặp nhất là đau nhánh 1, kèm theo cảm giác nhìn chói mắt.

Đau bỏng buốt(causalgia) do tổn thương các nhánh dây V (đau thành cơn kịch

phát, tính chất bỏng rát như giằng xé, như cưa cắt, chảy nước mắt, nước bọt, nước

mũi, mắt đỏ, đau xuất hiện tự phát hoặc do những kích thích nhẹ). Nếu tổn th ương

nhánh 1 còn có thể gây viêm giác mạc do liệt thần kinh (keratitis neuroparalytica).

Nguyên nhân thường là nguyên phát, Zona, viêm màng nhện nền sọ sau, các quá

trình bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh, các bệnh răng miệng, đái tháo đường.

. Tổn thương nhánh 3 dây V gây liệt cơ nhai, co cứng cơ nhai (chứng

khít hàm, trismus).

. Tổn thương nhân không hoàn toàn gây rối loạn cảm giác kiểu khoanh

hành. Tổn thương phần trên nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh hành trong cùng

quanh miệng, tổn thương giữa nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh tiếp theo; tổn

thương phần dưới nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh ngoài cùng.

. Tổn thương hạch Gasser gây đau cả 3 nhánh dây V: giảm hoặc mất cảm

giác giác mạc, viêm giác mạc do liệt thần kinh có thể gây loét giác mạc. Nguyên

nhân thường do Zona, giang mai

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khám các dây thần kinh sọ não (Kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khám các dây thần kinh sọ não (Kỳ 3) 2.4. Dây thần kinh tam thoa (dây V): + Thao tác khám: - Khám chức năng cảm giác: bệnh nhân nhắm mắt, thầy thuốc dùng nhiệt, kim đầu tù hoặc tăm bông kích thích đều tay lên hai bên mặt bệnh nhân ở các mức khác nhau (trán, má và hàm dưới). Sau đó ấn V1 các điểm xuất chiếu của 3 nhánh dây V (trên hốc mắt, dưới gò má và ở hàm dưới) và hỏi bệnh nhân có cảm giác đau chói không. C3 C4 C24 V2 C2 V1 - Khám chức năng vận động: yêu cầu bệnh nhân cắn chặt hai hàm răng, thầy thuốc nắn cơ cắn hai bên xem mật độ có chắc không, có cân đối không. Yêu cầu bệnh nhân há miệng xem cằm có lệch về bên nào không. hoặc yêu cầu bệnh nhân vận động hàm dưới về hai bên chống lại sức cản do tay thầy thuốc ấn ngược lại. - Khám phản xạ giác mạc (ví dụ khám phản xạ giác mạc mắt bên phải cuả bệnh nhân): VVV V3 thầy thuốc giơ tay trái của mình làm đích, yêu cầu bệnh nhân ngước nhìn theo lên trên và sang bên phải của mình, tay phải thầy thuốc cầm tăm bông (đã được vê nhọn đầu) kích thích bằng cách đưa tăm bông từ bên trái bệnh nhân vào (không để bệnh nhân nhìn thấy), chấm đầu bông nhọn vào rìa giác mạc (phần lòng đen của nhãn cầu). Phản xạ đáp ứng bằng cử động nhắm mắt. + Đánh giá kết quả: - Bình thường trương lực cơ nhai, cơ cắn khoẻ đều hai bên, vận động hàm dưới cân đối. - Triệu chứng tổn thương dây V: . Tổn thương từng nhánh thường do lạnh, chấn thương, thường chỉ gây đau mức độ vừa phải, hay gặp nhất là đau nhánh 1, kèm theo cảm giác nhìn chói mắt. Đau bỏng buốt (causalgia) do tổn thương các nhánh dây V (đau thành cơn kịch phát, tính chất bỏng rát như giằng xé, như cưa cắt, chảy nước mắt, nước bọt, nước mũi, mắt đỏ, đau xuất hiện tự phát hoặc do những kích thích nhẹ). Nếu tổn thương nhánh 1 còn có thể gây viêm giác mạc do liệt thần kinh (keratitis neuroparalytica). Nguyên nhân thường là nguyên phát, Zona, viêm màng nhện nền sọ sau, các quá trình bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh, các bệnh răng miệng, đái tháo đường. . Tổn thương nhánh 3 dây V gây liệt cơ nhai, co cứng cơ nhai (chứng khít hàm, trismus). . Tổn thương nhân không hoàn toàn gây rối loạn cảm giác kiểu khoanh hành. Tổn thương phần trên nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh hành trong cùng quanh miệng, tổn thương giữa nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh tiếp theo; tổn thương phần dưới nhân gây rối loạn cảm giác ở khoanh ngoài cùng. . Tổn thương hạch Gasser gây đau cả 3 nhánh dây V: giảm hoặc mất cảm giác giác mạc, viêm giác mạc do liệt thần kinh có thể gây loét giác mạc. Nguyên nhân thường do Zona, giang mai. 2.5. Dây TK mặt (dây VII): + Thao tác khám dây VII: Nhánh đá nông lớn - Khám chức năng vận động: quan sát tĩnh xem các nếp nhăn trán, mép, góc cánh mũi và nhân trung có cân đối không, quan sát khi bệnh nhân cử động (nói, cười, chớp mắt...) xem vận động cơ mặt hai bên có cân đối không. Sau đó thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động như; nhăn trán, nhíu mày, nhắm mắt, chun mũi, nhe răng, huýt sáo, thổi lửa và quan sát xem vận động của hai bên mặt có cân đối không. - Khám chức năng cảm giác (vị giác): bệnh nhân nhắm mắt, thầy thuốc dùng các chất có vị ngọt, mặn, đắng đặt lần lượt lên từng bên lưỡi cuả bệnh nhân và yêu cấu bệnh nhân viết ra giấy trả lời đó là vị gì. - Khám phản xạ: dây VII là nhánh ly tâm của các phản xạ đáp ứng bằng cử động nhắm mắt (phản xạ giác mạc, mũi-mi, thị- mi…) nên cần phải khám cả các phản xạ trên. - Kiểm tra chức năng thực vật bằng cách hỏi bệnh nhân xem tiết nước bọt và nước mắt tăng hay giảm. + Triệu chứng tổn thương dây VII: - Liệt dây VII trung ương (đoạn trên nhân): biểu hiện lâm sàng là liệt 1/4 dưới của mặt. Nguyên nhân do các quá trình bệnh lý gây tổn thương bán cầu đại não (đột qụy não, u não, viêm não...). - Liệt dây VII ngoại vi là liệt nửa mặt (phải hoặc trái) trong đó đi điển hình là có dấu hiệu Charles - Bell. Dấu hiệu Charles – Bell dương tính biểu hiện: khi yêu cầu nhắm mắt thì mắt bên bệnh của bệnh nhân nhắm không kín, đồng thời nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài. Nguyên nhân thường do các quá trình bệnh lý gây tổn thương dây VII ở đoạn từ cầu não ra tới ngoài (đột qụy cầu não, u góc cầu tiểu não, viêm tai, lạnh…).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkham_cac_day_than_kinh_so_nao_ky_3_2392.pdf